Giấy
tờ của bạn bị cơ quan công quyền làm sai, thì bạn phải “chạy” để họ làm đúng.
Công chức nhà nước làm sai, dân phải chịu thiệt. Thôi thì nhà nước của chúng ta
là nhà nước chuyên chính vô sản, mà bạn lại hữu sản, thì tất nhiên chỉ có bạn
mới có thể sai.
Và,
các doanh nghiệp có hơi hướng nhà nước cũng hành xử y như họ là cơ quan công
quyền vậy.
Cách đây khoảng 30 năm ông Hồ Tế, bộ trưởng
tài chính hồi đó đã từng nói trước diễn đàn quốc hội, ngân sách của ta phải
nuôi đến ba bộ máy thì sức nào chịu được.
Ba bộ máy mà ông Hồ Tế nói đến là bộ máy
đảng, bộ máy nhà nước và bộ máy đoàn thể của đảng.
Ba bộ máy ấy thì nặng nề và cồng kềnh lắm.
Đảng thì có từ trung ương xuống đến tận thôn xóm, chính quyền thì cũng từ trung
ương xuống tận thôn xóm. Bộ máy đoàn thể tưởng như để trang trí vui chơi nhưng
cũng nặng nề kinh khủng. Liên đoàn lao động (có phần nào đoàn phí), đoàn thanh
niên, hội phụ nữ, hội nông dân cũng có bộ máy điều hành ăn lương ngân sách từ
trung ương xuống tận cơ sở.
Khi bệnh viện công thiếu bác sĩ giỏi, cơ
sở vật chất thiếu thốn thì bệnh nhân lên tuyến trên hoặc khám chữa bệnh tại các
cơ sở y tế tư nhân, bệnh viện công lại ế khách.
Bệnh viện tư mở ra nhiều, cơ sở vật chất,
máy móc thiết bị được trang bị đầy đủ, thu hút nhiều bác sĩ giỏi. Còn bệnh viện
công - theo Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Tân Mạc Hồng Nhủ -trang thiết bị cần thiết còn thiếu như: Máy
gây mê, máy phẫu thuật nội soi, máy sinh hóa. Một số trang thiết bị bị hư hỏng
sửa chữa nhiều lần, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chẩn đoán và điều trị bệnh
nhân. Ế khách là phải.
Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Bùi Thế
Duy cho biết “kinh nghiệm từ các quốc gia, để phát triển dựa trên khoa học công
nghệ và đổi mới sáng tạo, số lượng cán bộ nghiên cứu và phát triển cần đạt khoảng
12 người/một vạn dân”.
Ông Duy nhấn mạnh “Nhìn lại lịch sử phát
triển của các quốc gia, dễ thấy giai đoạn đầu, hầu hết lực lượng nghiên cứu và
phát triển thường tập trung trong khu vực công,
tức là các viện nghiên cứu, trường đại học công lập do nhà nước thành lập. Kinh
phí cho nghiên cứu và phát triển chủ yếu cũng được cấp
từ ngân sáchnhà nước.”
Điều này làm tôi rất băn khoăn vì các
sáng chế tại Việt Nam nói lên một thực trạng khác: Nó đến từ doanh nghiệp là
chính thay vì 53.000 giáo sư tiến sĩ.
Báo Thanh Niên đăng hai bài về thái độ của
chức sắc tôn giáo trong Giáo hội (Ban Thường trực Hội đồng Trị sự khu vực phía
bắc) và chức sắc công quyền tỉnh Quảng Ninh (Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Quảng Ninh).
1) “UBND tỉnh Quảng Ninh đánh giá việc
tổ chức cho Phật tử chiêm bái cái gọi là "xá lợi tóc Đức Phật" chính
là hoạt động triển lãm. Vì vậy, đã vi phạm quy định tại Nghị định số
23/2019/NĐ-CP ngày 26.2.2019 của Chính phủ về hoạt động triển lãm”. Sự đánh giá này, theo tôi, dù không trật
nhưng chỉ đề cập khía cạnh quá nhẹso với
các nghi ngờ của công chúng và mong muốn của công chúng, là điều tra xem có sự lừa gạt hay không.
Quốc
hội lại đang sôi nổi tranh cãi chuyện xung quanh Luật Đất đai.
Cãi
hoài thấy ai cũng có cái lý rút ra từ thực tiễn thực hiện Luật Đất đai. Nhưng
tiếc rằng hầu hết cái lý ấy chỉ nghiêng về lợi ích của “nhóm lợi ích”nhân danh
Nhà nước, và lợi ích các chủ đầu tư bất động sản.
Và
cái lý ấy đều dựa hơi Luật sở hữu đất đai mà nhà nước quản lý, tức thực tế là
chủ.
Trong 34 doanh nghiệp bất động sản, xây dựng xin khất nợ trái
phiếu, có nhiều tập đoàn lớn.
Có thể kể : Novaland, Hải Phát, Sacomreal, Nam
Land, Đầu tư LGD, Danh Khôi, Gotec Land, Bất động sản Hà An, Apec Land Huế, Đất
Xanh miền Nam, Nam Land, Sunny World, Gotec Land.
Novaland đề xuất gia hạn thanh toán hoặc hoán đổi tiền gốc lấy
các sản phẩm bất động sản, tức hát bài Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây: “Hết
rau rồi anh có lấy măng không?”. Hỏi cho có hỏi vậy, chớ em chưa có măng,
vì em mới trồng tre mà!
“Nhà
nước tư hữu” là một thuật ngữ quá quen thuộc, nhất là với những ai suốt thời
trẻ phải học môn chính trị, mà nếu so sánh chỉ có thể dùng hình ảnh một người
cứ mãi phải nhai mớ giẻ rách!
Nhưng
cách nay hơn 30 năm, thầy tôi, Phạm Vĩnh Cư, trong một giờ giảng bài, đã ngẫu
hứng nói với chúng tôi rằng: “Nguy hiểm nhất là khi Nhà nước bị biến thành kẻ
tư hữu khổng lồ”.
Ngừng
một lát, như không kìm nén được, thầy nói thêm: “Thể nào các em cũng thấy điều
đó trong đời mình”.
Nhiều
người tỏ ra phẫn nộ khi biết giá kit test bị đẩy lên quá cao trong mùa dịch cúm
tàu, và hả hê khi thấy có người bị bắt giữ khi cơ quan chức năng phanh phui vụ
việc… Tôi cũng vậy.
Tuy
nhiên, với riêng tôi thì việc vụ kit test bị phanh phui còn kèm theo nỗi buồn,
rất buồn!
Vụ
kit test, về bản chất chỉ là một thương vụ “thuận mua vừa bán”. Hành vi vi phạm
ở đây là có bằng chứng về chuyện móc ngoặc, đưa – nhận hối lộ để nâng khống
giá. Và tiền bị thất thoát ở đây là tiền Nhà nước – cũng chính là tiền ngân
sách, tiền của nhân dân.
Kỳ
họp Quốc hội cuối cùng của khóa XIV dự kiến sẽ diễn ra từ 24/3 đến 7/4, trong
đó nội dung được quan tâm nhất có lẽ là việc Quốc hội sẽ kiện toàn một số chức
danh Nhà nước.
Theo
Luật Tổ chức Quốc hội, những chức danh được bầu, Quốc hội đã thông qua Nghị
quyết là có hiệu lực ngay !
Trong
buổi họp báo hồi đầu tuần, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Bộ Chính trị đã
giao Ban cán sự Đảng đưa phương án giới thiệu nhân sự đủ điều kiện, tiêu chuẩn
và tính toán những chỗ khuyết, chỗ nào phải thay đổi.
Liban, Trung Quốc là hai đề tài chính được các tuần báo Pháp bàn bạc nhiều. L’Obs đặt câu hỏi « Ai là những kẻ đã sát hại Liban ? ». Courrier International đặt vấn đề « Có thể cứu được Liban hay không ? »
Các vụ nổ đã tàn phá Beyrouth cho thấy sự phá sản của Nhà nước Liban.
Là con tin của các cường quốc khu vực, đất nước này dễ tổn thương hơn
bao giờ hết.
Ảnh bìa The Economist tuần này dùng hai màu đen, đỏ, với hình vẽ một con gấu trúc, chạy tựa « Chính sách kinh tế mới của Tập : Đừng đánh giá thấp ». Le Point đặt câu hỏi « Phải chăng Hồi giáo đã chiến thắng ? » nhân dịp sắp đến phiên xử vụ khủng bố tháng Giêng năm 2015. L’Express dành hồ sơ để vạch ra « Những chiêu lừa đảo về liệu pháp thay thế ».
L’Obs : Cuộc khủng hoảng Covid-19 có thể so sánh với những cú sốc kinh tế trước đây không ?
Gaël Giraud :
Không, vì nó là duy nhất. Ngược với sự sụp đổ thị trường chứng khoán
năm 1929 và khủng hoảng tín dụng thứ cấp (subprimes) năm 2008, nó đánh
ngay và trước hết vào trung tâm nền kinh tế thực. Bộ máy sản xuất bị
ngưng lại, các chuỗi giá trị toàn cầu chậm đi hoặc khựng lại, lao động
bị đình công bất đắc dĩ. Đó không chỉ là một cuộc khủng hoảng theo như
Keynes là cầu không đủ, mà còn khủng hoảng cả về cung.
Đại dịch
đánh dấu việc bước vào một thời kỳ mới, xuyên qua các nguy cơ có liên
quan đến hiện tượng hâm nóng khí hậu, và mở rộng thêm bởi một chủ nghĩa
tư bản quá thiên về chứng khoán, làm chúng ta trở nên hết sức dễ tổn
thương trước sự hữu hạn của thế giới.
Hồng Kông : Cả ngàn người làm việc trong ngành tài chính tham gia xuống đường ngày 01/08/2019.
Trong một lá thư ngỏ, một nhóm công chức Hồng Kông kêu gọi trưởng đặc
khu đáp ứng năm yêu cầu : hủy bỏ dự luật dẫn độ, không gọi người biểu
tình là kẻ nổi loạn, không khởi tố những người bị bắt, lập một ủy ban
điều tra độc lập và cải cách chính trị. Từ Hồng Kông, đặc phái viên Zhifan Liu tường trình :
«
Đây là lần đầu tiên công chức Hồng Kông xuống đường chống lại chính
quyền. Theo ước tính, tối nay có khoảng 2.000 người biểu tình tại
Charter Garden, một công viên ở khu kinh doanh.
Rất nhiều bạn bè
của tui, trong đó có nhiều facebooker nổi tiếng đã đăng lại tấm ảnh về cuộc
mít-tinh trong hội trường chống Trung Quốc vào năm 2014, với những lời bình
tiêu cực và thiếu thiện cảm.
Đó là tấm ảnh
chụp các đoàn thể và nhân sĩ trí thức được phép biểu tình tại hội trường nhà
văn hóa Thanh Niên TP HCM vào ngày 10/05/ 2014 (mà cũng có thể là tấm hình chụp
tại bất cứ hội trường nào đó trên toàn quốc) sau việc Tàu cộng hạ dàn khoan Hải
Dương Thạch Du 981 vào vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, cách đảo Lý Sơn 120 hải
lý vào ngày 02/05/2014. Hôm đó tui có mặt trong cuộc mít-tinh nầy để quan sát.
Đó là lần đầu
tiên kể từ sau hội nghị Thành Đô 1990, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam công
khai cho phép các đoàn thể quần chúng của đảng đứng ra mít-tinh phản đối Tàu
cộng, và ngấm ngầm bật đèn xanh cho quần chúng nhân dân xuống đường biểu tình.
Tui đánh giá đây là bước tiến rất lớn của nhà cầm quyền, khi biết dựa vào nhân
dân để gây áp lực đấu tranh với Tàu cộng.
Hôm kia, 27 tháng Mười, ông Hà Sĩ Phu
(Nguyễn Xuân Tụ) có lời cám ơn ông Nguyên Ngọc và các đảng viên vừa bỏ đảng.
Sẵn dịp ông phát biểu như sau: “ĐCSVN chứ
không ai khác, chính là GIẶC NỘI XÂM! ĐCSVN đã cướp mất nước của nhân dân VN”.
Thật là đúng quá!
Khi đảng và đảng viên không bị ảnh
hưởng bởi luật quốc gia, đảng đã trở thành một lực lượng chiếm đóng.
Các "đại biểu" trong đêm khai ấn đền Trần. Ảnh Soha
Chưa bao giờ đất
nước hỗn loạn trong đồng bóng dị đoan mê tín như ngày nay.
Chuyển sang kinh
tế thị trường thì nhà nước bé lại, không còn nắm giữ sứ mệnh chăm lo miếng ăn
giấc ngủ của dân nữa, bởi vậy dân không còn tin nhiều vào nhà nước. Lẽ ra đó là
điều tốt, nếu như thay vì tin vào nhà nước thì người ta tin vào chính bản thân
mình. Nhưng đằng này không. Người ta tin vào mọi thứ thần linh đồng cốt.
Từ xưa, bên cạnh
các thần núi thần sông và các vị thần là biểu tượng
của hồn thiêng sông núi, người Việt có những vị thần khai quốc và hộ quốc. Họ
là những nhân vật lịch sử hay nhân vật trong truyền thuyết, được người dân cúng
bái để cầu cho quốc thái dân an. Đó là truyền thống văn hóa tâm linh cần được
giữ gìn. Dân ta không có nhiều người tin vào ông đồng bà cốt, cũng như thầy phù
thủy hô phong hoán vũ.