Affichage des articles dont le libellé est Nhà văn. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nhà văn. Afficher tous les articles

mardi 12 novembre 2024

Huỳnh Ngọc Chênh - Góp ý về chuyện tinh giản công chức

Làm mạnh, tổng tinh giản một lần thì chắc đảng không dám và không muốn làm rồi. Vậy tui chỉ góp ý làm nhẹ, làm từ từ từng bộ phận.

Trước mắt là bộ phận hội nhà văn và hội nhà báo. Đây là hai hội ngành nghề lớn nhất mà nhà nước phải bỏ ngân sách ra nuôi khá tốn kém.

Đối với đảng, hai hội này được lập ra để quản lý và kiểm soát nhà văn và nhà báo, để họ luôn đi đúng đường lối chủ trương của đảng, không đi lệch lạc để cho ra những tác phẩm sai ý đảng. Do vậy dù tốn kém ngân sách, nhà nước vẫn chi mạnh tiền ra nuôi bộ máy hai hội này từ trung ương xuống địa phương.

samedi 9 novembre 2024

Trần Thanh Cảnh - R.I.P Madeleine Riffaud


Lại nhớ đến Nguyễn Đình Thi. Một tài năng văn nghệ hiếm có của nước nhà.

Ông và bà Madeleine Riffaud có một mối tình tuyệt đẹp thời trẻ. Nhưng ông Thi đã không đủ can đảm sống đến tận cùng cảm xúc của mình.

Có lẽ vì vậy nhạc hay [Người Hà Nội], thơ đỉnh [Đất nước], văn xuôi có cảm xúc [Vỡ bờ], nhưng đáng tiếc không có cái nào vượt ra khỏi biên giới, sánh tầm quốc tế...

mercredi 30 octobre 2024

Cù Mai Công - Đôi văn sĩ một đời thương nhau ở xóm Đại Lợi


Ngày 30-10-1971, xóm Đại Lợi của tôi có một đôi xinh giai đẹp gái, cùng văn hay chữ tốt như nhau nên mối duyên trầu cau. Ngày rước dâu, cả xóm ra coi cặp vợ chồng đẹp như tiên đồng ngọc nữ.

Năm mươi ba năm sau, 30-10-2024, khi đôi mái đầu đều bạc, họ và anh em, con cháu lại tụ họp bên nhau mừng ngày cưới.

Nàng làm thơ:

dimanche 20 octobre 2024

Trần Thanh Cảnh - "Ba truyện dài thành một tiểu thuyết"

 

Gần đây văn giới có xu hướng viết như vậy. Họ không viết "trường thiên" nữa, bởi bạn đọc thời hiện đại có quá ít thời gian, với nhịp sống gấp gáp mà ngồi cày những cuốn kiểu như "Chiến tranh và hòa bình" hay "David Copperfield"...quả là khó khăn.

Nên nhiều nhà văn viết theo kiểu, vài truyện vừa trong một tiểu thuyết, nó khiến bạn đọc có thể đọc một truyện, rồi lại nghỉ. Sau đọc nốt các truyện kia cũng vẫn cảm thấy liền mạch, không bị ngắt quãng cảm xúc.

Han Kang [Nobel Văn chương 2024] viết cuốn Người ăn chay như vậy.

mercredi 16 octobre 2024

Trần Thanh Cảnh - Nhà văn Việt Nam thì sao?

Hiện giờ thì tôi không biết, nhưng thời "Nhân văn Giai phẩm", chắc chắn là có danh sách đen cho các nhà văn Việt Nam, thưa giáo sư Yangsoo Bae !

Nhưng nhà văn Việt Nam có vì thế mà sợ không viết?

Không! Họ vẫn viết đều.

Nhà văn Việt Nam có sợ bị bắt, tù đày không?

samedi 12 octobre 2024

Trần Nhã Thụy - Đoàn tàu và Nobel


“Nếu không có đội ngũ cầm bút nối tiếp thì thử hình dung, một đoàn tàu với sự vận hành dù có nhẫn nại kiên trì đến đâu đi nữa, rồi sẽ đến lúc già nua, mỏi mệt và không tránh khỏi nguy cơ đứt gãy, không chỉ đường ray mà cả sự vận hành toa tàu và cả đoàn tàu".

Phát biểu trong Hội nghị những người viết trẻ lần thứ 5, vừa khai mạc ngày hôm qua (11/10), nhà văn Bích Ngân – Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM đã có những lời như thế (trích báo chí chính thống)

Chúng ta thử hình dung đội ngũ những người cầm bút như một đoàn tàu lửa đang lao về phía trước. Đầu tàu với những toa tàu đi trước “đến lúc già nua, mệt mỏi” có thể rời khỏi đường ray bất cứ lúc nào. Hiểu như vậy không biết có đúng không?

Nguyễn Hàn Chung - Có yếu tố chính trị trong giải Nobel Văn chương ?

Nobel Văn chương 2024 được trao cho nhà văn nữ Hàn Quốc Han Kang. Chúc mừng nhà văn, nhưng tôi có một suy nghĩ nhỏ như thế này. Mong được nghe kiến giải.

Ai cũng nghĩ nếu trao giải Nobel cho một nhà văn nữ châu Á thì sẽ là Tàn Tuyết (Can Xue, Đặng Tiểu Hoa).

Về góc độ ngôn từ, các tác phẩm của Tàn Tuyết có vẻ như bình-giản, rất cô đọng nhưng chúng lại có những kết cấu hết sức kỳ lạ, như những giấc mơ, ảo ảnh và trùng trùng điệp điệp các tầng nghĩa. Như Nam Hoa kinh, như Cỏ dại, như Lâu đài, như Thần khúc...

Nguyễn Thị Bích Hậu - Không có gì tự nhiên

Người Hàn làm ra nhiều thành tựu được thế giới công nhận, ví như xe hơi, điện thoại đi động, tivi, đồ điện máy, con chip, tàu vũ trụ... Nhưng họ vẫn có một nỗi niềm đau đáu, đó là còn chưa có mấy giải Nobel. Họ chỉ có một giải Nobel Hòa bình. Vì vậy họ rất muốn có giải này ở các lãnh vực khác, mà văn chương là một trong số đó.

Nhà văn viết hay ở Hàn thật ra không hiếm. Nhưng vấn đề là văn chương của họ khó vượt qua biên giới vì rào cản ngôn ngữ.

Vì thế từ 1996, chánh phủ Hàn đã cho thành lập Quỹ dịch thuật văn học Hàn. Sau tới 2001 thì đổi tên thành Viện dịch thuật văn học Hàn quốc, gọi tắt là LTI.

vendredi 11 octobre 2024

Lê Dũng - Han Kang


Với sự xuất hiện đầy ngoạn mục của Han Kang trên văn đàn thế giới, không kể Trung Hoa là một quốc gia trong một nền văn minh duy nhất còn sót lại từ thời cổ đại, hay Ấn Độ lừng lững, bề thế và tầm vóc từ thuở hồng hoang của loài người.

Thì Á châu, sau Nhật Bản, người Hàn đã hiên ngang đặt đôi chân mình vào “giới thượng lưu”, khiến cho thế giới phải ngước nhìn.

Không chỉ tốc độ phát triển, công nghệ vượt trội, phim ảnh khuynh đảo, thời trang, mỹ phẩm, nhân sâm, mà trên địa hạt khó khăn nhất, là văn chương, họ đã đoạt vòng nguyệt quế. Dù họ đi sau Nhật Bản, kể từ Minh Trị Thiên Hoàng, gần 100 năm.

Bài viết của Anders Olsson, chủ tịch Ủy ban Nobel về nhà văn đoạt giải Nobel Văn chương 2024 Han Kang


(Vanviet 11/10/2024) Han Kang한강 sinh năm 1970 tại thành phố Gwangju, Hàn Quốc. Năm chín tuổi, bà cùng gia đình chuyển đến Seoul.

Bà xuất thân từ một gia đình có truyền thống văn học, với cha là một tiểu thuyết gia có tiếng. Bên cạnh việc viết lách, bà còn dành tâm huyết cho nghệ thuật và âm nhạc, được phản ánh xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm văn chương của bà.

Han Kang bắt đầu sự nghiệp vào năm 1993 bằng việc xuất bản một số bài thơ trên tạp chí 문학과사회 ("Văn học và Xã hội"). Tác phẩm văn xuôi đầu tay của bà ra mắt năm 1995, tập truyện ngắn 여수의 사랑 ("Tình yêu ở Yeosu"), và sau đó là nhiều tác phẩm văn xuôi khác, cả tiểu thuyết và truyện ngắn. Nổi bật là tiểu thuyết 그대의 차가운 (2002; "Bàn tay lạnh của em"), mang dấu ấn rõ rệt sự quan tâm của Han Kang đối với nghệ thuật.

jeudi 10 octobre 2024

Thùy Linh - Chuyện một lão nhà văn gàn dở

Có lão nhà văn mình yêu như anh giai. Mặc dù lão ấy gàn bỏ mẹ ra. Nói chuyện lại tức anh ách. Nhưng hễ gặp là phải chọc cho cái anh ách ấy bục ra. Để đỡ nhạt, chẳng thà tức anh ách. Chẳng thà va cái gàn dở...

Có đận lão ấy làm đến chức giám đốc nhà xuất bản Hồi lão lên chức thấy cái đám đặt lão ấy ngồi ghế cao kia chắc nghiện cái gàn dở, cái anh ách của lão nên mới ra nông nỗi thế... Oai phong vậy mà vẩn nhất quyết gàn dở, anh ách. Coi như bảo tồn văn hóa bản địa. Kệ mẹ. Đứa nào chơi được thì chơi.

Đận ấy lão ký in quyển "Trại súc vật", nhưng đám biên tập lại né kiểm duyệt nên đặt lại tên "Chuyện ở nông trại". Ối giời, Ban Tuyên giáo nhảy lên đòng đọc. Mình nghe mà run cho lão. Đã bảo rong chơi, nhậu nhẹt đi, quyền chức làm gì, anh không làm được đâu. Không nghe. Giờ tai bay vạ gió...

mercredi 2 octobre 2024

Tạ Duy Anh - Nơi ấy không có nỗi sợ


Tôi biết tin anh Nguyễn Khắc Trường qua đời khi đang điều trị trong bệnh viện. Tôi từng có bài viết chân dung anh, có tên: "Ông anh Nguyễn Khắc Trường", được anh chọn là bài duy nhất khi đưa vào Tuyển tập cuối đời.

Anh bị ốm từ lâu và tôi cũng đã kịp thăm anh vài lần, lúc trong bệnh viện, lúc tại nhà riêng. Mỗi lần anh đều khen tôi giọng oang oang thế là còn sung sức lắm, rồi vỗ đùi cười ầm lên. Chỉ sau chưa đầy chục năm, chắc anh cũng không ngờ, giờ đây để viết vài dòng về anh, với tôi cũng vô cùng khó khăn.

Vĩnh biệt anh, tôi chỉ có thể nói ngắn gọn thế này: Nguyễn Khắc Trường là người mở ra một thay đổi rất quan trọng của Nhà xuất bản Hội Nhà văn. 

samedi 28 septembre 2024

Nguyễn Hưng Quốc - Giỗ nhà văn Võ Phiến

 

Hôm nay là ngày giỗ thứ chín của nhà văn Võ Phiến (1925-2015), một trong những nhà văn lớn nhất của Việt Nam trong nửa sau thế kỷ 20.

Trước hết, ông là một trong những cây bút tài hoa nhất ở miền Nam trước năm 1975. Sau năm 1975, ông sang Mỹ sinh sống và tiếp tục viết lách. Cùng với Mai Thảo, ông được xem là một trong hai “trưởng thượng” của làng văn hải ngoại.

Trong khi Mai Thảo, ngoài viết truyện, chuyển sang làm thơ và khá thành công trong thơ, Võ Phiến, ngoài việc viết truyện và tùy bút, chuyển sang viết phê bình văn học. Cho đến nay, ông là người duy nhất viết phê bình về văn học miền Nam từ năm 1954 đến 1975 một cách toàn diện và có hệ thống. Và viết hay.

samedi 27 juillet 2024

Cù Mai Công - Đức giám mục kiệt xuất Gioan Baotixita Bùi Tuần, nhà văn tột bậc khó nghèo vùng Ông Tạ về nước Chúa

“Công ơi, chú Tuần mất sáng nay 27-7-2024, lúc 3 giờ 30" - Bùi Thanh Thủy, cháu ruột Giám mục Bùi Tuần thảng thốt báo tin cho tôi. Thủy cùng lứa học trò với tôi và là em cô giáo Bùi Mai Phương, dạy tôi lớp Bốn 1 Trường trung tiểu học Mai Khôi (nay là Trường tiểu học Bành Văn Trân) niên khóa 1971-1972.

Các cháu của ngài xưa giờ vẫn gọi ngài là chú chứ không gọi đức cha. Có người nhăn mặt chỉnh: “Ngài là giám mục, phải gọi đức cha chứ”. Ngài gạt đi: “Bên giáo hội, tôi là giám mục, nhưng trong gia đình, tôi là con em. Phải để cháu tôi gọi tôi là chú”.

(…) Lễ tấn phong giám mục của ngài diễn ra trong tiếng súng đạn vang rền khắp nơi trưa 30-4-1975, bổ nhiệm làm giám mục phó Giáo phận Long Xuyên. Không kèn trống, đàn hát; không rước kiệu, quay phim, tiệc tùng; không diễn từ chúc tụng.

lundi 15 juillet 2024

Lưu Trọng Văn - Chuyện kể về Nguyên Ngọc

1. Ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên phó ban trực Ban Tuyên giáo Trung ương kể với gã, khi làm việc ở Hà Nội ông cùng nhà thơ Việt Phương nguyên trợ lý của thủ tướng Phạm Văn Đồng và nhà văn Nguyên Ngọc hàng tuần đều uống café với nhau.

Lời cuối cùng nhà thơ Việt Phương nói với ông trước khi mất là: “Nguyên Ngọc là một người rất tốt”. Ông Việt Phương nói vậy như lời nhắn nhủ ông Vũ Ngọc Hoàng hãy cố gắng bảo vệ nhà văn Nguyên Ngọc trước những dị nghị về quan điểm này nọ.

2. Ông Vũ Ngọc Hoàng, nguyên bí thư tỉnh ủy Quảng Nam cùng quê với nhà cách mạng Võ Chí Công, Hồ Nghinh và nhà văn Nguyên Ngọc kể tiếp:

mardi 9 juillet 2024

Bùi Chí Vinh - Nhớ Hoàng Ngọc Tuấn

Hoàng Ngọc Tuấn mất ngày 09-07-2005. Tình cờ lục lại kho sách cũ thấy bài tôi viết về anh đăng trên báo Doanh Nhân Sài Gòn hồi anh mất cách đây 19 năm. Thấy và xúc động mạnh.

Rõ ràng tôi quen Hoàng Ngọc Tuấn khá muộn màng. Nói là muộn màng bởi anh có quá nhiều bạn bè trước 1975. Toàn dân văn nghệ thành danh đủ các loại hình nghệ thuật, mà trong đó sáng tác thơ văn và hội họa là chủ yếu. Tôi có thể liệt kê ở đây một lô danh sách bạn bè quen biết anh, với con số nhân sự đủ điều hành tất cả mọi tờ báo chuyên ngành về văn nghệ hiện nay. Một con số hoàn toàn mâu thuẫn với con người sống cô độc, khiêm cung và khép kín như anh. Một con số đáng lẽ chỉ thích hợp cho những doanh nhân quảng giao rộng rãi.

Bởi vì đơn giản anh là nhà văn Hoàng Ngọc Tuấn, là người đi tiên phong trong trường phái văn chương thơ mộng trước 75, là ngòi bút thần tượng của tuổi mới lớn miền Nam, là kẻ gieo rắc ước mơ lãng mạn cho đôi lứa thanh niên trước ngưỡng cửa vào đời. Là tác giả của những Cô Bé Treo Mùng, Nhà Có Mimosa Vàng, Thư Về Đường Sơn Cúc, Tôi Và Em, Hình Như Là Tình Yêu… nổi tiếng.

mardi 2 juillet 2024

Bông Lau - Núi Đá Bia

Trong các bút ký chiến trường của các nhà văn miền Nam, mình thích các tác phẩm như Mùa Hè Đỏ Lửa của nhà văn Phan Nhật Nam, Buồn Vui Phi Trường của nhà văn Không quân Dương Hùng Cường (đã chết trong tù cải tạo). Đã đọc đi đọc lại các cuốn sách này mấy chục lần và nhớ từng lời văn câu nói của các tác giả.

Ông Cường là người Bắc di cư có lối hành văn dí dỏm khi miêu tả sự đảm đang lễ độ và... đanh đá của một bà vợ Bắc kỳ. Ông kể đời sống buồn vui của người lính Không quân ở những phi trường heo hút vào thập niên 50 – 60.

Ngoài các tác phẩm để đời trên còn có cuốn Năm Căn Vùng Xôi Đậu của cựu Trung úy Hải quân Nguyễn Mạnh Hùng. Vốn là sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, lăn lộn trên chiến trường Đồng Tháp chớ không phải là nhà văn chuyên nghiệp, nên rất ít thấy sách của ông ấy viết. Giờ ông đã bặt tăm trong chốn giang hồ.

jeudi 20 juin 2024

Lê Học Lãnh Vân - Vĩnh biệt chàng trai Hà Nội


Ôi chao, anh Tiến, nhà văn Vũ Ngọc Tiến, đã mất rồi!

Trong vòng một tháng, mới ngồi dùng buổi sáng với anh tại buổi họp bạn Văn Việt nhân dịp anh Trương Vũ, anh chị Ngu Yên về Việt Nam, rồi lại ngồi với anh tại nhà chị Ý Nhi, dùng cháo lòng do anh đặt mang tới cùng với chai vang đãi bằng hữu.

Thật ra, tôi cũng chỉ mới thường ngồi với anh vài năm lại đây thôi, cũng khoảng hai chục lần gặp mặt hay cùng đi thăm bạn văn đau yếu. Vài năm nhưng tình anh em đủ sâu đậm! Khi còn bôn ba sinh kế, khoảng năm 1995, trong một lần ghé thăm quán cơm của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp bên kia cầu Paul Doumer, tôi được loáng tháng nghe nhà văn nhắc tên Vũ Ngọc Tiến. Nghe tên, chưa gặp người.

mercredi 12 juin 2024

Trần Trung Đạo - Tang lễ nhà văn Trần Hoài Thư

Hôm 8 tháng 6 năm 2024, tôi và anh Lê Đình Thành, một người bạn của nhà văn Trần Hoài Thư, lái xe từ Boston xuống New Jersey để tiễn đưa nhà văn. Anh nằm trong quan tài trắng đơn giản, màu da nám đen sau cơn bệnh cuối cùng.

Anh ra đi để lại hai bộ sách Văn Miền Nam Trong Thời Chiến, Thơ Miền Nam Trong Thời Chiến, nhiều tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ Việt Nam Cộng Hòa anh đã sưu tập được trong suốt gần 20 năm, và nhiều tác phẩm văn thơ khác của riêng anh. 

Từ nhà anh lên đại học Cornell chỉ đi và về thôi đã mất 10 tiếng đồng hồ. Vào mùa đông còn xa thăm thẳm nhưng anh đã đo đoạn đường này không biết bao nhiêu lần. Ngoài đại học Cornell, anh còn đến đại học Yale, cách nhà ba tiếng lái xe. Anh kể với nhà văn Trần Doãn Nho “Thư viện [đại học Yale] là một ngôi lầu rất cao. Có lần tôi đang ở tầng cao nhất thì chuông cứu hỏa báo động. Thang máy ngừng chạy. Chỉ một mình tôi chạy bộ xuống lầu. Và khi xuất hiện, bà xã tôi đứng đợi ở đó, khóc vì quá mừng!”

Dương Công Quan - Ra biển gọi thầm


DCQ : “Ra biển gọi thầm“ là tựa đề tập truyện ngắn của nhà văn Trần Hoài Thư kể lại chuyện tình không thành của một cặp trai gái, bởi vì người con gái đó đã bị biển cướp đi sinh mạng trong một chuyến vượt biên. Suốt 18 năm, cứ đến ngày người con gái mất, chàng trai đều ra ngồi với biển để tưởng nhớ và gọi thầm tên nàng. Bài thơ phía dưới là của Quan Dương cảm tác sau khi đọc câu chuyện đó.

RA BIỂN GỌI THẦM (1996)

Bin tĩnh lng sóng gi đu lên sóng

Gi tên em. Tôi khe kh gi thm

Mn git l nh tan lòng bin rng

Khi u tình hôi hi đã bao năm

Nui dĩ vãng lũ còng con se cát

Tôi nui em se tht trái tim su