Affichage des articles dont le libellé est Luật Biển UNCLOS 1982. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Luật Biển UNCLOS 1982. Afficher tous les articles

jeudi 18 juillet 2024

Lưu Trọng Văn - Tuyên bố về Biển Đông hợp lòng dân


Ngày 17-07 giờ địa phương (rạng sáng 18-07 theo giờ Việt Nam), đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã trao cho Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hiệp Quốc (CLCS) hồ sơ đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý của Việt Nam tại khu vực giữa Biển Đông (VNMC).

Việt Nam biết chắc chắn Trung Quốc sẽ phản ứng với tuyên bố này.

Nhưng đã đến lúc, dù muộn, phải minh bạch lằn ranh đỏ về chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.

mercredi 9 juin 2021

Biển Đông : Chuyên gia khuyên Philippines đặt tên các đảo nhỏ và xác định ranh giới biển


Đăng ngày:

Theo South China Morning Post hôm nay, 08/06/2021, trong lá thư gởi cho ông Duterte ngày thứ Bảy 05/06, Francis Jardeleza, thẩm phán Tòa án Tối cao đã về hưu, cùng với hai chuyên gia khác, cho biết đã soạn thảo một dự luật nhằm giúp chính phủ khẳng định yêu sách chủ quyền đối với trên 100 thực thể ở Biển Đông.

Lá thư bày tỏ sự thất vọng, vì năm năm sau chiến thắng ở Tòa Trọng tài, Philippines vẫn chia rẽ về việc áp dụng phán quyết. Ông Jardeleza, người đã tham gia cuộc chiến pháp lý năm 2016, cho rằng việc ra luật là phương cách hiệu quả nhất.

jeudi 22 août 2019

Lời kêu gọi chống Trung Quốc xâm lược (Đợt 5)


LỜI KÊU GỌI CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC,
 KHỞI KIỆN TRUNG QUỐC GÂY HẤN, XÂM CHIẾM BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG
(Cập nhật đợt 5, tổng cộng 15 tổ chức, 556 cá nhân ký tên)

Thôn tính, biến Việt Nam thành chư hầu, khu tự trị… là chủ trương hàng ngàn năm của bành trướng Đại Hán. Hiện nay Trung Quốc thực hiện ý đồ đó với Việt Nam thông qua chiêu bài ru ngủ: BỐN TỐT, MƯỜI SÁU CHỮ VÀNG, VÌ ĐẠI CỤC. 

Họa mất nước và nô lệ Trung Quốc Đại Hán, man rợ, độc ác đã là hiện thực từng ngày, từng giờ. Mất đất, mất biển, mất đảo, tài nguyên bị cướp đoạt, môi trường sống bị đầu độc, đưa người Trung Quốc xâm nhp và cư trú bất hợp pháp khắp cả nước không còn là cá biệt. Thủ đoạn xâm lăng Việt Nam của bành trướng đại Hán có khi đưa hàng chục vạn quân tràn sang, có khi chọn chỗ hiễm yếu kiểu tằm ăn dâu như biên giới, Hoàng Sa, Trường Sa hay bãi Tư Chính hiện nay.

Trong tình hình đó, các quan chức cao cấp Việt Nam liên tục sang làm việc với Trung Quốc nhưng không hề có một lời tuyên bố phản đối nào cụ thể. Thậm chí Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam còn ca ngợi sự hợp tác nhân dân, quân đội hai nước. Người dân lên tiếng phê phán, phản đối lại bị bắt bớ, hành hung, bỏ tù với tội danh gây rối, phản động, chống phá tình hữu nghị, đảng, nhà nước…

Chúng tôi hoan nghênh chính phủ Việt Nam vừa qua đã lên án Trung Quốc xâm phạm vào quyền chủ quyền của Việt Nam khi Trung Quốc đưa tàu Hải Dương vào EEZ và thềm lục địa trong khu vực Bãi Tư Chính.

vendredi 16 août 2019

Hoa Kỳ ngủ quên, Trung Quốc làm dậy sóng Biển Đông

Ảnh minh họa: Một chiến đấu cơ F/A-18 chuẩn bị cất cánh từ hàng không mẫu hạm Mỹ USS Ronald Reagan tại Biển Đông, ngày 30/09/2017.

Những đám mây đen tiếp tục đè nặng lên chân trời Biển Đông, do những hành động khiêu khích của Trung Quốc tại các địa điểm khai thác dầu khí. Cùng với việc đàn áp người biểu tình Hồng Kông gần đây, nhiều nhà quan sát đã phải thốt lên câu dự báo thời tiết vốn dành cho người đi biển : « Ráng đỏ vào lúc bình minh, cần cảnh giác ! »

Tháng trước, trong hội nghị về Biển Đông do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tổ chức, một số đại biểu đã gây chú ý khi nhấn mạnh vì sao cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Hoa Kỳ, cần phải lên tiếng về việc Trung Quốc xâm phạm khu vực khai thác dầu khí nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Chuyên gia Bonnie Glaser, giám đốc chương trình China Power, tuyên bố : « Nếu không đáp trả đối với các vụ vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), thì điều này chứng tỏ Bắc Kinh có thể vi phạm luật quốc tế mà không hề bị trừng phạt ».

vendredi 9 août 2019

Dương Danh Huy - Biển Đông: 'Quá rụt rè trong việc kiện TQ, VN đang mất lợi thế'



Tác giả cảm ơn Thái Văn Cầu, Nguyễn Lương Hải Khôi, Phan Văn Song, Dự Văn Toán và Lê Vĩnh Trương đã góp ý cho nội dung bài viết.

"Tránh sao khỏi tai họa về sau"

Từ tháng 5/2019 đến tháng 8/2019, với một sự leo thang lấn lướt kép, Trung Quốc vừa điều tàu cảnh sát biển Hải Cảnh 35111 uy hiếp các tàu tiếp tế giàn khoan hoạt động tại mỏ Lan Đỏ trong Lô 06-01, vừa điều tàu Hải Dương Địa Chất 8, với một đội tàu hộ tống hùng hậu đến khảo sát các lô 130, 131, 132, 133, 154, 155, 156 và 157 trên một diện tích 31.000 km² trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Công ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) không cho phép đơn phương khảo sát tài nguyên hay nghiên cứu khoa học biển trong EEZ của nước khác.

Việc báo chí nhấn mạnh tên "Bãi Tư Chính" đã không thể hiện hết mức độ của sự xâm lấn mới này. Thật ra, mỏ Lan Đỏ nằm trong bồn Nam Côn Sơn, gần bờ hơn Bãi Tư Chính, cạnh mỏ Lan Tây, vốn là nguồn cung cấp 30% khí đốt của Việt Nam từ năm 2003. Và thật ra sáu trong tám lô bị đội tàu Hải Dương Địa Chất 8 vi phạm, các lô 130, 131, 132, 154, 155 và 156 đều nằm phía bắc Bãi Tư Chính, với lô 130 chỉ cách đất liền Việt Nam khoảng 80 hải lý và đảo Phú Quý khoảng 37 hải lý.

lundi 15 juillet 2019

Song Phan - Khía cạnh pháp lý của vụ Hải Dương Đị̣a Chất 8 (HYDZ-8)



Status này được viết dựa trên trao đổi với một bạn về khía cạnh pháp lý của vụ HYDZ-8, dĩ nhiên theo những gì mà một tay ngang như tôi tìm hiểu được chớ không phải như là ý kiến của một chuyên gia.

Trước hết, dĩ nhiên Việt Nam không chấp nhận bất kỳ cách giải thích nào về đường lưỡi bò tham lam của Tàu, vốn đã bị Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) tuyên bố vô hiệu lực tháng 7/2016, để biện minh cho vụ này. Do đó, cái chính của Việt Nam là dựa vào là Luật Biển quốc tế, đặc biệ̣t là UNCLOS, mà cái dính dáng ở đây là vùng đặ̣c quyền kinh tế (EEZ). 

Xin nói ngắn gọn, EEZ là vùng biển tính từ đường cơ sở (nói đơn giản là đường ngấn nước khi triều thấp dọc theo bờ biển) chạy ra khơi cho tới 200 hải lý (nếu biển không đủ rộng thì 'cưa đôi' hoậc thỏa thuận với nước đối diện).

jeudi 28 septembre 2017

Biển Đông : «Tứ Sa» còn tệ hơn cả «đường lưỡi bò»

Lính hải quân Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa ngày 09/02/2016.


Tuần trước, báo mạng Washington Free Beacon có trụ sở tại Washington đã tiết lộ một chiến thuật mới của Trung Quốc trong mục tiêu độc chiếm Biển Đông : thay vì yêu sách đường 9 đoạn, thường gọi là « đường lưỡi bò », Bắc Kinh lại nêu ra khái niệm « Tứ Sa ».
Trong một cuộc họp kín với các viên chức bộ Ngoại giao Hoa Kỳ vào ngày 28 và 29/08/2017 tại Boston, ông Mã Tân Dân (Ma Xinmin), cục phó Cục Hiệp định và Pháp luật thuộc bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã khẳng định « quyền lịch sử của Trung Quốc tại Tứ Sa ». Tờ báo cho biết các viên chức Mỹ tỏ ra rất ngạc nhiên về cách diễn dịch mới này.

jeudi 13 avril 2017

Chúng ta đã mất Biển Đông chưa ?


« Chúng ta đã bị mất Biển Đông hay chưa ? ». Đó là tựa đề bài viết của giám đốc tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á, ông Gregory B.Poling, trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) ngày 11/04/2017.
Theo chuyên gia Poling, Trung Quốc đang ngày càng có nhiều quyền lực trên Biển Đông, nhờ vào các căn cứ có thể sử dụng cho mục đích quân sự lẫn dân sự tại quần đảo Trường Sa, và việc nâng cấp các thiết trí quân sự ở Hoàng Sa. Bắc Kinh nhất quyết bảo vệ « quyền lịch sử » rộng rãi nhưng lại được định nghĩa một cách mơ hồ của mình, về « đường lưỡi bò » chín đoạn, vốn vi phạm luật pháp quốc tế.

mercredi 13 juillet 2016

Đường lưỡi bò là bất hợp pháp : Đòn quá nặng cho Trung Quốc !

Người dân Manila vui mừng trước phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye về Biển Đông, 12/07/2016.

Phán quyết của Tòa án Trọng tài Quốc tế (PCA) trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông được nhiều báo Pháp đề cập đến hôm nay 13/07/2016. Đề tài này cũng chiếm khá nhiều giấy mực trên các báo tiếng Anh ở châu Á hoặc Âu, Mỹ.
Thông tín viên Le Figaro trong bài « Tòa án Trọng tài Quốc tế bác yêu sách của Bắc Kinh tại Biển Đông » nhận xét đây là một đòn đau cho Bắc Kinh. Les Echos qua bài viết « Đối với La Haye, Bắc Kinh chẳng có quyền gì tại Biển Đông » cho rằng đây là một sự lăng nhục mà Trung Quốc phải chịu đựng.

lundi 11 juillet 2016

Biển Đông : Phán quyết mang tính bước ngoặt của Tòa án Trọng tài Thường trực

Một tàu tuần duyên Trung Quốc gần giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 mà Bắc Kinh cho kéo đến vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam ngày 13/06/2014.

Một phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye vào ngày mai 12/07/2016 được cho là bước ngoặt lớn, sẽ đánh gục tham vọng của Trung Quốc về chủ quyền Biển Đông, đồng thời là thử nghiệm cho sức mạnh của luật lệ quốc tế và các cường quốc thế giới.
Bắc Kinh vốn luôn đòi hỏi thảo luận song phương nhằm chiếm thế thượng phong, đã tẩy chay vụ kiện, tuyên bố sẽ làm ngơ trước phán quyết. Hãng tin AP tóm lược vấn đề này dưới dạng hỏi đáp.

Vụ kiện Philippines-Trung Quốc : UNCLOS qua 4 câu hỏi

Lính Trung Quốc tuần tra gần một "bia chủ quyền" ở Trường Sa, 09/02/2016.


Để giải quyết vụ Manila kiện yêu sách Biển Đông của Bắc Kinh, Tòa án Trọng tài Thường trực phải dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
1- UNCLOS được đặt ra để làm gì ?

Với ít nhất 320 điều khoản và 9 phụ lục, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển dự trù tất cả các phương diện điều tiết liên quan đến biển và đại dương, từ chủ quyền quốc gia cho đến việc khai thác các nguồn lợi kinh tế đáy biển, hay vấn đề hàng hải, tranh chấp giữa các nước.

Tòa án Trọng tài Thường trực : Những điều cần biết

Trụ sở Tòa án Trọng tài Thường trực ở La Haye, Hà Lan

Ngày mai 12/07/2016 Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA – Permanent Court of Arbitration), một định chế ít được biết đến sẽ ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc liên quan đến Biển Đông.
Năm 2013, Manila đã hướng về tòa án quốc tế đặt ở La Haye, yêu cầu các thẩm phán tuyên bố các yêu sách lãnh thổ của Bắc Kinh bao trùm lên hầu hết vùng biển chiến lược này, là bất hợp pháp. Theo Philippines, các yêu sách này vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).

lundi 4 juillet 2016

Cam Bốt sẽ không ủng hộ phán quyết về Biển Đông


Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen đồng thời là lãnh đạo đảng Nhân dân (CPP) cầm quyền ngày 28/06/2016 tuyên bố sẽ không ủng hộ phán quyết sắp tới của Tòa án Trọng tài Thường trực về Biển Đông, do đây là « sự thông đồng chính trị tệ hại nhất ».

Trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 65 năm thành lập đảng Nhân dân Cam Bốt tại Phnom Penh, ông Hun Sen nói : « Đảng CPP không ủng hộ, và hơn nữa còn phản đối bất kỳ tuyên bố nào của ASEAN nhằm ủng hộ phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực liên quan đến tranh chấp Biển Đông, mà một số quốc gia bên ngoài khu vực đã giật dây và gây áp lực lên các thành viên ASEAN, thậm chí còn trước cả khi tòa án chưa có quyết định ».

vendredi 3 juin 2016

Barack Obama đề nghị Quốc Hội phê chuẩn UNCLOS

Tổng thống Mỹ Barack Obama, 30/05/2016.

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama ngày 02/06/2016 đã đề nghị Quốc hội phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), nhằm đối phó với sự bế tắc trước hành vi độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc.
Phát biểu tại Học viện Không quân Hoa Kỳ ở Colorado, ông Obama nhấn mạnh, Quốc hội nên phê chuẩn công ước của Liên Hiệp Quốc, quy định việc giải quyết các tranh chấp trên biển một cách hòa bình.

vendredi 20 novembre 2015

Đài Loan và Philippines cam kết không dùng vũ lực tại các ngư trường tranh chấp


Đài Loan và Philippines hôm qua 19/11/2015 loan báo đã ký kết thỏa thuận không sử dụng vũ lực tại các ngư trường tranh chấp. Theo các nhà phân tích, đây là một bước quan trọng để giảm bớt căng thẳng về tranh chấp chủ quyền trên biển.
Thỏa thuận được ký kết vào đầu tháng nhưng chỉ mới được thông báo hôm qua là kết quả của hơn hai năm thương lượng sau vụ một ngư dân Đài Loan bị bắn chết tại vùng biển tranh chấp ngoài khơi Philippines, làm ảnh hưởng nặng nề đến quan hệ hai bên.

mercredi 4 novembre 2015

Việt Nam : 200 người biểu tình phản đối Tập Cận Bình ở Saigon

Biểu tình phản đối Tập Cận Bình ở Saigon ngày 04/11/2015.

Hôm nay 04/11/2015 khoảng 200 người ở Saigon đã tham gia cuộc mít-tinh và tuần hành phản đối Tập Cận Bình do các nhân sĩ trí thức trong Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng khởi xướng, nhân dịp Chủ tịch nước Trung Quốc đến Việt Nam trong hai ngày 5 - 6 tháng 11 và theo dự kiến sẽ đọc diễn văn trước Quốc hội.
Dù một số nhân vật nòng cốt đã bị ngăn chận từ nhà, vẫn có khoảng 200 người đến tham dự được cuộc mít-tinh tại tượng đài Trần Hưng Đạo, công trường Mê Linh ở quận 1 Saigon. Sau đó các nhân sĩ đã đến Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh để trao lá thư phản đối, yêu cầu các đại biểu có thái độ thích đáng đối với người đã từng khẳng định « Biển Đông là của Trung Quốc » trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc, nhưng không được tiếp nhận.

samedi 10 octobre 2015

Pháp mở rộng nửa triệu km² lãnh thổ ở biển



Pháp vừa mở rộng quyền chủ quyền trên biển thêm 579.000 cây số vuông, gần bằng diện tích cả nước Pháp. AFP hôm nay 10/10/2015 nhận định, đây là lợi thế lớn của Paris, khi sở hữu được nhiều nguồn lợi trên mặt đất và dưới đáy biển để khai thác trong tương lai.
Bốn nghị định đã được đăng trên Công báo vào cuối tháng Chín, ấn định các giới hạn thềm lục địa của Pháp ngoài khơi Martinique, Guadeloupe, Guyane, quần đảo Kerguelen và Nouvelle-Calédonie. Chính nhờ các lãnh thổ hải ngoại này mà Pháp có thể trở thành cường quốc biển đứng thứ nhì thế giới chỉ sau Hoa Kỳ, với 11 triệu kilomet vuông vùng đặc quyền kinh tế.