Bà Michelle Bachelet trao đổi qua video với các đại sứ ngoại quốc tại
Trung Quốc trước khi đến Urumqi, thủ phủ Tân Cương và Kashgar, thành
phố có nhiều người Duy Ngô Nhĩ sinh sống. Bà cũng sẽ gặp một số quan
chức cao cấp trung ương và địa phương, các tổ chức xã hội dân sự, giới
kinh doanh và đại học, phát biểu tại một cuộc họp tại trường đại học
Quảng Châu.
Đây là lần đầu tiên cao ủy nhân quyền đến Trung Quốc
kể từ 2005. Chuyến thăm 6 ngày dường như rất khó khăn đối với cựu tổng
thống Chilê, bà không thể tự do đi tham quan và có nguy cơ bị chính
quyền Bắc Kinh lợi dụng để khỏa lấp những tội ác - theo các nhà quan
sát.
Thượng nghị sĩ Jeff Merkley và dân biểu James McGovern, hai đại biểu
Dân Chủ đứng đầu ủy ban về Trung Quốc tuyên bố, việc công khai bản báo
cáo trước khi Thế vận hội khai mạc ngày 04/02 sẽ tái khẳng định không có
quốc gia nào được đứng trên luật pháp quốc tế.
Vào giữa tháng 12/2021, một phát ngôn viên của Cao ủy cho biết bản báo cáo có thể được công bố « trong vài tuần nữa ». Nhưng
các nhà hoạt động nhân quyền đòi hỏi Liên Hiệp Quốc phải cứng rắn hơn.
Nhiều tổ chức nhân quyền tố cáo Trung Quốc giam giữ ít nhất một triệu
người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo ở Tân Cương, với những bằng
chứng cụ thể, nhưng Bắc Kinh vẫn nói rằng đó là các « trường dạy nghề ».
Hãng tin AP dẫn thông báo của bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết đích
thân tổng bí thư kiêm chủ tịch Quân ủy Trung ương Tập Cận Bình đã ký
lệnh bổ nhiệm này. Sáng hôm qua tướng Bành Kinh Đường đã gặp gỡ trưởng
đặc khu Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) để thảo luận về việc cùng "bảo
vệ an ninh" và "duy trì sự thịnh vượng, ổn định lâu dài" ở Hồng Kông.
Theo
báo chí Nhà nước Trung Quốc, ông Bành Kinh Đường từng chỉ huy lực lượng
công an vũ trang ở Tân Cương từ năm 2018, nơi Trung Quốc giam giữ hàng
trăm ngàn, thậm chí cả triệu người Duy Ngô Nhĩ trong các trại cải tạo.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày: Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Wendy Sherman hôm 26/07/2021 đã hội đàm với
ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ở Thiên Tân. Trong cuộc gặp lần này,
cả hai bên đều tỏ cứng rắn và lần đầu tiên, Bắc Kinh tỏ thái độ ngạo
mạn, tuyên bố sẽ hướng dẫn cho Washington trong cách hành xử để hàn gắn
và cải thiện quan hệ giữa hai nước.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình :
Ngoại
trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã hứa hẹn vào cuối tuần sẽ đưa ra « hướng
dẫn » cho người Mỹ để dạy cho họ cách « đối xử bình đẳng với các nước
khác », và ôngta đã thực hiện.
Trừng phạt của bộ Tài chính Hoa Kỳ nhắm vào bảy quan chức Trung Quốc
là phó giám đốc Văn phòng liên lạc ở Hồng Kông, gồm Trần Đông (Chen
Dong), Hà Tĩnh (He Jing), Lư Tân Ninh (Lu Xinning), Cừu Hồng (Qiu Hong),
Đàm Thiết Ngưu (Tan Tienui), Dương Kiến Bình (Yang Jianping), và Doãn
Tông Hoa (Yin Zonghua).
Reuters dẫn lời ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, theo đó trong những năm qua, các quan chức Trung Quốc đã « phá hoại một cách có hệ thống »
các định chế dân chủ Hồng Kông, trì hoãn các cuộc bầu cử, cách chức các
dân biểu được bầu, bắt giam hàng ngàn người bất đồng chính kiến. Ông
Blinken tuyên bố, do Bắc Kinh kìm hãm khát vọng dân chủ của Hồng Kông
nên Washington phải hành động, và đây là thông điệp cho thấy Hoa Kỳ kiên
quyết đứng về phía người dân Hồng Kông.
Hôm nay 24/05/2021 là ngày nghỉ lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, các báo Pháp đều nghỉ, chỉ có duy nhất tờ Le Figaro xuất bản với tựa trang nhất « Cảnh sát bất lực trước nạn đua xe ».Le Monde ra số đúp từ cuối tuần trước, với chủ đề « Covid làm 6 đến 8 triệu người chết, theo Tổ chức Y tế Thế giới ».
Về châu Á, trong bài « Tại Tân Cương, trong địa ngục trại cải tạo », một cựu giáo viên thuật lại với Le Monde những điều khủng khiếp mà Bắc Kinh buộc người Duy Ngô Nhĩ và người Kazakhstan ở vùng này phải chịu đựng.
Hãng tin AFP trích thông cáo của phái đoàn ngoại giao Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc nói rằng hội nghị này dựa vào « các dối trá và định kiến chính trị ». Bắc Kinh « cổ
vũ các nước đồng tổ chức lập tức hủy bỏ sự kiện can dự vào chuyện nội
bộ của Trung Quốc, và kêu gọi các nước thành viên khác bác bỏ ».
Thông cáo khẳng định : « Tình
hình hiện nay ở Tân Cương chưa bao giờ tốt đẹp như thế, với sự ổn định,
phát triển kinh tế nhanh chóng và chung sống hài hòa giữa những người
thuộc tất cả các sắc tộc ». Phái đoàn Trung Quốc cũng tố cáo Hoa Kỳ và các bên ủng hộ « đã sát hại nhiều người Hồi giáo tại Afghanistan, Irak, Syria ».
Tuần
báo bất bình nhận xét, giới chức Pháp không muốn đề cập đến ảnh hưởng
ngày càng lớn của Trung Quốc trong giới học thuật, trước nguồn lợi học
phí từ 35.000 sinh viên Hoa lục. Bộ trưởng Giáo dục Frédérique Vidal
tháng 2/2019 đã sang Bắc Kinh ký một loạt thỏa thuận. Mười tám Viện
Khổng Tử đã mở ra tại Pháp trong 15 năm qua, trong đó có 10 viện nằm
trong các trường đại học.
Trong khi đó Hoa Kỳ đã xếp mạng lưới các
Viện Khổng Tử vào diện « phái bộ ngoại giao », để ngăn chận các hoạt
động gây ảnh hưởng, và giới hạn số du học sinh từ Hoa lục.
Ủy ban về Trung Quốc (CECC), một ủy ban độc lập có nhiệm vụ giám sát
nhân quyền và phát triển pháp trị ở Trung Quốc, trực thuộc Quốc hội Hoa
Kỳ cho biết đã có những bằng chứng mới trong năm 2020 về các « tội ác chống nhân loại, và có thể là tội diệt chủng »
đã diễn ra tại Tân Cương. Ủy ban cũng tố cáo Trung Quốc quấy nhiễu
người Duy Ngô Nhĩ sinh sống tại Mỹ. Báo cáo kêu gọi Hoa Kỳ ra nghị quyết
về vấn đề này.
Ngoại trưởng Mike Pompeo trong những ngày cuối còn
tại vị tỏ ra kiên quyết trong hồ sơ trên, nhưng bối cảnh lộn xộn tại
Washington khiến khả năng loan báo một nghị quyết đã bị dời lại. Dân
biểu Dân Chủ Jim McGovern, đồng chủ tịch CECC coi các hành động chà đạp
nhân quyền của Trung Quốc là « gây sốc, chưa từng thấy », cổ vũ Quốc hội và chính quyền sắp tới của Joe Biden buộc Bắc Kinh phải trả giá.
Human Rights Watch cho biết đang nắm trong tay một danh sách 2.000 tù
nhân, bị bắt từ năm 2016 đến 2018 tại Aksu, thuộc khu tự trị Tân Cương,
nơi Bắc Kinh đàn áp dữ dội người Duy Ngô Nhĩ và các sắc tộc khác theo
đạo Hồi.
Những người này bị chính quyền đặt trong tầm ngắm sau khi bị nhận diện bởi một phần mềm có tên « nền tảng phối hợp hoạt động », chuyên phân tích khối lượng dữ liệu khổng lồ từ mạng lưới giám sát bao trùm lên Tân Cương.
Bộ Lao động Hoa Kỳ công bố danh sách được cập nhật hai năm một lần,
về các loại hàng hóa được cho là do trẻ em bị cưỡng bức lao động làm ra.
Trong danh mục này có 17 mặt hàng xuất khẩu của Trung Quốc, từ găng tay
cho đến các đồ vật trang trí mùa Giáng Sinh.
Tổng cộng danh sách
năm nay có 155 mặt hàng từ 77 nước, trong có có hơn 20 mặt hàng mới được
thêm vào như lá Khát của Ethiopia được dùng như chất kích thích, và cá
do các đội tàu Đài Loan đánh bắt xa bờ khai thác.
Le Point tuần này bực tức trước tình trạng bạo lực tại Pháp, đặt câu hỏi « Quyền lực Nhà nước ở đâu ? » trong các lãnh vực tư pháp, cảnh sát, giáo dục… L’Express chú ý đến « Những ông vua của thế giới », đó là các tập đoàn công nghệ số GAFA. L’Obs dành chủ đề cho « Thế hệ Covid » - phải chăng đó là một thế hệ trẻ bị hy sinh ? Riêng Courrier International chạy hàng tựa lớn « Tập Cận Bình khóa chặt Trung Quốc » trên nền đỏ chói, với hình vẽ ông Tập quay lưng đá giò lái vào logo búa liềm.
Ở trang trong với hai màu đen và đỏ, cũng khuôn mặt Tập Cận Bình, phía sau là hàng quân đang vác súng, Courrier International
tố cáo : đàn áp Tân Cương, áp đặt luật an ninh quốc gia cho Hồng Kông,
đe dọa Đài Loan, bỏ tù bất kỳ tiếng nói phản biện nào trên toàn Trung
Quốc… Mức độ đàn áp của ông Tập lên cao chưa từng thấy, tại một đất nước
vốn đã độc tài, với sự lên ngôi của những kẻ chủ trương cứng rắn.
« Trung Hoa mộng » không dành cho các dân tộc thiểu số
“Siêu phẩm điện
ảnh” 200 triệu USD của Disney, “Mulan”, rất đáng được tẩy chay.
Không chỉ là thảm
họa về kịch bản, “Mulan” cũng là tác phẩm tệ hại của đạo diễn Niki Caro (người
New Zealand), trong khi đó, diễn xuất của Lưu Diệc Phi, và đặc biệt Củng Lợi,
không thể tệ hơn.
Không chỉ vậy,
“Mulan” còn lộ hẳn việc… “nịnh” Bắc Kinh, khi từ đầu phim, cũng như rải rác
trong phim, đã đề cập ngay đến việc phát triển “con đường Tơ Lụa” và chính sách
“an ninh quốc phòng” bằng mọi giá bảo vệ “con đường Tơ Lụa” của triều đình
trung ương – một thông điệp rất “có tính thời sự”.
Tình trạng bạo lực, quá tải xét nghiệm Covid, hỗ trợ của Nhà nước cho
doanh nghiệp, làm cách nào thúc đẩy Made in France, đó là các chủ đề
thời sự trên trang nhất các báo hôm nay. Về quốc tế, quan hệ châu
Âu-Trung Quốc, phong trào phản kháng ở Belarus được chú ý nhiều nhất.
Hai chuyến công du để khuyến dụ châu Âu
Trong bài « Châu Âu không còn để bị Bắc Kinh dụ dỗ », Le Monde
nhận định vòng công du của hai nhà lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc -
trước cuộc họp thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo Liên hiệp Châu Âu (EU)
và Tập Cận Bình ngày 14/09/2020 – đã kết thúc với những thất bại.
Sau khi một bản báo cáo về việc Trung Quốc cưỡng bức người Duy Ngô Nhĩ triệt sản được công bố, nhật báo Libération
đã gặp được một nữ giáo viên Duy Ngô Nhĩ tị nạn tại châu Âu. Là nạn
nhân bị triệt sản, người phụ nữ này cũng là nhân chứng vì từng làm việc
trong các trại « cải tạo » ở Tân Cương. RFI xin giới thiệu bài viết (đã
được lược bớt).
Cưỡng bức triệt sản phụ nữ
« Tất
cả các phụ nữ tuổi từ 18 đến 50 tại khu phố tôi ở Urumqi đều được triệu
tập ngày 18/07/2017 để « khám miễn phí » và bắt buộc. Vào lúc 8 giờ
sáng, hàng người đã rất dài trước bệnh viện. Khi đến lượt tôi, chẳng có
khám phụ khoa lẫn hỏi han gì cả. Họ bắt tôi nằm xuống, dạng chân ra và
đặt vào một vòng tránh thai. Một sự thô bạo khủng khiếp. Tôi bật khóc,
cảm thấy bị hạ nhục, bị tấn công cả về tính dục lẫn tâm lý. Nhưng tôi
làm việc trong một trại cải tạo, và biết những gì chờ đợi mình nếu cưỡng
lại. Có những cô gái rất trẻ. Tôi không thấy bất kỳ một phụ nữ người
Hán nào ».
Le Monde hôm nay chạy tựa « Châu Âu : Hậu trường một cuộc đàm phán ngoại hạng ». Le Figaro đặt câu hỏi « Có nên lo ngại Covid-19 dấy lên trở lại ? », Les Echos lo lắng với « Cú sốc của một mùa hè không khách du lịch ». La Croix quan tâm đến « Nguy cơ tân quốc xã tại Đức ». Riêng Libération dành trọn trang bìa và 7 trang báo khổ lớn bên trong để tố cáo nạn diệt chủng đang diễn ra đối với người Duy Ngô Nhĩ.
Sau
khi một báo cáo về việc Trung Quốc cưỡng bức triệt sản được công bố,
nhật báo thiên tả đã gặp một nữ giáo viên Duy Ngô Nhĩ lưu vong ở châu
Âu. Nhân chứng này đã kể lại những điều tai nghe mắt thấy trong trại cải
tạo ở Tân Cương : bắt giam hàng loạt, tra tấn, hãm hiếp, lao động khổ
sai…chứng tỏ chính sách đồng hóa của đảng Cộng Sản Trung Quốc đã ngả
sang hướng diệt chủng.
Ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Tân Cương, Trần Toàn Quốc (Chen Quanguo)
64 tuổi bị đưa vào danh sách đen cùng với ba quan chức cao cấp
khác. Trần Toàn Quốc và Chu Hải Luân (Zhu Hailun), phó bí thư Tân
Cương ; Vương Minh Sơn (Wang Mingshan), giám đốc kiêm bí thư đảng ủy
Công an Tân Cương, cùng với người thân từ nay không còn được đặt chân
lên đất Mỹ. Hoắc Lưu Quân (Huo Liujun), cựu bí thư đảng ủy Công an Tân
Cương cũng nằm trong danh sách nhưng không bị hạn chế nhập cảnh.
Lệnh
trừng phạt được đưa ra theo luật Magnitsky, cho phép chính phủ Mỹ phong
tỏa tài sản, cấm nhập cảnh những đối tượng vi phạm nhân quyền, cấm công
dân Mỹ làm ăn với những người này. Một viên chức bộ Ngoại giao Mỹ nói
với Reuters, danh sách đen không phải là trò đùa, không chỉ mang tính
biểu tượng mà còn ảnh hưởng đến tên tuổi, hạn chế khả năng di chuyển và
kinh doanh.
Biểu tình ở Hồng Kông ngày 22/12/2019 ủng hộ người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, Trung Quốc.
(Frédéric Lemaître, LeMonde 30/12/2019)Hồng Kông, vụ lộ tài liệu mật Tân Cương, và sự đối đầu với Hoa Kỳ đã làm xấu đi
hình ảnh của Trung Quốc.
Những lá cờ được giơ lên hôm Chủ nhật 22/12/2019 ở Hồng Kông
trong một cuộc biểu tình ủng hộ người Duy Ngô Nhĩ, là một tổng kết không thể
nào hay hơn, về những khó khăn chồng chất mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải
đối mặt vào cuối năm 2019.
Ngoài những băng-rôn đen cổ vũ cho sự độc lập của Hồng Kông
– vốn hầu như vắng mặt vào đầu phong trào phản kháng hồi tháng Sáu – người ta
còn trông thấy những lá cờ màu xanh của Đông Thổ (Turkestan, tên mà những người
muốn độc lập đặt cho Tân Cương), cờ Tây Tạng, cờ Đài Loan, kể cả cờ Mỹ và Úc,
thậm chí cờ Liên hiệp châu Âu.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trong buổi họp báo về quan hệ
ngoại giao với đảo quốc Kiribati, bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc,
New York, ngày 27/09/2019.
Cây gậy và củ cà rốt
Liên quan đến châu Á, The Economist có bài viết « Một chiến trường mới: Tại Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc vừa đấm vừa xoa để áp đặt quan điểm ».
Mặc
dù có quyền phủ quyết ở Hội đồng Bảo an, Bắc Kinh ít khi sử dụng đến.
Tuy nhiên, trong hậu trường, các viên chức ngoại giao Trung Quốc sẵn
sàng nhe nanh múa vuốt, còn các đồng nghiệp phương Tây lo chống đỡ. Liên
Hiệp Quốc trở thành chiến trường của các quan điểm đối nghịch về trật
tự thế giới.
Cách đây đúng 20 năm, Nam Tư bị NATO oanh kích trong suốt 78 ngày (24/03-10/06/1999).
Các nước độc tài kiểu Trung Quốc hay Việt
Nam luôn nại cớ "không được can thiệp vào chuyện nội bộ của quốc gia
khác" để phản đối lại Mỹ hay các quốc gia Châu Âu, khi các quốc gia
này lên tiếng chỉ trích các việc vi phạm nhân quyền.
Thật ra, trước đây khá lâu, nhân cuộc chiến
Nam Tư cũ, các luật gia quốc tế đã đặt vấn đề "quyền can thiệp vì lý do
nhân đạo". Theo đó các quốc gia có thể can thiệp vào "nội bộ"
của một quốc gia khác, nếu thấy rằng quốc gia này đang có những "thảm
trạng" về nhân quyền như "diệt chủng", đàn áp giết
chóc người vô căn cứ...
NATO đã "can thiệp" vô
chiến tranh Nam Tư vì lý do "can thiệp nhân đạo", mặc dầu lý
do này chưa bao giờ được tất cả các quốc gia nhìn nhận như là một "nguyên
tắc luật quốc tế".