Không
phải tự dưng báo Thanh Niên đưa hình ảnh của lãnh chúa Sài Gòn Lê Thanh Hải,
cùng kiến nghị cử tri Long An cho rằng, với tội lỗi gây ra cho đồng bào Thủ
Thiêm thì kỷ luật dành cho ông Hải là quá nhẹ.
Và
cũng không phải tự dưng kèm với thông tin ấy, là tin Lê Tấn Hùng - em trai ông
Hải - bị khép khung tử hình vì tham nhũng 13 tỉ.
Nếu
hình ảnh này chỉ cần xuất hiện cách đây vài năm thôi, thì báo chắc bị thu hồi
và tổng biên tập lập tức bị cách chức.
Chuẩn
bị hung khí mà để trong nhà thì có thể coi là chuẩn bị "phòng vệ".
Trên thực tế là gia đình cụ Kình đã bị tấn công.
Tôi
vẫn cho rằng, nếu đúng như các bị cáo thừa nhận, họ đã giết 3 cán bộ công an,
thì họ đã "vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng"(dù họ đã phòng vệ
không thành công, cửa nhà tan nát, cha già bị giết). Hoặc "giết người
trong trạng thái bị kích động mạnh"(do bị tấn công vào ban đêm bằng vũ
trang).
Hãy
xử đúng tội danh chứ đừng khép những tội để có thể tử hình họ.
1- Nếu kế hoạch
“Tấn công” Đồng Tâm thành công: Việc thu hồi đất đai trên toàn quốc sẽ dễ dàng
hơn. Phương pháp sử dụng vũ lực sẽ đối với quản lý nhà nước, xã hội sẽ được phổ
biến. Những người chủ trương sử dụng vũ lực trong bộ máy chính quyền sẽ thắng
thế.
Năm 1989 ở Trung
Quốc, sau sự kiện Thiên An Môn, phe sử dụng bạo lực nhà nước của Đặng đã thắng
thế và áp đảo trong chính quyền.
2- Kế hoạch 419A
“Tấn công Đồng Tâm” cần phải được công khai để làm sáng tỏ bản chất vụ án. Nó
dường như có trước việc Quân đội xây dựng tường bao khu đất giao cho Quốc
phòng.
Kiến nghị ký tên nhóm « Công dân hành động » đã thu thập được trên 2.500 chữ ký, « cực lực phản đối bản án bất công »
về sự kiện diễn ra vào rạng sáng 09/01/2020 tại thôn Hoành, xã Đồng
Tâm. Theo đó, hàng loạt vấn đề đã bị Hội đồng xét xử bỏ qua.
Trước
hết là tính chất pháp lý của thửa đất 59 hecta tranh chấp tại Đồng Sênh
chưa được làm rõ là đất nông nghiệp hay đất quốc phòng. Thứ hai, về tội
danh « chống người thi hành công vụ », cơ sở pháp lý nào để lực lượng công an tiến vào Đồng Tâm trong đêm, cấp nào ra quyết định và ai thi hành ?
Tôi tin lời bà vợ
ông Kình nói về chồng, rằng trước khi chết, chồng bà vẫn một lòng tin vào đảng,
là sự thật.
Đó là "niềm
tin sắt đá" của những người có vài chục năm tuổi đảng, và vài chục năm bị
nhồi sọ. Họ tỉn rằng, có những cá nhân hủ hóa, sai lầm, nhưng đảng luôn luôn
đúng.
Ông Kình tin
rằng, ông làm lớn chuyện ra, "trung ương" vào cuộc thì ông sẽ được
đèn trời "anh minh, sáng suốt, công bằng" của đảng soi tới.
Cụ Kình bị bọn
bằng tuổi con, tuổi cháu cụ gọi là thằng, là cường hào ác bá.
Cụ là đảng viên,
chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Bí thư Đảng ủy xã từ khi chúng còn chưa sinh ra...
nhưng nhà cụ không bằng cái chuồng xí nhà chúng.
Dù cụ là quan
chức cấp thấp nhưng thử hỏi trên đất nước này, có vị quan chức cấp cao nào, dù
được truyền thông PR, lại được nhiều người dân yêu mến như yêu mến cụ?
Tôi đã nhiều lần
nói, rằng dân Đồng Tâm, mà đứng đầu là cụ Kình, một lòng tin tưởng vào đảng,
vào chính phủ. Thực tình thì đó là cảm nhận của tôi, khi tiếp xúc với cụ Kình
và người dân Đồng Tâm.
Hôm nay, đọc trên
BBC, thấy ông André Menras (Hồ Cương Quyết) kể về cuộc họp bàn giữ đất của tổ
Đồng Thuận, mới thấy ông ấy cũng có cảm nhận giống y như tôi. Hơn thế, ông đã
nói ra được, tại sao ông có cảm nhận như vậy.
Trích:
BBC: Dựa vào đâu ông nhận định rằng dân Đồng Tâm
hoàn toàn tin đảng CSVN?
Một cái tát cho
gã khi tòa án tuyên án tử hình cho hai con trai cụ Kình, và chung thân cho cháu
nội cụ Kình.
Như vậy cái thông
tin mà gã nghe được có sự can thiệp ở các cấp cao nhất đúng là khó lường như dự
báo, vì nó đã theo chiều hướng không ai muốn tin: chiều hướng xấu.
Vụ án Đồng Tâm là
một vụ án tranh chấp đất đai gây chấn động dư luận, khi có tới bốn người đã
chết (một người dân Đồng Tâm và ba người thuộc lực lượng công an).
Quá trình điều
tra, truy tố và xét xử vụ án được dư luận xã hội trong và ngoài nước đặc biệt
quan tâm. Đây là một vụ án hết sức phức tạp, tuy nhiên trong quá trình xét xử,
hội đồng xét xử (HĐXX) đã nhiều lần bác bỏ rất nhiều kiến nghị của luật sư bào
chữa nhằm làm sáng tỏ bản chất vụ án và giúp việc xét xử đúng người, đúng tội,
tranh gây oan sai.
Vì vậy, để đảm
bảo việc tuân thủ pháp luật trong quá trình xét xử, HĐXX cần xem xét làm rõ một
số vấn đề trước khi tuyên án:
1. XÁC ĐỊNH VIỆC LỰC LƯỢNG CÔNG AN TẤN CÔNG VÀO NHÀ
CỤ LÊ ĐÌNH KÌNH CÓ ĐÚNG PHÁP LUẬT HAY KHÔNG:
Những điểm vi
phạm luật tố tụng hình sự nghiêm trọng trong vụ án Đồng Tâm:
I. ĐỊNH TỘI TỪ
TRƯỚC PHIÊN TÒA
Thứ nhất, mở đầu
phiên tòa, nhà cầm quyền cho trình chiếu các video clip cắt ghép để buộc tội
người dân Đồng Tâm. Tức là bản thân quan tòa đã có sẵn định kiến trong đầu là
dân Đồng Tâm có tội. Không cần tranh biện trước tòa giữa Viện Kiểm sát và luật
sư để làm sáng tỏ vụ án nữa. Đây là một vụ án bỏ túi.
II. KHÔNG GIAO
BẢN COPY PHIM GỐC CẢNH TẤN CÔNG ĐỒNG TÂM
Thứ hai, điều
khôi hài là khi các luật sư yêu cầu đưa clip gốc ra, vì rõ ràng là khi công an tấn
công vào Đồng Tâm đã có phân công người đi theo quay phim lại đàng hoàng. Tòa
án xã hội chủ nghĩa đã từ chối trình
chiếu đoạn phim gốc, và cũng từ chối giao cho các luật sư copy của đoạn phim
gốc đó.
"Tối 08/01/2020, bị cáo được ông
Nguyễn Văn Thắng báo là tối nay công an sẽ về bắt ông Lê Đình Kình nên bị cáo
báo với bị cáo Tuyển, bị cáo Hiểu, Quang, Tiến và Nối."
Lời khai này vô cùng quan trọng với toàn
bộ vụ án Đồng Tâm.
Cuộc tập kích Đồng Tâm được lên kế hoạch
trước, với mục đích bắt hoặc tiêu diệt cụ Kình (điều này là bất chấp pháp luật).
BIÊN
BẢN PHIÊN TÒA XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN “GIẾT NGƯỜI” VÀ “CHỐNG NGƯỜI THI HÀNH CÔNG
VỤ XẢY RA TẠI THÔN HOÀNH, ĐỒNG TÂM, MỸ ĐỨC, HÀ NỘI NGÀY 09/01/2020
Chiều ngày 1 (07/9/2020) và sáng ngày 2
(08/9/2020)
PHIÊN TÒA TIẾP TỤC (Lúc 13h30)
ĐẠI DIỆN VIỆN KIỂM SÁT (VKS) TIẾP TỤC ĐỌC
BẢN CÁO TRẠNG Phần đọc của đại diện VKS kéo dài hơn 2h30,
mọi người trong phòng xử án chăm chú lắng nghe, dù mệt và buồn ngủ.
Đại diện VKS đọc xong bản cáo trạng lúc 15h15. HĐXX nghỉ giải lao. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ (HĐXX) TIẾP TỤC LÀM VIỆC
(15h35)
Với công an Hà
Nội thì việc dẹp tan bạo loạn ở Đồng Tâm do "tội phạm" Lê Đình Kình
chủ mưu và cầm đầu là một "chiến công oanh liệt”.
Chính vì đại
tướng Tô Lâm coi là "chiến công oanh liệt" nên ngay lập tức sau cái
chết dù không rõ vì sao cùng rơi xuống hố của ba sĩ quan an ninh, công an Hà
Nội và đại tướng Tô Lâm đã làm rất nhanh hồ sơ trình trực tiếp cho chủ tịch
nước Nguyễn Phú Trọng ký thưởng huân chương chiến công cho ba sĩ quan trên.
Địa chỉ nhà cụ Lê Đình Kình đã có trên Google Maps!
Không bức tường
nào sập. Không có bức tường nào của nhà ông Lê Đình Kình bị công an nổ mìn đánh
sập cả. Ngôi nhà gần như nguyên vẹn, trừ các vết đạn. Có một lối đi thông giữa
nhà ông Kình với nhà con trai Lê Đình Chức, do ai đó đã đập vỡ một phần tường
ngăn cách, bà Dư Thị Thành nói người nhà tự làm, khi chúng tôi thắc mắc.
Cũng không có hầm chông nào. Đảng viên trung kiên Lê Đình Kình, người đã kinh
qua hai cuộc chiến tranh lẫy lừng do Cộng sản chỉ đạo, kinh qua quan trường,
kinh qua đấu tranh với quân đội – công an, trí tuệ còn minh mẫn, không phải anh
du kích không biết viết biết đọc mặc khố ăn lá cây giữa rừng năm xưa. Làng Đồng
Tâm gần như phố thị, nhà nối nhà cửa hiệu nối cửa hiệu, bê tông cốt thép ngạo
nghễ mọc trên gốc hồn làng.
Nhà ông Kình rất nhỏ. Tôi đoán ông đã chia mảnh đất làm ba để chia cho hai
người con trai, như hàng triệu người cha Việt Nam đã làm, cưới vợ dựng nhà chăm
cháu cho con. Nhà ông Kình nghèo. Bàn ghế, giường chiếu, bếp núc đơn sơ, lạc
hậu.
Như mọi
người đều biết, một chiến dịch quy mô lớn với một lực lượng hùng hậu được chuẩn
bị chu đáo đến từng chi tiết nhằm tập kích vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm đã xảy
ra vào rạng sáng 09/01/2020 gây bất ngờ đến ngỡ ngàng cho tất cả mọi người.
Kết quả
đau lòng đã để lại cho cả hai bên: Cụ Lê Đình Kình bị sát hại bằng nhiều phát đạn
ngay tại nhà riêng của mình, và ba chiến sĩ cảnh sát cơ động hy sinh do “trượt
chân ngã xuống giếng trời sâu 4 mét...”.
Vậy
đâu là lý do và nguyên nhân chủ yếu cho cuộc tập kích bất ngờ của chính quyền
vào xã Đồng Tâm. Hay nói một cách khác là, cuộc tập kích trên nhằm mục đích gì
và để đạt mục tiêu gì là chính?
Một đoạn đường làng đang được tu sửa, trải bê tông. Ảnh: Phong Vân.
(VnExpress 20/01/2020) Nhớ lại biến cố rạng sáng 9/1, ông Giang
kể đang ngủ thì bị dựng dậy bởi tiếng đùng đoàng. Ông chạy lên trần ngó xuống
đường thấy lực lượng an ninh dàn hàng kín mít. Những ngày sau, ông Giang cảm thấy
hơi gò bó trong chính ngôi làng của mình.Không ai dám giơ điện thoại chụp hình, không túm tụm nói chuyện. Thôn
Hoành gần như bị cô lập.Điện thoại
không vào được mạng, ông không biết tin tức gì, cũng không xem tivi.
Bức tường bao quanh sân bay Miếu Môn đã
xây xong, dân làng Hoành bắt đầu mua sắm đón Tết, muộn hơn mọi năm.
"Sống và làm việc theo Hiến pháp và
Pháp luật", tấm băng
rôn căng nổi bật trước cổng trụ sở UBND xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Chủ
nhật (19/1) ngày nghỉ nhưng cổng trụ sở vẫn mở, khu nhà của công an xã có người
trực.
VCB đã theo lệnh
của Bộ Công an mà phong tỏa số tiền hơn năm trăm triệu của chị Nguyễn Thúy
Hạnh. Đây là số tiền người dân gửi tới để phúng viếng cụ Kình.
Có mấy điểm cần
phải rạch ròi ở đây:
1. Mặc dù tôi
đứng về phía cụ Kình, nhưng tôi không đồng ý việc tàng trữ thuốc nổ như lời
tuyên bố trong một clip của ông ngồi cạnh cụ Kình.
Vài lời nói thêm: Tôi có vài sai sót định danh trong
bài viết này được bạn bè góp ý, tôi đã sửa chữa. Xin lỗi vì ăn gạo nhà nước nấu
bằng nồi điện Trung Quốc nên thi thoảng răng cũng vỡ sạn.
Tôi không quan niệm mình đang thực hiện vai trò nhà
báo khi viết bài. Tôi chỉ cố gắng từ các lập luận của phía tôi tạm định nghĩa
là chính thống, để tìm kiếm một cách tiếp cận khác về vụ việc mà tôi gọi là
cuộc tấn công làng Hoành. Bám sát mục tiêu đó, tôi không có ý trình bày cách
nhìn về vụ tranh chấp, mà cốt yếu đề cập đến tính hợp pháp và tính chính đáng
của phía thực thi công vụ. Chỉ là góp vào một góc nhìn, một cách nhìn. Còn tranh
chấp đất đai, tôi nghĩ nó là một vấn đề khác, có thể phải nhìn vụ việc ấy sau.
Chỉ là vậy thôi ạ. Tôi viết trên ipad nên xuất hiện một số từ đúng là buồn
cười, mong bạn bè hiệu chỉnh cho.
Pháp quyền đã bị
đẩy lui trong vụ trấn áp bằng vũ trang ở thôn Hoành.
(Trước hết, tôi thống thiết chia buồn với
thân nhân của ba chiến sĩ cảnh sát bị thiệt mạng trong cuộc tấn công vào thôn
Hoành rạng sáng ngày mồng 9/1. Tôi vô cùng đau buồn về cái chết của các anh).
Sau ba lần thay đổi về lý do đoàn quân
bách chiến bách thắng “tiến vào thôn Hoành” chỉ trong chưa đầy 5 ngày của Bộ
Công an, tôi biết rằng sự thật của câu chuyện Đồng Tâm từ đây MÃI MÃI thuộc về
mỗi cá nhân. Nghĩa là muốn biết sự thật, bạn phải tự đi tìm nó.
Nhưng tôi đang nói về một vấn đề khác.
Khi sự việc đau lòng và vô cùng đáng xấu
hổ xảy ra, hy vọng lớn nhất của tôi là có một sự lục đục, bất đồng nào đó từ cấp
thượng tầng, để còn có thứ bám vào mà cố dối lòng rằng nền chính trị chưa đến mức
“đen cả nải”. Giờ thì hy vọng đó coi như đã tắt.
Nếu bảo rằng chính con cháu cụ Kình đã
khai nhận tội, phát trên tivi rành rành, rồi căn cứ vào đó quy kết tội cho cụ
Kình thì rất ngây thơ.
Lời khai chỉ có giá trị khi khai trước
tòa và được tòa thừa nhận. Chứ chỉ tin vào công an bạo lực và tivi giả dối thì
chả có một li ông cụ sức thuyết phục nào.
Xin nhớ rằng các ông Nguyễn Thanh Chấn,
Huỳnh Văn Nén, chính từ mồm các ông ấy đã nhận tội giết người và phải chịu án tử
hình. Nhưng về sau nhà nước lại phải đền nhọc và mang lấy tiếng nhơ khôn rửa.