Affichage des articles dont le libellé est Nghị viện. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Nghị viện. Afficher tous les articles

mercredi 20 novembre 2024

Nga xâm lăng Ukraina : Một ngàn ngày sau, Đoàn kết gây sức mạnh

 

(Jean Quatremer, Libération 20/11/2024) Tranh thủ đèn xanh của Joe Biden, Kiev đã oanh tạc Nga hôm thứ Ba 19/11 để đánh dấu 1.000 ngày bị Matxcơva xâm lăng. Trước sự sa lầy của cuộc chiến, EU tái khẳng định sự ủng hộ Volodymyr Zelensky - tổng thống Ukraina đã phát biểu hôm thứ Ba trước Nghị viện Châu Âu.

Để đánh dấu 1.000 ngày cuộc xâm lăng thất bại của Nga khởi đầu từ ngày 24/02/2022, Ukraina hôm thứ Ba đã tấn công lãnh thổ Nga với các hỏa tiễn tầm xa Mỹ ATACMS, nhắm vào các mục tiêu quân sự tại vùng biên giới Briansk. Và, chỉ chưa đầy hai ngày sau khi tổng thống Mỹ mãn nhiệm Joe Biden đã bật đèn xanh cho việc sử dụng, mà cho đến nay vẫn là một lằn ranh không thể vượt qua của đồng minh này, do lo ngại leo thang.

lundi 10 juin 2024

Hoàng Quốc Dũng - Trầm trọng, rất trầm trọng

 

Ngày hôm qua, đã có một cuộc bầu cử các đại biểu của Pháp cho Nghị viện Châu Âu.

Tôi cố gắng viết một cách đơn giản nhất.

Kết quả rất tồi tệ cho đảng cầm quyền của Macron : 14,56 %. Và ngược lại rất cao cho đảng cực hữu (RN) : 31,47 % (% số phiếu bầu cho đảng này hoặc đảng kia, sẽ được quy ra số ghế).

Lâm Bình Duy Nhiên - Nước Pháp ngã về phía cực hữu?

 

Đảng Tập hợp Dân tộc (Rassemblement national - RN), cực hữu đã thắng lớn trong cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu diễn ra từ ngày 06/06 đến 09/06/2024.

Tổng thống Pháp ra quyết định giải tán Quốc hội và cho bầu lại trong hai đợt: 30/06 và 070/7/2024. Đây là lần thứ sáu giải tán Quốc hội dưới thời Đệ Ngũ Cộng hòa. Lần sau cùng vào năm 1997, ông Tổng thống Jacques Chirac đã phải chấp nhận nội các của một Thủ tướng từ Đảng Xã hội, ông Lionel Jospin.

Kết quả của cuộc bầu cử Nghị viện Châu Âu hôm nay là một thất bại nặng nề của cá nhân Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron. Dẫu ông cố gắng vận động nhiều cho cuộc bầu cử, ứng viên của ông, bà Valérie Hayer, đã thất bại nặng so với ứng cử viên RN, ông Jordan Bardella.

jeudi 11 avril 2024

Lê Xuân Nghĩa - Một quyết định thật tuyệt vời của Nghị viện Châu Âu

 

Hôm nay, Nghị viện Châu Âu quyết định dừng giải ngân ngân sách hoạt động, cũng như tài trợ cho 55 tổ chức của Liên minh Châu Âu, cho đến chừng nào Hội đồng Châu Âu gửi hệ thống phòng không Patriot tới Ukraine.

Cảnh tượng chưa từng có là ông Guy Verhofstadter, thành viên Nghị viện Châu Âu, cựu Thủ tướng Bỉ, yêu cầu như trên, cho đến khi Hội đồng Châu Âu quyết định hỗ trợ Ukraine và tìm được 7 hệ thống Patriot mà Ukraine cần.

Đề xuất này được 515 nghị sĩ châu Âu ủng hộ và 62 nghị sĩ phản đối.

dimanche 10 juillet 2022

Ngô Nhân Dụng - Boris Johnson khác Donald Trump

 

Chế độ đại nghị ở Anh quốc thay đổi người cầm đầu chính phủ lẹ làng, và không gây chia rẽ nặng nề trong xã hội, như chế độ tổng thống ở Mỹ. Có lẽ khi nào nước Việt Nam thiết lập thể chế tự do dân chủ thật sự chúng ta cũng nên theo lối tương tự.

Nếu ở nước Mỹ, ông Boris Johnson sẽ không phải từ chức. Tổng thống Mỹ do dân bầu, các đại biểu Quốc hội được bầu riêng. Bên Anh quốc, các dân biểu Nghị viện chọn lãnh tụ, người này sẽ được nữ hoàng phong làm thủ tướng. Khi thấy không còn được các đại biểu đảng Bảo Thủ tín nhiệm, Boris Johnson phải xin Nữ hoàng tìm một vị thủ tướng mới, để mình trở về làm một đại biểu bình thường.

Người Mỹ phải thấy cảnh tượng đó “ngoạn mục.” Ở Mỹ, muốn cất chức một ông tổng thống phải làm rất nhiều thủ tục rắc rối. Đầu tiên là Hạ viện “đàn hạch;” rồi chuyển lên Thượng viện. Cần 2 phần 3 số nghị sĩ đồng ý mới phế được một tổng thống. Vì thế, chưa ông tổng thống Mỹ nào bị cất chức. Có người từ chức trước khi bị đem ra đàn hạch. Mỗi lần có chuyện đàn hạch là xảy ra “gió tanh mưa máu.”

vendredi 5 novembre 2021

Phái đoàn nghị sĩ châu Âu : Nền dân chủ Đài Loan là "kho báu" cần bảo vệ


Đăng ngày:

Trong cuộc gặp với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, nghị sĩ Raphaël Glucksmann nhận định nền dân chủ Đài Loan là một gia tài mà « tất cả các nền dân chủ trên thế giới cần phải trân trọng và bảo vệ ». Ông khẳng định : « Chúng tôi đến đây với một thông điệp đơn giản và rõ ràng : Các bạn không đơn độc. Châu Âu đứng bên cạnh các bạn để bảo vệ tự do, nhà nước pháp quyền và nhân phẩm ».

Cũng theo ông Glucksmann, Liên hiệp Châu Âu (EU) sắp tới cần có chương trình cụ thể về các cuộc họp cấp cao, và những biện pháp để cùng xây dựng quan hệ đối tác EU-Đài Loan mạnh mẽ hơn.

mardi 19 octobre 2021

Thủ tướng Ba Lan giải trình dự án cải cách tư pháp trước Nghị viện Châu Âu


Đăng ngày:

Nhà lãnh đạo Ba Lan vốn xung đột với Bruxelles từ nhiều năm qua vì các cải cách tư pháp từ đảng Pháp luật và Công lý (PiS) của ông, được chờ đợi trong không khí « hừng hực lửa » ở Nghị viện Châu Âu. Nhiều nghị sĩ đòi hỏi Ủy ban Châu Âu kích hoạt tiến trình dẫn đến việc ngưng tài trợ cho Ba Lan.

Ủy ban Châu Âu có thể đưa vấn đề ra trước Tòa án Công lý Châu Âu, và ngưng hoặc giảm bớt tài trợ, nhờ một cơ chế đặt ra từ tháng Giêng, tuy nhiên thủ tục có thể kéo dài đến 9 tháng.

mardi 5 octobre 2021

Phái đoàn Liên hiệp Châu Âu đến Hungary đánh giá tình trạng Nhà nước pháp quyền


Đăng ngày:

Từ Budapest, thông tín viên Anastasia Becchio cho biết thêm chi tiết :

« Cách đây ba năm, các dân biểu châu Âu đã thông qua bản báo cáo Sargentini, khẳng định Hungary đã vi phạm các giá trị của Liên hiệp Châu Âu và yêu cầu kích hoạt điều 7 của hiệp ước, có thể dẫn đến việc hủy quyền bỏ phiếu của nước này. Từ đó đến nay tình hình vẫn không thay đổi: Hệ thống tư pháp bị ngăn trở, sử dụng tư cách mập mờ của các « quỹ công » trong lãnh vực văn hóa và giáo dục đại học, vi phạm quyền của người đồng tính.

jeudi 29 avril 2021

Châu Âu cảnh báo chuẩn bị cho thời điểm khó khăn với Nga


Đăng ngày:

Từ Bruxelles, thông tín viên Joana Hostein tường thuật :

« Quan hệ giữa châu Âu và Nga hiện ở mức thấp nhất », theo người đứng đầu ngành ngoại giao Liên Hiệp Châu Âu. Nga triển khai binh lính tại biên giới với Ukraina, số phận của nhà đối lập Alexei Navalny, khủng hoảng ngoại giao với Cộng hòa Sec … có bao nhiêu là lý do khiến châu Âu quan ngại.

mardi 15 décembre 2020

Đặng Sơn Duân - Vì sao có "đại cử tri Cộng hòa"?


Hôm nay sẽ có nhiều người thắc mắc với thông tin đại cử tri bỏ phiếu bầu cho Joe Biden. Trong khi một số thông tin khác từ những người ủng hộ Trump và cả những lãnh đạo đảng Cộng hòa ở cấp bang cho biết "các đại cử tri Cộng hòa" ở một số bang tranh chấp như Pennsylvania, Georgia, Nevada và Arizona cũng tiến hành bỏ phiếu cho Trump.

Thật kỳ lạ đúng không? Câu trả lời là việc đại cử tri bỏ phiếu cho Biden mang lại chiến thắng cho ông Biden với hơn 270 phiếu theo thủ tục là có thật, nhưng việc "đại cử tri Cộng hòa" bỏ phiếu cho Trump cũng có thật.

Chỉ là việc "đại cử tri Cộng hòa" bỏ phiếu không được truyền thông dòng chính đưa tin, hoặc có đưa thì xem như đây là "trò hề chính trị".

jeudi 12 novembre 2020

Nghị viện Hồng Kông không còn đối lập, Mỹ đe dọa trừng phạt Trung Quốc


Đăng ngày:

Ông Robert O’Brien, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ Donald Trump, tuyên bố : « Các hành động mới đây của Bắc Kinh nhằm loại bỏ các dân biểu ủng hộ dân chủ khỏi Nghị viện Hồng Kông rõ ràng cho thấy đảng Cộng Sản Trung Quốc đã vi phạm trắng trợn các cam kết quốc tế ».

Ông nói thêm, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục « nhận diện và trừng phạt những người có trách nhiệm trong việc triệt tiêu tự do của Hồng Kông ».

mardi 3 novembre 2020

Mỹ lên án việc bắt giữ các nhà đối lập Hồng Kông


Đăng ngày:

Trong một thông cáo, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố : « Việc chính quyền Hồng Kông sách nhiễu và hăm dọa các đại diện của phong trào dân chủ, cũng như các mưu toan bóp nghẹt mọi phản kháng, là những minh chứng rõ ràng cho sự thông đồng giữa họ và đảng Cộng Sản Trung Quốc ».

Ông Pompeo nêu ra việc bắt giữ « tám đại diện của phong trào dân chủ » trong đó có « năm đại biểu đương nhiệm của Nghị Viện Hồng Kông ». Các nhà đối lập này bị bắt hôm Chủ nhật vì đã « đối đầu » và « ngăn trở » công việc của các thành viên Nghị viện, theo phía cảnh sát.

vendredi 24 juillet 2020

Nghị viện Anh đòi điều tra việc Nga can thiệp vào Brexit

Nhà hoạt động chống Brexit nổi tiếng ở Anh Steve Bray mang biểu ngữ chế nhạo " Cảm ơn nước Nga vì Brexit", Luân Đôn, ngày 21/07/2020. REUTERS/Hannah McKay
Đăng ngày:

Anh quốc đã đánh giá quá thấp mối đe dọa từ Nga, đó là một trong những điểm chính trong bản báo cáo của Ủy ban Tình báo và An ninh Nghị viện Anh, được công bố hôm qua 21/07/2020. Báo cáo cũng chỉ trích chính quyền đương nhiệm đã không điều tra về những can thiệp này, và kêu gọi thủ tướng Boris Johnson xem xét ảnh hưởng của Matxcơva trong cuộc trưng cầu dân ý về Brexit năm 2016. 

Thông tín viên Muriel Delcroix, từ Luân Đôn:

« Điểm chính mà bản báo cáo 55 trang này phê phán, là các chính quyền liên tiếp từ David Cameron, Theresa May cho đến Boris Johnson đều không có phản ứng gì trước việc Nga can thiệp vào chính trường nước Anh. Một sự can thiệp đã lộ rõ trong cuộc trưng cầu dân ý về Scotland độc lập năm 2014.

mardi 14 juillet 2020

Hồng Kông : Bầu cử sơ bộ của đối lập, trận chiến danh dự cuối cùng

Người dân xếp hàng bỏ phiếu bầu chọn ứng cử viên dân chủ cho cuộc bầu cử Nghị viện Hồng Kông vào tháng Chín. Ảnh chụp ngày 12/07/2020. © REUTERS/Lam Yik
Đăng ngày:


Trang nhất các báo Paris hôm nay 13/07/2020 tập trung cho thời sự nước Pháp. Libération chú ý đến việc tân thủ tướng Jean Castex đi thăm lãnh thổ hải ngoại Guyane, nơi virus corona đang hoành hành. Le Monde đề cập đến Đảng Xanh trước thử thách quyền lực tại các thành phố lớn, La Croix dành hồ sơ cho vấn nạn một số thanh niên thích biểu diễn « bốc đầu xe » mô tô gây nguy hiểm. Les Echos nhấn mạnh « Chính sách thuế, hỗ trợ doanh nghiệp : Các hướng để tái thúc đẩy kinh tế ». Riêng Le Figaro nhìn sang nước Mỹ, chạy tựa « Đang yếu đi, ông Trump tìm kiếm một sức bật thứ hai ».

Nghị viện Hồng Kông sắp thành bù nhìn như Quốc hội Trung Quốc 

Về châu Á, Libération quan tâm đến « Cuộc bỏ phiếu chớp nhoáng cuối cùng ở Hồng Kông trước khi phải quy phục ». Trên 600.000 người Hồng Kông vào cuối tuần qua đã tham gia bầu cử sơ bộ của đối lập, số lượng người đi bầu cho thấy tinh thần phản kháng trước Bắc Kinh vẫn rất cao.

dimanche 12 juillet 2020

Hồng Kông : Đối lập bầu cử sơ bộ, một viện thăm dò bị khám xét

Nhà hoạt động Hoàng Chi Phong (thứ 2 từ phải) và các ứng viên của phong trào dân chủ phát biểu trước truyền thông, ngày bầu cử sơ bộ 11/07/2020 tại Hồng Kông. AFP/May James
Đăng ngày:


Cuộc bầu cử nhằm cố gắng gia tăng cơ hội giúp các ứng viên dân chủ đạt đa số trên 35/70 ghế tại Nghị viện Hồng Kông vào ngày 06/09 tới, để có thể ngăn chận các đề nghị của chính quyền. AFP ghi nhận, tuy 12 giờ trưa các phòng phiếu mới mở cửa, nhưng trước đó nhiều người dân Hồng Kông đã xếp hàng dài chờ.

Dù chỉ liên quan đến phe đối lập, nhưng nhiều nhà quan sát nhận định số người tham gia sẽ cho thấy ý kiến của người dân đối với luật an ninh của Trung Quốc. Lãnh tụ sinh viên Hoàng Chi Phong tuyên bố, cuộc bầu cử sơ bộ là cơ hội đầu tiên để chứng tỏ người dân Hồng Kông không bao giờ cúi đầu trước Bắc Kinh.

mercredi 12 février 2020

Nguyễn Đắc Kiên - Chính thể sẽ không tự thay đổi nếu người dân không trưởng thành


Cuộc họp tại Nghị viện châu Âu, Strasbourg (Pháp). Ảnh của báo Le Soir.
Nghị viện châu Âu thông qua EVFTA, hẳn nhiên là tin vui. Cũng giống như CPTPP, EVFTA được thông qua, chẳng khác nào thế giới văn minh giang rộng tay mời gọi Việt Nam đi tới vậy. 

Nhưng họ mời gọi rồi đấy, mình có vào hay không, hay bước vào với tư thế như thế nào thì lại là chuyện khác.

Khác thế nào? 

Lưu Trọng Văn - Niềm vui lớn với Kinh tế Sạch


Nghị viện châu Âu vừa bỏ phiếu thông qua hai hiệp định riêng trong EVFTA, gồm Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA).

18 giờ chiều nay (12/2 - giờ Hà Nội), tại Pháp, Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU). Trong đó, FTA nhận được 401 phiếu ủng hộ, 192 phiếu không ủng hộ và 40 phiếu trống. Tỉ lệ này với IPA là 407/188/53.

Sau hôm nay, khi được Hội đồng châu Âu phê chuẩn, FTA sẽ có hiệu lực. Còn IPA cần sự chấp thuận của toàn bộ các nước thành viên EU.

mercredi 5 février 2020

28 NGO đề nghị EU hoãn thông qua Hiệp định thương mại với Việt Nam


Ủy viên Thương mại UBCA Cecilia Malmstrom (T), bộ trưởng Thương mại Rumani Stefan Radu Oprea (G) và bộ trưởng Thương mại Việt Nam Trần Tuấn Anh (P) trong lễ ký kết các Hiệp định, Hà Nội, ngày 30/06/2019. Tien TUAN / AFP
Đăng ngày:


Vào thời điểm sắp đến ngày 11/02, khi đó hai hiệp định EVFTA và IPA (bảo vệ đầu tư) sẽ được đưa ra bỏ phiếu trong phiên họp toàn thể, 28 tổ chức xã hội dân sự tỏ ý tiếc rằng Ủy ban Thương mại Quốc tế (INTA) của Nghị viện Châu Âu đã thông qua Hiệp định trên hôm 21/1, dù đã có những khuyến nghị dựa trên các bằng cớ về đàn áp nhân quyền tại Việt Nam. 

Đồng thời, các tổ chức này yêu cầu Nghị viện nên có cách tiếp cận tương tự như với Uzbekistan và Turkmenistan trước đây, hoãn lại Hiệp định cho đến khi chính quyền Việt Nam thỏa mãn các đòi hỏi về bảo vệ nhân quyền và các quyền của người lao động « một cách cụ thể và có thể kiểm chứng được ».

vendredi 24 janvier 2020

Thỏa thuận Brexit vượt qua bước đầu tiên tại Nghị viện Châu Âu

Richard Corbett, lãnh đạo Công Đảng trong phiên bỏ phiếu tại Nghị viện Châu Âu, Bruxelles, Bỉ ngày 23/01/2020.
Đăng ngày:


Cùng ngày, Ủy ban về các vấn đề thể chế (AFCO) đã thông qua thỏa thuận, trước khi Nghị viện họp phiên toàn thể vào tuần tới. Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Bénazet cho biết thêm chi tiết :

« Ủy ban về các vấn đề thể chế của Nghị viện Châu Âu đã thông qua thỏa thuận về việc Anh ra khỏi Liên hiệp, với 23 phiếu thuận và 3 phiếu chống. Như vậy Ủy ban chính thức khuyến cáo thông qua thỏa thuận trong phiên họp toàn thể vào thứ Tư tới, và mọi người chờ đợi hầu hết các nghị sĩ sẽ bỏ phiếu đồng ý.

mercredi 16 octobre 2019

Bị phản đối dữ dội, trưởng đặc khu Hồng Kông phải rời Nghị viện

Các dân biểu mang mặt nạ Tập Cận Bình và giơ hình bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga với đôi tay đẫm máu tại Nghị viện Hồng Kông ngày 16/10/2019.

Trưởng đặc khu Hồng Kông, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) hôm nay 16/10/2019 không thể đọc được bài diễn văn quan trọng thường niên trước Nghị viện vì bị các dân biểu la ó phản đối. Bà được các cận vệ hộ tống ra khỏi Nghị viện.

Sau sáu tháng người dân biểu tình liên miên, bà Lâm đang có mức tín nhiệm thấp hơn bao giờ hết. Chính quyền Hồng Kông dường như sẽ loan báo một loạt các biện pháp kinh tế xã hội nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của dân chúng trước Bắc Kinh, nhưng không nhượng bộ những yêu sách chính trị của người biểu tình. Từ Hồng Kông, thông tín viên Florence de Changy tường thuật :

Bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga rất trông cậy vào bài diễn văn về đường hướng chung này để có bước khởi động mới sau mùa hè đen tối vừa qua ở Hồng Kông, nhưng bà thậm chí không thể đọc được những câu đầu tiên.