Affichage des articles dont le libellé est Địa chính trị. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Địa chính trị. Afficher tous les articles

vendredi 8 novembre 2024

Phúc Lai - Viết ngắn về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 08/11/2024

Hôm qua có một người bạn tôi theo dõi tình hình, nói một nhận xét rằng: Thấy Nga có vẻ cũng im lìm về việc ông Trump trúng cử Tổng thống Hoa Kỳ. Ý anh ấy là chưa thấy hào hứng lắm. Điều này có vẻ đúng.

Ngay sau khi có kết quả bầu cử, tôi nhận được mấy đề nghị viết bài về vấn đề này. Tất nhiên là trong tương quan của nó với cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine, chứ những khía cạnh khác nhất là kinh tế, nhập cư… tôi không có biết.

Vậy câu hỏi ở đây là, tại sao vẫn có những lo ngại về việc ông này lên làm Tổng thống Hoa Kỳ từ phía những người ủng hộ Ukraine?

mardi 24 septembre 2024

Trần Trung Đạo - Nguồn gốc khẩu hiệu "chung vận mệnh"

 

Khi Việt Nam chịu đựng cơn bão Yagi, một người bạn Facebook hỏi tôi về khái niệm và cũng là khẩu hiệu Chung Vận Mệnh.

Trung Cộng chẳng những không giúp đỡ nạn nhân như các quốc gia khác, mà còn tính xả lũ tối đa các đập thủy điện. Việt Nam “đề nghị” kịp thời nên“Trung Quốc giảm khối lượng xả tối đa từ 250 m3/s thành 200 m3/s”, chứ không phải là không xả (VnExpress 11/09/2024) . 

Trước cơn bão khá lâu, tôi có giải thích khái niệm gọi là “chung vận mệnh” này trong buổi thảo luận “bàn tròn” trên đài VOA.

lundi 23 septembre 2024

Nguyễn Hồng Lam - Giác thư tan rã

 

Trong quan hệ chính trị ngoại giao, chỉ có duy nhất một điều không thể thay đổi được theo thời gian và mục đích, đó là địa chính trị.

Tối 20/09, lúc 22:43, trên trang Fresh News, trong mục Breaking có một tin không nhiều người chú ý nhưng rất đáng chú ý, nhan đề: "Cambodia Decides to End Its Participation in the CLV-DTA: Foreign Ministry" (Campuchia quyết định chấm dứt hợp tác trong CLV - DTA).

Theo đó, Campuchia đã chính thức thông báo đến Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn: quốc gia này chính thức rút khỏi cơ chế hợp tác cấp cao tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam (Cambodia-Laos-Viet Nam Development Triangle Area /CLV - DTA).

dimanche 10 septembre 2023

Dương Quốc Chính - Vì sao Việt-Mỹ nâng cấp quan hệ ngoại giao ?

 

Đọc qua báo mạng mấy hôm nay thấy rộn ràng chuyện chuẩn bị đón tổng thống Mỹ, nhưng đọc cũng chỉ thấy rộn ràng hoan hỉ, chả biết tại sao!

Tối qua đài VOA cũng có buổi thảo luận về đề tài này. Phóng viên có nhắc tới chuyện này. Nhưng câu trả lời của các chuyên gia dường như không rõ ràng. Đặc biệt là câu hỏi: Liệu cuộc chiến Ukraine có liên quan tới mối quan hệ này không? Có người bảo là không liên quan, Việt Nam không theo bên này để chống bên kia. Có người bảo không liên quan lắm.

Vậy tại sao hai nước lại nâng cấp quan hệ?

vendredi 25 août 2023

Ngô Nhân Dụng - BRICS đối đầu với Mỹ?

 

Hai đề tài quan trọng nhất trong hội nghị BRICS là mở rộng để thâu nhận các thành viên mới, và giảm bớt vai trò chế ngự của đô la Mỹ. Hội nghị không đưa ra một quyết định nào cả.

BRICS ghép các chữ đầu trong tên gọi Brazil, Russia (Nga), India (Ấn Độ), China (Trung Quốc) và South Africa (Cộng Hòa Nam Phi), gồm 40% dân số cả thế giới và 26 phần trăm Tổng Sản Lượng toàn cầu. Lãnh tụ năm nước mới tập họp ở Johannesburg, Nam Phi trong ba ngày, gồm Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva (B), Thủ tướng Narendra Modi (I), Chủ tịch Tập Cận Bình (C), Tổng thống Cyril Ramaphosa (S). Đại diện Nga (R) là Ngoại trưởng Sergei Lavrov.

Tổng thống Vladimir Putin không có mặt vì ông đã bị Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) kết tội diệt chủng ở Ukraine. Chính phủ Nam Phi, một thành viên của ICC, vì bổn phận sẽ phải bắt giam ông theo nguyên tắc. Ông Putin đã gửi một video chào mừng, trong đó ông kết án Mỹ và khối NATO gây ra cuộc chiến Ukraine – một điều không ai tin.

dimanche 7 mai 2023

Dương Quốc Chính - Canh bạc tất tay của Trung cộng

 

Trận Điện Biên Phủ chấn động địa cầu lâu nay người Việt, thậm chí cả Tây, vẫn nghĩ là sự thần thánh của đạo quân chân đất Việt Minh. Nhưng thực ra nó là đó là một canh bạc lớn của Trung cộng, họ phải dồn nguồn lực vào đó, hỗ trợ bằng được ông em (về tuổi tác còn là ông anh) Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để đánh thắng Pháp.

Bởi vì, Trung cộng từ khi hình thành bốn năm trước vẫn mang tiếng là thổ phỉ đi lên, dạng khởi nghĩa nông dân cướp chính quyền của giới tinh hoa Quốc dân đảng. Chính danh chả có, không phải đánh đổ thực dân, phong kiến gì cả. Nên chẳng có vai trò trong mắt quốc tế.

Để khuếch trương thanh thế, tỏ ra một nước lớn, sau cả trăm năm bị coi là Đông Á bệnh phu, bị Tây, Nhật ức hiếp, Trung cộng bắt buộc phải "xuất khẩu cách mạng" sang Bắc Triều Tiên và Bắc Việt Nam. Đem làn sóng đỏ lan ra các nước lân bang, cũng chính là vùng đệm (thuộc quốc) cũ của Trung Quốc. Bề ngoài thì coi là tình hữu nghị vô sản cùng xây dựng thế giới đại đồng, nhưng bản chất là Trung cộng muốn vợt lại thuộc địa cũ.

samedi 25 mars 2023

Nguyễn Ngọc Chu - Vài điều về ván cờ địa chính trị Nga-Trung

 

Những ngày vừa qua, các chính khách và truyền thông thế giới dồn tai mắt về Matxcova, nơi cặp đôi Putin-Tập Cận Bình khởi se mối quan hệ địa chính trị thập kỷ, hướng đến năm 2030. Mối quan hệ địa chính trị được ông Putin ngợi ca là không giới hạn, ở đỉnh cao chưa bao giờ có, và du dương nữa là đang bước vào kỷ nguyên mới.

Nhưng nhìn lại lịch sử thì biết mối “ duyên tình” Nga – Trung mà ông Putin và ông Tập Cận Bình vừa se sẽ đi đến đâu.

Lịch sử đã cho thấy mối quan hệ Nga-Trung là mối quan hệ đối thủ cạnh tranh thôn tính. Đó là hai quốc gia có cùng chung truyền thống lấn chiếm bành trướng. Là hai quốc gia cùng có mục tiêu bá chủ toàn cầu. Bởi vậy, các nước có cùng chung biên giới với Nga và Trung luôn là nạn nhân của họ ròng rã trong nhiều thế kỷ.

dimanche 21 août 2022

Đặng Sơn Duân - Con gái kẻ cực hữu Nga chết trong vụ nổ bí ẩn

 

Darya Dugina, con gái của kẻ cực hữu người Nga Aleksandr Dugin thiệt mạng trong một vụ cài bom xe hơi ở ngoại ô Moscow tối qua.

Vụ ám sát này nhiều khả năng nhắm vào Aleksandr Dugin, người được cho là có nhiều ảnh hưởng đối với tham vọng khôi phục Đế chế Nga của Putin mà cuộc xâm lược Ukraine là một phần của giấc mơ phát xít này.

Hiện chưa rõ ai là thủ phạm. Phe cực hữu Nga cáo buộc các đặc vụ Ukraine đã tiến hành vụ ám sát và hô hào trả thù mà không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào.

mardi 28 juin 2022

« Chiếc áo mới » thân Nga của các nước không liên kết


Đăng ngày:

Tác giả Nicolas Baverez trên Le Point tuần này nói về « Những bộ áo mới không liên kết ». Nhiếu quốc gia mới trỗi dậy từ lâu vẫn cho là « không liên kết », nay xích gần lại với Nga - một mối nguy lớn cho các nền dân chủ. 

Cuộc xâm lăng Ukraina không chỉ đánh dấu sự quay lại của chiến tranh ở châu Âu và sự đối đầu trực diện giữa các chế độ dân chủ với độc tài. Trước cuộc chiến tranh lạnh mới giữa phương Tây và nước Nga của Vladimir Putin được Trung Quốc của Tập Cận Bình hòa giọng, các nước đang phát triển từ chối chọn bên.

Tiêu biểu là Ấn Độ đã vắng mặt trong cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc và không áp dụng trừng phạt đối với Nga. Thổ Nhĩ Kỳ có thái độ tương tự dù là thành viên NATO, chỉ hành động vì lợi ích của mình. Ả Rập Xê Út tuy bị Hoa Kỳ làm áp lực vẫn không chịu tăng sản lượng để giảm giá dầu.

dimanche 12 juin 2022

Lúa mì Ukraina, con tin trong cuộc xâm lăng của Nga


Đăng ngày:

Đến lượt lúa mì thành vũ khí của Putin

Sau khí đốt, đến lúa mì. Khi đồng nhiệm Sénégal Macky Sall, kiêm chủ tịch Liên hiệp Châu Phi bày tỏ nỗi lo của một châu lục đang bị khủng hoảng lương thực đe dọa, tổng thống Nga Vladimir Putin nói « không có vấn đề gì ». Le Monde ghi nhận cuộc gặp diễn ra tại Sotchi, thành phố bên bờ Hắc Hải, nơi mà hồi tháng 10/2019 hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi đã được tổ chức. Ba năm sau, ngũ cốc trở thành chiếc chìa khóa của « quyền lực mềm » Nga, một sức mạnh chưa từng có và là vũ khí ngoại giao chủ chốt, khi sản lượng toàn thế giới chỉ có 774 triệu tấn trong năm 2022.

Bắc Kinh tăng ảnh hưởng ở Thái Bình Dương và Balkan, Nga mất vị trí tại Trung Á


Đăng ngày:

Thắng thầu nhờ giá rẻ, công nhân đưa từ Trung Quốc sang

vendredi 10 juin 2022

Nguyễn Quang Dy - Tác động của bàn cờ Ukraine sau 100 ngày

 

(Boxitvn 10/06/2022) Nga xâm lược Ukraine đã làm cho nhiều người Việt bị sốc, vì Việt Nam có quan hệ tốt với cả Nga và Ukraine.

Khi Nga đã trở thành kẻ xâm lược và tội đồ quốc tế thì Việt Nam khó duy trì cân bằng với cả hai bên, tuy Nga vẫn là nước cung cấp vũ khí chủ yếu để răn đe Trung Quốc. Trong khi đó, bàn cờ Ukraine đang làm đảo lộn trật tự thế giới.

Sau hơn hai năm vật lộn với đại dịch corona, các nước phải làm quen và chung sống với một thế giới “hậu Covid”. Nay chiến tranh Ukraine đã vượt qua 100 ngày, các nước cũng phải làm quen và chung sống với một thế giới “hậu Ukraine” và “hậu Putin”. Đó là một thế giới biến đổi khó lường, “trong một kỷ nguyên hoàn toàn mới” (Henry Kissinger).

mardi 15 mars 2022

Nguyễn Đình Bổn - Sự cay đắng của một đất nước nhỏ mà không tự cường

 

Khi Trung cộng chiếm Hoàng Sa, hàng không mẫu hạm Mỹ vẫn đang ở Biển Đông và Việt Nam Cộng Hòa vẫn là đồng minh của Mỹ.

Khi Trung cộng chiếm Gạc Ma, đồng minh Liên Xô đang đồn trú tại Cam Ranh cách đó không xa với lực lượng hùng hậu.

Nhưng cả hai cường quốc này làm ngơ, bởi những thỏa thuận trên bàn cờ quốc tế của họ.

dimanche 27 février 2022

Lâm Bình Duy Nhiên – Suy nghĩ vụn vặt về một cuộc xâm lược


(NCTG 6/02/2022) “Dường như dân tộc này đang chiến đấu không chỉ dành lại Tự do cho chính họ. Đâu đó, người Ukraine còn chiến đấu cho những giá trị phổ quát của Châu Âu và của nhân loại” - suy nghĩ của tác giả Lâm Bình Duy Nhiên từ Lausanne, Thụy Sĩ.

Ngày nghỉ Đông cuối cùng, tôi cố tình ghé thăm một nhà hàng Ukraine duy nhất tại Lausanne.

Đó là một nhà hàng rất nhỏ, không xa nhà lắm. Hai vợ chồng Ihor, Maryna và chị Svetlana là những người chủ. Họ chỉ mới sang Lausanne từ năm 2016 để làm việc cho một tập đoàn thuốc lá nổi tiếng. Sau khi vợ sinh con gái, Ihor quyết định mở nhà hàng. “Một giấc mơ của anh ta”, Maryna nói. Với Svetlana là bếp trưởng, nhà hàng nhỏ bé này trở nên một địa chỉ quen thuộc, không chỉ cho cộng đồng người Ukraine, mà còn cho tất cả những ai muốn khám phá ẩm thực của Ukraine.

mercredi 23 février 2022

Phiên Ngung - Việt Nam và biến động Ukraine!

Thế là Putin, chỉ một ngày sau khi Thế vận hội Bắc Kinh bế mạc, đã ra lịnh cho quân đội Nga chính thức tiến vào Ukraine.

Thật ra, Putin đã điều quân đến biên giới Ukraine cả 8 tháng nay, từ tháng Tư 2021, nhưng mãi đến cuối năm ngoái thì thế giới mới lo sợ hiểm họa Putin sẽ tấn công Ukraine.

Ukraine dù mong muốn được gia nhập NATO để được bảo vệ khỏi sự gây hấn và xâm lăng từ Nga, nhưng NATO cứ lần lữa không biết có nên chấp nhận tư cách hội viên của Ukraine hay không, vì áp lực và lo sợ phản ứng từ Nga. Cái thế tiến thoái lưỡng nan này là mối họa mà Ukraine đang phải gánh chịu.

lundi 14 février 2022

Nguyễn Quang Dy - Những thách thức năm Nhâm Dần

 

Tết Canh Tý 2020, trời đột nhiên có sấm chớp mưa rào và mưa đá ngay trước giao thừa như báo hiệu điềm dữ: dịch sắp đến. Tết Nhâm Dần 2022, thời tiết thuận hòa như báo hiệu điềm lành: dịch sắp hết. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu bất thường (La Nina), tuy người ta hy vọng vào điềm lành (thiên thời), nhưng vẫn cảnh giác với điềm dữ, như nguy cơ tại Biển Đông (địa không lợi) và các vụ bê bối làm lòng người bất an (nhân không hòa).

Thế giới vẫn bất ổn

Có thể nói trong thế kỷ 20, hầu hết loài người “sống trong sợ hãi” (Living in Fear) hoặc “sống trong những năm tháng nguy hiểm” (the Year of Living Dangerously), như đầu đề một bộ phim do Mel Gibson thủ vai chính. Nhưng trong hai năm đầu của thập niên thứ hai của thế kỷ 21, thế giới vẫn bất ổn. “Kỷ nguyên Bất ổn” (the Age of Uncertainty) như đang lặp lại. Nói cách khác, “trật tự thế giới đang bị đảo lộn” (the world order in disorder).

Dương Quốc Chính - Trông người mà ngẫm đến ta


Hai cặp Nga-Ukraine và Trung Quốc- Việt Nam là gần giống nhau về mối quan hệ lịch sử, địa chính trị và dân tộc. Tất nhiên có tương đồng và có dị biệt, nhưng theo dõi quan hệ của cặp này có thể luận về cặp kia. Nhất là quan điểm, đánh giá của cặp này về cặp kia cũng cho thấy tương lai của chính họ.

Vì thế nếu xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra thì các nhà báo quốc tế sẽ rất thích hỏi quan điểm của Việt Nam và Trung Quốc về vấn đề này. Và cách trả lời của mỗi nước cũng sẽ phải hết sức thận trọng. Vậy sự tương đồng và dị biệt đó là gì?

Sự tương đồng

Nguồn gốc dân tộc Nga và Ukraine có sự gần gũi, đều là dân Slav Đông còn Trung Quốc và Việt Nam thì là dân Mongoloid. Cả hai cặp đều có mối tương đồng về chủng tộc và văn hóa.

lundi 7 février 2022

Tạ Duy Anh - Bàn cờ thế cuộc


(Vài ý nghĩ lan man đầu năm)

Từ năm 1957, trong cuốn “Chính đề Việt Nam”, của Tùng Phong (nghe nói là bút danh của ông Ngô Đình Nhu) tác giả đã đưa ra tiên đoán trước sau nước Nga cũng sẽ quay lại châu Âu, như trở về đại gia đình văn hóa của mình.

Năm 1991, điều này đã xảy ra.

Nhưng 30 năm sau, dưới thời Putin, nước Nga lại phải tìm đến Trung Quốc, kẻ thù lịch sử của mình, bằng thái độ nhún nhường, cầu cạnh của kẻ dưới. Thực sự thì Nga đang dung dưỡng một con hổ luôn đói mồi ngay trong nhà. Giới tinh hoa của nước Nga sẽ khó mà nuốt trôi viên thuốc đắng này.

dimanche 5 décembre 2021

EU : ‘Global Gateway’ đối đầu với « Con đường tơ lụa mới » Trung Quốc

 

Phương Tây tố cáo Trung Quốc làm cho các quốc gia mới nổi ngập trong nợ nần, duy trì tham nhũng, không tôn trọng nhân quyền, phá hoại môi trường với các dự án « Con đường tơ lụa mới », nhằm phục vụ cho mưu đồ bành trướng. Để đối phó, Liên hiệp Châu Âu tung ra chương trình «Global Gateway » với 300 tỉ euro, hứa hẹn minh bạch, công bằng.

 

Kế hoạch của Liên hiệp Châu Âu nhằm đối phó với « Con đường tơ lụa mới » của Trung Quốc, áp lực quân sự Nga lên Ukraina, khủng hoảng di dân, các ứng cử viên tổng thống Pháp tìm kiếm nguồn tài chính cho cuộc đua. Đó là các chủ đề chính của báo Pháp hôm nay 02/12/2021.

Minh bạch và công bằng, không tạo ra lệ thuộc

samedi 12 juin 2021

Chiến tranh lạnh mới Mỹ-Trung-Nga và nguồn gốc Covid


Đăng ngày:

Tuần báo L’Express dùng màu đỏ làm nền với lá cờ Trung Quốc ở phía trên, góc phải là các nhà nghiên cứu trong bộ đồ bảo hộ của, góc trái là một ngôi chợ ở Hoa lục, với dòng tựa « Rò rỉ từ phòng thí nghiệm hay lây nhiễm từ loài vật ? Đi tìm nguồn gốc con virus ».


Courrier International đăng hình vẽ ông Joe Biden trong bộ áo đuôi tôm đang khiêu vũ, một chân mắc vào Tập Cận Bình mặc chiếc áo khoác dạ hội đỏ, chân kia đưa về phía Vladimir Putin trong trang phục nhạc công, chạy tít « Ngoại giao : Cuộc khiêu vũ của các đế chế ». Trang bìa tuần san L’Obs chia làm hai mảng, phần màu xanh có chân dung tổng thống Mỹ, phần màu đỏ là ảnh chủ tịch Trung Quốc và tổng thống Nga đang bên nhau, với dòng tựa « Trung Quốc-Nga-Hoa Kỳ : Cuộc chiến tranh lạnh mới ».