Affichage des articles dont le libellé est Pháp thuộc. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Pháp thuộc. Afficher tous les articles

mardi 19 novembre 2024

Dương Quốc Chính - Bức tranh ở Đại học Đông Dương

 

Ở giảng đường lớn của Đại học Dược và khoa Hóa Đại học Khoa học Tự nhiên (hai đơn vị đang sử dụng Đại học Đông Dương cũ) có một bức tranh tường lớn nhất Việt Nam.

Tranh có diện tích tới 77 m2, cao 7 m dài 11 m, vẽ sơn dầu lên vải và dán lên bức tường cong. Nhưng bức tranh hiện có là bản phục chế. Thấy bảo bị hư hỏng do thời tiết, nhưng mình cho là bị phá đúng hơn!

Nội dung bức tranh là hình ảnh một người đàn bà biểu tượng cho bà mẹ trí tuệ tay cầm quyển sách, đang "giáo hóa cho chúng sinh" bao gồm tất tật cả Tây lẫn ta ở bên dưới, có cả bốn vị Toàn quyền Đông Dương và quan lại, dân chúng người Việt.

dimanche 17 novembre 2024

Trịnh Đình Sĩ - Pâté-Chaud

 

Trong tiếng Pháp, hai từ làm tựa bài chỉ có nghĩa rất đơn giản là “pa-tê nóng”, nếu phân tích từ theo từ, đúng cách. Nhưng nếu đọc chúng lên theo góc nhìn ăn uống, chắc chắn đó là một món ngon quá quen mà người Pháp đã đem nó tới nước ta từ tám mươi đời!

Trong một bài trước, tôi đã giải thích, bánh croissant gốc không phải do người Pháp sáng tạo, mà là người Áo. Người Pháp chỉ có công phát triển nó thành phong phú như bây giờ, khi croissant theo chân một bà hoàng Áo sang Pháp làm bậc mẫu nghi hồi thế kỷ 17. Pa-tê-sô lại không thế.

Danh từ giống đực trong tiếng Pháp - "pâté" - khi kết hợp với "chaud”, đã thành tên của một món bánh Tạc nóng - "tarte-chaud” nhưng không có hình dạng tròn và dẹp, mà là khối tròn trên lòng bàn tay, viền răng cưa - mãi từ thời kỳ Đông Dương. Đó cũng là cách gọi tên món ăn này tương tự, ngay tại Pháp cùng thời điểm dù bánh đã ra đời rất lâu trước đó.

samedi 21 septembre 2024

Trần Huỳnh Duy Thức - Lời chào đầu tiên

Kính thưa quý đồng bào thân yêu,

Cuối cùng tôi đã trở về trong vòng tay yêu thương của gia đình, bạn bè, thân hữu và đồng bào thân yêu, những người đã che chở và chia sẻ với tôi những năm tháng gian truân và hào hùng của quãng thời gian dài gần 16 năm qua.

Dù cách trở tù đày, tôi vẫn luôn cảm nhận sự đồng cảm và tiếp sức của mọi người thông qua sự quảng bá rộng rãi các bài viết của tôi từ nhà tù, đặc biệt sự ủng hộ đồng lòng những cuộc tuyệt thực mang thông điệp quan trọng của tôi.

Nhân đây, tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm quý báu ấy của bè bạn trong và ngoài nước, nhất là các cơ quan đại diện ngoại giao Hoa Kỳ, EU, Đức, Pháp, Úc và Canada, các tổ chức quốc tế bảo vệ nhân quyền, các hãng truyền thông và báo chí hải ngoại cũng như quốc tế.

mercredi 11 septembre 2024

Nguyễn Đức Hạnh – Cây xanh thời xã hội chủ nghĩa và thực dân đế quốc

Một vòng qua những phố xưa

Xem "tàn dư Pháp" bây giờ ra sao?

Chiều qua tranh thủ trời ngớt mưa, tôi quyết định đi một vòng qua những con phố chính mà thời Pháp thuộc họ đã trồng cây, để xem hậu quả của cơn bão Yagi nó thế nào. Qua quan sát thực tế tận nơi, thì xin báo cáo với bà con thế này:

1- Vòng quanh hồ Hoàn Kiếm & tượng đài Lý Thái Tổ:

vendredi 6 septembre 2024

Lê Nguyễn - Tổ chức thành phố Sài Gòn thời Pháp thuộc (1)


Ngày 17.02.1859 đánh dấu bước xâm lược đầu tiên của thực dân Pháp tại Sài Gòn, mở đường cho những bước xâm lược kế tiếp trên toàn cõi Việt Nam.

Mười giờ sáng ngày hôm ấy, họ lấy xong thành Gia Định. Tuy nhiên, do chưa đủ lực lượng để tổ chức canh phòng, mặt khác sợ triều đình Huế lợi dụng việc thiếu quân Pháp tại Đà Nẵng mà đánh úp nơi này, Phó Đô đốc Pháp Rigault de Genouilly cho rút phần lớn binh lính từ Sài Gòn về Đà Nẵng, chỉ để lại một ít hải quân và bộ binh (đó là lý do khiến cụ Nguyễn Tri Phương có thể lập đồn Chí Hòa dễ dàng).

Hai năm sau, ngày 24.2.1861, Pháp thực sự chiếm hữu Sài Gòn sau trận đánh ác liệt tại đồn Chí Hòa. Đến ngày 23.03.1862 thì cả ba tỉnh miền Đông Nam kỳ đã lọt vào tay Pháp.

mercredi 5 juin 2024

Cù Mai Công - Nhiêu Lộc – Thị Nghè là rạch không phải kênh

Ngôn ngữ tiếng Việt, tức từ ăn nói (ngôn) đến chữ viết (ngữ), phân biệt rất rõ: sông, suối, khe, ngòi, lũng, rạch… là dòng chảy tự nhiên; kinh/kênh, mương, cống, rãnh… là dòng chảy nhân tạo.

Từ xưa tới ít nhất đầu thập niên 1990, tức sau 1975 gần hai chục năm, ăn nói lẫn văn bản, bản đồ đều ghi rõ Nhiêu Lộc, Thị Nghè, Văn Thánh… này kia là rạch; Tẻ, Đôi, Hàng Bàng… này nọ là kinh. (Hai con rạch Nhiêu Lộc, Thị Nghè qua nơi nào có khi còn mang tên - không chính thức - nơi đó như rạch cầu Kiệu, rạch Trương Minh Giảng, rạch Ông Tạ…).

Ngay khi mới tới miền Nam, người Pháp đã nhận ra ngay việc phân định này của người Việt, đều gọi và ghi rõ trên các bản đồ: rạch là arroyo, kinh là canal.

lundi 15 avril 2024

Nguyễn Thông - Đường sắt


Vụ sập hầm đường xe lửa (đường sắt, hỏa xa) chui qua đèo Cả khiến mạch giao thông này bị tê liệt, ách tắc đã mấy hôm nay, và chưa biết sẽ còn tắc tới khi nào, nói lên điều gì?

Một nước dài thoòng như nước ta, cả 3.000 cây số, thì đường sắt liên vận là quan trọng nhất, kinh tế nhất. Chính vì thế người Pháp đã bắt tay làm đường sắt ngay sau khi đã tạm ổn định cuộc chinh phục. Những đoạn đường, tuyến đường cuối cùng họ làm cũng đã có tuổi cả thế kỷ. Đường sắt là thứ công trình kỳ vĩ số 1 mà người Pháp đã xây dựng và để lại cho xứ An Nam. Nói chính xác, không có "thực dân Pháp" thì không có đường sắt Việt Nam.

Vậy nhưng, sau khi đánh đuổi được đế quốc to Pháp, người cộng sản hầu như chỉ biết tiếp thu sử dụng sản phẩm có sẵn ấy, khai thác triệt để, chứ không làm thay đổi, phát triển được bao nhiêu.

dimanche 31 mars 2024

Nguyễn Thông - Lễ Phục Sinh và nhà thờ

 

Điều đầu tiên cần tỏ bày, rằng kiến thức của tôi về đạo Thiên chúa, Ki tô giáo… rất lơ mơ ít ỏi.

Một kẻ vô thần, lại lớn lên và trưởng thành ở miền Bắc trước năm 1975, chỉ được nhồi nhét chủ nghĩa Mác - Lê Nin vô thần. Tận mắt chứng kiến những nhà thờ bị đập phá, đọc nhiều sách viết bậy bạ về nhà thờ, về các đức cha, linh mục (như Đống rác cũ của Nguyễn Công Hoan, Bão biển của Chu Văn, Xung đột của Nguyễn Khải…). Nghe những câu xàm xí về Đức Chúa và hang đá.

Thấy những người có đạo bị hắt hủi, thậm chí bị công khai gạch tên, loại bỏ khỏi danh sách này nọ (không kết nạp đoàn, kết nạp đảng, không bổ nhiệm làm lãnh đạo), khi khai lý lịch trong mục “Tôn giáo” nếu ghi “không” sẽ được coi là ưu điểm… Thì làm sao có thể hiểu sâu biết kỹ về các tôn giáo. Đầu óc cả đám bị đổ bê tông bởi câu loạn xằng của Các Mác ông tổ cộng sản “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.

dimanche 7 janvier 2024

Trương Nhân Tuấn - Phản biện bài “Gọi tên gì cho cuộc chiến Việt Nam-Campuchia 1979” ?

 

Trên RFA có bài phỏng vấn giáo sư (GS) Vũ Tường bên Mỹ về chủ đề “Gọi tên gì cho cuộc chiến Việt Nam-Campuchia 1979 ?”.

Theo nhận xét của tôi thì bài này có (rất) nhiều sự kiện cần được bàn luận lại. Hiện thời trong nước có rất nhiều sử gia, nhiều nhân chứng “có tham dự” cuộc chiến Việt Nam-Campuchia. Dĩ nhiên họ rất thông thạo về cuộc chiến này. Hy vọng họ sẽ lên tiếng để “rộng đường dư luận”.

Cá nhân tôi, “chuyên gia nghiệp dư về biên giới và lãnh thổ”, cũng có một số kiến thức về cuộc chiến. Việt Nam gọi cuộc chiến này là “Chiến tranh biên giới Tây Nam”. Một số học giả quốc tế gọi đây là “chiến tranh ủy nhiệm". Khmer Đỏ đánh Việt Nam là đánh cho Trung Quốc. Việt Nam lấy danh nghĩa “tự vệ chính đáng” nhưng khi đánh qua Campuchia là đánh cho Liên Xô.

vendredi 3 novembre 2023

Dương Quốc Chính - Việt Minh gồm những ai ?

 

Khi Cách mạng tháng Tám nổ ra ở Sài Gòn, ông Trần Văn Đôn cùng em rể là Lê Văn Kim, xin tòng quân theo Việt Minh và khai là cựu quân nhân. Cán bộ hỏi hai ông này đang có cấp bậc gì? Cả hai đều khai là quan một (sau này gọi là thiếu úy -DQC). Cán bộ thắc mắc:

- Sao nhỏ vậy mà đã là quan một?

- Vì chúng tôi học trường võ bị sĩ quan ra.

- Sao được học trường võ bị?

- Vì chúng tôi là dân Tây (quốc tịch Pháp - DQC).

Thế là cả hai bị mắng nhiếc là Việt gian và đuổi đi.

vendredi 7 juillet 2023

Nguyễn Thông - Chuyện dạy văn học văn (4)

 

Cuộc sống luôn vận động và biến đổi, tại sao môn văn trong nhà trường xã hội chủ nghĩa lại ì ra, giống như nửa thế kỷ trước?

Không nhất thiết cứ phải thay đổi hết, có những tác phẩm hay vẫn cần giữ lại, những bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương, Tre Việt Nam, truyện ngắn Một lần tới thủ đô, Lặng lẽ Sa Pa... chẳng hạn.

Nhưng những thứ quá cũ kỹ, nhất thời như Vợ nhặt, Tắt đèn, Thư nhà, Hòn đất, Sống như anh, Bất khuất, Nhật ký trong tù, thơ Tố Hữu, Xuân Diệu... thì nên đưa vào bảo tàng được rồi. Cũng như bài “Lê nin trong hiệu cắt tóc” vậy, chỉ hợp với lứa tuổi sinh ra trước 1975, chứ bắt bọn trẻ bây giờ học, chúng nuốt làm sao trôi.

vendredi 16 juin 2023

Phạm Đình Trọng - Tiếng súng Cư Kuin, Đak Lak

 

1.   Đất nước thanh bình mà trong một đêm yên tĩnh rạng sáng 11 tháng Sáu năm 2023, hàng chục người dân da đen cháy vì quanh năm trần lưng phát rẫy, làm nương bỗng tập hợp thành hai nhóm mang súng đạn cùng lúc lao vào tấn công trụ sở công an hai xã trong huyện Cư Kuin, tỉnh Đak Lak.

Họ giết chết chín người gồm bốn sĩ quan công an, hai cán bộ xã và ba người dân, bắn bị thương hai sĩ quan công an khác là sự việc vô cùng nghiêm trọng.

Nửa đêm khuya khoắt, ba người dân chết ở chỗ nổ súng tấn công chính quyền, chắc chắn không phải dân làm rẫy, chỉ có thể là nhân viên làm việc ở trụ sở công quyền bị tấn công. Nếu vậy, chín người chết đều là viên chức nhà nước.

jeudi 18 mai 2023

Dương Quốc Chính - Cách gọi tên mỗi miền

 

Gần đây mình đọc sách thấy các dịch giả hầu như dịch sai cách gọi mỗi miền ở Việt Nam, toàn dùng từ "Bộ" là cách gọi bây giờ. Ví dụ "Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Bộ", rất buồn cười.

Dịch chuẩn thì phải dùng từ cho đúng theo từng giai đoạn lịch sử.

Minh Mạng đặt tên Nam Kỳ và Bắc Kỳ (không có Trung Kỳ), không phải Pháp đặt. Pháp nó đặt theo tiếng Pháp cơ, không việc gì phải nhục với chữ đó mà lảng tránh. Thời Pháp thuộc thì tên chính thức ba miền là: Tonkin (Bắc Kỳ), Annam (Trung Kỳ), Cochinchine (Nam Kỳ). Nam Kỳ có thống đốc, Trung Kỳ có khâm sứ, Bắc Kỳ có thống sứ đứng đầu. Tất cả đều là người Pháp.

mardi 28 mars 2023

Lê Huyền Ái Mỹ - Chuyện “lợi ích mười năm” !

 

Sợ cái nắng oi bức nhiệt đới nên người Pháp khi vừa đặt chân đến Sài Gòn, trong những phác thảo đầu tiên về một lõi đô thị họ đã cho trồng cây rất dày, cứ 5 mét trồng 1 cây, dọc theo vệ đường. Me, xoài, sao, bàng, rồi cả phượng.

Một thời gian, thấy phượng tán lá thưa, không đủ che mát nên thay phượng bằng me, rễ cây bàng ăn vô cả vỉa hè, trái rụng làm dơ đường nên cũng bị hạ. Nhưng họ không hạ một lúc mà mỗi năm thay một phần sáu số cây trên mỗi con đường; họ trồng thay thế bằng nhiều loại cây, như trên đường Catinat - Đồng Khởi ngày nay chẳng hạn, tạo bóng mát quanh năm.

Và, tất nhiên hơn trăm năm trước, đụng vô mỗi cái cây người ta cũng cãi nhau ghê lắm. Biên bản của các phiên họp Hội đồng thành phố Sài Gòn ghi lại không sót, mà trong cơn dùng dằng, phe “chặt cây” thường thua cuộc.

jeudi 23 mars 2023

Nguyễn Thông - Hài

 

Những điều mà xứ khác không dám làm hoặc không làm được thì xứ An Nam ta giải quyết trong chớp mắt. Nói như bộ trưởng 4T thì "ta làm những thứ các nước không thể bắt chước".

Vụ thả mấy cô xách cả chục ký ma túy "do không có cơ sở" dù bị bắt quả tang là một ví dụ.

Sân khấu của mấy anh nghệ sĩ hài chưa là gì cả, bởi đời thực còn hài hơn nhiều, gấp tỉ lần.

samedi 18 juin 2022

Trần Trung Đạo - Không ai trong số họ đã hô "Việt Nam Quốc Dân Đảng Muôn Năm"

 

Ngày 25 tháng 12, 1927 là ngày thành lập Việt Nam Quốc Dân Đảng, một tổ chức chính trị quy tụ đông đảo người Việt yêu nước với chủ trương “Làm một cuộc cách mạng quốc gia, dùng võ lực đánh đổ chế độ thực dân phong kiến, để lập nên một nước Việt Nam Độc lập Cộng hòa.”

Hội nghị đại biểu toàn quốc ngày 26 tháng 1,1930 quyết định cuộc khởi nghĩa cả nước sẽ nổ ra vào đêm 9 rạng ngày 10 tháng 2, 1930. Tuy nhiên, vì gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức và Pháp có thể đã biết ngày nổi dậy, đảng trưởng Nguyễn Thái Học quyết định dời ngày khởi nghĩa sang đến 15 tháng 2, 1930.

Nhiều nơi không nhận được tin nên vẫn bắt đầu vào đêm 9 tháng 2 hay như trường hợp Nguyễn Khắc Nhu chỉ huy cuộc khởi nghĩa ở Hưng Hóa và Lâm Thao vẫn quyết định tiến hành.

lundi 19 avril 2021

Nguyễn Gia Việt - Gạc Măng Rê trong tâm thức người Miền Nam


Có bước qua năm tháng chất chồng mới thấy nhớ ngày xưa, thèm những gì mình không còn nữa, những gì thân quen yêu mến gần gũi, muốn quay về khoảnh khắc thương yêu đó.

Nhiều khi bâng quơ nói với mấy đứa sanh sau năm 1995 vầy: "Nè tụi bây, giờ tụi bây đi đâu cũng đụng đồ nhựa, đồ mủ. Xưa xài toàn đồ nhôm, đồ sành, đồ gỗ nó an toàn và có hồn lắm". Nó trợn mắt "Dzậy hả anh? Mà xưa em chưa đẻ ra mừ".

Có thể nói, mấy đứa sau này thiệt thòi, thời hiện đại cái gì cũng tủ lạnh, máy lạnh, máy giặt. Kêu ngồi thử giặt hai cái áo bằng tay nó khóc rột rẹt như phi tần bị đày đi viễn xứ vậy.

samedi 20 mars 2021

Nguyễn Thông - Đường sắt cho Đồng bằng sông Cửu Long


Thời Pháp cai trị, người Pháp đã có công mở đường sắt xuyên Việt. Dù người cộng sản bảo rằng nó (Pháp) chả tốt đẹp gì, chỉ cốt để vận chuyển tài nguyên khai thác thuộc địa và vũ khí đàn áp phong trào cách mạng) nhưng rõ ràng lợi ích xã hội dân sinh cực kỳ to lớn.

Đường sắt ấy đã kéo dài đến Đà Lạt (cao nguyên), vào tận Mỹ Tho (Nam Bộ) và còn có thể dài hơn nữa nếu...

Sau năm 1955, bởi lý do chiến tranh và sự cạnh tranh của xe đò, chính quyền Sài Gòn đã dẹp, ngưng sử dụng hai tuyến đường sắt đó, thật đáng tiếc. Tuy nhiên, họ vẫn có ý thức để lại đường ray chứ không bóc đi.

jeudi 8 octobre 2020

Nguyễn Thông - Nền giáo dục thụt lùi


 

Thỉnh thoảng dư luận xã hội lại rộ lên những chuyện về giáo dục, đủ mọi buồn vui, nhiều điều cười ra nước mắt.

Nào quan chức quản lý giáo dục chẳng khác chi bụt đất, lúng ta lúng túng trong chiếc áo cơ chế, không có cách nào đột phá, thay đổi được những trì trệ hủ bại đã tồn tại suốt mấy chục năm. Nào trường không ra trường, lớp chả ra lớp, thầy chẳng ra thầy, trò cũng không ra trò.

Nào thi cử lằng nhằng tốn công tốn của mà tiêu cực vẫn hoàn tiêu cực. Nào chương trình lạc hậu, sách giáo khoa độc quyền bòn rút túi tiền dân, giáo sư tiến sĩ giấy nhiều như lợn con vẫn chẳng nên cơm cháo gì… Bao nhiêu thứ xám xịt bôi lem bôi luốc bộ mặt giáo dục nước nhà, kéo dài hơn nửa thế kỷ.

lundi 17 août 2020

Dương Quốc Chính - Ải Nam Quan và thác Bản Giốc



Theo Đại Nam Nhất Thống Chí thì vào thời nhà Nguyễn, lãnh thổ nước ta đến giáp Trấn Nam Quan. Trấn Nam Quan là công trình thuộc về đất nhà Thanh, nhưng đó chính là cửa khẩu. Ngày nay, Hữu Nghị quan, tức cửa khẩu, đã lùi vào đất Việt Nam vài trăm mét.

Tương tự vậy, thác Bản Giốc vào thời nhà Nguyễn thì thuộc về nước ta, nhưng bây giờ thuộc về Trung Quốc một nửa. 

Việc phân chia này không phải hoàn toàn do nhà nước cộng sản Việt Nam để mất cho Trung Quốc. Thực ra việc phân giới cắm mốc giữa Việt Nam và các nước lân bang, gồm cả Lào, Cam, Trung Quốc đều dựa trên phân chia vào thời Pháp thuộc, chứ không dựa vào biên giới trước đó.