|
Đơn khai sinh năm 1938 ở Bắc Kỳ có bốn
dạng chữ: chữ Quốc ngữ lẫn chữ Nôm cùng dấu triện bằng tiếng Pháp và vài chữ Nho.
Ảnh nguoikesu
|
Một
số người có chút trình độ Hán học cho đến nay vẫn nuối tiếc chữ Hán hay chữ
Nôm. Rằng chữ Hán hay chữ Nôm là loại chữ tượng hình, vừa trực quan vừa thâm
sâu. Đó là cái lý luận kiểu Nguyễn Đắc Xuân ở phần hậu thư phản đối đặt tên
đường mang danh Alexandre de Rhodes và Francisco De Pina:
"Từ chữ Hán, chúng ta đã sáng tạo
ra chữ Nôm. Trong vốn ngôn ngữ vốn có của ta mang đậm hồn dân tộc Việt: “Thị
tại môn huyền náo/ Nguyệt lai môn hạ nhàn”. Còn chữ quốc ngữ chỉ ghi lại âm của
từ ngữ đó chứ không mang nghĩa lóng như chữ Hán – Nôm trước đây. Chữ quốc ngữ
có thể nói làm mất cả hồn dân tộc, việc dịch truyện Kiều ra chữ quốc ngữ đã làm
mất đi một phần, nếu không nói mất đi rất nhiều giá trị của tác tác phẩm này.
Mặt khác, chữ quốc ngữ không nhằm mục
đích phát triển văn minh của dân tộc ta, mà chỉ là một phương tiện để truyền
giáo, một công cụ để thực dân Pháp xâm lăng nước ta. Chúng ta cần phải hiểu,
không nên có suy nghĩ “nhờ vào chữ quốc ngữ (La tinh hóa) mà tiến bộ, văn
minh”. Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,… không sử dụng chữ La tinh hóa, vẫn giữ
ngôn ngữ từ trước đến nay, nhưng họ vẫn văn minh vẫn tiến bộ vượt bậc, chứ đâu
phải chữ quốc ngữ La tinh hóa làm cho dân tộc văn minh hơn. Lào, Căm-pu-chia,
Miến Điện, Thái Lan cũng thế."