Affichage des articles dont le libellé est Địa danh. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Địa danh. Afficher tous les articles

vendredi 11 avril 2025

Nguyễn Thông - Rỉ tai Quốc hội sắp họp

Chuyện đang nóng sốt hạng nhất ở xứ này bi giờ không phải là thuế, là ông bà nào bị kỷ luật, ông bà nào sắp vào trung ương (dĩ nhiên là đảng, chứ trung ương hội nuôi ong chẳng hạn thì kể làm gì), thằng DJ đánh vợ... mà là sáp nhập tỉnh/xã.

Bỏ cấp huyện, thôi không bàn, bởi ông Tô Lâm đã quyết rồi, bàn thêm lại mang tiếng chống đối.

Trước hết nói về xã. Cuối năm 2024, xã Thụy Hương quê tôi ở huyện Kiến Thụy (thành phố Hải Phòng) bị sáp nhập với hai xã khác (Đại Hà, Ngũ Đoan), đặt tên mới Kiến Hưng. Nghe cũng tạm. Quốc hội thông qua nghị quyết đàng hoàng. Dân ba xã cũ chưa kịp quen với tên mới, nay nghe đâu lại chuẩn bị tách ra để nhập với mấy xã khác cho hợp xu thế thời đại, còn sẽ mang tên mới gì thì quả thật dân xã đếch biết.

mardi 8 avril 2025

Bùi Chí Vinh – Sài Gòn bất tử

 

Lúc nào tôi cũng gi Sài Gòn

Tôi không gi bng cái tên nào khác

Ai hi tôi sinh ra đâu, tôi nói tôi sinh Bo Sanh Vin Lương Kim Vi, qun Nht

Qun Nht ch không phi qun Nht như thiên h thay đi c tình

lundi 7 avril 2025

Lê Đức Dục – Không khóc mà đau những rộng dài


Vit Nam có trăm sông ra b

Ch sông Qung Tr chu chia hai

Hai mươi năm tri binh đao y

Hương khói dài theo tiếng th dài

Quân khu 4 mình có 6 tnh

Cách mng ln này còn li 5

Nhưng dân 5 tnh ai yên ny

Ch Qung Tr mình li lênh đênh

Tạ Duy Anh – Chỉ xin một cái ngoặc đơn


(Nhân đọc bài của nhà thơ Nguyễn Thành Phong về một sai sót địa lý, xin đưa lại bài viết đã đăng báo)

Mỗi lần đi qua một cây cầu, hầu như tất cả chúng ta đều tò mò muốn biết cây cầu đó bắc qua con sông nào ?

Không giấu gì, tôi cũng thuộc số những người đó.

Là bởi vì, môn địa lý, cả xưa và nay vốn chưa bao giờ được coi trọng (không hiểu vì sao ?). Khiến từ đứa trẻ mới rời ghế nhà trường, đến những người đầu hai thứ tóc, đều cảm thấy nhiều kiến thức về sông ngòi luôn cứ còn là một khoảng rỗng.

jeudi 27 mars 2025

Cù Mai Công – Tên phường xã mới ở TPHCM : Nối cho đúng sau đứt đoạn

 

(Sao không hỏi ý kiến những vị vốn yêu Sài Gòn - Gia Định đến tận cùng với vốn hiểu biết lớn !)

Có lẽ lúc này người Sài Gòn - Gia Định cũ rất vui khi nghe đề xuất của các quận huyện ở TPHCM về tên các phường xã sáp nhập: Đa số lấy tên làng xã cũ, nhiều tên có trước thời Pháp thuộc.

Một vùng đất hơn 300 năm thì những cái tên 200, 300 năm ngỡ đâu chỉ còn trong sử sách, tài liệu, bài viết nghiên cứu Sài Gòn - Gia Định giờ đã trở lại sống động.

Tôi không nói những cái tên ấy hồi sinh vì thực tế dù có thay đổi địa danh, bao năm qua nó vẫn sống - trong truyền miệng, trong lời ăn tiếng nói của người dân, nhất là những người lớn tuổi. Điều đó cho thấy văn hóa, truyền thống không dễ một sớm một chiều mai một.

mercredi 26 mars 2025

Dương Quốc Chính - Đặt tên nhảm


 

Theo luật Doanh nghiệp, thì chỉ một số doanh nghiệp nhà nước mới được gọi là tập đoàn, và khái niệm tập đoàn nó còn to hơn tổng công ty (nhà nước).

Thế là các công ty tư nhân không có cửa được phong làm tập đoàn, họ bèn lách bằng cái đặt tên công ty là công ty Cổ phần Tập đoàn ABC hoặc Tập đoàn ABC - Công ty Cổ phần, gọi tắt là tập đoàn ABC thôi. Oách xà lách nhé!

Từ kinh nghiệm trên, một số tỉnh bị mất tên có thể tham khảo đặt tên phường là, ví dụ như ở thành phố Bắc Kạn: phường Thành phố Bắc Kạn 1, 2... Hoặc oách hơn thì đặt luôn là phường Tỉnh Bắc Kạn. Sau này gọi tắt là tỉnh Bắc Kạn thôi!

Nguyễn Đình Bổn - Giữ lại những tên cổ ở Gò Vấp


Theo dự trù khi bỏ cấp quận, Gò Vấp sẽ gộp lại còn 3 phường là Gò Vấp, Thông Tây Hội và An Nhơn. Đây là những tên cổ có từ thời lập đất. Rất ý nghĩa.

Tôi đề nghị sẵn dịp này cải chính luôn tên Hạnh Thông (gọi sai từ trước năm 1975) thành tên đúng là Hanh Thông. Sửa tên chợ là Hanh Thông Tây.

Người xưa đặt tên Hanh Thông mang nghĩa "hanh" tượng trưng là một khoảng không gian thoáng, rộng, không có vật cản, đặt trong câu chữ thì nó có nghĩa khái quát nhất là sự thông suốt, thuận lợi. Còn “thông” cũng có một ý nghĩa nhàn nhã, thong thả, trôi chảy...

Hà Phan - Địa danh và con số


 

Tên tỉnh sắp sáp nhập thì mới nghe đồn chưa dám bàn, vì loạng quạng ăn phạt 7,5 củ oan ức lắm.

Nhưng tên phường dự kiến ở Thủ Đức thân thương hào sảng nghĩa tình nhà tui ở đó, báo đã đăng mà đặt kiểu Thủ Đức 1 đến 9 nghe hổng lọt tai chút nào!

Ví dụ như Thủ Đức 1 định gom  An Khánh, An Lợi Đông, An Phú, Thảo Điền và Thủ Thiêm vô chung, không còn cái tên Thảo Điền sang chảnh. Ít ra cũng đặt Thủ Thiêm đã đi vào ký ức Sài Gòn bao đời nay. Nói cái ai cũng biết mà dễ nhớ, dễ thương nữa ha bà con!

Võ Khánh Tuyên - Những thành phố buồn


 

Nhớ hồi còn nhỏ đến tận mãi khi đến thiếu niên, tên gọi Thành phố nó "linh thiêng" lắm.

Trong đời sống bình thường, trong phim ảnh, kịch cọt ở miệt trong này...người ta nói mai "lên Thành phố", mốt "vô Thành phố" là chỉ duy nhứt có nghĩa là Saigon-Hồ Chí Minh.

Rồi theo thời gian, thành phố đâu mà lắm thế, như nấm mọc sau mưa, tỉnh thành nào cũng có ít nhứt một thành phố, cá biệt như Bình Dương có tới 5 thành phố. Nhưng hình như ở miền Tây, một thời gian dài người ta vẫn mặc định thành phố là Saigon-HCM, còn những thành phố mới lên thì gọi tên, kiểu: Đi Tân An, đi Long Xuyên, Cao Lãnh...

mardi 25 mars 2025

Lưu Trọng Văn – Gọi tên thế nào thích hợp cho các đơn vị cơ sở ?


1. Các xã gộp lại nên gọi là “tổng” thay vì gọi là xã.

2. Các thành phố, thị xã, cụm phường sắp xếp mới có thể gọi là “đô thị” hay “quận” thay vì “phường.”

Rõ ràng cái áo xã, phường đã quá chật so với cơ cấu địa lý, dân cư mà nó mang.

Cách gọi không nên gò khuôn quá chật. Tùy từng không gian văn hóa, kinh tế mà linh hoạt gọi, để đơn vị cơ sở vẫn phát huy được cái hồn, cái truyền thống của mình.

lundi 24 mars 2025

Song Phan – Sao lại phải xóa tên các tỉnh cũ khi muốn tinh giản bộ máy hành chánh ?

Thấy bà con bàn về nhiều vấn đề rắc rối. Trong đó có vụ xóa tên, đặt tên, thay đổi địa chỉ ... và nhiều hệ lụy khác có thể có, khi thực hiện chủ trương ghép tỉnh để quản lý hành chính, kinh tế.

Ở đây mục đích chính dĩ nhiên là muốn quản lý một cách hiệu quả, tiết kiệm hơn ; chớ không phải để gây xáo trộn, rắc rối không cần thiết. Do đó, sao không nghĩ thoáng ra.

Cứ coi xã, huyện/quận, tỉnh cũ chỉ là những cấp địa lý hay bưu chính thuần túy, thay vì các cấp quản lý hành chánh. Hãy thử để mọi thứ yên như cũ về tên gọi. Muốn gom hai, ba tỉnh lại làm một thì cứ đặt cho đơn vị hành chính mới này một cái tên chẳng hạn như khu [hành chính] thay vì tỉnh.

Ngọc Vinh – Tên tỉnh mới và quê quán của quan lớn


Người dân đang đồn rùm lên rằng, tỉnh nào có người đang làm lớn ở bê cê tê thì được giữ nguyên tên khi sáp nhập, chẳng hạn Hưng Yên và Hà Tĩnh.

Hưng Yên nhập với Thái Bình, lấy tên là Hưng Yên. Thái Bình bị mất tên. Trong khi đó, Hà Tĩnh lúc đầu định nhập với Quảng Bình, cuối cùng lại được giữ nguyên con.

Hưng Yên thì các bạn biết quê ai rồi, còn Hà Tĩnh là quê của ông đương kim thường trực Bộ Chính trị.

samedi 22 mars 2025

Ngọc Vinh – Cẩn thận với sáp nhập


Tôi đồng tình với các ý kiến trên mạng của anh em về chuyện sáp nhập tỉnh thành. Họ đề xuất lãnh đạo đảng và nhà nước xem xét thấu đáo các yếu tố về địa lý, kinh tế và xã hội khi quyết định nhập hai, ba tỉnh thành làm một. Họ không chống lại việc sáp nhập mà chỉ muốn việc sáp nhập hợp lý.

Việc cắt vụn Tây Nguyên nhập với vùng duyên hải làm thành các tỉnh khác nhau, theo họ chưa hẳn là điều tốt.

Gom các tỉnh có núi và có biển làm một cũng chưa phải là điều tối ưu trong phát triển kinh tế.

Võ Khánh Tuyên – Chuyện nhớ nhung

Cuối tuần dông dài chút nha!

Bạn có để ý thấy rằng: Trong mấy bài thơ văn, đặc biệt là các bài hát xưa nay, nếu phải diễn tả chuyện "người yêu cũ" phải sang ngang cùng người khác, thể nào cũng ngầm cái ý rằng: Xót xa cho em phải về với bên ấy, người ấy, chắc không thể nào hạnh phúc, sung sướng và vui vẻ như...bên tui.

Nếu có ngoại lệ, chắc chỉ có trường hợp của Vũ Thành An. Trong Bài không tên cuối cùng, ban đầu ông cũng như vậy:

jeudi 20 mars 2025

Nguyễn Khắc Nhượng – Tản mạn về việc đặt tên cho các tỉnh, thành phố sắp sáp nhập


Nếu sáp nhập tỉnh Quảng Nam hiện tại vào thành phố Đà Nẵng với tên gọi mới là thành phố Đà Nẵng, thì tên gọi Quảng Nam sẽ mất đi.

Các thế hệ về sau dần dà chẳng còn biết gì về địa danh Quảng Nam với lịch sử truyền thống, cũng như tính cách đặc trưng bao đời của người Quảng Nam nữa (tỉ như "Quảng Nam đất học", "Quảng Nam hay cãi"...).

Tương tự như Quảng Nam, nếu tỉnh Bình Định hiện tại sáp nhập vào Gia Lai với tên gọi mới là tỉnh Gia Lai, thì địa danh Bình Định cùng với lịch sử và tính cách con người liên quan đến địa danh này (tỉ như "Bình Định đất võ" với "con gái Bình Định cầm roi đi quyền", "Bình Định của Tây Sơn tam kiệt"...) sẽ mờ xóa dần trong ký ức của các thế hệ về sau.

mercredi 19 mars 2025

Võ Khánh Tuyên – Tên gọi lịch sử


Như vậy đã xác quyết: Việc sáp nhập các Tỉnh vào với nhau sẽ hoàn thành trước 31/08, và từ 1/9/2025 sẽ vận hành chính thức.

Tạm bỏ qua chuyện chi tiết cụ thể tỉnh nào nhập vô tỉnh nào, thấy dân tình bàn và tán chuyện tên tỉnh (mới) nhiều quá.

Và xuất hiện khá nhiều bài viết nghiêm túc, trịnh trọng mang tính cục bộ. Rằng thì là mà không được bỏ tên tỉnh cũ "của tui", nếu bỏ là "sai lầm nghiêm trọng", vì tỉnh cũ mang tính lịch sử từ thời XYZ mấy trăm năm trước. Rồi đủ thứ lý do được viện dẫn.

mardi 18 mars 2025

Dương Quốc Chính – Trả lại tên cho em

Mình thấy việc nhập tỉnh vừa rồi khiến rất nhiều người tâm tư vì nhiều địa phương bị mất tên. Cái tên nhiều khi nó có từ ngàn đời, thành kỷ niệm của đa số dân.

Việc nhập tỉnh mình thấy có hai quy tắc đặt tên tỉnh mới. Trường hợp 1 là dạng M&A, tức là tỉnh to, giàu mạnh, có lịch sử lâu đời hơn, đại khái là nổi trội hơn hẳn tỉnh còn lại, thì được lấy làm tên tỉnh mới, ăn nốt luôn cả tỉnh lỵ. Ví dụ Thái Nguyên ăn luôn Bắc Kạn, coi như xóa sổ tên Bắc Kạn? Tỉnh lỵ cũng ăn nốt. Hay TPHCM "thâu tóm" luôn Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu, ăn cả tên lẫn tỉnh lỵ.

Trường hợp 2, là hai tỉnh tương đối ngang cơ nhau, như Tây Ninh và Long An, thì lấy tên tỉnh mới là Tây Ninh, nhưng tỉnh lỵ ở Long An. Hay Bắc Ninh nhập Bắc Giang thì tên tỉnh là Bắc Ninh nhưng tỉnh lỵ ở Bắc Giang. Đại khái ông mất tên, ông mất vị trí trung tâm, một ông được tiếng, một ông được miếng, được tỉnh lỵ có lẽ ngon hơn được tên.

Hoàng Nguyên Vũ - Tên của quê hương

Một chuyện dở khóc dở cười, ở Quỳnh Lưu, Nghệ An từng sáp nhập hai xã là Quỳnh Đôi và Quỳnh Hậu. Chính quyền muốn cả hai xã đều có phần trong cái tên nên gọi là…Đôi Hậu.

Dĩ nhiên, đó là một cái tên rất xấu và gợi những suy nghĩ thiếu lành mạnh, nên dân tình phản đối. Rồi nếu lấy tên Quỳnh Đôi thì Quỳnh Hậu không chịu, nếu lấy Quỳnh Hậu thì Quỳnh Đôi không ưng vì dẫu sao Quỳnh Đôi là địa danh văn hóa, gắn với biểu tượng Hồ nữ sĩ. Cuối cùng thì chưa thành “đôi”, hồn xã nào xã nấy giữ.

Thế mới thấy, đặt tên không hề dễ dàng. Tên của quê hương, phải gần gũi, phải là những gì đã có và những gì vừa bền vững nhưng lại vừa thể hiện độ lớn mạnh.

Võ Nhật Thủ - Lạm bàn sáp nhập


Mấy ngày ni Facebook cứ như mấy nàng sắp đẻ là cứ quằn quại vụ sáp nhập, đặt tên sắp tới của Quảng Nam - Đà Nẵng.

Với tui, trải nghiệm thay đổi tên nơi quê cha đất tổ thấm rồi. Khi tui sinh ra bốn, năm tuổi tui biết xã tui là Kỳ Bình. Khi đi học biết quận tui là quận Tam Kỳ, tỉnh tui là tỉnh Quảng Tín. Là một học sinh tiểu học ngày đó tui cũng tự hào lắm về tên gọi các cấp của quê mình nhứt là xã Kỳ Bình của tui.

Sau 1975 Kỳ Bình đã cáo chung vì sang trang lịch sử, xã tui đã thay tên đổi họ. Một cái tên họ lạ hoắc lạ hươ, cho đến bi chừ đến người cao niên cũng ko biết nguồn gốc có từ đâu: Tam Thành.

jeudi 6 mars 2025

Phó Đức An - Xin trả lại chiến bào!

Lão đang nằm ở một khách sạn cổ nhất Sài Gòn, khách sạn Continental Saigon ở đường Đồng Khởi, Bến Nghé, Quận 1, xây dựng từ năm 1880 và cảm nhận một luồng thôi thúc lão viết lên bài này. Có lẽ luồng thôi thúc này đến từ những hồn ma của khách sạn vãng lai chốn này, bởi “họ” quá yêu Sài Gòn, quá thích một Sài Gòn hào hoa, phong lưu và sầm uất năm xưa.

Lão đọc được một thông tin trên mạng rằng thành phố Hồ Chí Minh sẽ được trả lại cái tên Sài Gòn sau khi sáp nhập xong. Nếu quả thật như vậy, lão cho rằng sáng suốt vô cùng. Điều này đã làm lão đau đáu trong lòng mỗi khi trở lại thành phố này.

Cái tên thành phố Hồ Chí Minh rất hay, rất ý nghĩa. Để tưởng nhớ vị cha già của dân tộc, Người luôn yêu thương và hướng về miền Nam: