Affichage des articles dont le libellé est Nông thôn. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nông thôn. Afficher tous les articles

dimanche 25 août 2024

Nguyễn Thông - Đội quân chủ lực bị bỏ rơi (4)

Tam nông. Nhà nước có quan tâm đến nông thôn không? Nói ngay, có. Ngay cả thời họ thực hiện mô hình hợp tác xã nông nghiệp từ thập niên 60 đến 80 phá gần nát kinh tế nông thôn, thì bộ mặt nông thôn vẫn có thay đổi, nhưng rất chậm.

Vài con đường liên xã trải đá, mấy hàng cột điện, sân gạch hợp tác, mái ngói trại chăn nuôi, cấy chăng dây thẳng hàng (ba cô đi cấy chăng dây, ba cánh áo gụ này, ba cây súng trường). Cào cải tiến sục bùn, cày 51 thay cày chìa vôi, giống lúa mới nông nghiệp 4, nông nghiệp 8, phun thuốc trừ sâu DDT, 666, Vofatoc, bèo hoa dâu, phong trào làm phân xanh (dọn tí phân rơi nhặt từng ngọn lá).

Máy tuốt lúa đạp chân (sân kho máy tuốt lúa, mở miệng cười ầm ầm), trạm bơm nước, nhà trạm xá, hố xí 2 ngăn, trường học cấp 1 cấp 2, vài hộ lên được nhà mái bằng cốt tre, sáng trưa vang tiếng kẻng đi làm, tối đốt đèn măng xông ở sân hợp tác để chia thóc chia rơm…

vendredi 26 juillet 2024

Từ Kế Tường - Xóm vườn

 

Bây giờ về quê, thèm món cá ốc mít kho tiêu, chiên xù, nấu ngót, hay hấp cuốn bánh tráng rau sống chấm nước mắm tỏi ớt, tôi rảo hết các mương vườn cả buổi để câu nhưng chẳng được mấy con.

Thấy tôi cầm nhánh tre khô, buộc sợi nhợ gai có chú trùn đất loe ngoe đi lơ ngơ trong vườn dừa, cô bạn học thời nhỏ của tôi bây giờ đã lên chức…bà nội, bà ngoại đang tét lá dừa nheo nheo mắt cười hỏi, ông về đây đi câu con gì vậy?

Tôi bảo câu cá ốc mít kho tiêu, mấy chục năm rồi ăn thịt cá ướp, tẩm hóa chất độc hại ngoài chợ trên thành phố giờ thèm ăn cá ốc mít kho tiêu. Cô bạn nhỏ ngày xưa cười ngã nghiêng nói ông này lạc hậu tình hình quá. Giống cá ốc mít ngày xưa tôi và ông câu về hấp cuốn bánh tráng rau sống ăn trong nhà chòi trên mương vườn giờ tuyệt chủng rồi. Biết tại sao không?

dimanche 21 avril 2024

Võ Đắc Danh - Ký ức mùa hạn

 

Năm 2010, khi làm xong ngôi nhà vườn ở Nhà Bè, tôi bắt đầu nghĩ tới chuyện đi tìm mua những cái lu cũ về để một hàng bên mái hiên.

Đó là hình ảnh ghi đậm trong ký ức tuổi thơ tôi. Hồi ấy ở quê tôi, nhà nào cũng có một hàng lu nước, lu lớn hay nhỏ, nhiều hay ít tùy thuộc vào điều kiện của mỗi nhà. Nghèo thì năm mười cái lu sành, khá giả thì vài chục cái lu xi măng, gọi là máy đầm, giàu thì xây hồ chứa, gọi là "si-tẹc nước".

Ngoài lượng nước mưa dự trữ trong lu, trong si-tẹc để uống, để nấu ăn, mỗi nhà còn đào ao đào đìa để chứa nước  sinh hoạt như tắm giặt, chăn nuôi, trồng rau...trong mùa khô hạn.

vendredi 26 janvier 2024

Nguyễn Thông - Một bài đồng dao tuổi thơ

 

Hồi tôi còn bé, ở quê nông thôn, cứ vào mùa đông lúc trước tết thế này thường suốt ngày lúi húi ngoài đồng.

Khi thì tát nước cho mấy ruộng lúa xuân vừa cấy, khi dỡ khoai tây, nhổ rau cải tàu, nhổ hành cho bu sáng mai đem lên chợ huyện bán. Có đận còn chất rau lên chiếc xe cải tiến, rồi hai bố con người kéo kẻ đẩy lọc cọc đem ra tít chợ An Dương ngoài Phòng, bán cho dân phố mua về muối dưa.

Giá bán chợ phố chỉ cao hơn chợ huyện hơn đồng bạc cả xe rau nhưng cứ chịu khó lôi "hàng" ra đó, bởi nông dân chả biết làm gì để được thêm hơn đồng bạc.

mardi 12 décembre 2023

Đỗ Duy Ngọc - Chuyện trái cam

 

Hôm trước ngồi quán nước với mấy người bạn, gọi một ly cam vắt. Anh bạn xem menu thấy ghi giá 45.000 đồng, anh giật mình bảo ở miền Tây của anh giờ 1 kg cam bán một, hai ngàn đồng mà không có người mua. Cam rụng đầy vườn không ai thèm lượm. Tui không tin cãi với anh ta làm gì có giá đó.

Sáng nay đi đường thấy có nhiều xe bán trái cây để giá 10.000/1 kg. Giá bán ở Sài Gòn sau khi tốn tiền chuyên chở, thuế má, khấu hao hư hỏng cộng với tiền lời mà bán giá đấy chứng tỏ ở nhà vườn bán 1.000/1 kg là chính xác.

Trong khi đó bình quân giá thành sản xuất gần 8.000 đồng/kg, tương đương trên 350 triệu đồng/ha, chưa tính chi phí thuê đất từ 50-80 triệu đồng/ha/năm. Công trồng trọt, phân bón, chăm sóc cả năm thế là lỗ, là trắng tay, là nghèo lại hoàn nghèo. Hèn chi người nông dân không ngóc đầu lên nổi.

mardi 10 octobre 2023

Mai Bá Kiếm - Bê-tông hóa thành phố !

 

Mỗi lần đi máy bay, cất cánh từ Tân Sơn Nhất, nhìn xuống hai quận Tân Phú, Bình Tân thấy toàn một màu trắng toát của bê tông, thiếu mảng xanh của thực vật. Tôi thấy nhức mắt và ngột ngạt cho Sài Gòn hòn ngọc ngày xưa.

Nay, nghe bà phó giám đốc Sở Nội vụ nói 5 huyện ngoại thành không đủ tiêu chuẩn, tiêu chí lên quận, vì tỉ lệ đất nông nghiệp còn cao, chưa đạt 100% đất đô thị.

Nhưng cũng còn "an ủi" là đang có đề án nâng các huyện lên thành phố, vì tiêu chí lên thành phố dễ hơn lên quận, chỉ cần 70  % đất đô thị, 30% đất nông thôn là OK !

mercredi 27 septembre 2023

Nguyễn Thông - Ngoại giao cây tre (1)

 

Cây tre là hình ảnh, biểu tượng quen thuộc của làng quê, nông thôn Việt Nam thời vài chục năm về trước.

Giờ nếu chạy xe máy vòng vèo khắp làng, bói cũng chả tìm được cây tre, chỉ còn những nhà bê tông, hàng rào bê tông, mái bằng mái chóp. Người ta gọi đó là nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu. Ai nặng tình với tre chắc chắn sẽ thất vọng.

Ngày xưa làng tôi rất nhiều tre, hầu như nhà nào cũng một vài bụi. Có những nhà trồng tre bao bọc hết xung quanh, cả cái cổng cũng bằng tre. Họ nhà tre đủ loại, tre nứa trúc mai vầu luồng dùng, mỗi loại được dùng vào việc thích hợp nong nia cót thúng mủng giần sàng dậm lờ đó đăng đòn gánh rui mè kèo cột cái tăm đôi đũa cái giường chiếc chõng cái thang…

lundi 16 août 2021

Đặng Đình Mạnh - Ai ly nông, ai ngược dòng ?

 

Miền Nam, thế kỷ trước, hai thập kỷ chiến tranh, loạn lạc và nhu cầu cải thiện kinh tế đã gây nên làn sóng ly nông, ly hương từ các vùng nông thôn về các đô thị miền Nam. Chúng làm tăng nhanh dân số cơ học đô thị và gây phát sinh nhiều vấn đề mà đô thị phải đối mặt. Tình trạng này kéo dài cho đến tận trước cơn đại dịch cúm Tàu bùng phát lần thứ tư vào rước mùa hè năm 2021.

Hiện tượng ly nông, ly hương đã là di sản chung của cả hai chế độ, chế độ Sài Gòn cũ và chế độ hiện nay.

Những hạn chế phổ biến của đô thị như ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn; kẹt xe kinh niên; vật giá cho nhu cầu ăn, ở, đi lại đều mắc mỏ; phân hóa giàu nghèo sâu sắc; tệ nạn xã hội, tội phạm ... vẫn không khiến cho người ly nông, ly hương ngán ngại. Vì nếu cần phải so sánh, họ vẫn có thể nêu ra hàng loạt ưu điểm của một đô thị “đáng sống” như thế nào trong sự đánh giá của họ so với nông thôn : Hưởng thụ nền giáo dục vượt trội; chăm sóc y tế tốt, kịp thời; nếp sinh hoạt văn minh, hiện đại. Và điều mang tính quyết định : Cơ hội việc làm nhiều hơn, tốt hơn, thu nhập cao hơn...

mercredi 4 août 2021

Huy Đức - Ly nông, ly hương

 

Chúng ta đang chứng kiến cuộc hồi hương của những người nông dân lớn nhất trong lịch sử Việt Nam.

Cuộc hồi hương lý giải vì sao lâu nay ở nhiều vùng nông thôn không còn nông dân, không còn thanh niên trai tráng và ở nhiều ngõ xóm không còn cả bóng trẻ thơ. Cuộc hồi hương không chỉ cho thấy khủng hoảng nhân đạo trên đường Cái mà rồi sẽ còn phát sinh nhiều vấn đề kinh tế xã hội trong những tháng năm tới sau các lũy tre làng.

Những địa phương có người về từ Sài Gòn, Bình Dương… không chỉ phải ngăn chặn dịch lây lan ra cộng đồng từ những F0 rất có thể có trong dòng người trở về, vừa phải đảm trách các sứ mệnh nhân đạo. Mà còn, phải tiên liệu, họ sẽ sống ra sao cho đến khi Sài Gòn, Bình Dương… trở lại bình thường, và có thể nhiều người trong số họ không còn trở lại Sài Gòn, Bình Dương… nữa.

samedi 31 juillet 2021

Thái Hạo - Tháo chạy và trở về


Một cuộc tháo chạy “vĩ đại” của dân tỉnh lẻ khỏi các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội đang phơi bày trước mắt chúng ta cái sự thật của đói khát, của sợ hãi, của sự hỏng hóc trong bộ máy. Và tất nhiên không phải chỉ có thế.

Nó chứng tỏ những cuộc “đổ bộ” triền miên trước đó, người dân vì miếng ăn mà ly tán khỏi quê hương. Vì sao họ ra đi? Vì quê hương không nuôi nổi họ.

Những vùng quê ảm đạm, bạc phếch, nghèo nàn với một nền sản xuất manh mún, lạc hậu; và những vùng quê đầy những tệ nạn của cuộc đô thị hóa nham nhở, lếch thếch. Hình ảnh người nông thôn đổ vào các đô thị lớn ngày nay có thể được hình dung như những cuộc đi phu của cùng đinh thời thuộc Pháp.

mercredi 16 décembre 2020

Jimmy Nguyen Nguyen - Nông dân


Buồn buồn xem lại cái bản đồ bầu cử Mỹ. Dấu chấm đỏ là bầu cho Cộng Hòa, chấm xanh là Dân Chủ.

Nhìn thì thấy cả nước toàn màu đỏ. Ngay cả các tiểu bang thành trì Dân Chủ. Ủa? Kỳ vậy? Xem kỹ lại thì thấy đa số vùng quê bầu cho Cộng Hòa, vùng đô thị bầu cho Dân Chủ. Dân Chủ chiếm được đô thị nên số phiếu phổ thông nhiều.

Bên Úc cũng vậy, dân chúng bây giờ tập trung ở thành thị. Đất đai mênh mông mà vắng bóng người. Nhưng nếu tìm hiểu về văn hóa thì phải về vùng quê vì nơi đây còn người gốc, đã lập nghiệp ở nước này qua nhiều thế hệ. Còn ở thành thị, đa số là người mới nhập cư một hoặc hai thế hệ. Lâu lâu đi du lịch về quê thích lắm. Nhưng nếu bảo về đó sống luôn thì không thể.

dimanche 27 octobre 2019

Đinh Thoa - Xin lỗi mẹ ! Con đang chết dần vì không thở được…



Qua nay mình đọc rất nhiều stt nếu có 1 tỉ, tao sẽ khởi nghiệp start up, hoặc ở nhà bán hàng online, hoặc tìm một công việc nhẹ tênh... chứ không ngu si nằm trong thùng đông lạnh để trốn qua xứ người. Hoặc những stt muốn kiếm tiền thì phải trả giá, không việc gì phải thương xót... 

Tôi không trách những người đã viết ra những stt này bởi họ đã không may mắn như tôi. 

Họ đã bao giờ sống ở một miền quê nghèo, nơi mà thanh niên không biết làm nghề gì để sống. Cả gia đình chỉ trông vào số gạo ít ỏi từ mảnh ruộng được giao? 

Họ đã bao giờ hỏi tại sao vùng này, thị trấn này chả có đến một nhà máy, một công xưởng cho người lao động? 

jeudi 5 septembre 2019

Pháp : Thắng kiện, gà trống Maurice có quyền được gáy

Bà Corinne Fesseau và chú gà trống Maurice, tại Saint-Pierre-d'Oleron, Pháp, ngày 31/08/2019.

Tòa án Rochefort (vùng Charente-Maritime) hôm 05/09/2019 đã cho phép bị cáo gà trống Maurice tiếp tục được gáy, bác đơn kiện của một cặp vợ chồng láng giềng về tội gây ồn ào.

Gà trống Maurice từ nhiều tháng qua đã trở thành biểu tượng của miền quê nước Pháp, lên cả báo Mỹ New York Times. Vụ tranh tụng giữa một cặp vợ chồng là sở hữu chủ một ngôi nhà nghỉ ở Saint-Pierre-d’Oléron với người hàng xóm chủ của con gà, bà Corinne Fesseau, từ trước mùa hè đã chiếm trang nhất báo chí, tạo ra một làn sóng ủng hộ chú gà trống.


Trong phán quyết công bố hôm 05/09, tòa án cho rằng các nguyên đơn « không có cơ sở », nêu ra các nhận định khác nhau của thừa phát lại tại hiện trường. Tòa buộc nguyên đơn phải bồi thường 1.000 euro cho gà Maurice, và phải trả án phí.

jeudi 4 juillet 2019

Vụ án gà trống Maurice, tiếng ồn hay biểu tượng miền quê ?

Những người ủng hộ gà Maurice trước tòa án Rochefort, miền tây nước Pháp ngày 04/07/2019.

Chú gà trống Pháp tên Maurice, bị một cặp vợ chồng về hưu thỉnh thoảng đến nghỉ hè trên đảo Oléron cáo buộc là gáy quá sớm, hôm nay 04/07/2019 phải ra tòa án Rochefort (Pháp). Được coi là biểu tượng của đồng quê, gà Maurice đã trở thành ngôi sao, lên cả báo Mỹ New York Times.

Bị đơn gà Maurice không hiện diện trước tòa vì không được khỏe, hai vợ chồng nguyên đơn cũng vắng mặt. Nhưng « Pompadour », một chú gà nhỏ và « Jean-René », gà thuộc giống Brahma khổng lồ đã đến để ủng hộ chủ của con gà bị cáo, bà Corinne Fesseau.

Gà Maurice sống tại Saint-Pierre d’Oléron, nơi những tiếng gáy « ò ó o » của nó mỗi sáng sớm gây bực dọc cho chủ một căn hộ gần đó. 

jeudi 8 février 2018

Lưu Trọng Văn – «Trăng giờ thành miếng cau phơi trước nhà»



Trời Sài Gòn ướm lạnh, bên kênh Tẻ thuyền hoa Tết đã tấp nập. Ngước trên cây xoài trong vườn thấy một ả bướm cánh nửa vàng nửa đen dập dờn rồi lượn xuống chùm bông ngâu Nhật Bản nửa vàng nửa trắng. Bình ả, bình yên. 

Tin, một chàng trai bị tống 14 năm tù vì kêu gọi dân chúng biểu tình chống Formosa gây hoạ Biển Đông.