Affichage des articles dont le libellé est Hoàng Phủ Ngọc Tường. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hoàng Phủ Ngọc Tường. Afficher tous les articles

mardi 1 août 2023

Trần Trung Đạo - Người đứng bên trái bức hình tên gì ?

 

Mười mấy năm trước, khi mới tham gia Facebook, tôi có đố các bạn người đeo kính râm đứng bên trái của bức hình này tên gì.

Vì câu đố có ẩn ý chứ không phải hỏi tên thật trong giấy tờ của ảnh nên tôi cũng trả lời luôn thay vì chờ các bạn khổ công đi tìm.

Theo bài viết “Bức ảnh lịch sử của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường” của tác giả Nguyễn Minh Tâm, một lần soạn lại sách vở, tư liệu gia đình, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, vợ của Hoàng Phủ Ngọc Tường, phát hiện một bức hình. Trong đó Hoàng Phủ Ngọc Tường đang đứng hô hào chống chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tại một cuộc mít tinh, phía sau là một biểu ngữ “CHÚNG TÔI THÁCH ÐỐ MỌI SỰ ÐÀN ÁP CỦA THIỆU – KỲ” và bên phải là một thanh niên mặc áo trắng, đeo kính râm. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ hỏi chồng người đeo kín râm là ai, và được Hoàng Phủ Ngọc Tường cho biết “Ðó là một vị đại diện bên Ty Cảnh Sát cử sang để “theo dõi” cuộc mít-tinh.”

samedi 29 juillet 2023

Lê Học Lãnh Vân - Số phận một kiếp người, một quốc gia

 

Những năm xa lắm rồi, khoảng sáu mươi năm trước, khi các con hẻm của khu Bàn Cờ còn rộng, đường đất chưa lát xi măng. Tụi tui đang thời tiểu học, buổi sáng trời còn mờ tối, tay xách cặp, bình mực, vừa đi tới trường vừa lần theo tiếng dế trong bụi cỏ. Một đám học sinh ríu rít, an hòa, không biết những ngày yên bình đang bị mất đi…

Nhiều sinh viên từ các tỉnh vào Sài Gòn học, thuê chỗ ở trong các con hẻm đó. Các anh chị dễ thương, tổ chức các buổi vui chơi cho đám nhỏ như đánh cầu, tạt lon… mà tụi tui tham gia hết mình, tay quệt mồ hôi trán chân nhảy lò cò. Còn nhớ một chị, lớn hơn tui năm sáu tuổi gì đó, đứng trước nhà ngó tụi tui chơi cười mủm mĩm.

Quay đi quay lại, quân Mỹ đổ bộ Miền Trung, dù còn nhỏ tui cũng cảm thấy cuộc sống nóng hơn, thức ăn mắc mỏ hơn, chị kia trổ mã trắng da dài tóc được một anh dẫn đi đâu mất! Ông già chị bắc ghế chửi ra rả cuối xóm còn nghe. Vài bữa sau an ninh tới hỏi thăm, ông già hết chửi. Ông anh trong nhà nói thằng cha ngu quá, con ổng vô bưng chống chánh quyền, càng lớn tiếng chửi thiên hạ càng biết. Bà chị nói vô bưng mà dắt nhau xà nẹo còn đâu thì giờ kháng chiến.

vendredi 28 juillet 2023

Tuệ Lãng - Một nghiệp mệnh văn chương : Hoàng Phủ Ngọc Tường

 

Trên bức tường văn chương chữ Quốc ngữ, chắc chắn Hoàng Phủ Ngọc Tường có một vị trí xứng đáng trong thể loại ký văn học. Điều này là chắc chắn trong lịch sử văn học xứ Việt cho đến nay.

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một văn tài, kiến văn và khả năng diễn đạt vừa tinh tế vừa khúc chiết giúp ông có những trang văn ấn tượng và đáng nhớ với bạn đọc yêu ngôn từ và văn học.

Tôi đã đọc cả ngàn trang của ông cũng như các tác giả viết về ông, song chưa thấy ai nhận ra điều này: Hoàng Phủ Ngọc Tường viết hay nhất về khoảng ngập ngừng. Ngập ngừng giữa tình yêu và tình vợ chồng, giữa hoa hồng và cây súng, ngập ngừng của dòng sông Hương rời núi cao để chảy về đồng bằng, ngập ngừng trong cách thế chọn lựa của Nguyễn Trãi giữa nhập thế và xuất thế…

Ý Nhi - Một bức thư của anh Hoàng Phủ Ngọc Tường

(Vanviet 27/07/2023) Trong số thư từ viết tay của bạn bè, tôi còn giữ một bức thư của anh Tường, viết ngày 30/10/1991, từ Huế, nhờ tôi lấy giấy phép và lo việc in ấn cho tập thơ Người hái phù dung của anh.

Tuy nhiên, thông tin quan trọng nhất mà tôi nhận được, lại nằm ở những dòng chữ sau: Ôi một thời để yêu một thời để chết, cái thằng Tường tín đồ mù quáng của giáo hội”, “Mình bao giờ cũng thế, tìm một niềm tin, sống hết cho niềm tin của mình, hành động và cực đoan, và như số phận dành cho những típ kiểu mình, là khổ đau suốt đời”.

Ở một chỗ khác, anh Tường thừa nhận: “Mình mang đầy máu hồng vệ binh từ trong rừng ra”.

Tư liệu : Thư nguyên trưởng ty cảnh sát tỉnh Thừa thiên Liên Thành gởi thầy giáo cũ

Thưa Thầy,

Con là Liên Thành, là một học trò cũ của Thầy tại lớp Đệ Nhị B2, trường Quốc Học niên khóa 1958-1959. Có lẽ bây giờ vì tuổi đời đã cao, hơn nữa thân mang bệnh tật nên Thầy không còn trí nhớ tốt. Vì vậy con xin nhắc lại đây những kỷ niệm của bọn con lớp Đệ Nhị B2 niên khóa 58-59 tại trường Quốc Học Huế đối với Thầy.

Thưa Thầy,

Lớp Đệ Nhị B2 tụi con có khoảng 50 đứa. Tụi con học ban Toán nên môn Việt Văn thường không hấp dẫn và cũng không làm chúng con quan tâm lắm. Chúng con thỉnh thoảng bỏ lớp trốn học kéo nhau sang Lạc Sơn ngồi nhâm nhi ly café, cảm thấy thú vị hơn phải ngồi nghe giảng dạy môn Vạn Vật, Anh Văn v.v…Thế nhưng đối với môn Việt Văn của Thầy dạy thì lũ chúng con không thiếu một đứa nào trong lớp. Cả lớp im lặng ngồi há miệng say mê nghe Thầy giảng bài, nghe Thầy nói văn chương chữ nghĩa, nghe Thầy giải thích điển tích. Có thể nói trí nhớ của Thầy siêu đẳng.

mercredi 26 juillet 2023

Ngô Thị Kim Cúc - Tiễn biệt anh, Hoàng Phủ Ngọc Tường

Vậy là anh đã lên đường, chưa tới hai mươi ngày sau khi chị Lâm Thị Mỹ Dạ - người bạn đời của anh ra đi. Gia đình vẫn nghĩ người đi trước sẽ là chị Dạ. Tuy chỉ bị Alzheimer nhưng sức khỏe của chị xấu đi nhiều và nhanh so với anh. Và đúng là như vậy .

Ngay lần tai biến đầu tiên vào năm 1998, khi đang thưởng thức World Cup cùng bè bạn, con người chỉ nặng hơn 40 ký là anh đã được bác sĩ đau buồn tiên lượng rằng khả năng qua được rất thấp. Vậy mà anh đã hồi phục một cách kỳ diệu, khiến tất cả mọi người kinh ngạc.

Trong một lần trò chuyện, anh đã kể với tôi rằng, khi đang trải qua cuộc phẫu thuật có một không hai trong đời, trong trạng thái lơ mơ giữa hai bờ hư thực/chết sống, anh nhìn thấy chen giữa những bác sĩ đồng phục trắng đang bận rộn bên anh còn có cả những người trong đồng phục bộ đội, những quân y sĩ.

Trần Tiến Dũng - Ông Hoàng Phủ Ngọc Tường, cái chết và lời "xin lỗi"

 

Cái chết vật lý là quy luật tự nhiên của con người. Người Việt có câu châm ngôn: “Trăm năm bia đá thì mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.”

Tin về cái chết của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường không khiến dư luận quan tâm, nói đúng hơn là lạnh nhạt. Nếu so với hơn nửa thế kỷ không ngừng dậy sóng quan tâm đến ông, do sự kiện ông có liên quan đến vụ thảm sát đồng bào vô tội ở Huế năm Mậu Thân 1968.

Tội ác không có cái chết vật lý, bởi vì trớ trêu thay người làm việc ác ở một tầm mức thảm sát hàng loạt thì cũng luôn có chỗ trong lịch sử dân tộc.

mardi 20 février 2018

Tâm Chánh - Tết Mậu Thân : Hố sâu hòa giải ?



Sự khác biệt được đẩy tới kịch bến của hai phía, xung quanh chuyện nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường dính líu tới sự kiện Mậu Thân, liệu có đẩy người Việt tới hố sâu cách biệt không thể hòa giải hòa hợp?


Có thể tôi là người lạc quan nên không nghĩ như vậy.

Ít nhất một mạch ngầm nào đó đã không ngừng chảy, đòi hỏi tự vấn liên tục để ông Hoàng Phủ Ngọc Tường phải lên tiếng. Tiếng nói của ông Tường góp thêm một cứ liệu cho thực tế, bên chiến thắng có giết hại thường dân.

mardi 13 février 2018

Nguyễn Viện - 50 năm từ Tết Mậu Thân đến Mậu Tuất


Quân đội VNCH và Mỹ tái chiếm Huế năm 1968. Ảnh Reporters Associés

Vào những ngày chuẩn bị đón năm mới này, một lần nữa dư luận lại dậy sóng vì câu chuyện của 50 năm trước, biến cố Mậu Thân 1968.

Vào tuổi 81, một nhân vật gắn liền với sự kiện gây nhiều tranh cãi này, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường chính thức lên tiếng về sự liên quan của mình trong cuộc thảm sát đau thương ở Huế, khiến hàng ngàn người chết.

lundi 12 février 2018

Tuấn Khanh - Nghệ thuật chôn sống


Huế, Tết Mậu Thân 1968. Ảnh Catherine Leroy

Vài ngày sau khi có lá thư được cho là của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường phát đi, khẳng định rằng ông không có mặt ở Huế vào Xuân Mậu Thân 1968, sự kiện này đã làm bùng phát nhiều lời bàn trên các trang mạng, báo chí…

Cũng có không ít người đứng ra, nói rằng nếu như vậy thì cần giải oan cho ông Tường khỏi vũng máu nhầy nhụa của cuộc thảm sát thường dân ở Huế. Cuộc thảm sát mà không có sự che đậy nào có thể làm mất hết mùi tanh của máu, của nỗi đau và sự kinh hoàng về cái gọi là “quân cách mạng” vào thời điểm đó, ở Huế.

Hoàng Hưng - Mậu Thân, Hoàng Phủ Ngọc Tường và…



Thật sự viết gì về chuyện này cũng sẽ gặp rắc rối từ các phía. Nhưng nhiều ngày gần đây, càng đọc Facebook càng mất ăn mất ngủ vì đề tài này. Hơn thế nữa, còn liên tục nhận được những email từ Mỹ “truy sát” đến cả con cái của mấy nhà văn bị kết tội là “đao phủ Huế” (tôi đã phản đối, mà vẫn bị nhận tiếp). Thật đau lòng! Buộc lòng phải viết đôi dòng tâm sự ngắn gọn.

1. Việc nhà nước tổ chức kỷ niệm, ăn mừng rầm rộ 50 năm Mậu Thân quá là vô chính trị, phản lại ngay những lời đẹp đẽ “xóa bỏ hận thù, hòa giải, hòa hợp”… Trong khi “nhiệm vụ chính trị” lúc này rõ ràng là đoàn kết toàn dân lo chấn hưng đất nước, đối phó với giặc Tàu. Khơi lại “chiến thắng, căm thù Mỹ-Ngụy” làm gì? Không hiểu nổi!!!

Mạnh Kim - "Tại sao tôi bị giết?"



Người dân Huế hoảng sợ chen nhau tại một khu tập trung (3-2-1968; Bettman/CORBIS)

Đã định bụng không viết thêm gì về sự kiện Mậu Thân thì hôm nay đọc được bức thư của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường gửi ông Nguyễn Quang Lập cậy đăng. Việc ông Tường có mặt ở Huế hay không thật ra không quan trọng. 

Ông có mặt hay không thì chiến dịch thảm sát vẫn xảy ra theo đúng kế hoạch sắp sẵn từ trước. Ông có mặt hay không thì danh sách nạn nhân cần được “tiêu diệt” cũng đã nằm trong túi áo đám sát thủ được phân công đi giết người. Ông có mặt hay không thì đống xương trắng của hàng trăm nạn nhân ở Khe Đá Mài vẫn trơ những hốc mắt kinh ngạc bàng hoàng như thể họ muốn hỏi, vào ngày đó; và muốn được trả lời, sau 50 năm, rằng “Tại sao tôi bị giết?”.

Nguyễn Trung Bảo - Mậu Thân oan khuất



Huế, Tết Mậu Thân 1968. Ảnh Catherine Leroy

Muốn comment dưới cái note tự bạch của ông Hoàng Phủ Ngọc Tường bên Facebook nhà văn Nguyễn Quang Lập mà nghĩ hay về đây viết, để tránh ồn ào tranh cãi. 

Xuyên suốt bài viết của ông Tường, là lời phân trần việc ông không có mặt tại Huế trong sự kiện Mậu Thân 1968 như nhiều lời cáo buộc lâu nay. Và ông thừa nhận ông đã không trung thực khi trả lời phỏng vấn trong bộ phim tài liệu do Mỹ sản xuất. 

Lời cuối cho câu chuyện quá buồn



Huế, Mậu Thân 1968. Ảnh Catherine Leroy
Hoàng Phủ Ngọc Tường

Tôi đọc cho con gái chép một bài viết nhỏ này, xin gửi tới bà con bạn bè thương mến, những ai yêu mến, quen biết và quan tâm đến tôi. Còn những kẻ luôn đem tôi ra làm mồi nhậu cho dã tâm của họ như ông Liên Thành và bè đảng của ông ta, tôi không muốn mất thời giờ đối đáp với họ. Dĩ nhiên bài viết này không dành cho họ.



Năm nay tôi 81 tuổi, và tôi biết, còn chẳng mấy hồi nữa phải về trời. Những gì tôi đã viết, đã nói, đã làm rồi trời đất sẽ chứng nhận. Dầu có nói thêm bao nhiêu cũng không đủ. Tốt nhất là im lặng bằng tâm về cõi Phật. Duy nhất có một điều nếu không nói ra tôi sẽ không yên tâm nhắm mắt. Ấy là câu chuyện Mậu Thân 1968. Vậy xin thưa: