Affichage des articles dont le libellé est Kiến nghị. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Kiến nghị. Afficher tous les articles

vendredi 27 mai 2022

Nguyễn Ngọc Chu - Vài suy nghĩ về phim Trung Quốc trên khung giờ vàng của VTV

Dân ta phải biết sử ta…

TRUYỀN HÌNH VÀ HỌC SỬ

Học sử qua phim ảnh trên truyền hình là phương thức hữu hiệu thuộc hàng bậc nhất. Lo lắng thay, phim dã sử nước ngoài đang thống trị trong các khung giờ vàng của truyền hình nước ta.

Nhân    luận  đang  quan  tâm đến vấn  đề học sử,  xin  đăng bức thư dưới đây để rõ thêm vai  trò  của  truyền  hình  trong  dạy    học  sử. Bức thư được gửi đi ngày 15/10/2021, và đã nhận được phản hồi tích cực. Nhưng tiếc thay, chưa ghi nhận được sự thay đổi nào trên thực tế. Phim dã sử nước ngoài vẫn tiếp tục thống trị trong các khung giờ vàng của truyền hình nước ta.

mercredi 30 mars 2022

Kim Van Chinh - Độc tài Putin trong cơn điên loạn

 

Putin đã ký sắc lệnh trục xuất khỏi Ủy ban Khoa học thuộc Hội đồng An ninh Liên bang Nga bốn nhà khoa học, những người đã ký vào một bức thư yêu cầu phải chấm dứt chiến tranh ở Ukraine.

Đó là các nhà khoa học : Alexei Gromyko, Alexander Nikitin, Alexander Panov và Sergei Rogov.

Theo tài liệu, Aleksey Gromyko là Giám đốc Viện Châu Âu của Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Alexander Nikitin, Giám đốc Trung tâm An ninh Châu Âu-Đại Tây Dương của MGIMO. Alexander Panov, Nhà nghiên cứu Viện Hoa Kỳ và Canada của Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Và Sergey Rogov, là Giám đốc Khoa học của Viện Hoa Kỳ và Canada thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga. Cả bốn đã bị loại bỏ khỏi Hội đồng.

mardi 15 mars 2022

Nguyên thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Đình Bin kiến nghị xây tượng đài và tôn vinh 75 tử sĩ Hoàng Sa


ĐỜI ĐỜI BIẾT ƠN CÁC LIỆT SĨ GẠC MA VÀ CÁC NGƯỜI CON ĐÃ ANH DŨNG CHIẾN ĐẤU, HY SINH ĐỂ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO THIÊNG LIÊNG CỦA TỔ QUỐC!

Ngày 14-3-2022,  là kỷ niệm 34 năm 64 sĩ quan và chiến sĩ anh hùng của Hải quân Nhân dân Việt Nam anh hùng đã anh dũng hy sinh chống lại quân Trung Quốc xâm lược đến đánh chiếm đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của nước ta (14-3-1988 ).

Hơn 14 năm trước đó, ngày 19-1- 1974, 75 sĩ quan và binh sĩ của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa cũng đã hy sinh tại cuộc hải chiến Hoàng Sa chống lại cũng quân Trung Quốc xâm lược đến đánh chiếm nốt phần phía Đông quần đảo này của nước ta mà họ đã đánh chiếm một phần năm 1956.

Đến nay, như đã biết, “Tượng đài kỷ niệm các Liệt sĩ Gạc Ma” đã được xây dựng và hoàn thành ở Cam Ranh.

samedi 27 novembre 2021

Ngô Đình Thẩm – Thư gửi chú Nguyễn Xuân Diện và các nhân sĩ trí thức vì đất nước

 

Xin chào chú Nguyễn Xuân Diện,

Cháu chính là người thanh niên ở Sài Gòn đã cầm tấm biểu ngữ phản đối Trung Quốc xâm lược lãnh hải Việt Nam và đứng bất động hướng về Lãnh sự quán Trung Quốc ở góc ngã tư đường Phạm Ngọc Thạch – Nguyễn Thị Minh Khai buổi trưa ngày Chủ Nhật 05 tháng 06 năm 2011 vừa rồi.

Trước tiên, cháu xin lỗi chú vì sẽ không nói rõ danh tánh, tên tuổi của mình khi viết thư này gửi chú. Hy vọng là qua cách xưng hô, chú hiểu rằng cháu hoàn toàn tôn trọng chú một cách đúng mực.

Và sở dĩ cháu không nêu tên tuổi của mình chỉ là để muốn tất cả mọi người (kể cả các nhân viên an ninh, công an đã làm việc với cháu) hiểu rằng cháu đã đi biểu tình chống Trung Quốc xâm lược và đã làm một hành động “không giống ai” đó không phải để gây tiếng vang hay tạo dấu ấn cá nhân gì cả như một số nhân viên an ninh đã cho là như thế.

mercredi 28 juillet 2021

Lưu Trọng Văn -Từ cái chết của con gái kiến trúc sư Ngô Viết Thụ


Gã đọc được thư gửi bí thư Nguyễn Văn Nên của ông Đoàn Ngọc Hải - chứng kiến cái chết của con gái kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, em gái kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn.

Do quá đau lòng nên không đưa bức thư đó lên facebook của mình.

Tuy vậy gã đã gửi bức thư ấy cho một người có mối quan hệ gần gũi với nhiều vị lãnh đạo cùng lời nhắn: cái chết do thiếu phương tiện cấp cứu của con gái kiến trúc sư nổi tiếng, người thiết kế Dinh Độc Lập chứng tỏ có sự quá tải của hệ thống y tế Sài Gòn.

mardi 27 juillet 2021

Võ Xuân Sơn - Đề xuất thêm một lần nữa


Kính gởi ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TPHCM.

Đọc báo Tuổi Trẻ, thấy ông phát biểu “chúng ta xin nhân dân lượng thứ”. Thực tình thì tôi không hiểu lắm khi ông sử dụng đại từ “chúng ta”. Tuy nhiên, qua cách mô tả của Báo Tuổi Trẻ, thì đây là một phát biểu chân thành. Và tôi cảm động vì điều đó.

Mặc dù chưa có quan chức nào như ông nói theo cách như vậy, nhưng tôi cho rằng, nói vẫn dễ hơn thực hiện. Cái mà nhân dân mong muốn, là những người nắm chính sách phải thấy được thực tế, và đưa ra những quyết sách mang lại kết quả thực sự. Nếu thực tâm, ông có thể tìm thấy đề xuất của tôi cách đây một tuần ở Sở Y tế TPHCM (tôi không rõ nó có được chuyển đến văn phòng của ông không).

lundi 25 janvier 2021

Phan Thế Hải - Nguyễn Đình Lộc và “Kiến nghị 72”


Sáng sớm mở máy, biết tin cụ Nguyễn Đình Lộc qua đời, cụ ra đi trước khi đảng khai mạc Đại hội XIII. Ở tuổi 86, chuyện ra đi là không lạ, nhưng với cụ Nguyễn Đình Lộc lại khiến nhiều người tiếc nuối.

Tên tuổi của Nguyễn Đình Lộc gắn chặt với nền tư pháp nước nhà, một nền tư pháp còi cọc, chậm lớn bởi vô số những rào cản chính trị khiến nó khó phát triển.

Với tôi, cụ Lộc vừa là đồng hương, vừa là một chuyên gia pháp luật uyên bác nên đã có không ít lần được trò chuyện với cụ. Trong những lần ấy, cụ bày tỏ những trăn trở về một nền pháp quyền còn non trẻ thường xuyên bị lấn chiếm.

mercredi 30 décembre 2020

Lưu Trọng Văn - Cần giúp công dân ở Thái Lan và Myanmar có nhu cầu về nước tránh dịch


 Kiến nghị khẩn gửi thủ tướng !

Thái Lan và Myanmar đang là vùng dịch covid phát triển nhanh và rộng. Chắc chắn sẽ tạo biến động mạnh đối với người Việt Nam làm việc và sinh sống ở đó.

Dẫn tới, làn sóng trở về nước bằng mọi cách, trong đó tệ hại nhất là nhập cảnh lậu.

mardi 8 décembre 2020

Việt Nam : RSF mở chiến dịch đòi tự do cho nhà báo Phạm Đoan Trang


Đăng ngày:

Phạm Đoan Trang, đồng sáng lập viên các trang web thông tin Luật Khoa và TheVietnamese, đã bị bắt tại nhà ở Sài Gòn vào đêm 06 rạng sáng 07/10/2020. Bị cáo buộc « tuyên truyền chống nhà nước », blogger này có nguy cơ lãnh án đến 20 năm tù. Trong bản kiến nghị, RSF đòi trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho nhà báo vốn đã được tổ chức này tặng giải thưởng tự do báo chí năm 2019.

Ông Daniel Bastard, phụ trách châu Á-Thái Bình Dương của RSF, tuyên bố : « Với lòng can đảm và hào hiệp, Phạm Đoan Trang là một biểu tượng của cuộc đấu tranh vì thông tin khả tín và độc lập cho người Việt. Ký vào kiến nghị đòi trả tự do cho blogger này là tham gia ủng hộ tự do báo chí, trong một đất nước mà mọi phương tiện truyền thông đều bị cơ quan tuyên truyền của đảng Cộng Sản kiểm soát nghiêm ngặt, đồng thời chứng tỏ tình liên đới với xã hội dân sự Việt Nam đang hoạt động rất sôi nổi dù bị Nhà nước kiểm soát».

dimanche 20 septembre 2020

Lưu Trọng Văn - Phó Đức Phương và bản kiến nghị về đường cao tốc Bắc-Nam


Ông từ Trường Sa về, đau đáu chuyện Biển Đông và chuyện cộng sản Tàu từng giây phút chống phá đất nước mình.

Đêm ngồi bên cây đàn piano chỉ muốn dập ào ạt bão tố. Phó Đức Phương, dòng dõi Phó Đức Chính anh hùng cùng Nguyễn Thái Học là vậy đó.

Cũng đêm, ông gọi cho gã. Tớ gứi cậu bản kiến nghị đến lãnh đạo Đất nước ngăn ngay không cho bọn Tàu cộng làm đường cao tốc Bắc-Nam. Phải chặn bàn tay lũ quỷ ấy lại. Ra Trường Sa về, đêm không ngủ được, tức ói máu.

samedi 19 septembre 2020

Vụ Đồng Tâm : Dư luận phản ứng mạnh mẽ trước bản án nặng nề


Đăng ngày:

Kiến nghị ký tên nhóm « Công dân hành động » đã thu thập được trên 2.500 chữ ký, « cực lực phản đối bản án bất công » về sự kiện diễn ra vào rạng sáng 09/01/2020 tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm. Theo đó, hàng loạt vấn đề đã bị Hội đồng xét xử bỏ qua. 

Trước hết là tính chất pháp lý của thửa đất 59 hecta tranh chấp tại Đồng Sênh chưa được làm rõ là đất nông nghiệp hay đất quốc phòng. Thứ hai, về tội danh « chống người thi hành công vụ », cơ sở pháp lý nào để lực lượng công an tiến vào Đồng Tâm trong đêm, cấp nào ra quyết định và ai thi hành ?

mercredi 27 mai 2020

Luật sư của Hồ Duy Hải gửi kiến nghị tới Công an Long An, nội dung gì?


Tòa nhà nơi xảy ra án mạng, bỏ hoang đã lâu. Ảnh Hoàng Điệp/TT

(TT 27/05/2020) Ngày 27-5, luật sư Trần Hồng Phong, người tham gia hỗ trợ gia đình tử tù Hồ Duy Hải kêu oan, tiếp tục có đơn kiến nghị gửi giám đốc Công an tỉnh Long An đề nghị giải thích một số nội dung mà luật sư mới phát hiện.

Ngày 27-5, luật sư Trần Hồng Phong, người tham gia hỗ trợ gia đình tử tù Hồ Duy Hải kêu oan, tiếp tục có đơn kiến nghị gửi đến giám đốc Công an tỉnh Long An để đề nghị giải thích.

Ông Phong cũng gửi thư đến bộ trưởng Bộ Công an, viện trưởng Viện KSND tối cao và Ủy ban Tư pháp của Quốc hội để cung cấp thêm thông tin về vụ án Hồ Duy Hải mà ông Phong mới thu thập được.

Có 2 thanh niên đến Bưu điện Cầu Voi buổi tối xảy ra án mạng?

dimanche 1 décembre 2019

Cù Mai Công - 11 vị kiến nghị không nên «chém vè»


Mười một vị kiến nghị loại bỏ tên hai vị Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes nên thẳng thắn đối thoại với dư luận, không nên « chém vè » !

(Đây là thước đo khí tiết của kẻ sĩ - nhà trí thức, nhà khoa học, nhà nghiên cứu thật sự! Đặc biệt là "đội trưởng" đội bóng 11 người nhưng lại "bỏ bóng đá người": PGS.TS Lê Cung, Trường ĐH Sư phạm Huế).

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Trường ĐH Khoa học Huế) cho biết mình bị ghi tên khống vào bản kiến nghị loại bỏ tên hai giáo sĩ Francisco de Pina và Alexandre de Rhodes ra khỏi danh sách đặt tên đường, trường học ở Đà Nẵng. 

mercredi 21 août 2019

Lời kêu gọi chống Trung Quốc xâm lược



LỜI KÊU GỌI CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC,
 KHỞI KIỆN TRUNG QUỐC GÂY HẤN, XÂM CHIẾM BIỂN ĐẢO CỦA VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG
(Cập nhật đợt 4, tổng cộng 10 tổ chức, 499 cá nhân ký tên)

Thôn tính, biến Việt Nam thành chư hầu, khu tự trị… là chủ trương hàng ngàn năm của bành trướng Đại Hán. Hiện nay Trung Quốc thực hiện ý đồ đó với Việt Nam thông qua chiêu bài ru ngủ: BỐN TỐT, MƯỜI SÁU CHỮ VÀNG, VÌ ĐẠI CỤC. 

Họa mất nước và nô lệ Trung Quốc Đại Hán, man rợ, độc ác đã là hiện thực từng ngày, từng giờ. Mất đất, mất biển, mất đảo, tài nguyên bị cướp đoạt, môi trường sống bị đầu độc, đưa người Trung Quốc xâm nhp và cư trú bất hợp pháp khắp cả nước không còn là cá biệt. Thủ đoạn xâm lăng Việt Nam của bành trướng đại Hán có khi đưa hàng chục vạn quân tràn sang, có khi chọn chỗ hiễm yếu kiểu tằm ăn dâu như biên giới, Hoàng Sa, Trường Sa hay bãi Tư Chính hiện nay.

Trong tình hình đó, các quan chức cao cấp Việt Nam liên tục sang làm việc với Trung Quốc nhưng không hề có một lời tuyên bố phản đối nào cụ thể. Thậm chí Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam còn ca ngợi sự hợp tác nhân dân, quân đội hai nước. Người dân lên tiếng phê phán, phản đối lại bị bắt bớ, hành hung, bỏ tù với tội danh gây rối, phản động, chống phá tình hữu nghị, đảng, nhà nước…

lundi 27 mai 2019

Kiến nghị gửi Quốc hội



Chúng tôi, những cử tri quan tâm đến hiện tình đất nước, qua đài truyền hình, biết được chương trình nghị sự Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV, kiến nghị với Quốc hội mấy vấn đề sau đây:

1. Trước phiên họp này, báo và đài đã đưa tin dồn dập vể ba cuộc họp do ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chủ trì. Tại đó ông Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước đã nên lên những câu hỏi lớn liên quan đến vận mệnh đất nước và đời sống của toàn dân như:

            - Có nên ‘xóa bỏ’ thành phần kinh tế nhà nước hay không? 
- Đổi mới chính trị có phải là đổi mới chế độ chính trị không?
- Có cần phải sửa đổi điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam hay không?

vendredi 22 mars 2019

Brexit: Châu Âu cho Anh quốc cơ hội cuối cùng để ra đi trong trật tự

EU - Anh: Tình nghĩa đôi ta chỉ thế thôi ?

Các nhà lãnh đạo 27 nước châu Âu tối qua 21/03/2019 đã đưa ra hai chọn lựa về thời điểm hoãn Brexit, và thủ tướng Anh Theresa May đã chấp nhận.

Nếu Nghị viện Anh tuần tới thông qua thỏa thuận Brexit mà thủ tướng Anh đã ký hồi tháng 11 với Liên hiệp Châu Âu, thì thời điểm Anh ra khỏi Liên Âu sẽ được dời đến ngày 22/5 (thay vì 29/03). Còn nếu lại bác bỏ văn bản nói trên, thì hạn chót cho Luân Đôn là ngày 12/04 để quyết định có tham gia bầu cử Nghị viện Châu Âu hay không. Từ Bruxelles, thông tín viên Anissa El Jabri tường thuật :

« Lần này thì không còn có lối thoát nào khác. Một cố vấn của điện Elysée đã nói như thế về việc dời lại thời điểm chia tay với nước Anh. Đối với Paris, đó là một cách để đưa lại quả bóng về phần sân của Luân Đôn. Không việc gì phải đóng vai trò trọng tài trong cuộc khủng hoảng chính trị của Anh quốc. 

dimanche 17 février 2019

Thư của 100 nhân sĩ, trí thức, nhà hoạt động xã hội và tổ chức xã hội dân sự người Việt gửi Tổng thống Mỹ Donald Trump




Thư của 100 nhân sĩ, trí thức, nhà hoạt động xã hội và tổ chức xã hội dân sự người Việt gửi Tổng thống Mỹ Donald Trump nhân dịp ông tới Hà Nội dự họp Thượng đỉnh Mỹ - Triều 

Kính thưa Ngài Donald Trump, Tổng thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ

Trước hết, chúng tôi, những nhân sĩ trí thức và nhà hoạt động xã hội người Việt yêu đất nước mình, yêu tự do dân chủ và hòa bình, xin nhiệt liệt hoan nghênh sự có mặt của Ngài tại Hà Nội trong cuộc họp Thượng đỉnh Mỹ-Triều ngày 27 và 28 tháng 2 năm 2019 sắp tới. Chúng tôi thành tâm cầu chúc, đồng thời tin tưởng vào sự thành công của cuộc gặp gỡ tối quan trọng đối với việc phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên, đảm bảo nền hòa bình vững bền cho khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và thế giới, mà Ngài đóng vai trò dẫn dắt trong tư cách người đứng đầu quốc gia hùng mạnh nhất và tiên tiến nhất.

vendredi 4 janvier 2019

Thư gửi Ngài António Guiterres Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc




Một phiên họp của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Letter to The Honorable António Guiterres, Secretary-General of The United Nations

Hà Nội, ngày 1 tháng 1 năm 2019
Kính gửi Ngài António Guiterres
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc
405 East 42nd Street
New York, NY 10017

Thưa Ngài,

Nhân kỷ niệm 100 năm bản Yêu sách của người dân Annam (tháng 6/1919) – tài liệu được soạn bởi một nhóm người Việt Nam yêu nước, ký tên Nguyễn Ái Quấc và gửi tới Hội nghị Versailles của những nước thắng trận trong Thế chiến Thứ Nhất, họp ở Paris nước Pháp – chúng tôi chân thành đề nghị Ngài giúp cho Yêu sách 2019 đính kèm của chúng tôi được sự chú ý của các thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc.

Thưa Ngài,

Ngài có thể hỏi vì sao người Việt Nam, sau khi đã giành được độc lập và thống nhất hoàn toàn vào năm 1975, giờ đây lại yêu cầu thế giới biết đến kiến nghị và khát vọng từ 100 năm trước của mình? Một kiến nghị có thể bị lu mờ vì Bản Yêu sách chưa bao giờ có cơ may được đưa đến tay Tổng thống Woodrow Wilson.

mercredi 19 décembre 2018

YÊU SÁCH TÁM ĐIỂM NĂM 2019 CỦA NGƯỜI DÂN VIỆT NAM



Kính gửi:

      -     Ban lãnh đạo Nhà nước Việt Nam (Ông/Bà Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam)

Đồng kính gửi:

     -    Toàn thể nhân dân Việt Nam và người Việt sống ở nước ngoài

     -    Ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc

     -    Các cơ quan ngoại giao quốc tế tại Việt Nam

Kính thưa quý vị,

Một trăm năm trước, năm 1919, một bản “Yêu sách của dân tộc An Nam” (Revendications du Peuple Annamite) do một nhóm người Việt Nam yêu nước soạn thảo và ký tên là Nguyễn Ái Quấc được gửi đến Hội nghị các nước thắng trận trong thế chiến thứ nhất (1914-1918), họp tại cung điện Versailles, Paris, Pháp.

Bản yêu sách gồm tám điểm sau:

YÊU CẦU CẢI THIỆN CHẾ ĐỘ GIAM GIỮ PHẠM NHÂN



          Kính gửi: Thủ tướng chính phủ

                 Theo pháp luật Việt Nam, người phạm tội hình sự gồm rất nhiều thành phần: Những người bất đồng chính kiến, yêu cầu thực hiện dân chủ (phần lớn là các trí thức): những kẻ cướp của giết người: những kẻ đâm thuê, chém mướn: những kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài sản người khác: những kẻ tham nhũng: những kẻ cố ý làm trái: lại có người vô ý gây chết người…họ mang rất nhiều tội danh khác nhau.

       Nhà nước đã ban hành nhiều quy định pháp luật để giam giữ từng loại phạm nhân một cách thích hợp, như: