"Chúc mừng mơ ước của anh sắp thành hiện thực nghe ?"
"Mơ ước chi hè ?"
"Tui đọc Facebook thấy 10 năm ni anh viết 1008 cái status đay đi đay lại là " tỉnh lỵ duy nhất trên quốc lộ 1A không có đường tránh"
"Chúc mừng mơ ước của anh sắp thành hiện thực nghe ?"
"Mơ ước chi hè ?"
"Tui đọc Facebook thấy 10 năm ni anh viết 1008 cái status đay đi đay lại là " tỉnh lỵ duy nhất trên quốc lộ 1A không có đường tránh"
Việt Nam có trăm sông ra bể
Chỉ sông Quảng Trị chịu chia hai
Hai mươi năm trời binh đao ấy
Hương khói dài theo tiếng thở dài
Quân khu 4 mình có 6 tỉnh
Cách mạng lần này còn lại 5
Nhưng dân 5 tỉnh ai yên nấy
Chỉ Quảng Trị mình lại lênh đênh
Thế kỷ 20 của người Việt, với bom rơi đạn lạc, với chia ly và thống khổ, thật may mắn khi có một Trịnh Công Sơn.
Ông sinh ra để tiên cảm và hát về những vết thương (hình như rất khó lành) trên da thịt và tâm hồn của đất nước này.
Tôi thì tin rằng ông Trời sinh ra Trịnh Công Sơn như một món quà, không, không phải là quà, đó là cái duyên trong “vạn sự tùy duyên” của nước Việt.
Chuyện xưa kể rằng, có ông quan nọ nổi tiếng thanh liêm. Một người chịu ơn của ông đến gặp quan bà, tha thiết muốn tặng ông món quà.
Quan bà bảo: “Ông nhà tôi thanh liêm lắm, không chịu nhận tiền bạc hối lộ đâu. Hay là vầy, sắp tới sinh nhật của ông, mà ông tuổi Tý, cứ tặng món quà gì đó liên quan đến tuổi Tý của ông”. Người nọ y lời, bèn đúc một con chuột bằng vàng để tặng.
Hôm sinh nhật, quan bà đưa con chuột ra, kể lại đầu đuôi. Quan ông chỉ mặt quan bà thét lên : Trời ơi, ngu gì ngu thế, sao không nói là tôi tuổi Sửu !
Thời điểm quân Tàu thảm sát 64 người lính hải quân Việt Nam, điều đó nhiều người biết.
Nhưng điều dưới đây không phải ai cũng biết :
Ngày 14-3-1988, khi ở đất liền người dân Việt Nam đang cử quốc tang nguyên thủ quốc gia, thì tại Gạc Ma súng giặc Tàu đã nổ !
Những năm trước, sau khi tưởng vọng ngày quân Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa [19-1-1974].
Qua tháng Hai lại nhắc nhớ 17-2-1979, ngày quân Tàu xâm lược Việt Nam trên toàn tuyến biên giới Việt-Trung.
Sau 17-2 lại thấy anh em treo Facebook những khắc khoải về Gạc Ma : 14-3-1988.
Với mọi người, anh em Biên phòng là lực lượng trực tiếp bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.
Với mấy thằng làm báo quanh năm "đi biên" như mình và Nguyễn Đức Bình, Quang Nguyen thì anh em Biên phòng như là người thân của bọn mình.
Đúng 12 năm trước, tháng 2-2013, từ loạt bài biên giới ở Pò Hèn của mình và Bình, chương trình "Tháng Ba Biên Giới" ra đời từ khởi động của báo Tuổi Trẻ, phối hợp cùng Bộ Tư lệnh Biên phòng, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam.
- Huynh đọc cái kết luận "127" chưa ? Trong đó có nói việc sẽ nhập một số tỉnh đó !
- Anh đọc rồi.
- Rứa tỉnh mình nhập không ?
- Xét trên hai tiêu chí diện tích và dân số thì mình đều không đáp ứng, nhưng đôi khi cũng có "trường hợp đặc biệt".
Chỉ cách nơi này 100 mét người xe du khách chen chúc tấp nập, mình ở đây suốt buổi sáng chỉ có mình.
Cái bật lửa gas bật đốt nhang lâu [vì gió] làm mềm nhựa không dùng được. Nhìn quanh không có ai để mượn, chạy ra chợ mua thì phải tụt leo thêm mấy trăm bậc tam cấp. May sao có mấy que đã bén lửa, nên xếp bó nhang bao quanh số que nhang đã cháy rồi phùng mang thổi. Khoảng 15 phút thì nhang bén hết để mang đi thắp cho các chú các bác.
Ở đây cuộc chiến thực sự không phải từ hôm 17-2 mà đến 22-2-1979.
[Bài viết tháng 2-2009]
Mấy lời thưa …
Tối 16-2-2009 tôi lên tàu ra Hà Nội, để sáng 17-2 làm một chuyến hành hương lên biên cương phía Bắc, nơi 30 năm trước đúng sáng mai này “Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới/Gọi toàn dân ta vào cuộc chiến đấu mới…”
Tôi nghe có chủ trương báo chí không được nhắc đến dịp kỷ niệm 30 năm sự kiện này bởi ảnh hưởng bang giao với Trung Quốc !
Thì cứ chấp hành đi, có thể không nói, nhưng ít ra, là người làm báo, anh phải để manchette tờ báo hôm đó phải là một màu đỏ, màu của sắc cờ tưởng niệm. Thế nhưng điều tôi mong đợi đã không xảy ra. Hàng chục tờ báo hôm đó đều in với những màu sắc như thông lệ, đến sự tưởng niệm im lặng cũng không có. Đau xót quá! Con người có thể lặng câm, nhưng hoa đào biên giới thì không!
Bảy năm trước, tấm ảnh ở Pò Hèn kèm mấy dòng chú thích ngắn gọn của mình đã được hơn 2.200 lượt chia sẻ và gần 3.000 like.
… "Chỉ hơn một tháng - sau ngày chụp tấm ảnh này chỉ còn một hai người lính trong bức hình còn sống, còn tất cả họ đã chết
giữa đồn biên giới Pò Hèn
Hai hôm nay, chuyến đi dâng hương cho các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc tại Vị Xuyên (Hà Giang) của tổng bí thư Tô Lâm thực sự được cộng đồng quan tâm và ca ngợi.
Rất nhiều KOL nhấn mạnh đến điều này : Lần đầu tiên, một Tổng bí thư đến dâng hương những người lính ngã xuống trong chiến tranh biên giới phía Bắc. Điều mà trước ông chưa tổng bí thư nào làm kể từ khi chiến tranh Việt Trung kết thúc - đó là một sự thật.
Là một phóng viên theo dõi mảng biên giới biển đảo gần như suốt hành trình làm nghề của mình, tôi thật sự bất ngờ khi ông Tô Lâm, khi đến Quảng Trị lại chọn đảo Cồn Cỏ - cũng là lần đầu tiên một tổng bí thư thăm đảo, 16-10-2024 !
Đúng 14 năm trước, cũng sáng này, 19-01-2011 mình từ Quảng Trị vào Đà Nẵng. Bảo chú Võ Quang Sơn : “Mi chở anh tới trụ sở Sở Nội Vụ Đà Nẵng với".
- Chi vậy anh ?
- Anh đi tưởng niệm Hoàng Sa.
- Ủa, có ai tổ chức mô ?
- Anh tự tưởng niệm !
Công cuộc sắp xếp lại bộ máy rõ ràng là một cuộc cách mạng "trời long đất lở"!
Lâu nay chúng ta đã quá quen với các khái niệm “cơ quan nhà trẻ trung ương”, mà nhiều người trong các cơ quan ấy là con cháu các quan chức được gửi vào”.
Vì thế, lần này nếu tinh giản mà con cháu các cụ vẫn bám lấy vị trí còn những người có năng lực phải bật ra thì thật là đại họa. Nếu trung ương đã làm gương thì hãy thật sự làm tới nơi tới chốn.
Trend Đường lên đỉnh Olympia vẫn đang hot. Cho dù là một gameshow học đường nhưng trong thời buổi 5.0 này, sức lan tỏa của nó thật khủng khiếp.
Gần 20 năm trước khi mình đi viết loạt hồ sơ về Quán quân Đường lên đỉnh Olympia Lê Vũ Hoàng [Quảng Bình], ra đó dân Quảng Bình đi ra tận...bắc Đèo Ngang [Hà Tĩnh] đón cậu về. Ông thầy "luyện gà" của Hoàng là một chú em quê Hải Lăng [khi mô rảnh kể.
[À, nhớ luôn chú em lái xe chở mình ra tận nhà Hoàng khi đó đang là cán bộ Tỉnh Đoàn Quảng Bình, nay chú ấy là thứ trưởng Bộ Văn hóa].
Từ tối đến giờ tâm sự với ChatGPT nhiều chuyện. Nhưng khi mình trao đổi về báo chí hiện thời, mình tin bây giờ không mấy tổng biên tập báo hiểu được vấn đề như GPT hiểu [hoặc có thể hiểu nhưng ko diễn đạt rõ ràng, súc tích và dễ hiểu như GPT].
Đoạn trò chuyện này xin gửi tới các sếp báo, với một hy vọng hơi mông lung về báo chí hôm nay.
Hỏi : Thay vì đảm đương sứ mệnh thông tin nhanh nhạy chân thật, phục vụ quốc kế dân sinh...dường như báo chí hiện nay đang lao theo câu view câu khách bằng những bản tin không có giá trị, giật gân, cùng với cách đặt tít tò mò. Những điều ấy khiến bạn đọc chân chính quay lưng với tin tức, ChatGPT nghĩ gì về tình hình tồi tệ này ?
Anh đã thấy một số ngài vãi chưởng
Giảng rất oai về liêm chính tiên phong
Rồi một chiều trên web anh Cẩm Tú
Sau một số thông tin, thì : Anh đã bị còng
Anh đã gặp khá nhiều trong nghề báo
Có thằng chưa viết ra bài báo có đầu đuôi
Chưa phân biệt được là bản tin hay phóng sự
Thế mà vẫn ngồi trên đầu trên cổ kiếm thịt xôi
Có vẻ như đang ngập tràn hy vọng
Sẽ thấy mây bay trên quang đãng bầu trời
Anh dè dặt giữa hai bờ xuôi ngược
Được thì được , không được thì thôi
Có vẻ như đã bắt đầu nắng ấm
Mưa bão qua, và cây lá nảy chồi
Anh tưởng tượng gặt lúa về nấu rượu
Say thì vui, mà không say thì thôi
Ta đã âu lo thời buổi gì kỳ quá
Vô cảm ngự trên mỗi ngày bình thường
Nhưng lúc bão xô sập bao nhà cửa
Thì lòng người được dựng dậy yêu thương
Tôi đã thấy những anh em "nhiều mực"
Nói một câu , đệm "dm" mười lần
Vượt ngàn dặm lội bùn vào tận bản
Rưng rưng trao thùng mì đến tận tay dân
Xin đốt mấy nụ trầm lên khói
Nhờ gió thổi về phía Vị Xuyên
40 năm rồi còn đau nhói
6X – hai bờ nhớ và quên
Hồi nớ nếu không vào đại học
Có thể mình lên bám chốt rồi
Đi giữa nghĩa trang : bao bè bạn
Bia đề, sinh : thập niên sáu mươi