Affichage des articles dont le libellé est Đô thị. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đô thị. Afficher tous les articles

dimanche 27 octobre 2024

Cù Mai Công - Lại thêm một giấc mơ: 42 công viên ven sông Sài Gòn

Theo báo cáo tổng kết đề án Phát triển kè sông và kinh tế dịch vụ ven sông giai đoạn 2020-2045 (đề án) và kế hoạch triển khai giai đoạn 2020-2025 của UBND TPHCM, sẽ có 42 công viên cây xanh được xây dựng ở các vị trí ven sông Sài Gòn, ở các quận 1, 4, 7, 12, Bình Thạnh, TP Thủ Đức, huyện Hóc Môn, Củ Chi...

Kế hoạch đẹp như một giấc mơ “nhộn nhịp, thơ mộng như sông Seine (Pháp)”, dù giấc mơ này có vẻ… lờ mờ, chung chung như vô số câu chữ thường đọc lâu nay:

“Đây là cơ hội tạo hạ tầng đa chức năng, phát huy vai trò, tiềm năng của sông Sài Gòn trong phát triển kinh tế dịch vụ, tăng cường chất lượng cảnh quan dọc hành lang sông và đa dạng sinh học.

vendredi 18 octobre 2024

Cù Mai Công - “Thành phố nào vừa đi đã mỏi…”

 

Vướng chân vướng mắt với mấy hàng đá granit giăng ngang đại lộ Nguyễn Huệ

Sài Gòn-TPHCM theo thông tin chính thức rất lạc quan như “6 tháng đầu năm 2024, kinh tế TPHCM hồi phục tích cực khi chỉ số tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 6,46 % so với cùng kỳ năm 2023 và cao hơn mức tăng chung của cả nước (6,42 %). Đây là mức tăng cao nhất trong 3 năm trở lại đây”.

Rồi những hứa hẹn: TPHCM sẽ là Trung tâm dịch vụ châu Á, Trung tâm khoa học công nghệ tầm châu Á, Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Asean, Trung tâm kinh tế châu Á - đô thị toàn cầu, Trung tâm tài chính, kinh tế, dịch vụ châu Á, Thành phố điện ảnh…

Rồi rầm rộ chuyện chuyển đổi số, rồi kỳ vọng 183 km metro tới 2035 - dù chưa có tiền…

dimanche 23 juin 2024

Trần Văn Thọ - Tại sao cần đi bộ và nên đi bộ như thế nào?

 

Ai cũng biết đi bộ (walking) là cách tập thể dục nhẹ nhàng, dễ thực hiện và rất tốt cho sức khỏe.

Riêng tôi thì rất ngạc nhiên khi xem một chương trình trên TV gần đây (ở Tokyo) về đề tài này vì không thể tưởng tượng được tác dụng của đi bộ lại nhiều đến như thế. Chương trình cũng cung cấp nhiều lời khuyên hữu ích liên quan đến đi bộ.

Hai chuyên gia về vận động cơ thể (một người nghiên cứu lý luận và một người nghiên cứu, giảng dạy thực hành) được mời đến giải thích và nêu ra các căn cứ khoa học, giới thiệu các kết quả thực nghiệm. Tôi tóm tắt những điểm chính để các bạn tham khảo (lược phần giải thích căn cứ khoa học vì viết ra hết thì rất dài).

dimanche 26 mai 2024

Trần Thị Sánh - Tặng cờ làm gì khi chưa đầy một năm mà gần 100 người chết cháy!

 

Mấy đêm nay không ngủ được, cứ ám ảnh bởi vụ cháy làm 14 người chết.

Họ hầu hết đều nghèo khổ, đều ở các tỉnh xa về Hà Nội mưu sinh và còn rất trẻ. Có hai cháu vừa cưới được mấy tháng, vợ có thai hai tháng, có một đôi đang chuẩn bị cưới, có cháu mới tìm được việc … Mười bốn người đã chết đau đớn, oan nghiệt và không hiểu sao mình chết nhanh, chết trẻ như vậy?

Là thủ đô của cả nước, nhưng Hà Nội xây dựng tùm lum và vô chính phủ nhất. Đủ các kiểu nhà, chung cư mini, các kiểu cơi nới, vắt vẻo, dây điện lằng nhằng và mất an toàn miễn sao vừa ở, vừa cho thuê cửa hàng và thuê trọ.

vendredi 3 mai 2024

Nguyễn Ngọc Chu - Nhìn mà muốn khóc


1. Có biết bao nhiêu điều cần nói mà không xuể. Còn bi quan hơn với bao nhiêu lời khuyên chân thành: “Họ biết cả đấy”, “Nói làm gì”, “Nói có nghe đâu”, “Chỉ nhận được thù oán, chửi bới, ghét bỏ”.

Những điều động đến thể chế có thể gọi là vùng cấm. Nhưng có bao nhiêu điều không thuộc về thể chế, lại thuộc về nhóm lợi ích, có góp ý cũng không mấy hy vọng. Nhưng thấy nguy hại cho cộng đồng, thà không biết, biết mà không nói, thì khác chi mù điếc câm.

2. Nhìn vào bản đồ quy hoạch Đường sắt đô thị Hà Nội (ĐSĐTHN) mà trào nghẹn lên cổ. Chỉ người bình thường thôi, không phải hoạ sĩ, hay kỹ sư đồ họa, thì cũng thấy được đó là một bức tranh méo mó, vừa  thiếu  vừa  dư thừa.

mercredi 24 avril 2024

Cù Mai Công - Chặt bỏ hơn 400 cây làm Metro 2 ở TPHCM

 

NÓI “KHÔNG ĐÁNH ĐỔI MÔI TRƯỜNG” NHƯNG CHẶT THÌ CỨ CHẶT

Hè 2024, giữa cơn nắng hạn tơi tả suốt cả tháng chưa thấy chấm dứt, người Sài Gòn bần thần, bàng hoàng nghe tin hơn 450 cây xanh dọc tuyến Metro 2 sẽ bị chặt bỏ - một số ít trong đó người ta gọi là bứng dưỡng và… trồng nơi khác (!).

Số cây sẽ bị chặt để làm Metro 2 nhiều gần gấp ba số cây cổ thụ huyền thoại đẹp mê hồn bị chặt bỏ trên đường Tôn Đức Thắng. Hàng cây ấy “về sau và nhiều năm sau nữa”, nhiều thế hệ người Sài Gòn sẽ vẫn còn đau thắt ruột khi nhắc tới. Còn hiện nay con đường này trơ trọi, nắng chang chang; không có việc, không ai muốn qua lại.

Số cây sẽ bị chặt dư để lấp đầy khu công viên 30-4 rộng 3,5 hecta trước Dinh Độc Lập hoặc công viên Lê Văn Tám gần 6 hecta mà chúng ta vẫn gọi là những “lá phổi xanh” giữa thành phố.

samedi 16 mars 2024

Cù Mai Công - Kèn hồng, bằng lăng tím, bò cạp vàng : Lãng mạn vô duyên, bất hợp lý trong nắng Sài Gòn

 

Tháng Ba, tháng Tư cao điểm mùa khô Sài Gòn: 35, 36, 37 độ.  Người đi đường nào cũng khủng hoảng với cái nắng cháy da khét thịt. Ai cũng thèm một bóng cây để thấy "nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát" (thơ Nguyên Sa).

Hàng cây kèn hồng trồng lỗ chỗ trên đường Điện Biên Phủ, đoạn gần cầu Điện Biên Phủ năm nay lác đác trổ hoa.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 16-3-2024, ông Lê Công Sơn - trưởng phòng kỹ thuật Công ty TNHH MTV Công viên Cây xanh TP.HCM - cho biết nguyên nhân: do năm nay nắng nóng dài, các đợt thời tiết mát mẻ trước Tết Nguyên đán cũng không xuất hiện nhiều, mưa cũng ít hơn. Dù là giống cây thích hợp khí hậu miền Nam nhưng cây vẫn cần điều kiện nắng và mưa đủ để cho năng suất tốt nhất.

dimanche 10 mars 2024

Nguyễn Mỹ Khanh - Điều gì tạo ra vẻ đẹp của “Hòn Ngọc Viễn Đông”?

 

Không chỉ là vẻ đẹp thơ mộng từ những đường cong uốn lượn mềm mại của các dòng sông chảy trong lòng thành phố.

Không chỉ là không gian đô thị xanh mát với những con đường rợp bóng bởi hai hàng cây cao, lao xao tiếng lá reo xen lẫn tiếng chim, lá me bay, hoa dầu bay rợp trời vào những chiều lộng gió.

Không chỉ là những tòa nhà với kiến trúc mang vẻ đẹp hài hòa với không gian, cố ẩn mình trong không gian (chứ không phô trương lồ lộ), tinh tế tới từng đường nét trang trí nhỏ nhất.

mardi 26 décembre 2023

Dương Quốc Chính - Bất động sản trung tâm tăng giá

Mấy hôm rồi có người hỏi mình về việc giá bất động sản trung tâm, nhất là chung cư ở trung tâm, tăng giá. Tại sao lại có chuyện đó, liệu địa ốc đã hồi phục chưa?

Kinh tế đình trệ, có tiền không biết dùng làm gì, chứng (khoán) ung. Giá vàng lên, lãi suất siêu thấp, thì dân đi mua gom bất động sản trung tâm (lưu ý là trung tâm nhé) là chuyện dễ hiểu.

Vì thế giá nhà đất trung tâm mới lên, nhưng đừng nghĩ là thị trường bất động sản đã phục hồi. Vì bất động sản trung tâm vốn dĩ là kênh giữ tiền, không phải chỗ để lướt sóng và cũng không đại diện cho toàn bộ thị trường địa ốc.

lundi 27 novembre 2023

Dương Quốc Chính - Luật Nhà ở sửa đổi

 

Quốc hội mới bấm nút Luật Nhà ở sửa đổi. Có mấy nội dung cần quan tâm.

1. Vẫn duy trì chung cư mini, gọi là nhà ở nhiều tầng, nhiều căn hộ của cá nhân đầu tư.

Như vậy, nội dung bài báo trên Vietnamnet của mình đã được Quốc hội chấp nhận. Bài đó mình phản đối việc xóa sổ chung cư mini, không như mấy ông tự nhận là chuyên gia pháp lý bất động sản tuyên truyền, chủ tịch Quốc hội cũng bật đèn xanh, là cần xóa bỏ chung cư mini. Đúng tư duy không quản được thì cấm.

jeudi 16 novembre 2023

Huỳnh Chí Viễn - Sài Gòn trong ký ức của một 8x đời đầu

Tôi sinh ra ở Sài Gòn năm 1981 và lớn lên ở Sài Gòn cho tới ngày tôi đi du học ở Mỹ năm 2001. Từ năm 2007 tôi về lại Việt Nam và tiếp tục sống và làm việc ở Sài Gòn cho tới ngày nay.

Ngoại trừ 6 năm đi học ở Mỹ, toàn bộ thời gian của tôi đều ở Sài Gòn nên tôi có thể tự hào rằng mình một “người Sài Gòn” chính hiệu. Tôi có may mắn được chứng kiến và trải nghiệm những giai đoạn khác nhau - Sài Gòn từ thời bao cấp của những năm 1980, cho tới sự thay da đổi thịt của Sài Gòn thời mở cửa trong thập niên 1990, và Sài Gòn ngày nay.

Đối với tôi Sài Gòn ở giai đoạn nào cũng đẹp với những ký ức và kỷ niệm khác nhau. Nhưng có lẽ giai đoạn có nhiều kỷ niệm khó phai nhất đối với tôi là 20 năm đầu tiên của cuộc đời. Vì đó là những năm tháng của tuổi ấu thơ và tuổi thiếu niên, khoảng thời gian con người vẫn còn vô tư, chưa phải suy nghĩ đến chuyện cơm áo gạo tiền và những lo toan bề bộn khác trong cuộc sống. 

Nguyễn Thông - Tên đường (1)

 

Với người sinh sống ở nông thôn-nhà quê, đường đi lối lại có tên hay không, không quan trọng. Vài con đường ranh nối làng nối xóm, cần gì tên.

Xã quê tôi giờ đây được coi là nông thôn mới kiểu mẫu, hơn 5.000 nhân khẩu, cả ba thôn đã khác xưa rất nhiều. Đường sá rộng mở khang trang, ngày mưa đi từ đầu làng tới cuối làng không bẩn chân, vẫn không có tên đường.

Nhưng ở phố thì khác. Lắm đường nhiều lối, như bàn cờ, ngã ba ngã tư chằng chịt, nhà nào cũng na ná giông giống nhà nào, nên đường phải có tên. Lớ ngớ là lạc, chả biết đâu mà tìm. Nhân viên bưu điện đi phát thư thuộc đường hơn lòng bàn tay.

mardi 14 novembre 2023

Từ Kế Tường - Sài Gòn, ngõ ngách hẻm nhỏ và hồn vía Sài Gòn

 

Khác với Hà Nội không có khái niệm ngõ nhỏ, phố nhỏ. Sài Gòn là vùng đất mới chỉ hơn 300 năm tuổi, hình thành bởi tính cộng cư của những dòng người tứ xứ tụ về lập nghiệp, rồi thành dân cố cựu hay người mới tới ngụ cư.

Sài Gòn phố lớn và hẻm nhỏ dọc ngang, mặt tiền và góc khuất khác nhau rõ rệt, là hai đẳng cấp xa cách đến độ chênh vênh không chỉ về địa thế mà còn là lối sống, đời sống tinh thần, vật chất lẫn văn hóa.

Sài Gòn có đến 80 % cư dân sống trong hẻm nhỏ, rất nhiều hộ gia đình có đến mấy đời gắn bó với con hẻm quen thuộc của mình. Rất nhiều con hẻm quy tụ những người  đồng hương tới sinh cơ lập nghiệp trở thành nét đặc trưng của hẻm người cùng quê, bà con nơi cố xứ. Cũng như không ít những con hẻm quy tụ người cùng nghề rồi trở thành hẻm làng nghề: làm giày dép, dệt nhuộm, lồng đèn, se nhang, thợ mộc, bán hủ tiếu gõ, vé số, bán báo…

lundi 13 novembre 2023

Nguyễn Ngọc Chu - Hà Nội thu được bao nhiêu tỉ đô từ 272 hecta đất chân cầu Nhật Tân ?

 

1. Có người nghe nói triển khai dự án “Thành phố thông minh” [1] diện tích 272 héc ta tại chân cầu Nhật Tân đã khấp khởi mừng. Vì nghĩ rằng các tòa nhà chung cư xây dựng tại “Thành phố thông minh” sẽ được phân phối miễn phí cho người dân, giống như các khu tập thể Kim Liên, Thành Công, Giảng Võ ở những năm 1970.

Họ quên mất mỗi mét vuông nhà ở “Thành phố thông minh” sẽ có giá phải mua nhiều ngàn USD, mỗi chỗ để xe cũng phải trả phí dịch vụ. Lên tháp cao tài chính 108 tầng để ngắm cảnh thành phố phải trả tiền, vào các khu vui chơi giải trí ở các công viên cũng phải mua vé.

“Thành phố thông minh” thông minh đầu tiên ở biết cách thu tiền. Không có gì là miễn phí. Ước mơ hưởng thụ miễn phí trong “Thành phố thông minh” còn xa vời hơn  “Lão đầy tớ ngồi mơ nước Nga” trong bài thơ ‘Lão đầy tớ’ của Tố Hữu [2].

lundi 6 novembre 2023

Lê Thanh Phong - Chuyện vịnh Hạ Long

 

Chủ đầu tư trúng đấu giá quyền sử dụng khu đất để làm dự án khu đô thị với giá 1.192 tỉ đồng.

Tổng diện tích của dự án này khoảng 31,8 hecta, trong đó có 3,88 hecta thuộc vùng đệm vịnh Hạ Long.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã góp ý kiến thỏa thuận về Dự án Khu đô thị tại khu 10B, phường Quang Hanh, thành phố Cẩm Phả tại văn bản số 207/BVHTTDL-KHTC ngày 20.2.2023.

Dương Quốc Chính - Đào núi và lấp biển

 

Cái vụ hòn non bộ ở Cẩm Phả mình ngửi thấy mùi đánh nhau! Hễ cứ vụ nào mà tạo sóng dư luận quá mức cần thiết, là chắc hẳn có bàn tay lông lá của người mà ai cũng biết là ai đó!

Cứ Google "lấp biển Cẩm Phả" là ra một đống báo đánh đồng loạt. Vụ này anh em quan lại Quảng Ninh lành ít dữ nhiều, chứ không phải đánh thằng doanh nghiệp đầu tư đâu. Nhưng dư luận chĩa vào nó cho nó lành.

Về nguyên tắc, doanh nghiệp họ xin được đầu tư, đấu giá này kia...là hoàn toàn đúng luật. Quy hoạch và dự án đầu tư do tỉnh phê duyệt, trong dự án (báo cáo nghiên cứu khả thi) luôn có phần đánh giá tác động môi trường, cũng phải được phê duyệt rồi mới được thi công (dù cái này hầu như là làm màu).

vendredi 20 octobre 2023

Huy Đức - Lãnh đạo Hà Nội có đủ « trong veo » để ra quyết định

 

Hơn ba ngày trước, một Facebooker tên tuổi, post lên tường nhà: "Mất nước không chỉ là nguy cơ". Khi ấy đang "trend thoát Trung", ít ai nghĩ là Hà Nội lại mất nước thật.

Về mặt lý thuyết, Hà Nội không thiếu nước sạch. “Nhu cầu sử dụng nước sạch lúc cao điểm của Hà Nội vào khoảng 1.250.000 - 1.350.000 m3/Ngày đêm [ngđ]. Trong khi, tổng công suất nguồn cấp nước hiện nay là khoảng 1.530.000 m3/ngđ” [theo báo cáo của UBND TP Hà Nội]. Nhưng tại sao cư dân khu vực được cấp nước bởi công ty Thanh Hà lại đang ở trong tình trạng mất nước.

Thanh Hà lấy nguồn từ Nước sạch Hà Đông và nguồn từ trạm khai thác nước ngầm của chính họ. Hà Đông lấy nguồn từ Sông Đà và các nguồn nước ngầm khác. Tuy nhiên, tất cả các đơn vị cấp nước đều khẳng định đã cấp tối đa. Theo chỉ đạo của Sở Xây Dựng, Nhà máy Nước mặt Sông Đuống đã nâng công suất cấp nước cho Hà Đông lên 26.000 - 27.000 m3/ngđ [so với bình thường là 25.000 m3/ngđ]. Mức cấp nước này là tới hạn vì đường ống không thể chịu áp lực lớn hơn.

mardi 10 octobre 2023

Mai Bá Kiếm - Bê-tông hóa thành phố !

 

Mỗi lần đi máy bay, cất cánh từ Tân Sơn Nhất, nhìn xuống hai quận Tân Phú, Bình Tân thấy toàn một màu trắng toát của bê tông, thiếu mảng xanh của thực vật. Tôi thấy nhức mắt và ngột ngạt cho Sài Gòn hòn ngọc ngày xưa.

Nay, nghe bà phó giám đốc Sở Nội vụ nói 5 huyện ngoại thành không đủ tiêu chuẩn, tiêu chí lên quận, vì tỉ lệ đất nông nghiệp còn cao, chưa đạt 100% đất đô thị.

Nhưng cũng còn "an ủi" là đang có đề án nâng các huyện lên thành phố, vì tiêu chí lên thành phố dễ hơn lên quận, chỉ cần 70  % đất đô thị, 30% đất nông thôn là OK !

samedi 23 septembre 2023

Nguyễn Thông - Luật để làm gì?

Vụ chính quyền quận 5 « Saigapore » chịu bó tay, đầu hàng bọn dán quảng cáo nhăng nhít, xử lý phần ngọn bằng cách nhếch nhác bó cột điện nói lên điều gì?

Trước hết, đó là sự bất lực của một bộ máy làm việc không hiệu quả, mặc dù rất nhiều ban bệ, tổ chức, cấp này cấp nọ trong cái gọi là hệ thống chính trị. Nhẽ ra phải xử lý với biện pháp triệt để nhất, đúng luật nhất thì họ lại vẽ vời băng bó bằng cách rất luẩn quẩn, tốn kém, mắc cười.

Tiếp nữa là pháp luật xứ này chỉ để làm cảnh. Với những kẻ hủy hoại môi trường, làm xấu mỹ quan đô thị, bôi bẩn văn hóa, xứ ta có rất nhiều luật, nghị định để căn cứ vào đó mà xử lý.

vendredi 22 septembre 2023

Giang Lê - Giải pháp « chung cư mini »

 

Có thể bạn chưa biết "chung cư mini" thực ra khá phổ biến ở Anh và Mỹ, nếu định nghĩa nó là một căn/tòa nhà (nhỏ) do một chủ đầu tư tư nhân (nhỏ) sở hữu, và có nhiều hộ gia đình chung sống.

Ở Úc mô hình này đang được triển khai mạnh tại bang Victoria và Queensland dưới cái tên "build-to-rent", các bang khác cũng đã bắt đầu. Hồi tháng Ba năm nay chính quyền bang Queensland đưa ra một số chính sách (giảm thuế) khuyến khích đầu tư vào hình thức nhà ở build-to-rent này.

B2R được cho là một giải pháp quan trọng cho vấn đề "affordable housing", không chỉ ở Úc mà gần như toàn bộ thế giới đang phải đối mặt, đặc biệt ở những nước mà tỉ lệ nhà chung cư (apartment) thấp.