Affichage des articles dont le libellé est Bình đẳng. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bình đẳng. Afficher tous les articles

dimanche 20 octobre 2024

Nguyễn Thông - Ngày thừa

 

Hôm nay, theo lịch tây là 20.10 năm 2024. Năm nào cũng có ngày 20.10 nhưng ở Việt Nam nó được tham gia vào chuỗi ngày lễ lạt vốn đã "bội thực"

Thật lòng, tôi không ủng hộ cái ngày 20.10 phụ nữ này. Lý do: Đó chỉ là ngày thành lập của một hội đoàn (khá vô tích sự). Vả lại đã có ngày "mùng 8 tháng 3" rất chi là nặng... đô rồi.

Ở một xứ quanh năm suốt tháng đủ các thứ ngày, nếu hội đoàn nào (mà hội đoàn thì vô thiên khênh) cũng đòi ngày ngiếc thì còn đâu thời gian làm việc, nghỉ ngơi. Chỉ vui mừng, kỷ niệm, quà cáp, hoa hoét, chúc tụng cũng đủ mệt người.

samedi 12 octobre 2024

Lê Học Lãnh Vân - Suy nghĩ về đề xuất của Bộ Giáo dục miễn học phí cho con nhà giáo

Đề xuất ấy được bộ trưởng bộ Giáo dục – Đào tạo Nguyễn Kim Sơn trình trước Quốc Hội ngày 08/10/2024 (Thanh Niên, ngày 08/10/2024).

Bài viết này không bàn về các điều kiện tài chánh thực thi đề xuất. Chỉ xin nêu lên những điều dưới đây:

Chắc chắn rằng một trách nhiệm rất quan trọng của Bộ Giáo dục – Đào tạo là xây dựng môi trường đào tạo mà tất cả người dân phải có điều kiện tiếp cận bình đẳng. Trách nhiệm này được tiến hành tới đâu?

vendredi 19 juillet 2024

Nguyễn Thông - Chuyện mồ mả (2)

Ở xứ ta, có lẽ do chịu ảnh hưởng những quan điểm về đời sống tâm linh từ Trung Quốc nên cả nghìn năm nay người ta luôn cho rằng tồn tại cõi âm ngoài cõi dương.

Sinh ký tử quy, sống chỉ để tạm gửi thân xác, chết mới là về nơi vĩnh hằng. Người sống có khi chỉ sống tạm bợ, vất vưởng nhưng khi chết lại được tiễn đưa khá hoành tráng rình rang. Sống dầu đèn, chết kèn trống. Cái mộ có khi còn chắc hơn cái nhà. Tiền học cho con không có nhưng vẫn có thể đốt vàng mã linh đình gửi xuống âm phủ cho người chết có cái mà dùng…

Chỉ có điều, tất cả những cung cách ấy được cuộc cách mạng vô sản coi là biểu hiện phong kiến, lạc hậu, cổ hủ. Người vô sản giương cao ngọn cờ vô thần, muốn tiêu diệt hết những thứ mà họ không ưa. Phá đình phá chùa, tịch thu đất nhà thờ, hạn chế cúng bái, hô hào bài trừ mê tín dị đoan… có một thời hoành hành khắp trong nam ngoài bắc. "Rồng 5 móng vua quan thành bụi đất/Mỗi câu thơ đều dội tiếng ta cười" (Chế Lan Viên). Tiếng cười sắc lạnh nghe rất ghê sợ.

jeudi 2 mai 2024

Đặng Chương Ngạn - Sắc đẹp, mỹ phẩm, thẩm mỹ và nữ quyền


Phụ nữ đòi cho mình được quyền bầu cử ngang nam giới.

Quyền được làm những công việc nam giới làm và được hưởng mức lương nam giới làm.

Quyền bình đẳng ngay chính trong gia đình...

Nhưng:

dimanche 14 janvier 2024

Lê Thanh Phong - Về chuyện quỳ lạy sư

 

Năm 2018, tôi đi một vòng Ấn Độ, Nepal, chuẩn bị tư liệu để viết một chương về Phật giáo trong cuốn "Cho câu kinh bước tới".

Nhớ lần cùng đoàn Phật tử đến một khách sạn, ở đó có vị sư rất trẻ người Việt Nam, nghe nói chuẩn bị xây một ngôi chùa ở Ấn Độ.

Mọi người vào, gửi tiền cho thầy để hỗ trợ xây chùa. Xây chùa cũng tốt thôi. Ai có lòng cứ cúng dường.

jeudi 30 novembre 2023

Nguyễn Vũ Mộc Thiêng - Chuyện nhỏ: Trường học và nghịch lý hàng rong

 

Báo chi đưa tin : “Sáng ngày 27/04/23, các em học sinh lớp 4, trường Tiểu học Tân Thành (thành phố Đồng Xoài, Bình Phước) chia nhau ăn gói kẹo mua ở cổng trường. Sau khi ăn xong, 8 em trong nhóm nghi bị ngộ độc với các biểu hiện mệt mỏi, nôn, đau bụng nên được đưa đến Trung tâm Y tế Đồng Xoài cấp cứu”.

Chủ tịch UBND thành phố Đồng Xoài yêu cầu Phòng Giáo dục-Đào tạo chỉ đạo ban giám hiệu các trường học tăng cường công tác tuyên truyền, vận động phụ huynh và học sinh không mua đồ ăn, thức uống không rõ nguồn gốc xuất xứ. Nhất là tại hàng quán và từ người bán hàng rong ở khu vực xung quanh trường để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, bảo vệ sức khỏe, tính mạng của học sinh.

Vệ sinh an toàn thực phẩm là chuyện dài vô tận ở Việt Nam? mà trường học chiếm một phần không nhỏ. Thông tin các em học sinh ngộ đọc vì ăn uống trước cổng trường hầu như tháng nào cũng có. Nhà trường nào cũng có căng tin nhưng nhiều em vẫn thích mua ngoài hơn, vì căng tin không có hoặc giá rẻ hơn. Một số trường đại học có khuôn viên rộng, sinh viên đông, có khu vực buôn bán thực phẩm, hàng tiêu dùng như chợ nhỏ.

mercredi 11 octobre 2023

Lê Học Lãnh Vân - Việt Nam trong thế giới Chiến Quốc

Cục diện thế giới có nhiều dấu hiệu đang tiến tới đại loạn. Các đại cường có duy trì được hòa bình, và có muốn duy trì không là câu hỏi còn bỏ ngỏ.

Trong hoàn cảnh thế giới bước vào thế Chiến Quốc, chưa biết cục diện sẽ là lưỡng cực hay đa cực. Nước nào giữ được hòa bình cho mình, nghĩa là giữ và phát triển nguồn lực kinh tế, quân sự, nhân lực sẽ có lợi thế cạnh tranh lớn về sau.

Việt Nam hiện nay là quốc gia bậc trung, nhìn từ góc độ tổng hòa kinh tế, quân sự, địa chính trị. Trong khu vực ASEAN, Việt Nam là cường quốc quân sự án ngữ Biển Đông. Do tầm quan trọng quá lớn của Biển Đông, Việt Nam trở nên quan trọng đối với thế giới.

jeudi 25 mai 2023

Ngô Nhân Dụng - Indonesia trên lộ trình Dân Chủ

Evan Laksmana, một giáo sư Đại học Quốc Gia ở Singapore nhận xét: “Thời 1950, 60, ở Indonesia ai bị kết tội ‘thân Mỹ’ thì rất tai hại. Chuyện đó không còn quan trọng nữa. Nhưng bây giờ ai bị gọi là ‘tay sai Trung Cộng’ thì thậm nguy!”

Tuần trước, mục này đã kể chuyện dân Thái Lan đang hy vọng phục hồi chế độ Dân Chủ. Dân Indonesia còn đáng phục hơn nữa: Chế độ Dân Chủ đang tiến những bước vững vàng.

Người Việt nên học tập gương sáng của Indonesia. Đó là một quốc gia mới thành hình trong thế kỷ 20, sau khi thoát khỏi chế độ thuộc địa Hòa Lan – trong khi Việt Nam vẫn tự hào mấy ngàn năm văn hiến. Trong 274 triệu dân có 1.300 sắc tộc nói 700 thứ ngôn ngữ, rất khó kết hợp với nhau – còn người Việt gần như thuần chủng, nói cùng một thứ tiếng. Đất nước Việt Nam nối liền một giải gần 2.000 km, dân Indonesia sống trên hàng ngàn hòn đảo; từ Papua đến Aceh xa cách nhau hơn 5.000 km.

vendredi 5 mai 2023

Nguyễn Đắc Kiên - Sao vẫn còn réo gọi « Ba Thi », « Ba Toàn », « Võ Văn Kiệt »… ?

 

Trên tờ VietnamNet hôm nay có bài “Vì sao phải sợ?” viết về tình trạng bộ máy chính quyền trì trệ, sợ trách nhiệm ở TP.HCM hiện nay.

Một lần nữa câu chuyện “xé rào”, những năm 1980 lại được nhắc lại với những tên tuổi như Ba Thi, Ba Toàn, Võ Văn Kiệt...

Ta nói, nghe chán gì đâu.Tác giả lại còn đòi cán bộ phải “không tính lợi ích riêng tư”, phải “đặt lợi ích nhân dân trên tất cả” nữa.

vendredi 24 juin 2022

Nguyễn Ngọc Chu - Tâm thế thấp thì vị thế thấp

 

1. QUAN HỆ GIỮA CÁC QUỐC GIA KHÔNG PHẢI LÀ QUAN HỆ ANH EM

Không nhớ năm chính xác. Nhưng bắt đầu ở thập niên 50 của thế kỷ 20, không biết xuất phát từ đâu, lại khoác cho Liên Xô là “anh cả”, Trung Quốc là “anh hai”, tự nhận Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là “em”. 

Nếu biện minh rằng đó là cách ví von, thì đó là cách ví von không đúng, hơn nữa rất có hại.

Bởi vì quan hệ bang giao giữa các nước, có thể  bị cai trị, bị phụ thuộc, là chư hầu, phải cống nạp… nhưng không bao giờ là quan hệ “anh em”.

dimanche 1 mai 2022

Nguyễn Thông - Ghi chép những ngày Ukraine (9)

 

Ngày 24.04

Nửa đêm về sáng, lúc gần 3 giờ, nhà báo Đỗ Hùng chắc không ngủ được, đưa lên phây bài thật dài về những cuộc trao đổi với cô Ruslana. Cô là ca sĩ, nhân vật nổi tiếng người Ukraine, cô kể lại những gì chứng kiến ở đất nước mình.

Cũng xin nói thêm, tôi từng có mười mấy năm chung cơ quan với anh Hùng. Anh rất giỏi, thạo nghề, đặc biệt tiếng Anh cực siêu, thạo như tiếng Quảng Trị quê ảnh. Có lần tôi chứng kiến và nghe anh Nguyễn Văn Phước chủ công ty sách Trí Việt tâm sự rằng cuốn nào hóc nhất thì giao cho anh Hùng dịch, hoàn toàn yên tâm.

Hùng từng đi hàng chục nước trên thế giới, viết ký sự nóng hổi, rất nhanh và hấp dẫn. Đã từng vài lần tới Ukraine, mò vào tận nhà máy điện hạt nhân Chernobyl (tiếng Việt phiên âm là Tréc nô bưn)… Những liên lạc và trao đổi của anh Hùng với cô Ruslana được ghi lại tỉ mỉ. Xin trích lại một số đoạn của cô Ruslana :

mardi 5 avril 2022

Lê Học Lãnh Vân - Bi kịch khoảng cách thế hệ

 

Một người bạn biểu cho ý kiến về việc mới xảy ra, việc cậu học sinh nhảy từ lầu hai mươi tám xuống mặt đất.

Ý kiến đầu tiên và bao trùm là quá buồn và quá thương, thương con và thương cha mẹ. Đồng thời cũng cám ơn Trời Phật cho mình và cho các bạn mình không rơi vào trường hợp như vậy.

Từng biết một gia đình, anh chị hết sức chìu ý con. Anh chị có trình độ học vấn nên cũng bỏ nhiều thì giờ cùng con tìm những giải pháp trên đường hướng tới tương lai. Các giải pháp anh chị đưa ra luôn có tính cách “tư vấn” và để con quyết định. Anh chị thực lòng hiếu thuận với cha mẹ. Anh chị làm lụng cả đời chỉ để lo cho con vì lo cho con là niềm vui của anh chị. Nhưng người con lúc nào cũng chống đối anh chị.

mardi 15 mars 2022

Lê Học Lãnh Vân - Việt Nam và chủ nghĩa nước lớn

 

Những năm sau năm 1975, khi Việt Nam trở lại hòa bình và thống nhất, đọc bài phát biểu của các nhân vật số một, số hai Việt Nam đương thời tại các buổi gặp gỡ quốc tế, người ta dễ gặp các bài phát biểu đối với lãnh tụ Liên Xô, Trung Cộng được mở đầu bằng:

Kính thưa đồng chí … KÍNH MẾN, …

Đối với các quốc gia nhỏ hơn về quy mô dân số, quân sự, kinh tế, thì phát biểu được mở đầu bằng:

mercredi 28 juillet 2021

GS Nguyễn Văn Tuấn - Nên ưu tiên tiêm vaccin cho ai?

 

Đây là một câu hỏi hơi tế nhị, nhưng rất cần thiết trong tình hình nguồn vaccin hạn chế và dịch bệnh tăng nhanh như hiện nay.

Việt Nam có một danh sách ưu tiên, nhưng nó phân biệt giữa quan và dân (và không phản ảnh đúng tình hình dịch bệnh). Cái note này trình bày một khung giá trị và từ đó đề nghị 4 nhóm cần được ưu tiên.

Theo báo Lao Động, các giới chức Việt Nam đề ra 16 'đối tượng' được ưu tiên chích vaccin [1]. Theo quy định này, nhân viên y tế (kể cả người tham gia chống dịch), kế đến là quân đội và công an, cán bộ ngoại giao, hải quan, giáo viên, v.v… Đa số là công nhân viên, còn dân thì đứng hạng thứ 9 trở đi. Tôi không hiểu sao nhân viên ngoại giao được ưu tiên hơn người dân trên 65 tuổi.

mercredi 16 juin 2021

Trần Quang Vũ - Nguyễn Phương Hằng sử dụng công cụ pháp quyền


Nguyễn Phương Hằng từng gây nên hiện tượng truyền thông, nay lại khởi sử dụng công cụ pháp quyền để bảo vệ danh dự nhân phẩm của mình. Bằng việc khởi kiện một cơ quan báo chí tầm "khai quốc công thần", liên quan đến một bài báo.

Chưa biết diễn biến sẽ đến đâu, nhưng hoan nghênh việc công dân thông qua tòa án để tự bảo vệ mình, giống như công dân ở các nước có nền pháp trị.

Hoan nghênh bởi các lẽ sau:

mercredi 17 mars 2021

Nguyễn Đình Bổn - Ai tiếp tay làm cho dân ngu, chùa giả?

Một cái... hơi giống cái chùa, và rất giống Tử cấm thành của Trung Quốc.

Trong cái hình hài lai tạp này, có nhiều cái tượng bị gọi là tượng Phật. Và một cái tượng đồng rất to, đặt chính diện để thờ ở tầng hai, là tượng bà Lan (đã mất), vợ của ông xây cái khu này, cùng "bảng ghi danh công trạng" của bà.

Đã không phải chùa, đã không phải tượng Phật, lại thờ chung đụng với một phụ nữ không ai biết là ai, thì những ai đến đây vái lạy, cúng kiếng là những kẻ ngu muội. Còn nếu thuần túy đi chơi thì cũng không... thông minh lắm, chen nhau toát mồ hôi như vậy thì du lịch cái chi đây?

jeudi 7 janvier 2021

Nguyễn Văn Tuấn - "Amen and Awoman"

 

Thoạt đầu đọc bản tin trên Twitter tôi nghĩ là tin giả, vì một dân biểu kiêm mục sư không thể nào lầm lẫn như thế được. Thế nhưng xem trên The Hill thì mới biết đúng là có sự lầm lẫn hài hước này.

Chuyện là trong lúc kết thúc buổi cầu nguyện tại Quốc hội Mỹ hôm Chủ Nhựt, ông mục sư và cũng là dân biểu đảng Dân Chủ Emanuel Cleaver (hình) nói "Amen and Awoman" !

Ý tưởng là ông ấy muốn xiển dương sự bình đẳng giới tính, nên thêm vào chữ "Awoman". Đó cũng là một kiểu 'chánh trị phải đạo' (political correctness) vốn làm đảo lộn nhiều chuyện hiện nay. Nhưng ông này có thể đã hiểu sai chữ 'amen' là có gì đó liên quan đến nam giới, nên ổng tự thêm vào 'Awoman' cho có vẻ ... bình đẳng !