Affichage des articles dont le libellé est Huỳnh Duy Lộc. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Huỳnh Duy Lộc. Afficher tous les articles

vendredi 14 juin 2024

Huỳnh Duy Lộc - Françoise Hardy, biểu tượng của âm nhạc và thời trang Pháp


Françoise Hardy sinh ngày 17 tháng 1 năm 1944 tại quận 8 của Paris, thủ đô của nước Pháp. Cô bắt đầu sự nghiệp ca hát vào năm 1962 sau khi ký hợp đồng với hãng dĩa Disques Vogues và có được thành công vượt bậc với ca khúc "Tous les garçons et les filles” do cô sáng tác (cùng với nhạc sĩ Samyn) và trình bày.

Cô đã dần thoát khỏi ảnh hưởng của dòng nhạc rock and roll trong buổi đầu sự nghiệp khi bắt đầu thu âm các ca khúc tại London, thủ đô của Anh, vào năm 1964, để cho ra mắt các album: “Mon amie la rose”, “L'amitié”, “La maison où j'ai grandi” và “Ma jeunesse fout le camp”.

Cuối thập niên 1960 - đầu thập niên 1970, cô cho ra mắt các album “Comment te dire adieu”, “La question” và “Message personnel” nâng cao vị thế của cô trong sinh hoạt âm nhạc của nước Pháp.

jeudi 29 février 2024

Huỳnh Duy Lộc - Anh Việt Thu và “Người ngoài phố”

 

(Mấy ngày nay trên mạng rộ lên những phản hồi về việc đổi tên Bến tàu hay Bến Bạch Đằng thành Ga tàu thủy Bạch Đằng. Mình cũng có một bài viết về một nhạc phẩm lấy bối cảnh là công viên ở Bến tàu Bạch Đằng).

Anh Việt Thu tên thật là Huỳnh Hữu Kim Sang, sinh năm 1939, quê ở Cái Bè, An Hữu thuộc tỉnh Mỹ Tho. Sau một năm theo đoàn du ca Phù Sa do ông thành lập - gồm ông, Anh Việt Thanh, Hà Phương, Phạm Minh Cảnh - biểu diễn từ Cần Thơ ra đến Huế, ông về hoạt động văn nghệ ở Sài Gòn vào những năm 1970.

Nhà văn Nguyễn Đình Toàn đã viết về nhạc sĩ tài hoa yểu mệnh Anh Việt Thu: “Anh Việt Thu mất sớm. Những ngày còn làm việc tại Phòng Văn nghệ thuộc Tổng cục Chiến tranh Chính trị (do Thiếu tá Ðinh Thành Tiên, tức thi sĩ Tô Thùy Yên, làm trưởng phòng), Anh Việt Thu chỉ mới ngoài 30 tuổi; cùng làm việc trong Phòng Văn nghệ còn có nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, tức ca sĩ Nhật Trường.

mercredi 28 février 2024

Huỳnh Duy Lộc - Bến tàu hay ga tàu thủy?

 

Trong hơn nửa thế kỷ qua, bến tàu trên sông Bạch Đằng gần cảng Saigon được người dân Saigon gọi là “bến tàu” hoặc “bến Bạch Đằng” sau ngày 30.4.1975.

Vào thời Pháp thuộc, bến sông từ công trường Mê Linh đến cảng Ba Son lúc đầu mang tên Primauguet, đến năm 1920 đổi thành Quai d’Argonne (trong tiếng Pháp, quai có nghĩa là “bến tàu”).

Mới đây, bến tàu này được đặt một cái tên mới là “ga tàu thủy Bạch Đằng”, dấy lên những lời châm biếm của cư dân mạng. Ga là từ tiếng Việt phiên âm từ tiếng Pháp “gare” có nghĩa là một trạm dừng trên đường sắt. Ga có liên quan gì tới tàu thủy?

dimanche 15 octobre 2023

Huỳnh Duy Lộc - Khăn rằn không phải là biểu trưng của người dân phương Nam!

 

Krama (tiếng Khmer: ក្រមា - khăn rằn) là chiếc khăn truyền thống của người Khmer.

Khăn này có nhiều công dụng: Làm khăn đội đầu, khăn quàng cổ, khăn che mặt (vì trời rất nóng), để trang trí, hoặc thậm chí làm một chiếc võng nhỏ cho trẻ nhỏ.

Krama còn được các chiến binh Chân Lạp ở Bokator dùng làm vũ khí (để siết cổ đối phương), được họ quấn quanh ngực, đầu hay nắm tay. Đàn ông, phụ nữ và trẻ em đều dùng krama và nó thật sự được coi là một biểu tượng quốc gia của Cambodia.

samedi 29 avril 2023

Huỳnh Duy Lộc - Những người lính Mỹ cuối cùng ngày 30 tháng 4 năm 1975

 

Dưới áp lực mạnh mẽ từ Washington, cuối cùng phái bộ Ngoại giao Mỹ tại Saigon phải thực hiện kế hoạch di tản gọi là “Chiến dịch Gió lốc” (Operation Frequent Wind hay Option IV).

Trong vòng 18 tiếng đồng hồ, một đội máy bay gồm 70 trực thăng của Hải quân Mỹ đã chở 1.000 người Mỹ và gần 6.000 người Việt ra khỏi thành phố Sài gòn đang bị vây hãm – trong đó có 2.000 người tại Đại sứ quán Mỹ.

Nhà báo Peter Arnett đã viết về những người lính Mỹ cuối cùng ở Việt Nam trong tác phẩm "Live from the Battlefield: From Vietnam to Baghdad, 35 Years in the World's War Zones":

lundi 17 avril 2023

Huỳnh Duy Lộc - Vĩnh biệt nhà phê bình Đặng Tiến

 

Ở Việt Nam, người đầu tiên giới thiệu thi pháp của Roman Jakobson là nhà phê bình Đặng Tiến ở Paris, với loạt bài về thơ và thi pháp của Roman Jakobson đăng vào năm 1973 trên Tạp chí Văn của Nguyễn Đình Vượng.

Năm ấy, sau khi đọc những bài viết của nhà phê bình Đặng Tiến về thi pháp của Roman Jakobson, mình đã vào thư viện Trung tâm Văn hóa Pháp ở Sài gòn mượn đọc cuốn “Questions de poétique” của Roman Jakobson, rồi sau tháng Tư năm 1975 trao đổi với một giáo sư đại học hai cuốn sách về Tư Mã Thiên để lấy bốn cuốn sách của Roman Jakobson.

Mấy năm nay mình hay đăng bài về Roman Jakobson và anh Đặng Tiến vì trong tâm tưởng của mình, hai cái tên Jakobson và Đặng Tiến gắn liền với nhau, là hai người viết về thơ hay nhất. Một người bạn mới cho hay anh Đặng Tiến phải nhập viện để chữa bệnh từ mấy tuần nay và mới vừa từ trần sáng nay (thứ Hai 17.04.2023). Độc giả của anh 50 năm về trước xin vĩnh biệt anh và xin chia buồn với gia đình anh.

vendredi 10 mars 2023

Huỳnh Duy Lộc - Lam Phương và “Tình bơ vơ”

 

Hai ngày nay trên mạng rộ lên thông tin và những lời bình luận về việc ca sĩ Tuấn Ngọc đã đổi lời một câu trong ca khúc “Tình bơ vơ” của nhạc sĩ Lam Phương: “Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi” thành “Trời vào thu chiều nay buồn lắm em ơi”.

“Tình bơ vơ” là ca khúc Lam Phương viết về mối tình không thành với ca sĩ Bạch Yến và “Trời vào thu Việt Nam buồn lắm em ơi” là tâm tình của ông khi Bạch Yến từ giã ông để trở về Mỹ, tiếp tục lưu diễn trong chương trình Ed Sullivan Show của Bob Hope.

Tác giả Nguyễn Thanh Nhã đã viết về mối tình này và ca khúc “Tình bơ vơ” ở chương “Dự cảm chia lìa…” của tác phẩm “Lam Phương - Trăm nhớ ngàn thương” (Phanbook ấn hành năm 2019):

mardi 31 mai 2022

Huỳnh Duy Lộc - Thời kỳ phong tỏa khó quên

 

Từ đêm 31 tháng 5 năm 2021 bắt đầu phong tỏa Sài Gòn -TP.HCM cho đến cuối tháng 9 theo chủ trương Zero Covid của Trung Quốc.

Mọi sinh hoạt ngưng lại, mỗi khu phố trở thành “pháo đài” chống dịch. Hơn 30.000 người chết (không phải 23.000 người như số liệu chính thức của Sở Y tế TP.HCM).

Tạp chí Kiến Thức Ngày Nay chỉ còn 3.000 độc giả cao tuổi từ 60 tới 70 tuổi mấy năm trước, thì chết hết hơn 2.500 người, chỉ còn 300 người đăng ký mua báo tiếp. Các cộng tác viên kỳ cựu như anh Đinh Công Thành, anh Đào Tăng tử vong nên phải đình bản vĩnh viễn. Những người bạn hiền như anh Đoàn Đình Thạch dạy ở Trường Đại học Sài gòn cũng tử vong.

mardi 1 mars 2022

Huỳnh Duy Lộc - Sai lầm về chiến thuật của Putin?

 

Trong một cuộc chiến, việc nhanh chóng làm chủ không phận có tính cách quyết định.

Sự thất bại của Nga trong việc làm chủ không phận ở Ukraine dù có sức mạnh quân sự vượt trội là điều gây kinh ngạc, giải thích được vì sao cho tới giờ quân đội Ukraine tránh được thảm bại.

Thông thường, một quân đội xâm nhập lãnh thổ của một quốc gia, sẽ tìm cách tiêu diệt hoặc làm tê liệt trước hết các tên lửa phòng không hay các phương tiện chiến đấu trên không. Vì việc khống chế không phận của đối phương sẽ giúp cho các lực lượng trên bộ tác chiến hiệu quả hơn, với ít tổn thất hơn.

dimanche 17 janvier 2021

Huỳnh Duy Lộc - Lệ Thu và “Rồi mai tôi đưa em”


Lệ Thu tên thật là Bùi Thị Oanh, sinh ngày 16 tháng 7 năm 1943 tại Hải Phòng, nhưng trải qua thời thơ ấu ở Hà Đông.

Cô đã kể về gia thế của mình: “Cha tôi trước Cách mạng Tháng Tám làm một chức quan nhỏ ở Hải Phòng. Mẹ tôi là vợ lẽ, sống dưới quyền của bà vợ cả, phải chịu đựng đủ điều. Bà bắt mẹ tôi làm đủ thứ việc. Năm 1953, khi mẹ tôi vào Nam, bố tôi nói không đi vì ông tiếc của cải. Năm 1954, một ngày nọ tôi đi học về, mẹ gọi tôi vào và chỉ nói một câu ngắn gọn: “Thầy con mất rồi!”. Ông bị xử tử trong đợt cải cách ruộng đất…".

Lệ Thu đến với nghề ca hát hết sức tình cờ vào năm 1959: trong một lần đến phòng trà Bồng Lai nghe nhạc, được sự khuyến khích của bạn bè, cô đã bước lên sân khấu hát ca khúc “Dang dở” (tức “Tà áo xanh”) của nhạc sĩ Đoàn Chuẩn – Từ Linh.

mercredi 23 décembre 2020

Huỳnh Duy Lộc - Nhạc sĩ Lam Phương từ trần


Nhạc sĩ Lam Phương đã nhập viện cấp cứu ở bệnh viện thành phố Fountain Valley, bang California vào trung tuần tháng 12.2020 khi chứng bệnh tim và tai biến mạch máu não trở nặng. Ông vừa từ trần vào ngày 22.12.2020 (giờ Mỹ) ở tuổi 83.

Nhạc sĩ Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh năm 1937 tại Rạch Giá, là con trai trưởng trong một gia đình gồm 6 người con. Cha ông sớm bỏ về Saigon mưu sinh, và cuộc sống ở quê nhà quá khó khăn nên chính ông cũng phải về Saigon khi mới 10 tuổi, tìm một công việc để phụ giúp gia đình. Ông tự học nhạc lúc 13 tuổi và bắt đầu sáng tác từ năm 15 tuổi, may mắn có được hai người thầy hướng dẫn là nhạc sĩ Hoàng Lang và nhạc sĩ Lê Thương.

Ông đã sáng tác trên dưới 200 nhạc phẩm, từ nhạc phẩm đầu tay “Chiều thu ấy” (năm 1952) cho đến khi lâm trọng bệnh vào năm 1999. Nhạc của Lam Phương đa dạng về thể điệu và đề tài: tình mẫu tử, tình yêu lứa đôi, tình quê hương, người lính… Và nguồn cảm hứng sáng tác của ông rất chân thực, xuất phát từ chính cuộc đời ông hay cảm nhận về cuộc đời của người thân và bạn bè.

lundi 30 novembre 2020

Huỳnh Duy Lộc - Thủ tướng Ngô Đình Diệm và việc thành lập chế độ Việt Nam Cộng Hòa


Trong một status vào thứ hai 23.11.2020, nhân kỷ niệm 47 năm ngày Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát, nhà văn hải ngoại Viet Thanh Nguyen (Nguyễn Thanh Việt) có nhận định về anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm: “Anh em ông Diệm là những kẻ độc tài, chuyên chế, nhưng Ngô Đình Diệm đã được người Mỹ chọn lựa kỹ lưỡng để đưa lên cầm quyền... Người Mỹ không hề buồn lo vì sự độc tài, chuyên chế của ông ta...”

Viet Thanh Nguyen sinh năm 1971 ở Ban Mê Thuột, đến ngày 30 tháng năm 1975, chỉ mới 4 tuổi. Nếu có biết về thời kỳ 1954-1963 ông Diệm cầm quyền thì chỉ là biết qua sách vở, và vẫn tin theo luận điệu ông Diệm đã được người Mỹ chọn để làm nhà lãnh đạo của miền Nam.

Trang báo Les Cahiers Du Nem đã viết về quan điểm này của Viet Thanh Nguyen: "Écrire, comme vous le faites, que "Diệm a été installé par les Américains", c’est ignorer par exemple les conclusions des travaux les plus récents: si Diệm a pu accéder au pouvoir, par sa nomination par l’empereur Bảo Đại au poste de Premier ministre en 1954, c’est en raison de son crédit politique et non d’un quelconque complot des services américains..."

jeudi 7 mai 2020

Huỳnh Duy Lộc - Vũ Đức Sao Biển với Đêm Gành Hào nghe điệu Hoài Lang



(Sau một thời gian bị bệnh hiểm nghèo, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển đã từ trần vào ngày 6 tháng 5 năm 2020 ở tuổi 73 tại Sài gòn. Tờ báo đưa tin sớm nhất là Báo Pháp Luật TP.HCM, nơi anh về công tác cùng với Tổng biên tập Nam Đồng, một người đồng hương Quảng Nam).

Vũ Đức Sao Biển tên thật là Vũ Hợi, sinh ngày 12 tháng 2 năm 1947 tại Tam Kỳ, Quảng Nam. Năm 18 tuổi, sau khi đậu tú tài 2, anh vào Sài Gòn học ban Việt - Hán Đại học Sư phạm Sài Gòn và học ban Triết học Đông phương ở Đại học Văn khoa Sài Gòn.

Tốt nghiệp Đại học Sư phạm, anh chọn thành phố Bạc Liêu làm nhiệm sở, và có nhiều kỷ niệm với thành phố phương Nam vốn là một trong hai quê hương của đờn ca tài tử Nam bộ như lời kể của anh:

jeudi 19 mars 2020

Huỳnh Duy Lộc - Thái Thanh và “Tình hoài hương”



Nữ danh ca Thái Thanh với Hoài Trung, Hoài Bắc Phạm Đình Chương

Trong một chương trình nhạc Phạm Duy ở hải ngoại nhiều năm về trước, nhạc sĩ Phạm Duy có bày tỏ lòng tri ân đối với người em vợ của ông là nữ ca sĩ Thái Thanh: “Không có Thái Thanh thì sẽ không có ai biết đến Phạm Duy”.
 
Câu nói của Phạm Duy không phải là một lời xưng tụng quá mức vì Thái Thanh thật sự là người đã thể hiện xuất sắc rất nhiều ca khúc do ông sáng tác.

Thái Thanh là thứ nữ của ông Phạm Đình Phụng với người vợ thứ hai. Người vợ đầu của ông Phạm Đình Phụng sinh được hai người con là Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm. Người vợ thứ hai sinh ra Phạm Thị Quang Thái (tức ca sĩ Thái Hằng, vợ nhạc sĩ Phạm Duy), nhạc sĩ Phạm Đình Chương và con gái út Phạm Thị Băng Thanh (tức ca sĩ Thái Thanh). Thái Thanh còn một người chị gái lớn, sinh trước ca sĩ Thái Hằng, nhưng không may đã trúng bom chết khi còn nhỏ.