Affichage des articles dont le libellé est Ukraina. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Ukraina. Afficher tous les articles

jeudi 21 novembre 2024

Nguyễn Đình Bổn - Chơi lớn trước ngày ông Trump nhậm chức!

 

Sau khi Tổng thống Biden cho phép Ukraine dùng ATACMS tấn công lãnh thổ Nga, Anh và Pháp cũng "tháo khoán" dù không công khai.

Đây là cảnh một máy bay không người lái đã ghi lại khoảnh khắc tên lửa của Ukraine - được cho là Storm Shadow của Anh - tấn công một trung tâm liên lạc của Nga ở khu vực Kursk.

Ngoài ra Ukraine đã triển khai UAV từ xa để tấn công các mục tiêu sâu bên trong lãnh thổ Nga. Đó là vùng phụ cận Moscow, Novgorod, Rostov, Kursk, Oryol, Belgorod, Tula, Tver, Bryansk, và Smolensk.

Lê Xuân Nghĩa - Lần đầu tiên Nga sử dụng ICBM tấn công Ukraine

 

Truyền thông Ukraine đưa tin rằng đêm qua, lần đầu tiên Nga sử dụng một tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-26, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân phóng từ khu vực Astrakhan tấn công Dnipro, Ukraine.

Lần tấn công này, RS-26 dùng đầu đạn thông thường hoặc không có đầu đạn.

Đồng thời, Nga còn sử dụng một tên lửa đạn đạo trên không Kinzhal, phóng từ một chiếc MiG-31K. Và 7 tên lửa hành trình Kh-101, phóng từ máy bay ném bom chiến lược Tu. Tất cả đều tấn công vào Dnipro.

mercredi 20 novembre 2024

Phúc Lai - Viết dài trung bình về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 20/11/2024

 

1. Jeffrey Sachs đã nói láo như thế nào?

Hôm nay lan truyền trên mạng một bài dịch được cho là những ý kiến của Jeffrey Sachs. Có một số điểm khá bố láo, ủng hộ lý do gây ra cuộc chiến xâm lược Ukraine của Putox. Điểm đáng chú ý nhất là, lão ta đưa ra “hai hành động có tính quyết định:”

- Năm 2002, Hoa Kỳ đơn phương rút ra khỏi Hiệp ước Chống Tên lửa Đạn đạo. Đây có thể là một sự kiện quyết định, chưa bao giờ được thảo luận, nhưng trở thành bản lề để Hoa Kỳ bố trí các hệ thống tên lửa ở Đông Âu, điều mà Nga coi rằng là mối đe dọa rõ ràng và trực tiếp.

Lê Xuân Nghĩa - Nga đang cố gắng thuyết phục quốc tế rằng ATACMS chỉ là tin đồn

 

Như vậy, sau khi Ukraine sử dụng đạn tầm xa ATACMS và Storm Shadow tấn công sâu vào lãnh thổ Nga hai ngày nay, lực lượng tuyên giáo trên truyền hình nhà nước Nga tuyệt không đề cập đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân đáp trả - điều mà mới chỉ cách đây một tuần trở về trước họ luôn mồm nói đến.

Thay vào đó, họ đe dọa phá hủy vệ tinh của NATO và Mỹ.

"Chúng tôi có quyền phá hủy các vệ tinh của NATO và thậm chí là các vệ tinh của Mỹ để đáp trả bất kỳ cuộc tấn công nào vào lãnh thổ của chúng tôi. Với mỗi cuộc tấn công, một vệ tinh sẽ bị bắn hạ. Hãy xem liệu họ có thể chịu đựng nổi điều đó không."

Đặng Sơn Duân - Một động thái muộn màng

 

Việc chính quyền Biden cho phép Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS tấn công vào Nga trong những tuần lễ cuối cùng của nhiệm kỳ chỉ là mưu chước thoái thác trách nhiệm nhằm tránh né bản án của lịch sử và công luận. Rằng những sai lầm và sự dè dặt của họ góp phần vào thất bại của Ukraine nếu chẳng may điều này xảy ra.

Câu hỏi đặt ra là tại sao không dỡ bỏ hạn chế sớm hơn? Tuy ATACMS có thể tấn công vào lãnh thổ Nga, nhưng để có thể gây được tổn thất đáng kể cần phải sử dụng số lượng lớn tên lửa để áp đảo hệ thống phòng thủ của Nga. 

Hiện nay kho tên lửa được cung cấp của Ukraine không còn nhiều và phải ưu tiên cho tấn công phòng thủ bên trong lãnh thổ hoặc vùng giáp giới. Đồng thời, phát động tấn công cũng cần sự trợ giúp về kỹ thuật và tình báo của Mỹ.

Nguyễn Đình Bổn - Ông Biden lại làm cái điều mình từng cấm!

 

Mỹ vừa bỏ lệnh cấm gửi mìn chống bộ binh đến Ukraine.

Các loại mìn này có thể được triển khai nhanh chóng và có mục đích làm chậm bước tiến của lực lượng mặt đất, giúp Ukraine phòng thủ trước các cuộc tiến công của Nga tại Ukraine.

Các loại APL do Hoa Kỳ cung cấp khác với hàng nghìn loại mìn mà Nga đang sử dụng tại Ukraine ở chỗ chúng "không bền". Nghĩa là chúng trở nên trơ sau một khoảng thời gian được thiết lập trước, thường là từ bốn giờ đến hai tuần.

Nga xâm lăng Ukraina : Một ngàn ngày sau, Đoàn kết gây sức mạnh

 

(Jean Quatremer, Libération 20/11/2024) Tranh thủ đèn xanh của Joe Biden, Kiev đã oanh tạc Nga hôm thứ Ba 19/11 để đánh dấu 1.000 ngày bị Matxcơva xâm lăng. Trước sự sa lầy của cuộc chiến, EU tái khẳng định sự ủng hộ Volodymyr Zelensky - tổng thống Ukraina đã phát biểu hôm thứ Ba trước Nghị viện Châu Âu.

Để đánh dấu 1.000 ngày cuộc xâm lăng thất bại của Nga khởi đầu từ ngày 24/02/2022, Ukraina hôm thứ Ba đã tấn công lãnh thổ Nga với các hỏa tiễn tầm xa Mỹ ATACMS, nhắm vào các mục tiêu quân sự tại vùng biên giới Briansk. Và, chỉ chưa đầy hai ngày sau khi tổng thống Mỹ mãn nhiệm Joe Biden đã bật đèn xanh cho việc sử dụng, mà cho đến nay vẫn là một lằn ranh không thể vượt qua của đồng minh này, do lo ngại leo thang.

mardi 19 novembre 2024

Lê Xuân Nghĩa - Đã làm thì không sợ. Đã sợ thì không làm!

 

Sau gần 3 năm với hàng chục “lằn ranh đỏ” do Putin và Điện Kremlin vẽ ra khắp nước Nga, đến hôm nay, Putin ký Sắc lệnh phê chuẩn học thuyết bổ sung về việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Trong đó: "Hạt nhân" có thể được sử dụng, đặc biệt là trong trường hợp dữ liệu đáng tin cậy về vụ phóng hàng loạt UAV và tên lửa vào Nga.

Đồng thời, Thư ký Báo chí Điện Kremlin Peskov tuyên bố nếu Ukraine sử dụng tên lửa phương Tây chống lại Nga, theo học thuyết mới, điều này có thể dẫn đến "phản ứng hạt nhân".

lundi 18 novembre 2024

Phó Đức An - Bật đèn xanh: Bắn!

 

Chờ đợi mãi thì cuối cùng tin vui đã đến với Ukraina. Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chính thức cho phép Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ sản xuất để tấn công sâu vào lục địa Nga.

Ukraine cũng tuyên bố rằng họ có kế hoạch tiến hành cuộc tấn công tầm xa đầu tiên vào Nga trong vài ngày tới.

Loại vũ khí mà Mỹ cho phép Ukraine sử dụng lần này bao gồm tên lửa chiến thuật Lục quân ATACMS mà Mỹ cung cấp cho Ukraine. Trước đây Ukraine chỉ có thể sử dụng loại vũ khí này để tấn công các mục tiêu của Nga tiếp cận với biên giới Ukraine.

Phúc Lai - Viết dài trung bình về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 18/11/2024

 

Thống kê hàng tuần của Bộ Tổng tham mưu Lực lượng vũ trang Ukraine về tổng số tổn thất của địch từ ngày 24.02.2022 đến ngày 17.11.2024 là khoảng:

Nhân sự ‒ khoảng 720.880 (+11.990) người,

• Xe tăng ‒ 9.350 (+101),

• Xe chiến đấu bộ binh chở quân ‒ 19.021 (+295),

Lê Xuân Nghĩa - Con ngáo ộp vũ khí hạt nhân mà Nga luôn đe dọa không tác dụng

 

Putin: “Chúng ta không còn lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng vũ khí hạt nhân nếu Hoa Kỳ cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa tấn công vào Nga.”

Là tuyên bố của Tổng thống Putin cách đây chừng một tuần. Và hôm nay, Hoa Kỳ, Pháp và Vương quốc Anh đã cho phép sử dụng tên lửa tầm xa, chẳng hạn như SCALP/Storm Shadow và ATACMS, để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Điều này cho thấy Mỹ và phương Tây chưa bao giờ sợ hãi sự đe dọa của Nga bằng những “lằn ranh đỏ” hay vũ khí hạt nhân. Việc họ chưa dỡ bỏ hạn chế Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa là bởi họ có những tính toán riêng của họ, cũng như thực sự không muốn leo thang chiến tranh.

Ngô Nhân Dụng - Kim Jong Un cho Putin thuê lính

 

Tập Cận Bình vẫn coi Kim Jong Un như một chư hầu. Khi họ Kim gửi quân sang giúp Vladimir Putin đánh quân Ukraine, chắc đã được Tập ưng thuận. Vì Tập cũng không muốn Putin thất bại.

Quân Ukraine đã đánh thẳng sang Nga, chiếm một vùng tỉnh Kursk, Putin không muốn rút quân từ Ukraine về chống đỡ, Kim Jong Un bèn giúp một tay.

Tuy bị ràng buộc mật thiết với Trung Cộng, Kim Jong Un tỏ ra đang ngả về phía Nga. Lần cuối cùng Kim Jong Un gặp Tập Cận Bình là từ năm 2019; nhưng trong năm 2023 Kim Jong Un đã gặp Putin hai lần. Trong dịp lễ hội kỷ niệm 75 năm chế độ cộng sản chiếm được chính quyền ở Trung Quốc, Kim Jong Un chỉ gửi một bản văn chúc mừng khô khan; nhưng nhân ngày sinh nhật Putin, Kim Jong Un đã gọi ông ta là “đồng chí thân yêu nhất!” theo Colin Demarest, trên mạng Axios.

Lê Xuân Nghĩa - Mặt trận Kursk đang nóng bỏng

 

Putin bất chấp sinh mạng binh lính để yêu cầu giải phóng Kursk trước ngày Trump nhậm chức, 20/01/2025.

Vì vậy, hiện Putin đổ quân vào Kursk với con số tương đương toàn bộ quân đội chiến đấu của Anh hiện nay, chừng 130 nghìn quân, gồm cả lính Triều Tiên.

Putin vẫn hy vọng Trump sẽ buộc Ukraine phải chấp nhận thực trạng về lãnh thổ, tức Ukraine phải chấp nhận mất tất cả những khu vực mà Nga đang chiếm đóng hiện nay. Do đó, lấy lại Kursk là quyết tâm cao nhất của Putin, dù có nướng tất cả lính.

Hoa Kỳ lần đầu tiên cho phép Ukraina sử dụng hỏa tiễn tầm xa tại Nga

 

(Le Monde 17/11/2024) Hơn hai tháng trước khi ông Donald Trump bước vào Nhà Trắng, ông Joe Biden đã dỡ bỏ hạn chế cho đến nay vẫn ngăn Ukraina dùng vũ khí do Hoa Kỳ cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga. Những nguồn tin đã cho hãng tin Associated Press, báo New York Times, Washington Post và Agence France-Presse (AFP) biết như trên.

Một viên chức Mỹ ẩn danh nói với AFP, Hoa Kỳ « đã bật đèn xanh cho việc sử dụng hỏa tiễn tầm xa ». Theo New York Times, các hỏa tiễn này ban đầu sẽ được dùng tại vùng Kursk của Nga gần biên giới, nơi lính Bắc Triều Tiên đã được triển khai hỗ trợ cho quân Nga. Nhà Trắng từ chối mọi bình luận.

dimanche 17 novembre 2024

Phúc Lai - Viết hơi dài về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ngày 17/11/2024

 

1. “Quân đội Triều Tiên hoàn toàn phù hợp với cuộc chiến tranh của Putox.”

Đây là một kết luận từ một cựu sĩ quan xin được giấu tên sau những thông tin từ quân đội Nga rò ra.

Hiện tại mọi tiếp xúc của các binh lính cấp thấp của nhóm quân này với bên ngoài coi như nghiêm cấm tuyệt đối, ngay cả cấp sĩ quan sơ cấp cũng gần như bị cấm không có liên hệ gì với người Nga, cũng như các quân nhân Nga khác. Đó là lý do hầu hết các thông tin về họ được lan truyền trên mạng xã hội, khi xem xét chúng cần hết sức thận trọng.

Chẳng hạn, bức ảnh một người lính châu Á đã chết làm nền, phía trước là một bàn tay cầm cuốn chứng minh thư quân nhân Triều Tiên màu đó, được cho là đồ giả. Nguồn của nó chưa rõ ràng, nhưng những người ủng hộ Ukraine hiểu biết đã nhắc nhở nhau cảnh giác những thông tin dạng như vậy, và nhà nước Ukraine cũng không ủng hộ việc chế tạo và truyền bá những thông tin đó.

Lê Xuân Nghĩa - Phòng không và không quân của Ukraine hôm nay chiến đấu một trận tuyệt vời

 

Theo công bố của Tổng thống Zelensky:

Trong đêm, Nga tập trung 120 tên lửa các loại cùng 90 UAV, không kể mồi nhử và bom lượn cấp tập tấn công Ukraine, với mục tiêu chủ yếu là hạ tầng năng lượng. Cụ thể:

- Tên lửa hành trình Kh-101/55

- Tên lửa Kalibr

samedi 16 novembre 2024

Lê Xuân Nghĩa - Thông điệp Zelensky gửi Trump : Chúng tôi là một quốc gia độc lập


Hôm nay, Tổng thống Zelensky chính thức ra tuyên bố mạnh mẽ trực tiếp với ông Trump.

Zelensky nói: “Putin muốn đàm phán để Ukraine đầu hàng, nhưng điều đó sẽ không xảy ra. Chúng tôi sẽ không cho phép điều đó,” Zelensky tuyên bố. Ông nhấn mạnh: “Tôi sẽ chỉ đàm phán nghiêm túc với Trump, không phải với các cố vấn của ông ấy. Đây là cấp độ của các tổng thống với nhau.”

Trước đó tổng thống Zelensky cho biết ông đã có những cuộc thảo luận mang tính xây dựng với ông Trump về tầm nhìn hòa bình của Ukraine.

vendredi 15 novembre 2024

Lê Xuân Nghĩa - Hy vọng Ukraine kiên định về chủ quyền, lãnh thổ!


Trận chiến quan trọng tiếp theo ở thế giới phương Tây sẽ là cuộc bầu cử ở Đức.

Nó sẽ quyết định liệu nền kinh tế lớn nhất châu Âu có được một chính phủ ổn định có thể tập hợp chống lại chế độ độc tài hay không. Nó sẽ quyết định quỹ đạo của 4 năm tới và xa hơn nữa. Điều tích cực hơn nữa là người có khả năng sẽ trở thành Thủ tướng mới của Đức là người ủng hộ Ukraine hết mực.

Ở diễn biến khác:

Nguyễn Đình Bổn - Ukraine cài bẫy lực lượng Nga tại chiến trường Kursk

Vào ngày 14 tháng 11, tin tức lớn nhất là đến từ Kursk.

Quân Nga, theo lịnh Putin đã quyết tấn công giành các cứ điểm quan trọng với mong muốn nhanh chóng chiếm lại Kursk. Và các chỉ huy quân đội Ukraine đã thực hiện hoàn hảo một chiến thuật phức tạp để tiêu diệt mũi nhọn của quân Nga, bao vây hoàn toàn nhóm tấn công của Nga.

Trước cuộc tấn công lớn của Nga, Ukraine nhận ra rằng việc giữ các khu định cư sẽ gây một tổn thất cho lực lượng Ukraine. Vì vậy họ tạm thời từ bỏ các vùng thấp, và ém quân hai bên sườn có địa hình đồi núi.

Lê Xuân Nghĩa - Chịu không nổi nên đành phải xì ra!


Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga, Sergey Lavrov, đã phàn nàn về những khó khăn trong việc bảo dưỡng máy bay của ông do lệnh trừng phạt.

Lavrov nói, ngay cả những quốc gia « thân thiện » cũng từ chối tiếp nhiên liệu cho những máy bay được giao cho ông.

Còn thư ký báo chí Điện Kremlin Peskov thì nói rằng nguyên nhân Tổng thống Putin hạn chế công du quốc tế là do các nước không hợp tác trong việc tiếp nhiên liệu cho chuyên cơ, chứ không phải là bị cô lập ngoại giao. Cơ mà ông ta vẫn cố tình giấu đi nguyên nhân chính là Putin hiện đang bị truy nã bởi Tòa Hình sự Quốc tế ICC.