Ông Tô Lâm thay ông Trọng làm trưởng ban
Văn kiện Đại hội đảng. Ông nói những điểm gã rất lưu ý khi chỉ đạo thực hiện
văn kiện Đại hội đảng.
1. “Cần thống nhất nhận thức về khởi điểm
lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, từ đó có
những đổi mới mạnh mẽ hơn nữa về hình thức và nội dung các văn kiện.”
Chú ý câu: Thống nhất nhận thức đất nước
đã bước qua kỷ nguyên mới.
Đọc
báo, coi tivi, cứ đập vào mắt nhan nhản những chữ những hình ảnh về chuẩn bị
đại hội 14.
Xứ
này, dần dần người ta quen với chuyện cứ vài ba năm đảng nắm quyền lại tiến
hành đại hội. Tùy cấp độ mà chu kỳ dài hay ngắn. Ví dụ cấp chi bộ thì chỉ 2 năm
rưỡi, tức 5 năm có 2 lần đại hội chi bộ, nhưng đã là đảng bộ thì theo quy định
5 năm/lần.
Ấy,
tôi không phải đảng viên mà còn biết hơn ối người của đảng, ông này bà nọ, bí
thư bí thiếc, thường vụ thường viếc. Lại nhớ câu thơ của cụ Việt Phương, “cứ
đêm đêm ta lại kết nạp ta vào đảng”. Ông bạn tôi có lần cười bảo, kết nạp đêm,
kinh.
Việc Ban Kiểm tra Trung ương liên tiếp đề
xuất, và Bộ Chính trị tiến hành kỷ luật hàng loạt cán bộ cao cấp trong thời
gian vừa qua, là việc làm được Nhân Dân hoan nghênh nhiệt liệt. Nhân Dân còn
mong muốn đẩy mạnh công cuộc chống tham nhũng mạnh mẽ thêm nữa.
Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị
kỷ luật trong thời gian qua [1], phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt
lõi. Thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến
hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt
nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.
Qua trường hợp của ông Võ Văn Thưởng [2],
nhìn lại các trường hợp khác trước đó như của ông Nguyễn Xuân Phúc [3], các Ủy
viên Bộ Chính trị (UVBCT) cũng như các Ủy viên Trung Ương (UVTƯ) bị kỷ luật để
tìm ra nguyên nhân. Từ nguyên nhân mà đưa ra giải pháp.
Cơn sốt giá nhà chung cư hiện tại mình thấy
rất có mùi thổi giá. Chủ yếu anh em đánh vào tâm lý tiếc tiền lãi ngân hàng quá
thấp, để vợt lượng khách ít ỏi còn dư tiền nhàn rỗi. Chứng khoán cũng đang ung
do kinh tế trì trệ, tiền nhàn rỗi lồi ra một cục nên anh em mới đi ôm bất động
sản rồi cùng nhau thổi giá.
Tuy nhiên, lượng người dư tiền này cũng
không quá nhiều đâu. Nên mua bán thực cũng không nhiều, mà toàn anh em tung hứng
với nhau để thoát hàng cũ.
Ngoài ra là còn dựa vào sự khan hiếm tạm
thời do thời điểm hiện tại đang là giao thời của luật lệ liên quan đến bất động
sản, nên sẽ không có dự án mới được phê duyệt. Hiện tại, tâm lý chung của các doanh
nghiệp phát triển bất động sản là nằm im chờ luật ổn định, nên không ai chạy
thêm dự án mới đâu. Nên những cái đang bán đều là cũ, hàng tồn chưa thoát kịp của
đợt dư thừa vừa rồi.
Thực tiễn đã rõ về vị thế và vai trò của
tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong đảng cầm quyền hiện nay.
Nhưng cũng phải nhìn thẳng một sự thật rằng
bác Cả do tuổi cao sức yếu khó có thể xử lý, điều hành việc đảng, việc nước với
mật độ cao được. Cách tốt nhất là nửa khóa 13 này, đảng nên tổ chức Đại hội đảng
bất thường để sửa điều lệ đảng tôn vinh bác Cả là chủ tịch đảng.
Với uy tín của mình trên cương vị chủ tịch
đảng, bác Cả vẫn có thể quyết được những chiến lược của đảng và đất nước. Khi sức
khỏe bác không được tốt thì chức chủ tịch đảng thành chủ tịch danh dự, luôn
vinh danh công trạng của bác đối với đảng.
Có
một “quy định” rằng đại hội đảng tiếp theo, nếu ủy viên Bộ Chính trị nào quá
tuổi tái cử thì sẽ về hưu. Còn ai muốn ở lại thì phải trong tứ trụ được Bộ Chính
trị chấp nhận là trường hợp đặc biệt.
Chà
chà gay đây!
Khóa
12, trường hợp đặc biệt là cụ Nguyễn Phú Trọng. Khóa 13, trường hợp đặc biệt là
cụ Nguyễn Phú Trọng và cụ Nguyễn Xuân Phúc. Còn khóa 14, cụ nào sẽ là trường
hợp đặc biệt đây?
Tôi không quan tâm tới đảng, kể cả viết
hoa nó hay không tôi cũng mặc kệ, nhưng có những thứ liên quan tới nó thì cứ phải
nhắc.
Họ đang tập trung thời gian, sức lực, tiền
bạc vào việc chuẩn bị đại hội 14. Một cuộc tốn kém vĩ đại.
Vẫn biết ở xứ ta lúc này đảng cầm quyền,
đảng lãnh đạo mọi thứ, quyết định mọi mặt, đảng tự nhận không có ai thay thế được
đảng, "đảng là cuộc sống của tôi", v.v…
Sự rạn vỡ mới trong Liên hiệp Châu Âu (EU), tuổi trẻ Iran không khuất
phục trước bạo quyền của các đạo sĩ Hồi giáo, các đại gia GAFA bị thị
trường chứng khoán trừng phạt vì kết quả kinh doanh sa sút là tựa đề
chiếm trang nhất của Le Monde, Le Figaro và Les Echos hôm nay. Riêng Libération và La Croix
dành trang bìa với nền đen để tưởng niệm họa sĩ Pháp Pierre Soulages,
tên tuổi lớn của nghệ thuật đương đại vừa qua đời ở tuổi 102 mà tờ báo
cánh tả gọi là « Mặt trời đen », còn nhật báo công giáo chạy tựa « Màu đen đang để tang », vì sắc màu này là chủ đạo trong các bức tranh của ông.
Điểm mới duy nhất của Đại hội Đảng 20 : Một tương lai bất định !
Về châu Á, Les Echos có bài viết của giáo sư kinh tế Stephen S. Roach của đại học Yale, nhận xét « Trung Quốc của Tập Cận Bình sẵn sàng cho xung đột ». Đại hội Đảng lần thứ 20 vừa kết thúc đã chứng tỏ ý hướng của ông Tập, hy
sinh tăng trưởng như một cái giá phải trả, dù đắt đỏ, cho an ninh quốc
gia.
Tập Cận Bình tăng thêm sức mạnh sau Đại Hội đảng Cộng Sản Trung Quốc,
căng thẳng giữa Pháp và Anh, chiến tranh Ukraina là thời sự quốc tế
được các báo Pháp chú ý nhiều nhất hôm nay.
Toàn bộ ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị là người của Tập Cận Bình
Les Echos nhận định « Tập Cận Bình cai trị Trung Quốc, quyền lực hơn bao giờ hết ». Ông
ta đã tống khứ được tất cả các đối thủ, và chung quanh ông Tập bây giờ
chỉ toàn những người được tin tưởng từ lâu.
Hồ sơ chính của các tuần báo kỳ này được dành cho tổng thống Nga
Vladimir Putin và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh chân dung ông
chủ điện Kremlin chiếm trang bìa tuần báo L'Obs với dòng tựa lớn « Putin, quả bom người ». Ông « bạn thân » họ Tập thì ngự trị trên trang nhất Courrier International, tay cầm quả địa cầu, được chạy tít « Trung Quốc, sự thống trị của Tập Cận Bình ». Trên L'Express, ảnh Tập Cận Bình ngự trị trên đám đông được đăng kèm với nhận định « Trung Quốc, bước đại thụt lùi ». The Economist chọn khung cảnh đại hội đảng cộng sản với màu cờ đỏ rực, và tựa chính « Thế giới mà Trung Quốc muốn ».
Hình ảnh Hồ Cẩm Đào bị sỉ nhục ngay
trong đại hội đảng cho thấy Tập Cận Bình đã củng cố địa vị vững chắc, không còn
lo bị các “lãnh tụ kỳ cựu” quấy phá nữa.
Cộng
sản Trung Quốc đã từng dùng đại hội đảng làm cơ hội thanh trừng nội bộ; không
những cất chức mà còn cố tình làm nhục các cán bộ lãnh đạo cao cấp.
Năm
1959, đại hội đưa ra một nghị quyết lên án Bành Đức Hoài là “phần tử phản cách
mạng theo chủ nghĩa sửa đổi (tu chính chủ nghĩa).” “Bành Nguyên Soái” từng được
suy tôn là anh hùng khi chỉ huy quân đội Trung Cộng trong cuộc chiến tranh Hàn
Quốc 1952, nhưng đã “phạm tội” phản đối chính sách kinh tế “Bước Nhảy Vọt” của
Mao Trạch Đông. Trong thời Cách Mạng Văn Hóa hỗn loạn, từ 1966, Tập Trọng Huân,
thân sinh của Tập Cận Bình, cũng bị tố là một “phần tử phản đảng” và bị đầy đọa
nhiều năm.
Hình
ảnh Hồ Cẩm Đào 79 tuổi, nguyên lãnh đạo tối cao của Trung Quốc bị xốc dậy đưa
ra khỏi Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc gây chấn động dư luận thế giới.
Đáng
sợ, không bởi một nguyên thủ quốc gia lừng lẫy một thời bị xốc đi, mà đáng sợ
bởi sự lạnh lùng, không bất cứ một biểu hiện
cảm xúc nào của các lãnh đạo đảng ngồi xung quanh. Không
bất cứ ai thèm nhìn theo ông Hồ dù chỉ để gật đầu chào.
Việt
Nam luôn là cái bóng của Trung Quốc, tất nhiên không học được hết những cái hay
của họ đâu. Vì đâu phải cái gì cũng học được.
Ví
dụ về cái hay của Trung Quốc mà Việt Nam không học được, đó là việc loại bỏ
doanh nghiệp quân đội, Trung Quốc làm 20 năm rồi mà Việt Nam vẫn chịu. Quân đội
Việt Nam vẫn là một thế lực về kinh tế.
Có lẽ là vì vai trò lịch sử của quân đội Việt Nam cao hơn nhyều so với quân đội
Trung Quốc, là do Việt Nam có chyến tranh (vệ quốc) lâu hơn, công lao của quân
đội lớn hơn, nên kiêu binh phải nhiều hơn.
Nhưng
dù sao, Trung Quốc vẫn là một tấm gương sáng cho Việt Nam noi theo. Hơn nữa, TQ
còn là thiên đường, là niềm tin và hy vọng của anh em cán bộ công chức, là nền
tảng ný nuộn của anh em dư luận viên và bò đỏ.
Hôm
qua thứ Bảy 22.10.22, trong phiên đại hội đảng được tường thuật trực tiếp, cả
thế giới chứng kiến cảnh Hồ Cẩm Đào, bậc thầy của Tập Cận Bình bị hai nhân viên
bảo vệ đưa ra khỏi hội trường.
Ông
Hồ tranh luận khá lâu với hai nhân viên này nhưng không kết quả, ông quay sang
Tập Cận Bình ngồi ghế bên, nhưng chỉ nhận được cái nhìn lạnh lùng. Cuối cùng họ
xốc nách đưa ông ra ngoài.
Ai
cũng biết Hồ Cẩm Đào, người đã đưa Tập lên chức Tổng Bí Thư vào năm 2012, cũng
là người đề cao nguyên tắc "Lãnh đạo tập thể“ và điều lệ "Hai nhiệm
kỳ“. Rất có thể việc điệu ông thầy ra khỏi đại hội chính là hành động dằn mặt của Tập Cận Bình trước khi đại hội "nhất
trí“ bầu ông ta vào chức Tổng bí thư nhiệm kỳ 3 và tiến tới suốt đời.
Hôm
nay Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc (BCHTƯ ĐCSTQ) khóa 20 sẽ có
phiên hội nghị thứ nhất để bầu Tổng bí thư, 25 Ủy viên Bộ Chính trị và 7 Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị.
Chưa
bầu cũng biết ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục là Tổng bí thư và Chủ tịch Trung
Quốc nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp, bất chấp điều khoản giới hạn 2 nhiệm kỳ mà các Tổng
bí thư tiền nhiệm Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào phải tuân thủ. Xa hơn nữa, Đại
hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc mở đường cho ông Tập trở thành lãnh tụ trọn
đời, vượt qua cả Đặng Tiểu Bình, có quyền lực lớn nhất kể từ Mao.
Muốn
hay không muốn, các nước láng giềng, và cả bàn cờ chính trị thế giới, phải đối
mặt với ông Tập Cận Bình trong 5 năm nữa. Vì thế, từ cách hành xử và vị thế của
ông Tập Cận Bình trong Đại hội 20 ĐCSTQ, nên rút ra các biện pháp đối phó.
Khi Tập Cận Bình ra lệnh triệt hạ các
công ty tin học và internet lớn nhất nước như Alibaba, Tencent, vân vân, và cấm
đoán không cho các công ty trò chơi điện tử hoạt động, ông ta đã tự chặt chân
chặt tay nền kinh tế Trung Quốc.
Trước
mắt thế giới, Mỹ và Trung Quốc là hai hình ảnh hoàn toàn đối nghịch. Nước Mỹ
đang chia rẽ cùng cực, hai đảng chính trị sắp giành giựt quyền kiểm soát quốc
hội; nội bộ mỗi đảng cũng chia phe. Trung Quốc hoàn toàn nằm trong tay Tập Cận
Bình, một “đại lãnh tụ” với triển vọng sẽ nắm quyền trong mấy chục năm sắp tới.
Trong
bài diễn văn dài 104 phút, Tập Cận Bình hoàn toàn tin tưởng vào địa vị lãnh đạo
vững chắc của mình, địa vị thống trị của đảng Cộng sản trên 1,4 tỉ dân, và địa
vị nước Trung Quốc với sản lượng kinh tế $17,7 ngàn tỉ mỹ kim và giao thương
với 120 quốc gia khác, trên con đường làm bá chủ thế giới.
Tập
Cận Bình đã tiếp tục gỡ bỏ ảnh Mao, Mác, Lênin tại đại hội đảng đang diễn ra
tại Bắc Kinh. Tập ngỏ lời tưởng nhớ Đặng Tiểu Bình không phải là nhà cải cách
vĩ đại đưa Trung Quốc vào thời đại phát triển, mà chỉ với tư cách nhà chỉ huy
quân đội trong chiến tranh.
Rõ
ràng Tập đã hạ thấp cả vai trò của Mao và Đặng, để tự đặt mình lên vị trí hạt
nhân cốt lõi đặc biệt trong lịch sử hiện đại của Trung Quốc.
Rõ
ràng Tập khẳng định hạ thấp vai trò của chủ nghĩa Mác-Lê, để khẳng định Trung
Quốc dưới sự lãnh đạo của Tập sẽ đi theo mô hình do Tập dẫn dắt: Chủ nghĩa xã
hội đặc sắc Trung Quốc.
Thất bại ngoại giao lớn nhất của Tập
Cận Bình là biến nước Mỹ thành thù địch. Trước khi Tập lên ngôi, chỉ có 40% dân
Mỹ không có cảm tình với Trung Quốc, bây giờ đã có tới 82% ghét nước Trung
Quốc.
Ngày
Chủ Nhật tới, Đại hội thứ 20 đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ tôn vinh Tập Cận Bình
lên “ngôi cửu ngũ.” Quyền lực đảng Cộng sản đã được định chế hóa, sẽ được thâu
tóm lại trong tay một cá nhân. Dân Trung Quốc đang tập sống lại giống thời Mao
Trạch Đông.
Nói
về Tập Cận Bình, tuần báo Economist trích dẫn lời Machiavelli 5 thế kỷ trước,
nói rằng các vị quân vương được lên thừa kế duy trì quyền lực dễ dàng hơn các
chế độ mới lập, vì họ chỉ cần không đi ra ngoài “khuôn khổ đời trước” để lại.
Tờ báo thấy đó là lý do Tập Cận Bình vẫn cổ động cho chủ nghĩa Mác, Lênin, đủ
để bảo vệ lòng trung thành của 97 triệu đảng viên cộng sản, mặc dù trong thực
tế kinh tế Trung Quốc đã tư bản hóa từ lâu.
Hai
bước đi lầm lẫn của Tập Cận Bình, trong nước và bên ngoài, không thể nào che
giấu được. Lý Khắc Cường biết, và biết rằng quan chức cán bộ cũng biết. Cho nên
cuộc tranh giành ảnh hưởng và quyền lực đã bắt đầu.
Năm
2018 hiến pháp Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc được tu chính, xóa bỏ tiền lệ làm
chủ tịch 2 nhiệm kỳ của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào. Cuối năm nay Tập Cận
Bình sẽ được Đại hội Đảng tái cử chức chủ tịch lần thứ ba. Tư Tưởng Tập Cận Bình
được ghi vào cương lĩnh, ngang với Mao Trạch Đông, trên chân Lý thuyết Đặng
Tiểu Bình. Có ai dám đối đầu với quyền lực của Tập Cận Bình hay không?
Ngày
25 tháng 5 vừa rồi, Thủ tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang) mới xuất hiện, nói
chuyện với hàng ngàn cán bộ trên toàn quốc, qua màn ảnh. Lần cuối cùng một lãnh
tụ nói chuyện với đông đảo cán bộ như vậy là vào tháng Hai, 2020, theo bản tin
Bloomberg. Năm đó, Tập Cận Bình phát động một “cuộc chiến tranh nhân dân” chống
bệnh dịch Covid-19. Bây giờ, hơn hai năm sau, Lý Khắc Cường báo động cả nước
rằng kinh tế có thể suy sụp nếu tiếp tục chặn Covid bằng các biện pháp thiếu
khôn ngoan.