Affichage des articles dont le libellé est John McCain. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est John McCain. Afficher tous les articles

mardi 4 septembre 2018

Huy Phương - John McCain, ‘cái quan luận định!’


Bức phù điêu về TNS John McCain bên hồ Trúc Bạch, Hà Nội.

Đôi lời : Tuy không đồng ý với tác giả ở đoạn gần cuối bài, nói rằng thượng nghị sĩ John McCain « chưa xứng gọi là quân tử », nhưng Thụy My cũng xin đăng lại ở đây.

(NgườiViệt 02/09/2018) -“Tôi đã nỗ lực để tận tình phục vụ quê hương chúng ta. Đôi khi tôi có lầm lẫn, nhưng tôi hy vọng lòng yêu nước của tôi được quý vị coi nặng hơn những lỗi lầm nhỏ.” (Trích thư vĩnh biệt của Thượng Nghị Sĩ John McCain ngày 27 Tháng Tám, 2018)

Người xưa có nói “cái quan luận định” (đậy nắp hòm rồi mới có thể khen chê hay dở!)

Trường hợp Thượng Nghị Sĩ John McCain, không những nắp hòm đã đậy mà quan tài cũng đã đem chôn, nói vài lời về ông cũng là việc phải.

Lê Phan - Đông Âu thương tiếc Thượng Nghị Sĩ John McCain


Thượng nghị sĩ John McCain được chào đón tại Kiev năm 2013.

(NgườiViệt 01/09/2018) Thượng Nghị Sĩ John S. McCain không những được ca ngợi và vinh danh ở Hoa Kỳ mà trên toàn vùng Đông Âu và ở Ukraine cũng như ở Georgia. Điều chắc chắn là ông, tuy vậy, sẽ không được vinh danh ở Nga, nơi mà nhà cầm quyền gọi ông là kẻ thù ngay cả khi ông đã qua đời. Nhưng, sự minh bạch của lập trường của ông về Nga sẽ được mọi người ở những láng giềng của Nga luyến tiếc, và có lẽ ngay cả chính các nhà tuyên truyền của điện Kremlin nữa.

Thủ Tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nhớ đến ông McCain là “một người bạn đã chứng minh lòng thành cho Ba Lan” và một “nhà bảo vệ không ngưng nghỉ cho tự do và dân chủ.” Tổng Thống Ukraine Petro Poroshenko tiếc thương ông như là “người bạn quý nhất của Ukraine” vốn đã có “đóng góp vô giá” cho tự do và dân chủ ở nước ông. Tổng Thống Georgia Giorgi Margvelashvili gọi ông là “một anh hùng quốc gia của Georgia.”

lundi 3 septembre 2018

Chính trường văn minh sẽ biến mất cùng với John McCain ?

Các cựu tổng thống Mỹ hiện diện ở các hàng ghế đầu bên trái trong tang lễ thượng nghị sĩ John McCain tại Vương cung thánh đường Washington ngày 01/09/2018.

Trong bối cảnh đời sống chính trị nước Mỹ đang chệch dần đi, theo xu hướng cực đoan, tấn công cá nhân, thượng nghị sĩ John McCain vừa quá cố và được cả nước Mỹ vinh danh, là hiện thân cho hình ảnh của sự văn minh, tôn trọng đối thủ.

Một giai đoạn trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2008 khiến người ta còn nhớ mãi.

Trong một cuộc mít-tinh, một phụ nữ lớn tuổi nói với ứng cử viên Cộng Hòa rằng bà không thể tin được ứng cử viên Dân Chủ Barack Obama, vì « đó là một người Ả Rập ».

« Không, thưa bà » - thượng nghị sĩ tiểu bang Arizona nghiêm giọng trả lời. « Đó là một người cha đáng tôn trọng trong gia đình, và là một công dân mà tôi chỉ có những bất đồng về các chủ đề căn bản ». Khi bày tỏ sự ngưỡng mộ đối thủ như thế, ông đã bị người ủng hộ la ó phản đối.

jeudi 30 août 2018

Tang lễ : Trận chiến cuối cùng của người hùng John McCain

Một phụ nữ Mỹ gốc Việt khóc thương John McCain trước di ảnh của thượng nghị sĩ ở Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội, ngày 27/08/2018.

Arizona hôm qua 29/08/2018 nói lời vĩnh biệt với thượng nghị sĩ John McCain, chính khách nổi tiếng qua đời hôm thứ Bảy tuần trước, chỉ vài ngày trước khi bước qua tuổi 82. Chiếc xe tang đen được bốn cảnh sát hộ tống, chở quan tài phủ quốc kỳ Mỹ được chào đón bởi một hàng quân danh dự gồm các quân nhân, lính cứu hỏa và cảnh sát. 
Tiễn biệt người anh hùng John McCain

Khoảng 6.500 người dân đủ mọi khuynh hướng, tuổi tác, địa vị khác nhau, xếp hàng nhiều tiếng đồng hồ dưới ánh nắng gay gắt, trước tòa nhà Capitol ở Arizona để viếng vị thượng nghị sĩ cương trực được cả Cộng Hòa lẫn Dân Chủ nể trọng. Hãng tin AP ghi nhận có một nhóm khoảng 80 người Việt từ Nam California đến, họ mặc những chiếc áo thun màu vàng mang dòng chữ « We salute our hero Senator John McCain » (Tiễn chào người anh hùng của chúng tôi, thượng nghị sĩ John McCain). 

mercredi 29 août 2018

Ngô Nhân Dụng - Tấm gương John McCain



Người dân Mỹ mang hoa và di ảnh Nghị Sĩ John McCain đặt trước văn phòng của ông ở Phoenix, Arizona, hôm 26 Tháng Tám, 2018, bày tỏ lòng tiếc thương, một ngày sau khi John McCain qua đời. (Hình: Getty Images)
(NgườiViệt 28/08/2018) Năm 2000, Nghị Sĩ John McCain muốn được đảng Cộng Hòa đưa ra tranh cử tổng thống. Ông bị George W. Bush đánh bại. Năm 2008, ông McCain được toại nguyện nhưng lại thua Barack Obama. Ông thua một phần cũng vì di sản của ông Bush: Kinh tế Mỹ đang rơi vào cơn “Đại Suy Thoái” và dân Mỹ bắt đầu chán cuộc chiến tranh Iraq bắt đầu 5 năm trước đó.

Nhưng trong tang lễ của cố nghị sĩ McCain, hai đối thủ cũ George W. Bush và Barack Obama được mời tới đọc điếu văn. Họ sẽ bày tỏ lòng kính trọng đối với một con người đặt danh dự và nghĩa vụ lên trên quyền lợi cá nhân mình, trong thời chiến cũng như thời bình.


George W. Bush không quên rằng John McCain đã bỏ qua những đòn tranh cử (nhiều khi không hoàn toàn trong sáng), mà ủng hộ hầu hết các quyết định quan trọng nhất của vị tổng thống cùng đảng trong hai nhiệm kỳ.

lundi 27 août 2018

Huy Đức - John McCain (1936-2018)


Đặt hoa tưởng niệm thượng nghị sĩ John McCain tại địa điểm phi cơ ông bị bắn rơi ở Hà Nội năm 1967.

Cho dù, vào đúng ngày 29-4-2000, John McCain đã gọi Bên Thắng Cuộc là "wrong guys", chưa có chính trị gia nước ngoài nào tận tình với Hà Nội như ông (và John Kerry). Không biết có ai cật vấn "động cơ" của ông ấy. Chỉ biết, bằng cách kéo Hà Nội lại gần với Washington hơn, ông đã giúp được rất nhiều cho cả những người Việt Nam Cộng Hòa và những thường dân Việt Nam (được coi là) Cộng sản. 

Nếu không xếp súng đạn và cả huân chương vào quá khứ thì ông đã ở mãi trong chiến tranh; nếu cứ nuôi thù hận thì ông suốt đời chỉ có kẻ thù. Và, ông chỉ là "War Hero" chứ không thể trở thành một "Political Hero" như ông đã. 

Nguyễn Ngọc Chu - Một người bạn lớn đã ra đi



1. Lúc đang bị giam cầm tại Hỏa Lò Hà Nội, vì ông nội và bố đều là Đô đốc Hải Quân 4 sao, John McCain được đề nghị phóng thích sớm nhưng ông đã từ chối. Ông nói rằng người nào bị bắt trước thì phải được thả trước. Đó là một nhân cách lớn của con người John McCain.

2. Vứt nỗi nhục tù binh và nỗi thù hận hai chiến tuyến, John McCain khi trở thành Thượng nghị sĩ bang Arizona vào năm 1987 đã có bước ngoặt bản lề, khởi động một chiến dịch bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Cùng với John Kerry và sau này là Bob Kerrey, John McCain là đầu tàu cho chính sách bình thường hóa quan hệ Mỹ- Việt.