Affichage des articles dont le libellé est Trẻ em. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Trẻ em. Afficher tous les articles

jeudi 21 novembre 2024

Thái Hạo - Một môn hai thầy!

 

Đó là chuyện cách đây đã vài năm, khi tôi tình cờ gặp con của một người bạn, ngoài học chính khóa, cũng chỉ môn đó, cháu phải đi học thêm hai thầy.

Hỏi vì sao phải học lắm thế, thì được biết rằng, học ở nhà với thầy giáo chủ nhiệm là học để “đủ nghĩa vụ” – nếu không sợ sẽ bị đì. Còn thầy giáo bên ngoài là học để có kiến thức.

Chưa hết, ngoài hai "trận học” như trên, nhà trường còn tổ chức dạy thêm, cũng môn đó. Và gắn cho nó những cái tên trá hình như “phụ đạo”,  “tăng cường”, “bồi dưỡng”, “câu lạc bộ”...

jeudi 17 octobre 2024

Võ Xuân Sơn - Người mẹ trẻ và đứa con nhỏ trong lồng lưới sắt

 

Hôm qua, tình cờ xem thấy một clip trên YouTube, về một cháu bé 7 tháng tuổi, được mẹ để trong một cái xe đẩy bán hàng. Mà ngay phía bên kia vách ngăn, là cái bếp lò đang được dùng để nấu bánh bán.

Người mẹ là một cô gái 21 tuổi, khi có bầu 3 tháng thì ly dị chồng. Cô ấy và cha mẹ cô ấy đều nghèo, phải ở nhà thuê. Cô đi mua nguyên liệu, tự chế biến, rồi đẩy xe ra lề đường bán bánh bò, ngày được cỡ trên trăm ngàn đồng, đôi khi ế dài.

Theo hình ảnh video, tôi đoán rằng cô gái này đang đi bán trên một con đường ở Cần Thơ.

vendredi 4 octobre 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Cô giáo yêu và lả lơi học trò giữa thanh thiên bạch nhật là bình thường?


Nhiều người (mà hầu hết là các chị) bênh, cho rằng điều đó là bình thường.

Bình thường với điều kiện em ấy trên 18 tuổi, không còn là học trò của cô giáo ấy, và cũng không nhơn nhơn diễn ra trong lớp học, trước mặt các học sinh khác như vậy.

Chứ cả cô lẫn trò ngang nhiên lả lơi mơn trớn như thế, thì dù là ngoài công viên còn thấy khó coi khó cảm, chứ đừng nói ngay giữa lớp học.

mercredi 2 octobre 2024

Lâm Bình Duy Nhiên - Một người Trung Quốc tấn công trẻ em ở Thụy Sĩ

Tại Thụy Sĩ, rất hiếm có chuyện khủng bố hay điên khùng tấn công các chỗ đông người.

Tuy nhiên, hôm qua gần Zürich, có một thanh niên đã dùng dao tấn công một nhóm học trò còn rất nhỏ. Thủ phạm đã đâm 3 đứa bé 5 tuổi. Cũng may là bà giám đốc của nhà trẻ và người đi đường đã ra tay ngăn chặn và bắt giữ hung thủ, đợi cảnh sát đến.

Hung thủ là một thanh niên 23 tuổi và theo sự tiết lộ của báo chí, cậu ta là người Trung Quốc, đang học Master tại trường đại học danh giá Zürich.

Dương Quốc Chính - Trẻ vị thành niên, chuyện không đơn giản

Cô bảo đã nhắc nhở học sinh, học sinh thì bảo là đùa cợt. Nhưng xem video thấy mặt cô đắm đuối lắm, hơn vạn lời khai!

Vì là quen nhau từ trước nên chắc đôi này có tình cảm với nhau nên quen kiểu này rồi, mới chủ quan vậy. Đúng kiểu các đôi yêu nhau nhiều khi âu yếm nhau quá đà nơi công cộng.

Chênh 8 tuổi lái máy bay cũng OK thôi, chưa vợ chưa chồng thì không sao. Nhưng mà học sinh mới 15 tuổi, nếu bố mẹ học sinh biết mà tố cáo cô này nọ với trẻ vị thành niên là cũng dính án đó. Nhìn kiểu này là abc chán rồi mới tự nhiên vậy!

lundi 30 septembre 2024

Thanh Hằng - Trẻ ăn cơm với gừng : Nếu không sai, tại sao lại xóa ?


Sau phóng sự về bữa cơm trắng với gừng của VTV24, ngày 27/09/24 UBND huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) có một báo cáo về vụ việc, không thừa nhận nội dung phóng sự.

Đặc biệt trong đó có đoạn về anh Hờ A Dê - nhân vật quan trọng trong phóng sự và là bố của cháu bé ăn cơm trắng với gừng - “tố” rằng anh đang chuẩn bị cơm với trứng cho con mang đi học, thì phóng viên hỏi nhà có gừng không rồi bảo anh lấy. Anh thái vài lát thì phóng viên bảo thái nhiều vào. Rồi vì vội nên anh Dê không kịp làm thêm trứng cho con đi học.

Tóm lại là đọc văn bản ấy, mọi người đều hiểu rằng từ việc gừng chỉ là gia vị trong bữa ăn của cháu bé 3 tuổi, theo dàn dựng đã trở thành thực phẩm chính bữa ăn, chứ không phải là học sinh khổ đến mức ăn cơm với gừng thái.

jeudi 26 septembre 2024

Nguyễn Đình Bổn - Mùa nước nổi miền Tây, đừng quên bảo vệ trẻ em

 

Nước ào ạt về đồng bằng Sông Cửu Long, vui nhưng hãy để mắt đến trẻ em chưa biết bơi!

Hiện nay khối nước lớn trên thượng nguồn đang đổ về đồng bằng sông Cửu Long, chắc chắn năm nay mùa nước nổi sẽ cao hơn nhiều năm và một loạt các đô thị sẽ bị ngập.

Nước nổi đem lại rất nhiều nguồn lợi nhưng lại cướp đi hàng trăm sinh mạng trẻ em vì bị đuối nước. Như mùa nước nổi năm 2005, riêng tỉnh Đồng Tháp đã có 82 trẻ chết đuối.

mercredi 18 septembre 2024

Nguyễn Thông - Hai bài thơ của thi sĩ Nguyễn Duy về tết Trung thu

 

Trung thu nghĩa là giữa mùa thu. Rằm tháng Tám âm lịch là tết Trung thu. Tết này người đời còn gọi tết trẻ con, của trẻ con. Hôm qua là ngày rằm ấy.

Trung thu Giáp Thìn 2024 không được vui bởi nhiều tỉnh thành miền Bắc vừa trải trận thiên tai khốc liệt, bão lũ tàn phá nặng nề, chưa biết khi nào mới hồi sinh dù mọi người đã tận lực, cố gắng hết sức mình.

Bác Nguyễn Duy chắc đêm qua không ngủ được. Nặng nỗi đau đời, thương người, nhất là với trẻ con. Không có tình thương đau đáu về con người không thể viết nên những dòng lệ ứa như này. Thơ như tiếng khóc.

mardi 17 septembre 2024

Lưu Trọng Văn - Cầu nguyện cho bé Thảo Ng. ở Làng Nủ

Hôm nay Trung thu, bé Thảo Ng. 11 tuổi ở Làng Nủ đang vật lộn giữa sống và chết.

Bé bị lũ cuốn vùi, mọi người kéo lên từ bùn đất. Tín hiệu duy nhất của sự sống là hơi thở không đủ làm lay một sợi chỉ.

Bé bị đa chấn thương - gãy xương đòn phải, đụng gập gan phải, sốc nhiễm khuẩn suy đa tạng, rối loạn đông máu, hội chứng tiêu cơ vân cấp, viêm phổi do đuối nước và hít bùn đất, biến chứng ARDS.

Cù Mai Công - Một góc nhỏ Trung thu Sài Gòn xưa


Ba tôi lúc sinh thời kể: Hồi mới di cư 1954, không khí Trung thu của người Sài Gòn không rõ lắm, chủ yếu ở vùng Chợ Lớn. Mùa Trung thu, ba tôi phải chạy lên đại lộ Galliéni (nay là đường Trần Hưng Đạo) nối Sài Gòn - Chợ Lớn mua.

Thuở 1954-1960, vùng Ông Tạ còn nhiều nhà tranh, chưa có điện đóm, nước máy. Tối Trung thu, một số nhà như nhà tôi bày một chiếc bàn, đặt đèn dầu, kê vài chiếc ghế trước nhà, rủ mấy ông hàng xóm uống trà.

Trung thu thời đó, không rõ nơi khác ra sao, còn dân Bắc 54 Ông Tạ không chỉ ăn bánh Trung thu mà còn có cả hạt dưa, kẹo lạc, bánh cốm, mứt này nọ... Ba tôi bảo: “Đất lề quê thói” như ngoài quê (Bắc) mình phải giữ.

vendredi 6 septembre 2024

Võ Khánh Tuyên - Khi ốc đòi cưu mang


Cuối cùng thì những góc khuất tởm lợm của mụ Giáp Thị Sông Hương (quê Bắc Giang chứ không phải miền Hương Giang) đã bị phô bày.

Mụ và đồng bọn sẽ phải chịu trừng trị thích đáng vì những tội ác đã gây ra với trẻ thơ ở cái gọi là "Mái ấm Hoa hồng".

Và lần lại quá khứ, người ta đã tung hô một người lượm ve chai, rồi bỗng dưng có lòng từ tâm nuôi dưỡng những số phận bất hạnh. Đưa chúng lên tận mây xanh với những hành động nhân đạo cao cả, cho đến khi dân chúng phát giác.

mercredi 4 septembre 2024

Hoàng Nguyên Vũ - Địa ngục trần gian mang tên “mái ấm Hoa hồng”: Người chủ từng được tung hô “Phật sống” không thể vô can!

 

Người ta vốn chỉ biết mái ấm Hoa hồng xưa nay cưu mang những cháu bé mồ côi, cơ nhỡ, hoặc bị cha mẹ chối bỏ trách nhiệm. Rồi sau đó, người ta biết đến một “Phật sống” phía sau những cháu bé tội nghiệp ấy – bà Giáp Thị Sông Hương.

Bà Hương trở thành “nhân vật truyền cảm hứng” nhờ những đứa trẻ. Bà Hương từng dõng dạc kể câu chuyện của mình trước sân khấu một cuộc thi hoa hậu để “truyền cảm hứng”, để rồi báo chí ca ngợi còn hơn tiên hơn bụt.

Hôm nay, tên bà Hương một lần nữa được truyền thông nhắc rộng rãi, khi mà mái ấm Hoa hồng của “Phật sống” thực sự là một địa ngục trần gian.

Hoàng Linh - Nhân vật truyền cảm hứng Miss Grand Việt Nam 2022 là chủ Mái ấm bạo hành trẻ em!

 

"Không thể chịu nổi!" là cảm giác của mọi người khi xem phóng sự Bóng tối sau Mái ấm tình thương của báo Thanh Niên.

Cảnh trẻ em bị bạo hành khủng khiếp đến mức trong những giấc mơ kinh hoàng nhất tôi cũng không tưởng tượng ra được.

Cơ sở trợ giúp xã hội Mái ấm Hoa Hồng được Phòng Lao động-Thương binh-Xã hội quận 12 cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập vào ngày 20.06.2023, do bà Giáp Thị Sông Hương là người đại diện pháp luật, vốn điều lệ 10 tỉ đồng.

Nickie Tran - Nhập nhằng từ thiện

 

Năm ngoái có bạn hỏi tôi về mái ấm Hoa Hồng để đi thăm, nhưng Google ra mái ấm ở quận 12. Tôi vừa nhìn thấy cái trang đã cảm thấy không ổn nên nói liền là Sơ Thảo KHÔNG quyên tiền.

Tôi cũng không đồng hành cùng mái ấm chỉ vì muốn làm công việc thiện nguyện khi có thời gian rảnh rỗi, hay để chụp hình đăng Facebook. Trước khi quyết định gắn bó lâu dài thì tôi phải đến tận nơi nhiều lần. Đồng thời cho bạn nhân viên đi lên không báo trước và chụp hình lại cho tôi xem. 

Trước đây tôi có tham gia với mấy tổ chức nấu ăn phát cơm từ thiện cũng như đi thăm nhiều cơ sở nuôi trẻ nhỏ người già, nhưng có nhiều nơi cảm giác rất rờn rợn.

samedi 31 août 2024

Thái Vũ - Người nghèo và trẻ em, nạn nhân của sữa giả


Nhớ vụ sữa trộn bột nhựa Melamine (để tăng chỉ số protein khi có kiểm tra) ở Trung Quốc làm nhiễm độc khoảng 300.000 trẻ em (6 tử vong) năm 2008, những kẻ sản xuất bị tử hình.

Người dân Trung Quốc quá sợ sữa nội địa. Thị phần Nestlé ở Trung Quốc lập tức tăng gấp 4 lần. Mười năm sau, người dân vẫn quay lưng với sữa nội địa. Các hãng sữa chủ yếu của Trung Quốc buộc phải thay đổi bằng cách dùng nguyên liệu sữa nước ngoài.

...Chúng ta dùng từ "sữa" chung cho cả "milk" và "formula" nhưng ở các nước, người ta phân biệt hoàn toàn hai khái niệm này. Riêng với em bé (infant) thì sự phân biệt này càng nghiêm ngặt để giúp cho các quyết định lựa chọn nên cho con bú sữa mẹ hay uống formula.

mercredi 28 août 2024

Lê Nguyễn - Ai cần được giải cứu, trẻ em bất hạnh hay bọn xàm tăng ?

Những ai theo dõi tình hình thời sự trong thời gian qua đều biết rằng, sau thầy Thích Minh Tuệ, thầy Thích Minh Đạo là ngôi sao sáng trên đường tu tập, bởi những nhận thức và hành động của bậc chân tu. Thầy còn là cha của hàng trăm trẻ mồ côi, bất hạnh đang cần sự cứu giúp của toàn xã hội.

Sau khi bị giáo hội có liên quan mật thiết với hệ thống chính quyền trách phạt nặng nề chỉ vì một lời nói hớ, thầy quyết định từ bỏ mọi quan hệ với Giáo hội Phật giáo vẫn được cộng đồng mạng gọi là “giáo hội quốc doanh”. Để toàn tâm toàn ý tu tập và tiếp tục lo cho đời sống của những đứa trẻ thầy không sinh ra, nhưng yêu thương như chính con đẻ của thầy.

Xã hội chúng ta đang sống tuy còn nhiều bất cập, song tấm lòng hướng thiện của con người vẫn được nuôi dưỡng và phát triển.

Lâm Bình Duy Nhiên - Không được quên Ukraina!

 

Tối qua, hai vợ chồng đi họp phụ huynh với hai cô giáo của con trai.

Trước khi trình bày cho các cha mẹ học trò về các sinh hoạt trong lớp, cô giáo giới thiệu một bà mẹ người Ukraina cùng với một phụ nữ khác, cũng người Ukraina, làm thông dịch.

Ngồi bên cạnh họ là một cháu gái chừng 6 hay 7 tuổi, có lẽ là bạn học cùng lớp với con trai. Cháu cột tóc với cái nơ mang màu tổ quốc thật xinh xắn.

dimanche 25 août 2024

Đặng Chương Ngạn - Đây là cơ hội để bạn lên tiếng cho con em bạn!

 

Ăn cướp, gian lận, dàn xếp huy chương, thứ hạng các cuộc thi thể thao, nghệ thuật… đã trở thành căn bệnh mãn tính ung nhọt ở nước ta. Nó trở thành chuyện thường ngày.

Với các cuộc thi cho tuổi thiếu nhi, căn bệnh kinh tởm đó giết chết tài năng, năng khiếu, tâm hồn các em từ trứng nước.

Nhiều phụ huynh thấy rõ sự bất công, họ rơi nước mắt, đắng lòng khi thấy sự vô lý, sự thô bạo kinh tởm với con em mình nhưng không dám lên tiếng vì sợ con mình sẽ bị trù dập, hết đường đi tới tương lai. Họ sợ khi họ lên tiếng sẽ bị bọn xấu tấn công, nhiều khi là sự vu cáo: "phụ huynh ngáo", "tham huy chương", "không biết gì về chuyên môn", "con hát mẹ khen"…

Lê Thanh Phong - Về vụ dàn xếp huy chương Karate

 

Để làm rõ có vụ dàn xếp huy chương Karate của giải đấu này hay không, nhiều võ sư bỏ thời gian để xem kỹ trận đấu, trên tinh thần công tâm. Có những võ sư Karate ở nước ngoài, không liên quan gì đến các đội tuyển, nên tiếng nói khách quan.

Trên trang cá nhân của võ sư Cù Mai Công, có trích ý kiến của 8 võ sư, từ tam đẳng đến cửu đẳng huyền đai, đều đưa ra nhận định là xanh thắng (em T.M. bị xử thua).

Tuy nhiên, ban đầu chỉ có một clip với một góc quay. Đến nay, xuất hiện thêm clip thứ hai, có góc quay khác, ở chiều ngược lại với góc quay của clip trước, cho thấy rõ hơn những chỗ bị che chắn của clip thứ nhất, bổ sung thêm hình ảnh để các chuyên gia và trọng tài Karate tham khảo.

vendredi 23 août 2024

Cù Mai Công - Về trận đấu lùm xùm ở Giải Năng khiếu Karate TPHCM 2024, 8 đại võ sư Karate quốc tế nói gì ?

Giải đấu này không lớn, như một sân chơi tuổi thơ. Vấn đề là ở đây, cái lớn cũng là ở đây: niềm tin vào sự trong sáng của võ thuật với một thí sinh hồn nhiên trong độ tuổi thiếu nhi.

Thông tin mới nhất: Giám đốc Trung tâm Huấn luyện và thi đấu thể thao TPHCM Lý Đại Nghĩa cho biết đã nhờ Liên đoàn Karate TPHCM hỗ trợ thành lập tổ trọng tài độc lập để chấm điểm lại trận đấu bị tố dàn xếp huy chương.

Trong khi chờ kết quả “độc lập” này, xin được đăng tham khảo ý kiến độc lập hoàn toàn của tám đại võ sư tối cao, đại võ sư, võ sư Karate thế giới và quốc tế.