Affichage des articles dont le libellé est Bùi Hiền. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Bùi Hiền. Afficher tous les articles

jeudi 28 septembre 2023

Hoàng Dũng - Điên cả rồi !

 

Trong một status đăng cách đây mấy tiếng đồng hồ, giáo sư Nguyễn Văn Hiệp cho biết Ban tổ chức Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội vừa điện thoại bắt GS Hiệp (nay đã rời Viện Ngôn ngữ học, không còn là cán bộ của phải giải trình về vụ phản đối chữ Quốc ngữ mới của ông Bùi Hiền, theo yêu cầu của ông Bùi Hiền.

Tôi buồn cười nhớ một chuyện sau đây.

Một hôm, trong một buổi họp mặt đông đảo của dân Ngôn ngữ học ở Sài Gòn, thầy Trần Chút kể một chuyện xảy ra ở trường Đại học Tổng hợp TP HCM của thầy:

dimanche 3 décembre 2017

Quyên Di - Bảng mẫu tự tiếng Việt vốn đã hay và đủ




Bộ sách tiếng Việt cao cấp, đang được chính thức sử dụng tại đại học UCLA và Cal State University, Long Beach cũng như tại học khu Garden Grove, California.
Bài viết ngắn này không nhằm “tranh luận” với PGS TS Bùi Hiền về đề nghị “cải tiến chữ Việt" của ông cho bằng, nhân cơ hội này, chúng ta ôn lại với nhau những điểm căn bản của chữ Quốc Ngữ, là thứ chữ dùng mẫu tự La-tinh để ký âm tiếng Việt.
Bài viết rất ngắn này cũng không phải là một công trình nghiên cứu để đem ra thảo luận với các nhà ngữ học và ngôn ngữ học về tiếng Việt.
Gọi là căn bản, điều này có nghĩa là đụng chạm tới những điểm này, thay đổi hay xoá bỏ những điểm này thì chữ Quốc Ngữ không còn là chữ Quốc Ngữ nữa, mà là một thứ chữ gì khác rồi, nói rõ hơn là giết chết chữ Quốc Ngữ rồi. Cũng giống như một cái cây, người ta có thể hái hoa, hái quả, thậm chí cắt bớt cành, cái cây vẫn là cái cây; nhưng khi người ta đốn gốc, đào rễ thì cái cây không còn là cái cây nữa. Nó chết. Căn bản có nghĩa là rễ (căn), gốc (bản). Bởi vậy người ta mới nói kẻ mất gốc là “vong bản.”

Chu Mộng Long - Khi sự ngu nhân danh khoa học



Tôi không thích người ta chửi một ông già trên tám mươi như ông Bùi Hiền. Hơn nữa, ông ấy gốc học tiếng Trung, tiếng Nga và chỉ làm cái việc dạy tiếng, không phải là chuyên gia ngôn ngữ học đích thực nên hiểu sai làm sai là chuyện thường tình.

Nhưng tôi phải nổi giận mà viết bài cuối cùng này. Bài này dành cho những chuyên gia ngôn ngữ học như Phạm Văn Tình, Trần Ngọc Thêm, Lê Đức Luận… kể cả cái ông Ngô Như Bình đang dạy tiếng Việt bên đại học Harvard. Mấy ông này vẫn khăng khăng cái lý thuyết chữ ghi âm thì nhất thiết chữ phải ghi đúng âm, tức phải “nói sao viết vậylà hợp lý khoa học.

vendredi 1 décembre 2017

Kyo York - Đừng để tiếng Việt khóc thành «Tiếq Việt»



Kyo York, tác giả bài viết. Ảnh FB

Đôi lời : Đã định kết thúc loạt bài về những « cải cách » tiếng Việt của ông Bùi Hiền, nhưng lại đọc được ý kiến của một người nước ngoài 100% viết về vấn đề này. Anh Kyo York là một chuyên gia máy tính người Mỹ sinh năm 1985, sau khi đến Việt Nam cuối năm 2009 với tư cách tình nguyện viên dạy tiếng Anh ở Hậu Giang, đã trở thành ca sĩ chuyên hát nhạc Việt, với lòng yêu mến tiếng Việt. Xin phép được giới thiệu bài viết của Kyo York trên Facebook.

Nếu “Tiếq Việt” được chấp nhận thì hàng ngàn, thậm chí hàng triệu bạn tuổi teen Việt đã trở thành “PGS.TS” từ nhiều năm trước, và có thể họ giỏi hơn ở “công trình nghiên cứu này” bằng phiên bản Teencode cực siêu ngắn nhưng cũng cực kỳ “hại não”.

Cách đây vài năm khi tôi mới bắt đầu học tiếng Việt, nhận được một tin nhắn của một bạn khán giả nhỏ tuổi nhắn rằng: “Ak Kyo ọ*, seo ak gjoj tjeg vjt wa’ zay, thek ank cok đọc dk ch4 vj3t tắk & ch4 teencode cux e hog?”

Phạm Quang Tuấn - Ta muốn Quốc ngữ ĐƠN GIẢN hay Quốc ngữ RÕ RÀNG và PHONG PHÚ?


Ảnh: cgvdt.vn
(Bauxite Việt Nam 30/11/2017) Đọc đề nghị cải cách chữ Việt của Bùi Hiền , ta có thể thấy rằng ông ta có mục đích biến chữ Việt thành một loại phiên âm tốc ký của giọng Hà Nội. Đây là một quan niệm vô cùng ngây ngô (simplistic) và sai lầm về chữ viết, về tiếng Việt và về chữ Quốc ngữ.

Đề nghị của Bùi Hiền bắt nguồn từ những quan điểm sai lầm:

1. Chữ viết chỉ là ký âm của tiếng nói.
2. Chữ viết càng giản dị càng tốt.
3. Tiếng Việt là tiếng Hà Nội.

Lê Thanh Dũng - Mấy ý kiến về cải cách chữ viết



(FB Trần Cương Thiết giới thiệu ngày 30.11.2017) Xin giới thiệu bài phản biện có lý có tình của tiến sĩ Lê Thanh Dũng. TS Lê Thanh Dũng nguyên sinh viên Đại học Bưu Điện Nam Kinh TQ, nghiên cứu sinh và được cấp bằng tiến sĩ tại Hungary, nguyên cán bộ Tổng công ty Bưu Chính Viễn Thông, Dịch giả đầu tiên bài Tâm Sự Tuổi Già từ nguyên bản tiếng TQ và nhiều tác phẩm văn học và khoa học kỹ thuật từ các ngoại ngữ khác nhau , tác giả Truyện Nghề Của Thủy, Suy Ngẫm và các tác phẩm …Ông thành thạo 5 ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Trung và Hungary.
 
Ngôn ngữ là công cụ để giao tiếp, giao tiếp trong cộng đồng, giao tiếp với nước ngoài (người ta có thể học để giao lưu với người bản xứ), giao tiếp giữa các thế hệ (các tác phẩm văn hóa, các tư liệu lịch sử truyền cho đời sau...). Đã là công cụ thì phải sắc bén, tiện lợi, dễ học dễ sử dụng (có thể lạ lẫm lúc đầu nhưng phải hợp lý để quen nhanh).

Chu Mộng Long - Không đơn giản chỉ là cải cách chữ viết ?



Một số người trịnh trọng biến dư luận về việc cải cách chữ viết theo sáng kiến Bùi Hiền thành thuyết âm mưu, rằng người ta đang đánh lạc hướng dư luận để quên đi những chuyện động trời khác. Trong khi dư luận cộng đồng bao giờ cũng nhạy cảm hơn số người trịnh trọng ấy. Tôi hình dung có một âm mưu khác còn to hơn âm mưu vặt vãnh mà mấy ông đa nghi này đặt ra.

Sự thực, người ta đủ khôn để không rơi vào mớ bùng nhùng, rắc rối khi cổ súy cho cái món cải cách chữ viết của ông già không còn đủ tỉnh táo. Vấn đề môi trường, dân chủ, dân sinh ư? Thì nó vẫn chình ình ra đó hết ngày này đến ngày khác chứ mất đi đâu mà lấp liếm, ai bức xúc cứ lên tiếng chứ có sự cấm đoán nào đâu. Nhưng cải cách chữ viết như Bùi Hiền tưởng là chuyện điên rồ, nhưng không điên rồ tí nào khi nó nhân danh khoa học và được các nhà khoa học tai to mặt lớn đứng ra lên tiếng bảo kê. Không phải ngẫu nhiên mà họ quảng bá công trình của Bùi Hiền trên phương tiện báo chí, trên truyền hình quốc gia, lại cho những nhà khoa học có danh như Phạm Văn Tình, Trần Ngọc Thêm, Đoàn Hương… lên tiếng khẳng định đó là khoa học!

mercredi 29 novembre 2017

Chu Mộng Long - Vì sao thiên hạ chửi ông Bùi Hiền?



Tôi không thương, không ghét ông Bùi Hiền, nhưng xin nói thẳng: thiên hạ chửi ông có lý của thiên hạ. Ông đáng bị chửi. Và đáng bị chửi hơn là những kẻ bảo kê và ủng hộ cho “dự án cải cách tiếng Việt” gọi là “đầy tâm huyết” của ông ta!

Phải nói là chưa có vụ nào dậy sóng dư luận mạnh mẽ như vụ này. Điều đó chứng tỏ cái món cải tiến cải lùi của ông Bùi Hiền đã gây chấn thương lớn đối với xã hội chứ không ngẫu nhiên.

Riêng tôi ghét nhất là những nhà khoa học đạo mạo, dù không ủng hộ “dự án” của ông Bùi Hiền, nhưng lại tỏ ra đạo đức, chửi lại những người chửi Bùi Hiền là “vô học”, “vô văn hóa”, “bầy đàn”…

Chu Mộng Long - Về cải tiến chữ Quốc ngữ theo sáng kiến Bùi Hiền



Ba ngày nay tôi bận công tác tận biên giới Việt – Cam, không theo dõi mạng được. Trước đó tôi đã thấy một bạn share bài viết của PGS.TS. Bùi Hiền, tôi chỉ cười vì… không lạ.

Trong Hội thảo Ngôn ngữ ở Việt Nam – Hội nhập và Phát triển tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn, vào buổi sáng tại phiên thảo luận chung ở Hội trường 13, có một PGS không được ban điều hành chọn báo cáo chính thức đã đứng lên phát biểu về việc cải tiến chữ Quốc ngữ. Lý do đúng như bài viết của ông Bùi Hiền. Tôi bật cười, vì đây không phải lần đầu tôi được nghe giới ngữ học ở Việt Nam đề xuất.

Vũ Thư Hiên - Lý Phương, người tù muốn la-tinh hóa tiếng Trung Quốc



Tôi muốn giới thiệu với các bạn một đoạn ghi chép trích trong hồi ký Đêm Giữa Ban Ngày, về một người Trung Quốc rất chăm chỉ nghiên cứu ngôn ngữ Việt được la-tinh hoá ngay khi anh ta ở trong nhà tù Việt Nam. Tôi nhắc lại chuyện này, nhân có một quan chức ngành giáo dục Việt Nam coi thường thành tựu đã có được trong ngôn ngữ Việt, để chế ra một thứ chữ Việt mới nhang nhác cái pinyin mà người Trung Quốc nói trên coi là kém cỏi, so với ngôn ngữ Việt được la-tinh hóa. 

“… Trong những người tù Phong Quang mà tôi quen đầu tiên, tôi đặc biệt nhớ một thanh niên Trung Quốc bởi ý chí kiên cường của anh ta. Theo anh ta tự giới thiệu thì ở Trung Quốc anh là sinh viên một trường đại học ở Vũ Hán. Mấy ông già biết phiên âm Hán Việt gọi anh ta là Lý Phương, phiên âm từ tên Trung Quốc Li Fang hay Li Feng, không biết phiên âm thế có đúng hay không. Những người Trung Quốc mới sang trong đợt chạy cách mạng văn hóa vô sản nói chung không có tên gọi theo âm Hán Việt. Tên Việt của họ là do các cán bộ coi tù đặt theo kiểu hầm bà lằng, miễn sao dễ gọi. 

Nguyễn Việt Long - Chữ Quốc ngữ trong hệ thống ngôn ngữ quốc tế



(Zing.vn 29.11.2017) Theo dịch giả Nguyễn Việt Long, chữ viết tiếng Việt dùng bộ chữ cái La-tinh (Latin) nằm trong nhóm phổ biến nhất thế giới xét về địa bàn, số người và số quốc gia sử dụng.

Kể từ khi ra đời vào đầu thế kỷ XVII, chữ quốc ngữ, sử dụng bộ chữ cái La-tinh có thêm các dấu phụ, do các giáo sĩ Dòng Tên người Bồ Đào Nha và Pháp tạo ra đã định hình như ngày nay.

Nó được viết hầu như giống với cách viết trong Tự điển Việt - La tinh (1838), do giám mục Jean-Louis Taberd biên soạn lại, dựa theo bản thảo năm 1773 của Pigneau de Behaine (Bá Đa Lộc).

Một số hệ lụy từ «cải cách» tiếng Việt theo kiểu ông Bùi Hiền



(Facebook 25.11.2017) Tôi sẽ chỉ ra những hệ lụy từ cái đề án cải cách tiếng Việt của ông phó giáo sư tiến sĩ nhé.


Tôi chưa thấy tiết kiệm được 8% giấy từ việc cải cách tiếng Việt - như ông nói, nhưng tôi thấy sự tốn kém, lãng phí về thời gian, tiền bạc và công sức thì không thể đo lường nổi. Nó ảnh hưởng tiêu cực đến toàn xã hội, có thể làm suy sụp nền kinh tế, văn hóa của một quốc gia, bởi những lý do sau:

1 - Toàn bộ kho dữ liệu, tài liệu, sách vở, các bộ khuôn mẫu, từ điển tiếng Việt về tất cả các lĩnh vực phải hủy bỏ và làm lại để chuyển đổi qua ngôn ngữ mới.

dimanche 26 novembre 2017

Hoàng Dũng - Đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ hay là “cơn bão trong tách trà”



Dư luận đang dậy sóng vì một bài đăng trong kỷ yếu của một cuộc hội thảo về chữ Quốc ngữ. Tác giả của bài báo cáo đó là PGS TS Bùi Hiền. Ông cho VTC News biết đã nghiên cứu vấn đề cải tiếng chữ Quốc ngữ đã 30 năm. Kết quả là những đề xuất táo bạo, giảm số lượng ký tự từ 38 xuống 31 chữ bằng cách thay ng bằng q; đ bằng d; c, k, q bằng k; ph bằng f; s, x bằng s; gi, d, r bằng z; nh bằng n’; th bằng w; v.v. Mà đó mới chỉ là phụ âm, còn cải tiến về nguyên âm thì ông hứa hẹn sẽ công bố vào tháng 3/2018.

Lý do của sự cải tiến này, theo ông là chữ Quốc ngữ không triệt để theo nguyên tắc mỗi chữ chỉ biểu đạt một âm vị, và mỗi âm vị chỉ có một chữ cái tương ứng biểu đạt.

Không khó để thấy rằng đề xuất của ông rất bấp bênh về mặt thực tiễn.

Lưu Trọng Văn - Đừng để dân chúng lộn... ruột



Gã tán đồng với nhà báo, nhà giáo Huỳnh Ngọc Chênh khi ông kêu gọi hãy tôn trọng những ý tưởng cải cách chữ Việt của tiến sĩ Bùi Hiền.

Sự sáng tạo nào cũng có thể bị người đương thời phản ứng. Chuyện thường. Thói quen đã đi vào cuộc sống và thói quen không muốn thay đổi cái gì mà mình đã cảm thấy dễ dàng với mình rồi ở bất cứ đâu, ở bất cứ thời khắc nào đều ẩn chứa sự bảo thủ và sự vô tình cản trở cái mới, cái sáng tạo.

Gã cho rằng tiến sĩ Bùi Hiền có quyền thay đổi hệ thống chữ viết Việt Nam hiện nay theo ý mình mà ông cho là khoa học hơn. Có điều ông đã tách chữ viết ra khỏi âm, với bất cứ ngôn ngữ nào âm tức là tiếng mới là hồn, cốt cách, văn hoá của dân tộc sử dụng ngôn ngữ ấy. 

Lại Nguyên Ân - Không mạt sát nhưng có quyền bình phẩm



Trong tư cách chuyên gia, những hoạt động như soạn thảo một hệ thống ký âm mới cho tiếng Việt, là đề tài có thể hiểu được. 

Nhưng đề xuất này lại động đến một công cụ mang tính toàn dân, tức là cái ngôn ngữ đang được gần 100 triệu người sử dụng, lại là thứ văn tự đã được cộng đồng này sử dụng 150 năm, đã sản sinh ra hàng tỉ đơn vị văn bản viết tương ứng. 

Khi 'Tiếng Việt' được viết thành 'Tiếq Việt'




TS Bùi Hiền - Ảnh nhân vật cung cấp cho Thanh Niên.

(Thanh Niên 24/11/2017) Chúng ta nghĩ sao nếu chữ 'luật giáo dục' phải viết là 'luật záo zụk', 'nhà nước' 'n’à nướk'… Nhưng đó là cách viết cải tiến mà PGS-TS Bùi Hiền đề xuất trong một cuốn sách mới xuất bản gần đây. Điều này gây ra nhiều tranh luận không chỉ trong giới chuyên môn mà cả những người đang sử dụng tiếng Việt.

Chữ viết của tiếng Việt hiện tại chưa hợp lý?

Đó là cuốn sách Ngôn ngữ ở Việt Nam - Hội nhập và phát triển (tập 1) dày 2.200 trang, do nhà xuất bản Dân trí phát hành, nhân Hội thảo ngữ học toàn quốc được tổ chức tại Trường ĐH Quy Nhơn hồi tháng 9. Trong rất nhiều bài viết của các nhà ngôn ngữ học, có bài “Chữ quốc ngữ và hội nhập quốc tế” của tác giả Bùi Hiền với đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt gây nhiều tranh cãi.