CPJ cho biết tính đến ngày 01/12, có ít nhất 274 nhà báo bị tù tội
liên quan đến công việc báo chí, chưa kể đến những người được tạm tha
hay bị hành hung khi đang hành nghề. Trong đó Trung Quốc đứng đầu với ít
nhất 47 nhà báo trở thành tù nhân, tiếp đến là Thổ Nhĩ Kỳ (37).
Các
nhà báo cũng là mục tiêu bị chính quyền Belarus đàn áp, với vài chục
người bị bắt giữ và hiện vẫn còn 10 nhà báo bị giam cầm. Có khoảng 15
phóng viên bị tù tại Iran và nhà báo Ruhollah Zam hôm 12/12 mới đây đã
bị hành quyết.
Phóng viên Không biên giới (RSF) và Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ) vừa qua
đã lên tiếng tố cáo chính quyền Việt Nam bắt giữ ông Lê Hữu Minh Tuấn,
bút danh Lê Tuấn, thành viên thứ ba của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, vì
cáo buộc chống Nhà nước.
Trước đó báo chí trong nước đưa tin Công an Thành phố Hồ Chí Minh
ngày 13/06/2020 đã khởi tố, bắt tạm giam ông Lê Hữu Minh Tuấn, 31 tuổi,
ngụ tại Quảng Nam vì « làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông
tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam » quy định tại điều 117 Bộ luật hình sự.
Tổ chức Phóng viên Không biên giới có trụ sở tại Paris hôm 15/06 đã ra thông cáo lên
án việc bắt ông Lê Tuấn, với tội danh có mức án lên đến 12 năm tù. Vụ
bắt giữ này xảy ra chưa đầy một tháng sau khi ông Nguyễn Tường Thụy, phó
chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) bị bắt tại Hà Nội và di
lý vào Saigon. Chủ tịch hội là nhà báo Phạm Chí Dũng, người có tên trong
danh sách « Anh hùng thông tin » của RSF, đã bị bắt tại Saigon từ tháng
11/2019.
Blogger Anh Ba Sàm ( Nguyễn Hữu Vinh ) và trợ lý Nguyễn Thi Minh Thúy tại phiên tòa ở Hà Nội ngày 22/09/2016.
Ủy ban Bảo vệ Nhà báo (CPJ), trụ sở ở Mỹ, hôm nay,
10/09/2019, công bố danh sách 10 quốc gia kiểm duyệt báo chí gắt gao
nhất thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đứng đầu danh sách kiểm duyệt tệ hại nhất là Eritrea, tiếp theo là Bắc Triều Tiên và Turkmenistan. Tại ba nước này « truyền thông chỉ là cái loa tuyên truyền của nhà nước, và tất cả các nhà báo độc lập đều phải ra nước ngoài tị nạn ».
Việt Nam, Trung Quốc, Ả Rập Xê Út và Iran bị cáo buộc « bỏ tù và sách nhiễu các nhà báo cũng như gia đình họ, đồng thời giám sát công nghệ số, kiểm duyệt internet và mạng xã hội ».