Trong một khu rừng, Tô, lính pháo binh trẻ
bị biệt giam, phía ngoài có lính canh bồng súng.
Lính canh nói với tướng Giáp.
- Thưa Đại tướng, cậu ta chống lại tiểu
đoàn trưởng ạ.
- Chuyện gì?
- Dạ, cậu ta bảo trận địa pháo mà không
có hầm phòng thủ, không chuẩn bị phương án rút lui khi bị tấn công là giết
lính. Tiểu đoàn trưởng bảo, cậu là lính công tử Hà thành hèn nhát, chưa đánh
nhau đã sợ chết lo lùi, chống lại khí thế toàn quân “đánh nhanh thắng nhanh”
mà…
1- Đây rõ ràng là một chiến công vĩ đại
nhất thế kỷ 20 của dân tộc Việt Nam! Người Việt đã thắng trong một cuộc đấu tay
đôi sòng phẳng với người Pháp. Chính người Pháp cũng phải thừa nhận điều này.
Và họ đã kết thúc cuộc chiến một cách "đàng hoàng"!
2- Ai đó nói (hoặc nhận vơ) Điện Biên Phủ
là của...Trung Quốc, thực sự là ngu muội đến mức vô liêm sỉ! Chúng ta không phủ
nhận sự giúp đỡ vô cùng to lớn của Trung Quốc, Liên Xô lúc đó. Nhưng những vũ
khí đó không được người Việt sử dụng vô cùng hiệu quả, cùng lòng can đảm vô
song, liệu có được chiến thắng vẻ vang như vậy không?
Còn phía bên Pháp, người Mỹ cũng hỗ trợ tối
đa, đâu có kém gì! Nhưng bản chất, nó vẫn là cuộc đấu tay đôi: Việt - Pháp!
Phải công nhận, câu chuyện hai chị em bà
Nguyễn Thị Oanh đi tìm “tên” của bố trong hàng nghìn ngôi mộ ở Điện Biên Phủ là
một trường đoạn rất thành công về lấy nước mắt của VTV tối qua. Chỉ có rất ít
bia mộ có tên trong ba nghĩa trang liệt sĩ ở đây. Trên thực tế, tất cả các ngôi
mộ ở đây đều vô danh.
Nhưng, sau trường đoạn ấy, một ông anh từng
đứng đầu một cơ quan quan trọng ở Trung ương, từ Điện Biên Phủ, gửi về hai tấm
hình dưới đây, chụp trong khuôn viên Đền thờ liệt sĩ trên đồi A1.
Từ lâu, người ta đã khao khát lưu danh ở
những nơi như Điện Biên Phủ.
Như người viết phân tích trong bài “Tác Dụng Của Tầm Nhìn Chính Trị”, nhìn
xa là một đặc điểm cần thiết của những người lãnh đạo đất nước. Các lãnh đạo
cộng sản cũng biết nhìn xa, nhưng không phải nhìn xa cho đất nước mà nhìn xa
cho phần hậu sự của chính bản thân họ.
Võ Nguyên Giáp nghĩ tới hậu sự khi chọn
một nơi hoang sơ, hẩm hiu, phải vượt suối băng đèo mới tới được là Vũng Chùa,
thôn Thọ Sơn, xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Được biết Vũng
Chùa kín đáo đến nỗi gió cũng không thể lọt vào được, nên mới gọi là vũng.
Trường hợp của Võ Nguyên Giáp khá rõ.
Ngay cả khi còn sống Võ Nguyên Giáp biết mình đã chết từ nhiều năm trước. Ngày
chết ghi trong giấy tờ của Võ Nguyên Giáp là ngày 18 tháng 4 năm 1984 chứ không
phải 4 tháng 10 năm 2013.
Bài
viết trên BBC khá gây xôn xao nhưng không bất ngờ, khi một cuốn sách nói là
"xét lại vai trò của tướng Giáp" được viết bởi "con gái Lê Đức
Thọ"(theo BBC) và được đưa lên "trang nhà Lê Đức Anh".
Lê
Đức Thọ đã làm những việc này từ năm 1967 và Lê Đức Anh thì mãi tới năm 1991
vẫn còn dựng lên vụ "Năm Châu, Sáu Sứ" để hại tướng Giáp. Nếu lúc ấy,
Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đưa ra Bộ Chính trị bản "Báo cáo của trung
tướng Võ Viết Thanh" thì số phận chính trị của Lê Đức Anh đã kết thúc.
Ngay
sau ngày 30-4-1975, khi xương cốt của những người lính trận chưa kịp khô, Văn
Tiến Dũng đã viết sách coi như không có vai trò tướng Giáp. Năm 1994, trong một
cuộc phỏng vấn riêng, tôi hỏi tướng Giáp: "Thưa
Đại tướng, ở thời điểm Chiến dịch Hồ Chí Minh diễn ra, Đại tướng đang là Bí thư
Quân ủy TƯ, Tổng tư lệnh các LLVT, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng, sao trong cuốn Đại
Thắng Mùa Xuân lại nhắc rất ít đến vai trò của Đại tướng?"
Gã
cùng ba nhà văn Phạm Phú Thép, Mai Văn Hoan, Đỗ Thành Đồng giữa mưa đi viếng ba
ngôi mộ ở Quảng Trạch, Quảng Bình.
1.
Ra biển.
Mộ
của Trần Văn Phương, người lấy thân mình bảo vệ cờ Tổ quốc trước họng súng quân
cộng sản Trung Quốc ở Gạc Ma. Phương hy sinh. Bia mộ
không dám đề anh hùng và nơi hy sinh là Gạc Ma. Thép đã đấu tranh khắp
chốn, bề trên chỉ chấp nhận thêm hai chữ "anh hùng" nhưng vẫn làm lơ
hai chữ "Gạc Ma."
Sau khi đọc bài
của Tạ Duy Anh, Đỗ Ngọc Thống về lăng mộ ông nguyên chủ tịch nước, suy nghĩ vẩn
vơ và bỗng thấy giận cụ Võ tướng.
Từ khi nhà nước
công nông ra đời, tất cả các vị lãnh đạo cao cấp lúc về thế giới bên kia thì
đều quần tụ bên nhau ở nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội. Ở đấy, với tiêu chuẩn đặc
biệt các vị cũng chỉ chiếm một không gian 10-20 mét vuông đất ở.
Rồi Võ tướng
mất. Cụ muốn về với quê hương Quảng Bình. Dân chúng đau buồn tiễn đưa Võ tướng,
mừng vui khi cụ được yên nghỉ tại một địa danh đẹp bên sườn núi nhìn ra hướng
biển.
Bài đăng : Thứ sáu 11 Tháng Mười 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 11 Tháng Mười 2013
Bắt đầu
từ 12 giờ trưa hôm nay 11/10/2013 (giờ Việt Nam), cả nước chính thức bắt
đầu hai ngày quốc tang đại tướng Võ Nguyên Giáp –người hùng của trận
Điện Biên Phủ, qua đời hôm 4/10 tại Hà Nội và sẽ được an táng ngày
13/10. Các công sở treo cờ rũ, mọi hoạt động vui chơi giải trí đều tạm
ngừng.
Thông báo của ban lễ tang - gồm 30 thành viên do Tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban - cho biết lễ viếng tại Nhà tang lễ quốc
gia Hà Nội từ 7 giờ 30 đến 21 giờ ngày mai, thứ Bảy 12/10. Lễ truy điệu
trọng thể sẽ được tổ chức vào Chủ nhật 13/10, sau đó linh cữu được vận
chuyển bằng máy bay đến Đồng Hới, và đưa đi an táng tại Vũng Chùa, đảo
Yến, thuộc huyện Quảng Trạch tỉnh Quảng Bình.
Chủ tịch Cuba Fidel Castro và đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội ngày 22/02/2003.
Thứ bảy 05 Tháng Mười 2013
Tạp chí đặc biệt 05/10/2013
(17:33)
Từ
chiều hôm qua 04/10/2013, ngay sau khi được tin đại tướng Võ Nguyên Giáp
qua đời, các hãng thông tấn quốc tế khi loan tải đều dùng những từ ngữ
trân trọng, mà cụm từ thường được sử dụng nhiều nhất là « vị tướng huyền
thoại ».
AFP viết : « Tướng Giáp, thiên tài quân sự đã hạ nhục phương Tây ». Hãng tin Reuters trong bản tin mang tựa đề « Tướng Giáp, người chiến thắng trận Điện Biên Phủ đã mất” nhận xét: “Vị
tướng già mà một số người coi là chiến lược gia quân sự ngang hàng với
tướng Anh Montgomery, tướng Đức Rommel hay tướng Mỹ MacArthur, lại có
những lời phát biểu hòa bình ».
AFP sau khi lược qua những chiến công vang dội của nhà chiến lược tầm
cỡ này, không quên nhắc đến khoảng thời gian sau đó khi ông bị tước đi
mọi quyền hành. Hãng tin Pháp ghi nhận : « Cho dù đã rất yếu, người
ta vẫn cho là tướng Giáp đã viết những lá thư tố cáo nạn tham nhũng hay
các dự án mang lợi lộc cho Trung Quốc nhưng nguy hiểm cho đất nước. Năm
2009, ông cho công bố lá thư ngỏ phản đối dự án bauxite tại cao nguyên
đang bị rất nhiều chỉ trích ».
Vấn đề bauxite là cuộc đấu tranh cuối cùng của tướng Giáp.Từ Hà Nội,
giáo sư Nguyễn Huệ Chi hôm qua khi trả lời RFI Việt ngữ, cho biết chính
tinh thần phản biện của tướng Giáp là nguồn cảm hứng cho những người chủ
xướng trang Bauxite Việt Nam.
Bài đăng : Thứ sáu 04 Tháng Mười 2013 -
Sửa đổi lần cuối Thứ sáu 04 Tháng Mười 2013
Theo các
nguồn tin mà chúng tôi nhận được từ Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp
vừa qua đời chiều nay tại Viện quân y 108, thọ 103 tuổi. Hãng tin AFP
cũng vừa loan tin này, trích dẫn các nguồn tin từ chính phủ và quân sự
Việt Nam. Cho tới gần đây, tuy tuổi cao, sức yếu, nhưng Đại tướng Võ
Nguyên Giáp vẫn quan tâm và đưa ra một số lời bình luận về tình hình đất
nước, tiêu biểu là việc góp ý về Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên.
Sinh ngày 25/08/1911 tại Quảng Bình, xuất thân là một nhà giáo
dạy sử, nhưng sau đó chuyển sang binh nghiệp, ông Võ Nguyên Giáp đã là
Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam,
từng trực tiếp hoặc tham gia chỉ huy nhiều chiến dịch quân sự, đặc biệt
là chiến dịch Điện Biên Phủ. Về sự nghiệp chính trị, Đại tướng Võ
Nguyên Giáp từng là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó
Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Thật ra, mặc dù đã giành được chiến thắng Điện Biện Phủ, nhưng ảnh
hưởng của Võ Nguyên Giáp suy giảm dần kể từ khi chủ tịch Hồ Chí Minh qua
đời nmnăm 1969. Nói chung, trong ba mươi năm trở lại đây, tuy có nhiều
công trạng như vậy, nhưng tướng Võ Nguyên Giáp đã bị gạt ra khỏi bộ máy
cầm quyền.
Năm 1980, ông bị thay thế ở chức vụ Bộ trưởng Quốc phòng, và bị loại
ra khỏi Bộ chính trị năm 1982. Tuy vẫn giữ được chức Phó thủ tướng,
nhưng tướng Võ Nguyên Giáp lại được giao đặc trách về Khoa học Công nghệ
và Kế hoạch hóa gia đình. Năm 1991, ông bị gạt ra khỏi Ban chấp hành
Trung ương, thôi chức Phó Thủ tướng và nghỉ hưu ở tuổi 80. Trong thời
gian từ năm 1994 đến năm 2004, vào những dịp kỷ niệm trận Điện Biên Phủ,
tướng Giáp vẫn xuất hiện bên cạnh các lãnh đạo cao cấp của Hà Nội.
Trong dịp mừng ông thọ 100 tuổi, các nhà lãnh đạo cao cấp Việt Nam đã
đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bệnh viện, nơi ông đang được
chăm sóc từ ba năm.
Cho tới gần đây, tuy tuổi cao, sức yếu, nhưng Đại tướng Võ Nguyên
Giáp vẫn quan tâm và đưa ra một số lời bình luận về tình hình đất nước,
tiêu biểu là việc góp ý về Dự án khai thác bô xít ở Tây Nguyên. Không
dưới 3 lần, ông đã viết thư yêu cầu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dừng dự án
này, vì lý do an ninh quốc gia và vấn đề môi trường, nhưng không được
đáp trả.
Trả lời RFI Việt ngữ, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cho biết cảm
nghĩ khi biết tin nhà chỉ huy quân sự nổi tiếng của Việt Nam qua đời :
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
(00:53)
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi chia sẻ cảm nghĩ về sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp :