Affichage des articles dont le libellé est Sinh thái. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Sinh thái. Afficher tous les articles

mardi 17 septembre 2024

Thọ Nguyễn - Vườn rừng, một giải pháp tránh lâm nghiệp đơn canh và giảm sức phá hoại của bão

Cơn bão Yagi không những chỉ tạo ra những tổn thất về người và của, mà còn chỉ ra nhiều khuyết tật trong sinh hoạt xã hội. Từ những chuyện phê phán bóc mẽ nhau « Làm Màu », « Phông Bạt », « Diễn », đến những bức ảnh được photoshop, những bản sao kê người quyên góp vi phạm miền riêng tư hoặc những lời dạy bảo nhau mang nặng mùi đạo đức.

Tôi không tham gia vào tất cả những chuyện ong ve trên đây, mà chỉ muốn nói đến trách nhiệm của mỗi con người chúng ta trước thảm họa thiên nhiên. Bởi vì mưa bão, hồng thủy, động đất, núi lửa là các hiện tượng tự nhiên, chúng xảy ra từ khi con người chưa xuất hiện trên trái đất này và sẽ còn xảy ra mãi mãi.

Người cổ đại đã bắt đầu khai thác tài nguyên, rồi tạo ra chiến tranh và tàn phá trái đất. Nhưng sức tàn phá của họ không chạm nổi đến móng tay năng lực phục hồi của thiên nhiên. Từ khi công nghiệp hóa thì câu chuyện bắt đầu thay đổi, và sau khi toàn cầu hóa đầu những năm 1990 thì sức phá hoại của con người tăng vọt.

vendredi 26 juillet 2024

Từ Kế Tường - Xóm vườn

 

Bây giờ về quê, thèm món cá ốc mít kho tiêu, chiên xù, nấu ngót, hay hấp cuốn bánh tráng rau sống chấm nước mắm tỏi ớt, tôi rảo hết các mương vườn cả buổi để câu nhưng chẳng được mấy con.

Thấy tôi cầm nhánh tre khô, buộc sợi nhợ gai có chú trùn đất loe ngoe đi lơ ngơ trong vườn dừa, cô bạn học thời nhỏ của tôi bây giờ đã lên chức…bà nội, bà ngoại đang tét lá dừa nheo nheo mắt cười hỏi, ông về đây đi câu con gì vậy?

Tôi bảo câu cá ốc mít kho tiêu, mấy chục năm rồi ăn thịt cá ướp, tẩm hóa chất độc hại ngoài chợ trên thành phố giờ thèm ăn cá ốc mít kho tiêu. Cô bạn nhỏ ngày xưa cười ngã nghiêng nói ông này lạc hậu tình hình quá. Giống cá ốc mít ngày xưa tôi và ông câu về hấp cuốn bánh tráng rau sống ăn trong nhà chòi trên mương vườn giờ tuyệt chủng rồi. Biết tại sao không?

mercredi 8 mai 2024

Mai Bá Kiếm - Nhà báo Võ Đắc Danh có tầm nhìn xa hơn các bộ trưởng


Năm 2002, nhà báo, nhà văn kiêm đủ loại nhà Võ Đắc Danh đã đăng bài cà khịa trên báo Văn Nghệ Trẻ số 47, gửi nhà thơ Trần Mạnh Hảo - mượn cớ nhà thơ bức xúc và chửi xéo bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo về dự án sách giáo khoa cà chớn, đã làm lãng phí vài chục tỉ đồng.

Võ Đắc Danh khuyên Trần Mạnh Hảo bớt nóng, khi đem mức thất thoát ít của sách giáo khoa so với mức thất thoát hàng trăm tỉ để xây các cảng cá ở Cà Mau rồi bỏ trống cho con nít đá banh. Hoặc phí phạm 1.400 tỉ đồng để xây các công trình ngăn mặn, ngọt hóa bán đảo Cà Mau. Hay hàng chục ngàn tỉ lãng phí đã đổ vào các công trình thoát lũ, ngăn lũ, vượt lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long !

Võ Đức Danh viết:

vendredi 5 avril 2024

Cù Mai Công - Nắng hè Sài Gòn bỗng nhớ thương những nếp nhà xưa

 

Từ nhà dân đến nhà trí thức, nhà quan đều là nếp nhà của bình yên, mát mẻ trong nắng Sài Gòn tháng Ba, tháng Tư - cao điểm mùa khô.

Ai không nhớ những ngôi nhà ngoại ô “một gian nhà xinh có hoa thơm trái hiền” một trệt, mái ngói dài, che mát đến cả nửa khoảnh sân nhà phía trước đầy cây cối.

Ai không nhớ những ngôi biệt thự “có hoa vàng trước ngõ”, “gió lùa vào hàng cây”, một trệt một lầu, lùi sâu sau mặt tiền. Thường trồng một, hai cây lớn, từ lúc một thành viên của ngôi nhà được sanh ra cho tới lúc lớn khôn vẫn là cây ấy, đã thành cổ thụ.

vendredi 23 février 2024

Mai Quốc Ấn - Nỗi niềm châu thổ

 

Năm 2011, tôi viết bài “Ngày cái đói về… Đồng bằng sông Cửu Long”. Tòa soạn không đăng, lý do đơn giản là “vựa lúa làm sao mà đói được!”.

Năm 2014, anh Lê Quốc Minh Vietnamplus đồng ý đăng lại bài báo đó, nhưng tên bài được sửa lại. Thông tấn xã luôn đặt tít “dịu dàng”, dù cơ bản tít tôi đặt đúng bản chất cảnh báo khoa học.

Vấn đề của châu thổ bây giờ là hiện trạng đất chỉ còn cao hơn mặt nước biển 0,8 mét. Nước mặn có lúc đã xâm nhập sâu tận Tân Hồng, Hồng Ngự là những huyện xa của Đồng Tháp.

mardi 10 octobre 2023

Mai Bá Kiếm - Bê-tông hóa thành phố !

 

Mỗi lần đi máy bay, cất cánh từ Tân Sơn Nhất, nhìn xuống hai quận Tân Phú, Bình Tân thấy toàn một màu trắng toát của bê tông, thiếu mảng xanh của thực vật. Tôi thấy nhức mắt và ngột ngạt cho Sài Gòn hòn ngọc ngày xưa.

Nay, nghe bà phó giám đốc Sở Nội vụ nói 5 huyện ngoại thành không đủ tiêu chuẩn, tiêu chí lên quận, vì tỉ lệ đất nông nghiệp còn cao, chưa đạt 100% đất đô thị.

Nhưng cũng còn "an ủi" là đang có đề án nâng các huyện lên thành phố, vì tiêu chí lên thành phố dễ hơn lên quận, chỉ cần 70  % đất đô thị, 30% đất nông thôn là OK !

vendredi 8 septembre 2023

Lê Học Lãnh Vân - Giá trị sinh môi học của khu rừng sáu trăm héc-ta

 

Ngành Ecology, tiếng Việt gọi là Sinh môi học, nghiên cứu mối quan hệ giữa Sinh vật với Môi trường, bao gồm sinh vật với sinh vật và với môi trường sống trên một vùng địa lý nhất định.

Trong Sinh Môi học người ta chia ra năm cấp độ nghiên cứu, gồm có Sinh vật (Organism), Dân cư (Population), Quần thể (Community), Hệ sinh thái (Ecosystem) và Sinh quyển (Biosphere). Tương ứng với từng cấp độ, các nhà sinh môi học có các nhánh nghiên cứu Sinh môi học Sinh vật, Sinh môi học Dân cư, Sinh môi học Quần thể, Sinh môi học Hệ Sinh thái, Sinh môi học Sinh quyển.

Sinh môi học dùng kiến thức của nhiều ngành khác nhau, ít nhất gồm các ngành sinh lý học, sinh hóa học, động vật học, thực vật học, vi sinh học, sinh học tập tính, tiến hóa học, thổ nhưỡng, hóa học, vật lý học…

mardi 8 août 2023

Trần Phan - Thêm một trò phá hoại thâm độc của Tàu

Trong ảnh là những máy kích giun đất được bán rất rẻ, thậm chí chỉ vài trăm ngàn, có thể hoạt động với nguồn ắc-quy cỡ nhỏ như bình xe gắn máy. Phần lớn những bộ kích này made in China, nhưng dạo lướt lướt trên mạng có cả hàng Việt Nam chất lượng cao.

Giá thu mua để bán sang Trung Quốc hiện nay là 40-60 nghìn đồng/kg giun tươi, và từ 700.000 - 900.000 nghìn đồng/kg giun khô.

Mình kinh hãi khi thấy các clip quảng cáo sản phẩm cho thấy cả rừng giun chui lên quằn quại khi các cọc điện cực cắm xuống đất, và được kích bởi các sò công suất lớn với dòng phóng ra cực đại có thể lên đến 8 nghìn Volt. Chưa kể các loài côn trùng khác bật tung ra khỏi mặt đất, bay nhảy loạn xạ mỗi khi máy hoạt động.

mardi 6 juin 2023

Thọ Nguyễn - Nước Nga và tội ác ecocide

 

Vụ phá đập Kachowka hôm nay trên sông Dnipro là một tội ác mới của Nga mà người ta gọi là tội "ecocide" (hủy diệt môi trường).

Thảm họa này bên cạnh việc gây lũ lụt cho hàng ngàn km² diện tích ở hạ lưu sông, còn có thể gây nguy hiểm cho việc làm lạnh các lò phản ứng của nhà máy điện hạt nhân Zaporijia. Họa vô đơn chí.

Dù Nga có đổ tội cho ai thì việc phát động cuộc chiến tranh xâm lược, tàn phá đất nước láng giềng, tạo ra cuộc khủng hoảng môi trường này là trách nhiệm hàng đầu của Nga. Hơn thế nữa, cả khu vực đập Kachowka và cả nhà máy điện hạt nhân đều nằm trong khu vực Nga chiếm đóng. Và từ tháng Chín năm ngoái, tình báo Ukraine đã cảnh báo về việc quân Nga gài hàng tấn thuốc nổ quanh đập. 

mercredi 11 novembre 2020

Lưu Trọng Văn - Quốc hội cần sớm ra Luật Thủy điện, trả lại Bình yên cho con người.


Nhà máy thủy điện đầu tiên trên thế giới là tại Anh năm 1870. Nhưng Anh, nơi có nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới, không hề là cường quốc thủy điện. Trong 73 thủy điện lớn có công suất hơn 2000 MW trên thế giới thì Trung Quốc chiếm 21 nhà máy với tổng công suất 105.000 MW, và sắp hoàn thành thêm ba nhà máy khổng lồ nữa.

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, nước nào đang tập trung năng lượng thủy điện thì nước đó đang phát triển nóng. Phát triển nóng là ưu tiên cho phát triển và lợi nhuận, bất chấp tác động của môi trường thiên nhiên.

Trước hết phải thấy tác dụng của thủy điện: đó là nguồn năng lượng tái tạo, rẻ và tạo nguồn nước tập trung để có thể điều tiết phục vụ nông nghiệp, dân sinh. Chính vì vậy thủy điện chiếm 20% lượng điện của thế giới.

mardi 21 janvier 2020

Trung Quốc dòm ngó sông Mêkông để tìm đường ra Biển Đông

Đập thủy điện Xayaburi có chiều dài 820 mét nằm trên đoạn sông Mêkông chảy qua Lào.
Đăng ngày:


Trên đoạn sông này, Trung Quốc muốn phá đi các ghềnh thác, nạo vét lòng sông cho sâu hơn để cho các tàu chở hàng khổng lồ có thể đi qua, thậm chí cả các chiến hạm. Mục tiêu là nối tỉnh Vân Nam của Trung Quốc với vùng Biển Đông đang bị tranh chấp quyết liệt, bằng cách tăng cường kiểm soát « Mẹ của các dòng sông » - vốn từ cao nguyên Himalaya đổ xuống Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam. 

Với khẩu hiệu « Chia sẻ dòng sông, chia sẻ tương lai », Bắc Kinh biện minh không có ý định bành trướng, khẳng định các công trình lớn của mình chỉ nhằm phát triển bền vững cho dòng sông dài 5.000 kilomet. Nhưng dân địa phương và các nhà bảo vệ môi trường cảnh báo về các dự án nạo vét của Trung Quốc. 

lundi 6 mai 2019

1 triệu loài có nguy cơ tuyệt chủng, ảnh hưởng đến cuộc sống nhân loại

Một loài chim ở Bolivia. Rồi đây loài nào sẽ tồn tại, loài nào tuyệt chủng ???

Đã có một triệu loài động vật, thực vật bị đe dọa tuyệt chủng và nhịp độ này đang tăng lên : thiên nhiên vốn đang nuôi sống nhân loại tiếp tục suy tàn, nếu không « thay đổi sâu sắc » phương thức sản xuất và tiêu thụ của con người. Đó là lời báo động chưa từng thấy từ bản báo cáo của nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc về đa dạng sinh thái (IPBES) được công bố hôm nay 06/05/2019.

Sau ba năm nghiên cứu, 450 chuyên gia cảnh báo là những hành động của con người như phá rừng, canh tác quá mức, lạm sát thủy hải sản, đô thị hóa ồ ạt, khai khoáng, đã khiến cho 75% môi trường sinh thái trên đất liền và 66% trên biển bị tổn hại. Bên cạnh đó là hiện tượng biến đổi khí hậu, nạn ô nhiễm và các loài ngoại lai xâm lấn.

Hậu quả : khoảng 1 triệu trên tổng số 8 triệu loài động vật và thực vật trên Trái Đất hiện nay đứng trước mối đe dọa tuyệt chủng, trong đó có nhiều loài sẽ biến mất trong những thập niên tới.