Affichage des articles dont le libellé est Hoa. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hoa. Afficher tous les articles

mercredi 17 juillet 2024

Nguyễn Văn Mỹ - Tôi chọn bông lúa làm quốc hoa

Đầu năm 2011, báo chí và mạng xã hội Việt Nam sôi động việc “chọn quốc hoa”. Dịp giáp Tết bận rộn nên chỉ mấy chục ngàn người tham gia, vài trăm ý kiến trên báo, trên mạng. Ai cũng cho mình có lý, muốn loài hoa mình yêu thích được chọn. Hết Tết vẫn im re, sau đó chìm xuồng không rõ lý do.

Mấy bữa nay, chuyện cũ lại dậy sóng. Tại kỳ họp Quốc hội thứ 7, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đề nghị “Cần cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoa sen là quốc hoa.

Bởi năm 2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức bầu chọn quốc hoa, tỉ lệ chọn hoa sen đạt 81 %” Đại biểu Bùi Hoài Sơn - ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho rằng “Việt Nam hoàn toàn có thể chọn hoa sen làm quốc hoa vì nhiều lý do đặc biệt”.

vendredi 9 février 2024

Trần Xuân Thái - Một cái Tết nhẹ nhàng

 

Đêm qua 29 tháng chạp Quý Mẹo, lúc đó mới rảnh việc cuối năm, xách xe lượn một vòng các khu "chợ bông" tìm sắm vài cặp về chưng Tết.

Mai rất ít, giá rất "bèo", chỉ đôi ba trăm đến dưới một triệu cây mai 3 - 4 năm tuổi, mai bonsai cũng rẻ rề. Mai cội, chậu lớn cũng giá tương đối, người bán không cần nói thách, người mua không bận tâm mua.

Vạn thọ và cúc vàng là dễ bán, dễ mua nhứt. Vạn thọ từ 120.000 - 150.000/chậu (4 - 5 cây), giá chốt là 120.000, vạn thọ Pháp, bông to, mịn, sáng và thiệt đẹp. Cúc nằm tầm giá 200.000 - 240.000/cặp, cúc mâm xôi kêu giá 300 ngàn, bán 250, 260...

jeudi 8 février 2024

Nguyễn Văn Mỹ - Sài Gòn, hoa giả xô ngã hoa thật!

Bất chấp mọi khó khăn, không khí Tết vẫn rộn ràng tràn về khắp đất nước. Nhiều thứ kém năm trước nhưng cũng nhiều thứ hơn.

Sức mua kém, chợ truyền thống đìu hiu, doanh nghiệp tất bật xoay sở, dân nghèo xuôi ngược vất vả mưu sinh. Người về quê có vẻ ít hơn nhưng giao thông vẫn kẹt cứng. Du lịch nước ngoài lấn át du lịch trong nước vì giá cả và chất lượng dịch vụ. Du lịch Việt Nam tụt hậu vì quản lý chồng chéo, thiếu liên kết thực sự….

Có sự kém hơn đáng mừng là mức tiêu thụ rượu bia giảm mạnh, kéo theo nhiều hệ lụy từ rượu bia cũng giảm theo. Ngân sách thâm hụt vì doanh thu rượu bia nhưng bù lại, lợi gấp mấy lần vì tai nạn giao thông, đánh nhau và nhiều hệ quả tai hại có nguyên nhân từ ma men giảm mạnh.

Trần Thị Sánh - Hoa hải đường đã cho nhà mình cái Tết

Cây hoa hải đường này gắn bó với gia đình mình cả thế kỷ.

Bà nội mình kể rằng: Năm 18 tuổi, bà về làm vợ ông trưởng họ Trần Đăng (tức ông nội mình) đã có cây hải đường này rồi. Hải đường được trồng sau bức phù điêu đắp nổi bằng thạch cao trên bể nước mưa, có con cá đang đớp mồi, tạo điểm nhấn và đối diện nhà thờ họ cổ kính, sau lưng bụi hoa dành dành nở hoa trắng thơm ngào ngạt và ao cá.

Ông nội mình mất sớm, bà nội mình mới 21 tuổi nhưng không đi bước nữa mà ở vậy thờ chồng, nuôi con, trông nom, gìn giữ ba gian nhà thờ họ và cây hoa hải đường quý hiếm.

Đặng Chương Ngạn - Mẹ ơi hoa cúc, hoa mai nở rồi…

 

Ông ch vườn sao bun vy

Nghe câu ca xuân, nước mt rơi

Người ơi, người xin đng hát

Đng hát câu "Hoa mai đã n ri!"

mercredi 7 février 2024

Dung Mèo - Tết đi mua vạn thọ, xin đừng trả giá

 

Chị em mình lớn lên với ký ức hơn mười năm trồng bông vạn thọ bán mỗi dịp trước Tết.

Nhiều năm rồi không làm nghề này nữa, nhưng cứ đến gần Tết, vào thời điểm này mỗi năm, miễn nhìn thấy khóm khóm bông vạn thọ người ta bày ra vỉa hè hoặc vườn hoa bán là lòng thấy thắt thắt, mắt cay cay.

Cha mình gieo hạt trước Tết hai tháng mấy. Rồi khi hạt nảy mầm đợi cứng cáp sẽ bứng ra chậu riêng. Hồi đó không có chậu nhựa màu đỏ màu đen như bây giờ mà là chậu đan xéo bằng tre, rồi lấy bọc mủ lót đáy chậu, quai bọc móc ra bên ngoài, sau đó đổ đất và trồng bông vào rồi chăm sóc trên những chậu đó.

dimanche 26 mars 2023

Nguyễn Ngọc Chính - Mùa Xuân đến rồi đó…

 

Sau những tháng năm “tang tóc” vì Covid, mùa xuân vẫn đến với thiên nhiên từ khắp các “hang cùng ngõ hẻm” của nhân loại mặc cho những tang thương của đại dịch.

Đối với Chế Lan Viên, mùa xuân đến thật ảm đạm với tâm trạng của một kẻ chán đời, không lối thoát:

“Tôi có chờ đâu, có đợi đâu

Đem chi xuân lại gợi thêm sầu?

Với tôi tất cả như vô nghĩa

Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau!”

vendredi 27 janvier 2023

Nguyễn Thị Bích Hậu - Màu nắng xuân vạn thọ phương Nam

Ở miền Bắc, Tết không ai chưng hoa vạn thọ. Nhưng ở miền Nam, Tết mà thiếu hoa vạn thọ thì dường như thiếu không khí Tết.

Vạn thọ trồng ở đất Bắc mùi rất hắc và nồng. Nhưng kỳ lạ thay trồng ở đất Nam thì hương thơm dịu lại, mộc mạc và quyến rũ.

Người miền Nam chưng bông vạn thọ là dùng cả chậu hay giỏ hoa, để ngoài sân hay hàng hiên trước nhà. Không chưng một mà chưng theo cặp nay nhiều cặp. Còn khi dùng để cắm hoa cúng ông bà tổ tiên thì để cả cành lá rễ nguyên vẹn cắm vô bình bông cho tươi lâu.

lundi 7 février 2022

Đỗ Duy Ngọc - Không nghèo mà vẫn đi ăn trộm hoa !


Có loại người không vì đói mà vẫn đi ăn cướp, không vì nghèo mà vẫn đi ăn trộm.

Họ biến thành người ăn cắp vì thói quen, vì thói ích kỷ, bần tiện và bản năng lúc nào cũng muốn chiếm hữu làm của riêng.

Thói xấu này do giáo dục mà ra, do cuộc sống một thời gian khó mà có, do cái bụng hẹp hòi, bủn xỉn mà sinh.

dimanche 6 juin 2021

Mai Bá Kiếm - Dân Sài Gòn chấp nhận mắc dịch để giải cứu hoa Đà Lạt ?


Ngày 31/5/221, UBND tỉnh Lâm Đồng có Công văn hỏa tốc 3547 về việc cách ly tập trung 21 ngày đối với những người đến từ vùng dịch, bao gồm TPHCM, Bắc Giang, Bắc Ninh. Các trường hợp không chấp hành, xử phạt nghiêm theo quy định tại Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

Từ 17g 31/5/2021, tạm dừng tất cả hoạt động vận chuyển hành khách từ TPHCM đến Lâm Đồng (kể cả xe hợp đồng trá hình hoặc xe hợp đồng ở các tỉnh khác, xe taxi mà có khách đi từ vùng có dịch…)

Khi ký quyết định này, lãnh đạo tỉnh đếch nghĩ đến 10 triệu người Sài Gòn là những người tiêu dùng hào sảng các loại rau, củ, quả và hoa tươi Đà Lạt. Lãnh đạo tỉnh đếch nhớ từ tháng 3/2021, dân Đà Lạt đã xuống giống hàng trăm ha các loại hoa bán cho người Sài Gòn chưng Tết Đoan Ngọ - mùng 5 tháng 5.

samedi 13 février 2021

Nguyễn Đình Bổn - Hoa mai nào ?


Tôi là người miền Nam, tôi thích hoa mai hơn hoa đào trong dịp Tết. Và tôi cũng thấy hoa mai phong phú, nhiều loại, cả hoa và cành, sắc vàng rực rỡ hay trắng tinh khiết đều rất đẹp.

Hoa đào có lẽ chỉ đẹp trong cái lạnh của mưa phùn gió bấc Hà Nội. Khi đưa vô Nam, gặp nắng nóng nụ đào cúp lại, màu không ra màu, có lẽ chỉ thích hợp với những người Bắc xa quê, mua về chưng trong phòng khách để hoài niệm.

Văn thơ nhạc họa ca tụng hoa mai đã nhiều (và hay) nhưng lưu ý các bạn không vì yêu mai quá mà lôi cả thơ cổ vào, để nói về mai miền Nam.

mercredi 10 février 2021

Dũng Trung - Xin đừng để mùa xuân bị dập vùi

 

Năm nào cũng thấy cảnh người bán hoa kiểng đập nát những chậu hoa Tết không bán được, do vào ngày cận Tết bị người mua ép giá.

Họ đập phá do giận loài người đã không thương họ, không hiểu họ đã khổ sở, vất vả như thế nào mới chăm được chậu hoa, mang được chậu hoa đến bày ở chợ Tết.

Họ đập vì cơn làm nư, cơn làm nũng nhược tiểu được dịp bung ra.

samedi 6 février 2021

Nguyễn Thông - Hoa đào không cần cứu


Lâu nay, mỗi khi có hiện tượng hàng hóa dư thừa, cung vượt quá cầu, giá quá rẻ so với sức mua và giá trị thực món hàng, v.v… thì người ta hay lên tiếng kêu gọi giải cứu. Chẳng hạn giải cứu thanh long, dưa hấu, vải, khoai lang, bắp cải, hoa tết, thậm chí cả tôm hùm...

Sự "cứu" chỉ có ý nghĩa về tình cảm, đạo đức, san sẻ khó khăn chứ không đúng về quy luật kinh tế, nhất là kinh tế thị trường. Kẻ mua người bán đối với món hàng nào đó, thái độ và hành xử của họ là hoàn toàn tự nguyện. Bán được thì bán, mua được thì mua. Thuận mua vừa bán. Thế thôi.

Hoa đào cũng vậy. Không cần giải cứu nếu chỉ là món hàng trong điều kiện thương mại bình thường. Nếu hoa đào dư thừa, cung vượt quá cầu, người bán nói thách khiến người mua tẩy chay, nó sẽ tự héo.

mardi 26 janvier 2021

Mai Thanh Hải - Hoa đào ở đồn Lũng Cú


Hà Giang là thủ phủ của hoa đào, nhất là mạn Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc toàn đá là đá.

Dạo trước, chả nhớ ông lãnh đạo nào nổi hứng bắt trồng cây hoa anh đào của Nhật, khiến mấy huyện vùng cao nguyên đá lại phải hì hục trồng xen kẽ, chỗ này đào Hà Giang chỗ kia đào Nhật Bản.

Đất nước mình lạ thiệt, cái cần học bên ngoài để phát triển đất nước không học, lại cứ nhăm nhăm đi học mấy thứ "chim hoa cá gái", vớ vẩn linh tinh.

lundi 26 février 2018

Đỗ Ngà - Chuyện bán hoa ngày Tết và cái nhìn của giới kinh doanh Việt Nam



Những chậu hoa Tết bán ế bị đập bỏ. Ảnh báo Thanh Niên.

Cung cầu nó có quy luật của nó, có những lúc cầu lớn trong một thời gian dài, có lúc cầu nó chỉ đột biến trong khoảng thời gian cực ngắn. Ví dụ rau sạch cho giới có nhu cầu cao về an toàn thực phẩm, thì thực phẩm sạch hay thực phẩm nhập luôn bán giá cao. Vì nó là nhu cầu lớn trong thời gian dài. Còn nhu cầu hoa ngày Tết, nó là nhu cầu đột biến trong khoảng thời gian cực ngắn, đầu tư vào nó mang tính rủi ro cao vì sự ế ẩm nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào, khó mà đoán định chính xác. 

Kẻ hám lợi thiếu suy nghĩ thì họ cho rằng, bán giá càng cao càng lời. Nhưng không phải thế, khi nâng giá cao thì tất người mua sẽ giảm đi. Trừ mặt hàng thiết yếu mà lại độc quyền thì khi tăng giá, khách hàng phải cắn răng chịu đựng, còn những mặt hàng không độc quyền đều có quy luật đó cả. 

jeudi 8 février 2018

Lê Hoàng - Chúng ta ác hơn Sở Khanh nhiều



Ảnh báo Thanh Niên

Cả nước, dù có nhiều người chưa đọc truyện Kiều, đều biết đến Sở Khanh, đều lên án và căm thù Sở Khanh. Đến mức chàng trai nào, dù đạo đức ra sao, nếu bị gọi là Sở Khanh thì hoặc giật mình, hoặc gào thét cải chính.

Tội ác của Sở Khanh là vùi dập những bông hoa. Hoa theo nghĩa bóng ở đây là những cô thiếu nữ xinh đẹp. Trừ Thúy Kiều ra, ta chả biết cô nào đẹp tới độ nào, vì nghe đồn hắn xơi luôn cả các cô gái xấu chứ đâu có tha.

Cả thế gian đổ xổ vào mắng mỏ Sở Khanh, thà chết chứ không làm Sở Khanh.