Affichage des articles dont le libellé est Hiệp ước. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hiệp ước. Afficher tous les articles

samedi 9 novembre 2024

Phúc Lai - Viết dài trung bình về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 09/11/2024


1. Khó khăn về nhân lực của Ukraine đến mức nào?

Chúng ta đều đã biết hồi tháng Tư, Ukraine đã ra luật hạ độ tuổi gọi phục vụ trong lực lượng vũ trang đến 25 tuổi, trước đó là 27 tuổi. Tuy nhiên sau đó các tin tức về việc họ vẫn thiếu quân, tiếp tục xuất hiện. Tôi thì hiểu, điều này là có thật và không có gì bị bịa đặt ra cả.

Vậy hôm nay chúng ta cũng cần thử tìm hiểu đôi chút về vấn đề này thông qua việc xem xét một vài con số. Đây là số liệu thống kê các nhóm dân số Ukraine theo độ tuổi tính theo %:

vendredi 18 octobre 2024

Nguyễn Đình Bổn - Thế cùng thì nên chơi !


Tờ Bild của Đức mới đây trích dẫn một số nguồn tin giấu tên nói rằng chính quyền Ukraine “lên kế hoạch cho việc phát triển vũ khí hạt nhân".

“Chúng tôi có nguyên liệu, chúng tôi có kiến thức. Nếu mệnh lệnh được đưa ra, thì chúng tôi sẽ chỉ mất vài tuần để có quả bom hạt nhân đầu tiên”, Bild dẫn lời một quan chức cấp cao giấu tên của Ukraine nói.

Tuy nhiên Bộ Ngoại giao Ukraine bác bỏ điều này, cho biết nước này không có kế hoạch chế tạo vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD), “và vẫn tuân thủ cam kết theo Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân”.

vendredi 12 avril 2024

Lê Xuân Nghĩa - Trung Quốc đang giãy đành đạch

 

Chỉ trong 4 tiếng, Trung Quốc ra 4 tuyên bố phản đối!

Biden một lần nữa đảm bảo rằng bất kỳ cuộc tấn công nào nhằm vào máy bay, tàu hoặc lực lượng vũ trang Philippine ở Biển Đông sẽ viện dẫn Hiệp ước phòng thủ chung.

Biden đã nói rõ trong bài phát biểu khai mạc hội nghị thượng đỉnh với Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio vào chiều thứ Năm rằng, các cam kết quốc phòng của Washington đối với hai nước châu Á là “sắt thép”.

mercredi 1 juin 2022

Mỹ cam kết ủng hộ các đảo quốc Thái Bình Dương đã bác hiệp ước với Trung Quốc


Đăng ngày:

Mười tiểu quốc Thái Bình Dương hôm thứ Hai 30/05 đã gây bối rối cho Bắc Kinh, khi bác bỏ một hiệp ước sẽ đẩy họ vào quỹ đạo của Trung Quốc.

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price tuyên bố các đảo quốc đã có những « quyết định về chủ quyền của chính họ », và Hoa Kỳ cam kết làm sâu sắc hơn mối quan hệ với các đối tác ở Thái Bình Dương cũng như khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương, nhằm mang lại lợi ích cho người dân.

dimanche 13 mars 2022

Dương Quốc Chính - Nhìn lại hai hiệp ước hữu nghị Việt Nam-Liên Xô và Việt Nam-Nga

 

Ngày mai (14/3) là kỷ niệm ngày mất đảo Gạc Ma vào tay bọn xâm lược "nước ngoài". Mình lục lại cho anh em xem các văn kiện về mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa Việt Nam và Liên Xô, Việt Nam và Nga.

Năm 1978, trong bối cảnh bị Trung Quốc ép phải chọn một trong hai anh, Việt Nam đã ký Hiệp định Hữu nghị và hợp tác với Liên Xô, trong đó có điều 6:

“Hai Bên ký kết Hiệp ước sẽ trao đổi ý kiến với nhau về tất cả các vấn đề quốc tế quan trọng có liên quan đến lợi ích hai nước. Trong trường hợp một trong hai Bên bị tấn công hoặc bị đe dọa tiến công thì hai Bên ký kết Hiệp ước sẽ lập tức trao đổi ý kiến với nhau nhằm loại trừ mối đe dọa đó và áp dụng những biện pháp thích đáng có hiệu lực để bảo đảm hòa bình và an ninh của hai nước”.

mercredi 8 septembre 2021

Trần Trung Đạo - Tác dụng của tầm nhìn chính trị


 

Hôm đó là ngày 8 tháng 12, 1991 tại một khu nhà nghỉ mùa đông thuộc Belarus, cách biên giới Ba Lan 8 km,  đại diện ba nước Russia, Ukraine, and Belarus vừa tuyên bố độc lập khỏi Liên Xô gặp nhau.

Boris Yeltsin đại diện Nga, Stanislav Shushkevich đại diện Belarus và Leonid Kravchuk đại diện Ukraine. Cả ba lãnh đạo đều rất vui mừng, phấn khởi vì quốc gia họ đang đứng trước ngưỡng cửa mới đầy hy vọng cho tương lai.

Bắt đầu chỉ với 3 quốc gia trong số 15 nước “xã hội chủ nghĩa” Liên Xô,  tham dự hội nghị, nhưng trong thực tế ba nước này chiếm tới 73% dân số và 80% diện tích của Liên Xô. Trong ngày 8 tháng 12 hôm đó, ba phái đoàn tuyên bố thành lập Cộng Đồng Các Quốc Gia Độc Lập (Commonwealth of Independent States).

vendredi 5 février 2021

Joe Biden và quả bom nguyên tử Iran


Đăng ngày:

jeudi 4 février 2021

Mỹ gia hạn hiệp ước New Start về vũ khí nguyên tử với Nga


Đăng ngày:

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :

Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố : « Gia hạn hiệp ước New Start sẽ giúp Hoa Kỳ cùng với các đồng minh và thế giới được an toàn hơn. Một sự cạnh tranh trong lãnh vực nguyên tử mà không có những ràng buộc sẽ đặt tất cả chúng ta vào tình trạng nguy hiểm ».

lundi 24 août 2020

Nguyễn Ngọc Chu - Hiệp ước biên giới Việt-Trung : Khi con sư tử ăn mừng



NÊN KỶ NIỆM HIỆP ƯỚC BIÊN GIỚI VIỆT – TRUNG? VÀ PHÉP BIẾT ‘ĐƯỢC - MẤT’ TRONG HIỆP ƯỚC BIÊN GIỚI VIỆT - TRUNG 

1. Hôm qua 23/8/2020, truyền thông đưa tin khá rầm rộ về hoạt động kỷ niệm 20 năm ký Hiệp ước Biên giới và 10 năm triển khai văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc. 

Hoạt động diễn ra tại TP Móng Cái - do Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đồng chủ trì.

Không biết đây là sáng kiến của bên nào? Và xuất phát trực tiếp từ ai? Có phải từ Tập Cận Bình không? 

lundi 6 juillet 2020

Luật an ninh: Anh tố cáo Trung Quốc, nới rộng nhập cư cho dân Hồng Kông

Tại Nghị viện Anh, thủ tướng Anh Boris Johnson mạnh mẽ lên án Bắc Kinh áp đặt luật an ninh Hồng Kông.
Đăng ngày:


Ngoại trưởng Dominic Raab khẳng định Anh Quốc sẽ mở rộng khả năng nhập cư cho người dân Hồng Kông, và trước đó đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để phản đối luật trên. Từ Luân Đôn, thông tín viên Muriel Delcroix tường trình :

« Chính phủ Anh tuy đã cố gắng răn đe Trung Quốc không nên áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hồng Kông, nhưng các áp lực này rõ ràng không đạt được kết quả. Thế nên Luân Đôn muốn giữ lời hứa là mở rộng cửa cho cư dân cựu thuộc địa có có quy chế công dân Anh hải ngoại. 

dimanche 21 juin 2020

AIEA yêu cầu Iran cho vào thanh tra hai cơ sở hạt nhân

Tổng giám đốc AIEA, Rafael Grossi trong cuộc họp báo tại Vienna ngày 15/06/2020.
Đăng ngày:


Đây là nghị quyết chỉ trích Iran đầu tiên kể từ năm 2012, được các nước tham gia hiệp ước Vienna là Đức, Pháp, Anh soạn thảo. Trung Quốc và Nga bỏ phiếu chống. Tuy chỉ mang tính biểu tượng, nhưng đây có thể là bước đầu trước khi chuyển lên Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc để trừng phạt.

Cơ quan tình báo Mỹ và Israel, cũng như AIEA đều cho rằng Iran đã tiến hành một chương trình vũ khí nguyên tử bí mật, và đã ngưng lại vào năm 2003, nhiều năm trước khi ký thỏa thuận 2015, nhưng Teheran bác bỏ cáo buộc đó.

mardi 26 mai 2020

Sau khi Mỹ rút khỏi hiệp ước Bầu trời mở, sẽ đến lượt New Start ?

Ảnh vệ tinh của Maxar Technologies cho thấy các phi cơ Thunderbird F-16 của Mỹ bay gần Rock Hall, Maryland, Hoa Kỳ, ngày 02/05/2020. © Satellite image ©2020 Maxar Technologies
Đăng ngày:


Hoa Kỳ hôm thứ Sáu 22/05/2020 đã chính thức thông báo quyết định rút khỏi hiệp ước Bầu trời mở (Open skies), tố cáo Nga đã vi phạm thỏa thuận quốc tế được 35 nước ký kết và có hiệu lực từ năm 2002. Hiệp ước này quy tụ tất cả các quốc gia châu Âu, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Hoa Kỳ, cho phép bay qua không phận các nước ký kết để giám sát các hoạt động quân sự và kho vũ khí, với mục đích hòa bình.

Tổng thống Mỹ hôm thứ Năm 21/05 loan báo : « Nga không tôn trọng hiệp ước (…) vì vậy chúng tôi rút lui ». Quyết định này sẽ được thực hiện sáu tháng sau khi thông báo.

mercredi 15 janvier 2020

Iran bác bỏ đề nghị một thỏa thuận nguyên tử mới với Trump


Tổng thống Iran Hassan Rohani, ngày 10/11/2019. HO / Iranian Presidency / AFP
Đăng ngày:


Thủ tướng Anh Boris Johnson vốn luôn ca ngợi ông Trump là một nhà thương thuyết giỏi, hôm 14/01 đã gọi cho ông Rohani, đề nghị thay thế hiệp ước nguyên tử đã ký năm 2015 với các cường quốc phương Tây bằng một thỏa thuận mới với Donald Trump, nhằm bảo đảm Teheran không phát triển vũ khí hạt nhân. 

Tổng thống Mỹ nói ông đồng ý với ông Johnson rằng cần phải thay thế hiệp định cũ bằng một « Trump deal ». Nhưng trên truyền hình Iran, ông Rohani kêu gọi Washington quay lại với thỏa thuận mà ông Trump đã rút khỏi năm 2018. Còn ngoại trưởng Iran khẳng định với Reuters, bên lề một hội nghị ở New Delhi, là hiệp ước hạt nhân Vienna « vẫn chưa chết ». 

mardi 20 août 2019

Mỹ thử hỏa tiễn tầm trung mới, Nga, Trung Quốc phản đối

Mỹ thử tên lửa tầm trung ngày 18/08/2019 tại đảo San Nicolas (California).

Lầu Năm Góc hôm 19/08/2019 loan báo đã thử nghiệm thành công một hỏa tiễn hành trình có tầm bắn trên 500 km, chưa đầy một tháng sau khi Hoa Kỳ chính thức rút khỏi Hiệp ước vũ khí nguyên tử tầm trung (INF). Hôm nay, 20/08/2019, Nga và Trung Quốc chỉ trích Mỹ « leo thang quân sự ».

Hỏa tiễn được bắn đi từ đảo San Nicolas ngoài khơi California vào lúc 21 giờ 30 GMT, là một « phiên bản của hỏa tiễn hành trình địa-địa Tomahawk », « đã đến đúng mục tiêu ». Thông cáo của bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho biết, các dữ liệu thu thập được và những bài học rút ra từ vụ bắn thử này rất cần thiết cho việc phát triển các loại vũ khí tầm trung mới.

Hiệp ước INF, cấm thử nghiệm và sử dụng các loại hỏa tiễn tầm trung (từ 500 km đến 5.500 km), như vậy đã thực sự bị khai tử, sau khi Hoa Kỳ rút lui hôm 02/08 và tiếp theo là Nga. 

jeudi 4 juillet 2019

Ngô Nhân Dụng - Trump làm Abe lên ruột!



Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe (phải) đón Tổng Thống Donald Trump tại Hội Nghị G-20 ở Osaka hôm 28 Tháng Sáu, 2019. Ông Abe từng lo sợ ông Trump rút nước Mỹ ra khỏi bản hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật năm 1951. (Hình: Kim Kyung-Hoon - Pool/Getty Images)
(Người Việt 03/07/2019) Trước và trong thời gian Hội Nghị G-20 ở Osaka, Thủ Tướng Nhật Shinzo Abe phấp phỏng không biết Tổng Thống Donald Trump sẽ làm gì sau những lời tuyên bố chỉ trích bản Hiệp Ước An Ninh Mỹ-Nhật, ký năm 1951.

Ông Trump đứa ra các ý kiến trên Twitter, như thường lệ vào ngày 26 Tháng Sáu trước khi lên đường đi Osaka. Lời lẽ rất nặng nề: “…Nếu Nhật Bản bị tấn công, chúng ta (Mỹ) sẽ phải đánh trận Thế Chiến Thứ Ba. Chúng ta sẽ tới, sẽ bảo vệ họ… đánh nhau với bất cứ giá nào. Đúng không? Nhưng nếu chúng ta bị tấn công, Nhật Bản không phải giúp chút nào cà. Họ có thể ngồi coi cuộc tấn công trên ti vi Sony. Đó, khác nhau như thế đó – OK?”

Chính phủ và dân chúng Nhật chắc phải “lên ruột” không biết ông tổng thống Mỹ sắp làm gì. Ông đã từng rút nước Mỹ ra khỏi hiệp ước NAFTA (để ký một hiệp ước mới, vẫn chờ được Quốc Hội Mỹ thông qua). Rút ra khỏi TPP với các nước Châu Á, Thái Bình Dương. Gần đây nhất, ông rút ra khỏi hiệp ước về nguyên tử với Iran.

lundi 29 avril 2019

Iran lại đe dọa rút khỏi hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân

Hình ảnh drone theo dõi hàng không mẫu hạm Mỹ, từ video do Iran công bố.

Ngoại trưởng Iran, ngày hôm qua, 28/04/2019, tuyên bố Teheran có thể rút ra khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân TNP, do Hoa Kỳ tăng cường trừng phạt Iran, nhắm bóp nghẹt xuất khẩu của nước này.

Trên website kênh truyền hình Irib, được Reuters trích dẫn, lãnh đạo ngành ngoại giao Iran cho biết, nước Cộng hòa Hồi giáo Iran có nhiều lựa chọn. Việc « rút ra khỏi Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân là một trong những lựa chọn » đang được chính quyền xem xét.

Trước đây, chính quyền Teheran đã đe dọa rút ra khỏi TNP sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi hiệp định hạt nhân Iran.

vendredi 16 novembre 2018

Nga-Nhật muốn đẩy nhanh đàm phán về hiệp ước hòa bình

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe (T) gặp tổng thống Nga V.Putin bên lề thượng đỉnh Đông Á, Singapore, ngày 15/11/2018.

Bên lề thượng đỉnh Đông Á, tại Singapore, hôm qua, 15/011/2018, tổng thống Nga Vladimir Putin và thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã thỏa thuận đẩy nhanh việc thương lượng nhằm tiến đến một hiệp ước hòa bình, mà từ sau Đệ nhị Thế chiến vẫn chưa được ký kết, do vướng mắc về vấn đề quần đảo Kuril.

Tổng thống Nga trong cuộc họp báo cho biết : « Chúng tôi đã tái lập đối thoại với phía Nhật Bản trên cơ sở tuyên bố năm 1956 », tức bản tuyên bố nhằm lập lại quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Liên Xô trước đây. Ông Putin nói rằng đề nghị này đến từ phía thủ tướng Nhật Shinzo Abe.

mardi 13 novembre 2018

NATO chỉ trích chương trình hỏa tiễn tầm trung của Trung Quốc

Tham quan hệ thống tên lửa chống chống hạm CM-401 tại một triển lãm quốc tế của Trung Quốc, tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc, ngày 8/11/2018.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg hôm nay, 13/11/2018, chỉ trích chương trình phát triển hỏa tiễn tầm trung của Trung Quốc, kêu gọi Bắc Kinh tham gia hiệp định quốc tế kiểm soát vũ khí.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình công ZDF của Đức, ông Jens Stoltenberg tuyên bố : « Chúng tôi quan sát thấy Trung Quốc đầu tư rất lớn vào việc chế tạo nhiều loại vũ khí mới và hiện đại, trong đó có các loại hỏa tiễn, và phân nửa số hỏa tiễn của Trung Quốc vi phạm hiệp ước INF, nếu Trung Quốc là nước tham gia ký kết ».

mardi 23 octobre 2018

Rút khỏi hiệp ước nguyên tử với Nga : Mỹ nhắm cả Trung Quốc



Ngoại trưởng Nga Sergueil Lavrov (P) tiếp cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton, tại Matxcơva, ngày 22/10/2018.

(AFP 22/10/2018) Khi loan báo rút khỏi hiệp ước giải trừ vũ khí nguyên tử, Hoa Kỳ nhắm vào cả Trung Quốc - quốc gia trong những năm gần đây đã phát triển các loại vũ khí bị hiệp ước trên cấm đoán nhưng Bắc Kinh không ký kết.

Về mặt chính thức, Nga bị nêu tên đã vi phạm hiệp ước về vũ khí nguyên tử tầm trung (INF). Với hệ thống mới là 9M729, các hỏa tiễn được bắn đi từ các thiết bị trên mặt đất và tầm bắn, theo Washington, đã vượt quá 500 km, điều mà Matxcơva cải chính.