Affichage des articles dont le libellé est Bài chọn lọc. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bài chọn lọc. Afficher tous les articles

jeudi 21 novembre 2024

Nguyễn Đình Bổn - Chơi lớn trước ngày ông Trump nhậm chức!

 

Sau khi Tổng thống Biden cho phép Ukraine dùng ATACMS tấn công lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng "tháo khoán" dù không công khai.

Đây là cảnh một máy bay không người lái đã ghi lại khoảnh khắc tên lửa của Ukraine - được cho là Storm Shadow của Anh - tấn công một trung tâm liên lạc của Nga ở khu vực Kursk.

Ngoài ra Ukraine đã triển khai UAV từ xa để tấn công các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga. Đó là vùng phụ cận Moscow, Novgorod, Rostov, Kursk, Oryol, Belgorod, Tula, Tver, Bryansk, và Smolensk.

Lê Xuân Nghĩa - Lần đầu tiên Nga sử dụng ICBM tấn công Ukraine

 

Truyền thông Ukraine đưa tin rằng đêm qua, lần đầu tiên Nga sử dụng một tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-26, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân phóng từ khu vực Astrakhan tấn công Dnipro, Ukraine.

Lần tấn công này, RS-26 dùng đầu đạn thông thường hoặc không có đầu đạn.

Đồng thời, Nga còn sử dụng một tên lửa đạn đạo trên không Kinzhal, phóng từ một chiếc MiG-31K. Và 7 tên lửa hành trình Kh-101, phóng từ máy bay ném bom chiến lược Tu. Tất cả đều tấn công vào Dnipro.

Võ Khánh Tuyên - Từng bước từng bước thầm ?

 

Dường như là lần đầu tiên, những (cựu) tứ trụ đã bị chính thức xem xét và quyết định kỷ luật.

Nguyên nhân cũng được đề cập khá rõ. Chứ không chỉ là "nhận thức được trách nhiệm trước Đảng, Nhân dân xin thôi giữ chức" nữa.

Lần này thì anh chàng học bài bằng đom đóm, sưu tầm tủ sách cho riêng mình bằng cách...đi mượn bạn bè rồi quên trả Vương Đình Huệ đã bị kỷ luật cảnh cáo.

Lưu Trọng Văn - Hãy bắt đầu cách mạng từ một tỉnh

 

1. “Là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị.”

Tổng bí thư Tô Lâm là lãnh đạo đầu tiên của Việt Nam đã dùng từ “cách mạng” chứ không chỉ cải cách, đổi mới, thay đổi, đột phá ; khi đề cập đến việc tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Tức là bao gồm bộ máy nhà nước, bộ máy đảng cùng các tổ chức hội đoàn quần chúng.

Thái Hạo - Một môn hai thầy!

 

Đó là chuyện cách đây đã vài năm, khi tôi tình cờ gặp con của một người bạn, ngoài học chính khóa, cũng chỉ môn đó, cháu phải đi học thêm hai thầy.

Hỏi vì sao phải học lắm thế, thì được biết rằng, học ở nhà với thầy giáo chủ nhiệm là học để “đủ nghĩa vụ” – nếu không sợ sẽ bị đì. Còn thầy giáo bên ngoài là học để có kiến thức.

Chưa hết, ngoài hai "trận học” như trên, nhà trường còn tổ chức dạy thêm, cũng môn đó. Và gắn cho nó những cái tên trá hình như “phụ đạo”,  “tăng cường”, “bồi dưỡng”, “câu lạc bộ”...

Nguyễn văn Sâm - Nghề Thầy

 

Trong đời đi dạy học, tôi có rất nhiều học trò từ nửa thế kỷ trước như học trò Nguyễn Đình Chiểu Mỹ Tho, Pétrus Ký Saigon hay học trò Văn Khoa, và sau này là lớp học trò nhí của trường Tiểu học bên Mỹ.

Tất cả đến nay tuổi đời suýt soát 60-70, đều đã thành đạt trong cuộc sống. Nếu có rải rác đâu đó những người không thành công thì chắc cũng đã thành nhân, đã sống cuộc đời đàng hoàng tử tế. Tôi luôn tin tưởng vào số học trò ngày xưa của mình, vì họ đã được hưởng một nền tảng giáo dục rất nhân bản trong chế độ cũ.

Nhưng có lẽ nhờ được làm thầy nên ngoài số đông học trò "thứ thiệt - học trò ruột", tôi còn có không ít học trò mà tôi chưa bao giờ dạy họ lần nào, nhưng họ vẫn gọi  tôi bằng thầy với lòng quý mến trong sự giao tiếp.

Nguyên Tống - Chuyện bây giờ mới kể, nhân ngày Hiến chương các Nhà Giáo

 

Mình cũng từng làm thầy giáo, đứng trên bục giảng hẳn hoi chứ không phải là chỉ là “thầy” danh nghĩa mà nhân viên hay gọi đâu nhé.

Khoảng đầu những năm 1990, mình ở Nga về, đi học thêm tiếng Anh buổi tối ở trung tâm của trường Đại học Sư phạm Ngoại ngữ mở. Trung tâm tên gì quên mất rồi, chỉ nhớ là ở Trưởng trung học Tây Sơn, nằm trên phố Trần Nhân Tông đoạn giao với phố Quang Trung, đối diện công viên Lênin (Hà Nội).

Mấy anh bạn mình tốt nghiệp tiếng Anh ra, đang dạy thêm ở đây nên giới thiệu mình đến học. Giáo trình Streamline, tuần ba buổi, học 6 tháng bằng A thì lên B, 6 tháng nữa thì lên C.

Nguyễn Ngọc Chu - Nhớ đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân

 

1. Trong số các đại biểu Quốc hội các Khóa XIII, XIV, XV, có lẽ đại biểu Lê Thanh Vân là một trong những người đóng góp được nhiều ý kiến hữu ích.

Không thể liệt kê hết, nhưng bên tai vẫn văng vẳng lời phát biểu của ông tại các kỳ họp của Quốc Hội. Ông là người đã:

- Kiến nghị hoãn xem xét, thông qua Luật đặc khu để xin ý kiến nhân dân;

Bùi Chí Vinh - Vài lời về nhóm thơ Hồn Trẻ

 

BCV: Năm 11 tuổi tôi bắt đầu có thơ in báo ở các trang thiếu nhi của các nhật báo, tuần báo miền Nam trước giải phóng. Tôi đọc ngốn ngấu cổ văn kim văn, nhai nuốt và tiêu hóa hết kho sách cũ của ba tôi và cậu tôi giấu kín dưới gầm giường.

Ở trường dạy loại thơ gì là tôi thực hành ngay loại thơ đó, kể cả thể loại thơ khó nhất là thơ Đường Luật. Tôi làm thơ Đường bảo đảm có đủ “mạo, thực, luận, kết” với cặp thực và cặp luận đối nhau chan chát. Số lượng thơ đăng báo của tôi cho đến 15 tuổi không dưới vài trăm bài thơ được cắt dán trong sổ hẳn hoi.

Năm học Đệ Lục trường Trần Lục, tôi và hai người bạn cùng lớp là Vũ Hào Hiệp, Ngô Đình Hải dám thành lập “Nhóm Thơ Hồn Trẻ” với những tôn chỉ, mục tiêu, thủ tục kết nạp nhóm viên đăng lên các báo.

Thái Vũ - Tìm cục gạch mùa đông...

 

Mùa lạnh đến rồi bản làng ơi, thư bác gọi dậy vang non sông, kèn chiến công vang dậy khắp hai miền, bác hồ gọi đây là mùa đông đến...

Từ hôm nay, nhiệt độ sẽ luôn dưới 0 độ C, và sẽ thấp dần, cho tới sâu thẳm đông giá khét tiếng của Mid West.

Ở Mid West Bắc Mỹ, người ta quen có bão tuyết, bão lạnh (là luồng không khí rất lạnh từ Bắc Cực thổi qua và dồn vào Mid West, nên gọi là Hub Bắc Cực. Có lúc lạnh tới âm 50 độ C, còi cảnh báo nguy hiểm hụ um sùm). Rồi gió cắt (wind chill), winter storm..., không có các thứ này là họ buồn, họ thấy bất thường.

Liễu Hằng - Mua danh

 

Chuyn rng có kha Chưn Wan

Khôn làm danh li, làng nhàng văn thư

Mt hôm kha khoái làm sư

Xây mình thành tượng đã nư tăng đường

mercredi 20 novembre 2024

Phúc Lai - Viết dài trung bình về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 20/11/2024

 

1. Jeffrey Sachs đã nói láo như thế nào?

Hôm nay lan truyền trên mạng một bài dịch được cho là những ý kiến của Jeffrey Sachs. Có một số điểm khá bố láo, ủng hộ lý do gây ra cuộc chiến xâm lược Ukraine của Putox. Điểm đáng chú ý nhất là, lão ta đưa ra “hai hành động có tính quyết định:”

- Năm 2002, Hoa Kỳ đơn phương rút ra khỏi Hiệp ước Chống Tên lửa Đạn đạo. Đây có thể là một sự kiện quyết định, chưa bao giờ được thảo luận, nhưng trở thành bản lề để Hoa Kỳ bố trí các hệ thống tên lửa ở Đông Âu, điều mà Nga coi rằng là mối đe dọa rõ ràng và trực tiếp.

Lê Xuân Nghĩa - Nga đang cố gắng thuyết phục quốc tế rằng ATACMS chỉ là tin đồn

 

Như vậy, sau khi Ukraine sử dụng đạn tầm xa ATACMS và Storm Shadow tấn công sâu vào lãnh thổ Nga hai ngày nay, lực lượng tuyên giáo trên truyền hình nhà nước Nga tuyệt không đề cập đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân đáp trả - điều mà mới chỉ cách đây một tuần trở về trước họ luôn mồm nói đến.

Thay vào đó, họ đe dọa phá hủy vệ tinh của NATO và Mỹ.

"Chúng tôi có quyền phá hủy các vệ tinh của NATO và thậm chí là các vệ tinh của Mỹ để đáp trả bất kỳ cuộc tấn công nào vào lãnh thổ của chúng tôi. Với mỗi cuộc tấn công, một vệ tinh sẽ bị bắn hạ. Hãy xem liệu họ có thể chịu đựng nổi điều đó không."

Đặng Sơn Duân - Một động thái muộn màng

 

Việc chính quyền Biden cho phép Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS tấn công vào Nga trong những tuần lễ cuối cùng của nhiệm kỳ chỉ là mưu chước thoái thác trách nhiệm nhằm tránh né bản án của lịch sử và công luận. Rằng những sai lầm và sự dè dặt của họ góp phần vào thất bại của Ukraine nếu chẳng may điều này xảy ra.

Câu hỏi đặt ra là tại sao không dỡ bỏ hạn chế sớm hơn? Tuy ATACMS có thể tấn công vào lãnh thổ Nga, nhưng để có thể gây được tổn thất đáng kể cần phải sử dụng số lượng lớn tên lửa để áp đảo hệ thống phòng thủ của Nga. 

Hiện nay kho tên lửa được cung cấp của Ukraine không còn nhiều và phải ưu tiên cho tấn công phòng thủ bên trong lãnh thổ hoặc vùng giáp giới. Đồng thời, phát động tấn công cũng cần sự trợ giúp về kỹ thuật và tình báo của Mỹ.

Nguyễn Đình Bổn - Ông Biden lại làm cái điều mình từng cấm!

 

Mỹ vừa bỏ lệnh cấm gửi mìn chống bộ binh đến Ukraine.

Các loại mìn này có thể được triển khai nhanh chóng và có mục đích làm chậm bước tiến của lực lượng mặt đất, giúp Ukraine phòng thủ trước các cuộc tiến công của Nga tại Ukraine.

Các loại APL do Hoa Kỳ cung cấp khác với hàng nghìn loại mìn mà Nga đang sử dụng tại Ukraine ở chỗ chúng "không bền". Nghĩa là chúng trở nên trơ sau một khoảng thời gian được thiết lập trước, thường là từ bốn giờ đến hai tuần.

Võ Khánh Tuyên - Một người đi...người Hà Nội khóc thương

 

Tối 18/11/2024, Đài Truyền hình Kỹ thuật Số VTC kết hợp cùng một trung tâm tổ chức đêm chung kết Giọng ca vàng Boléro 2024 ngay tại Thủ Đô Hà Nội.

Kết quả cuối cùng: Quán quân cuộc thi là cô giáo dạy Âm nhạc đến từ Hà Nội Quỳnh Hà đã đoạt giải với nhạc phẩm Một Người Đi của Nhạc sĩ Mai Châu, sáng tác tại Saigon năm 1967.

Trong phần dự thi của Cô giáo Quỳnh Hà, có diễn viên múa minh họa mặc quân phục Giải Phóng Quân, trong khi nguyên mẫu của Một Người Đi hoàn toàn ngược lại.

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 20.11.2024

1. "Giao quyền tuyển dụng cho ngành giáo dục để tháo 'nút thắt' thừa, thiếu giáo viên"- Hehe nhà cháu dăm lần đề xuất rồi, và may mắn, ý kiến quốc hội trùng với nhà cháu. May thế chứ lị. Nó buồn cười bao năm ai cũng thấy mà như là... không thấy.

Nhân 20/11 năm nay nhà cháu xin kính chúc tất cả các thầy cô giáo mạnh khỏe yêu đời yêu trò và hạnh phúc, được phụ huynh yêu hihi. Nhà cháu cũng nhận vào lời chúc từ học trò mình, và cũng nhắn tin chúc mừng cô giáo cấp 2 của nhà cháu và được cô gọi lại nói chuyện.

2. "Đại biểu muốn đường sắt cao tốc kéo dài từ Lạng Sơn đến mũi Cà Mau"- Ngay và luôn đi ạ, tiếc gì đoạn nữa hihi.

Lê Học Lãnh Vân - Bụi đen giấy trắng

Sau năm 1975, tình Thầy Trò Miền Nam bị cơn bão ập tới

Đồng lương đủ nuôi vợ con thành đồng lương chết đói

Bốc lột tàn nhẫn tấm lòng, công sức Thầy Cô

Thầy Cô không còn làm chủ học đường, lớp học,

            Chỉ là cây roi trong tay kẻ có quyền

            Thầy Cô mất vai trò giáo dục

Nguyễn Văn Tuấn - Nên lấy ngày nào làm Ngày Nhà Giáo Việt Nam ?

 

Hôm nay (20/11) là Ngày Nhà Giáo Việt Nam. Nhưng lịch sử của ngày này thì có vẻ chẳng liên quan gì đến nhà giáo Việt Nam.

Năm 1949, ở Warszawa (Ba Lan). Một hội nghị của Tổ chức "Word Federation of Teachers Unions", viết tắt theo tiếng Pháp là FISE (có thể dịch là Liên Đoàn Nhà Giáo Thế Giới) diễn ra [1].

FISE công bố một tuyên ngôn nhan đề "Hiến Chương Nhà Giáo". Bản hiến chương đó có nội dung đấu tranh chống nền giáo dục tư sản và xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, đồng thời bảo vệ quyền lợi của nhà giáo xã hội chủ nghĩa.

Nguyễn Đình Bổn - Không hề có nghề cao quý nhất!

 

Ngày 20.11, là ngày "Nhà giáo Việt Nam", một số báo chí, bạn Facebook lại trích lời ông Phạm Văn Đồng: “Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý".

Thực ra, nếu bỏ qua những tính toán chính trị và phô trương, tôi cho rằng trên bình diện quốc gia có một ngày để suy ngẫm, hàm ơn về người Thầy (ở nghĩa rộng) trong cuộc đời của mỗi con người là cần thiết.

Nhưng làm gì có cái nghề nào cao quý hơn nghề nào?