Affichage des articles dont le libellé est đảng Cộng sản. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est đảng Cộng sản. Afficher tous les articles

jeudi 21 novembre 2024

Lưu Trọng Văn - Hãy bắt đầu cách mạng từ một tỉnh

 

1. “Là cuộc cách mạng tinh gọn về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, phải thực hiện với quyết tâm cao nhất, hành động quyết liệt của cả hệ thống chính trị.”

Tổng bí thư Tô Lâm là lãnh đạo đầu tiên của Việt Nam đã dùng từ “cách mạng” chứ không chỉ cải cách, đổi mới, thay đổi, đột phá ; khi đề cập đến việc tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Tức là bao gồm bộ máy nhà nước, bộ máy đảng cùng các tổ chức hội đoàn quần chúng.

dimanche 17 novembre 2024

Nguyễn Văn Tuấn - "Wumao" là gì?

 

Là "mạ thủ". Danh từ này xuất phát từ thời Hán Sở tranh hùng và Tam Quốc Chí bên Tàu.

Một cách đơn giản, mạ thủ là những kẻ chửi mướn. Họ chỉ có một việc đơn giản là chửi bới và nhục mạ đối phương của người mướn họ.

Thời Hán Sở tranh hùng, nhà cầm quyền huy động những người có lá phổi lớn, tiếng nói vang, và có cách chửi độc địa để làm "mạ thủ". Họ có khi trong tư thế trần truồng, xông lên phía trước, sát cổng thành của đối phương, và phun ra những lời chửi bới tục tĩu và dơ bẩn nhứt nhắm vào đối phương. Mục đích là hạ nhục và khiêu khích bằng cách thóa mạ ông bà tổ tiên của đối phương, sao cho họ mở cửa thành để lính xông vào.

mardi 12 novembre 2024

Hà Phan - Vài góp ý về việc tinh giản bộ máy


Tôi nghĩ muốn tinh gọn bộ máy thì cần sáp nhập các bộ có chức năng, nhiệm vụ na ná nhau kiểu như ban Đảng. Ví dụ Bộ Nội vụ, Thanh tra Chính phủ về luôn với Văn phòng Chính phủ thành Bộ Tổ chức.

Các bộ Văn hóa Thể thao Du lịch, Y tế, Thông tin Truyền thông, Giáo dục Đào tạo, Khoa học Công nghệ thành Bộ Khoa giáo. Ủy ban Dân tộc và Bộ Lao động Thương binh Xã hội thành Bộ Xã hội. Bộ Kế hoạch Đầu tư nhập vào Bộ Công Thương. Bộ Tài nguyên Môi trường và Xây dựng thành một.

Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam nhập luôn với Bộ Tài chính.

Huỳnh Ngọc Chênh - Góp ý về chuyện tinh giản công chức

Làm mạnh, tổng tinh giản một lần thì chắc đảng không dám và không muốn làm rồi. Vậy tui chỉ góp ý làm nhẹ, làm từ từ từng bộ phận.

Trước mắt là bộ phận hội nhà văn và hội nhà báo. Đây là hai hội ngành nghề lớn nhất mà nhà nước phải bỏ ngân sách ra nuôi khá tốn kém.

Đối với đảng, hai hội này được lập ra để quản lý và kiểm soát nhà văn và nhà báo, để họ luôn đi đúng đường lối chủ trương của đảng, không đi lệch lạc để cho ra những tác phẩm sai ý đảng. Do vậy dù tốn kém ngân sách, nhà nước vẫn chi mạnh tiền ra nuôi bộ máy hai hội này từ trung ương xuống địa phương.

Nguyễn Thông - Đường cao tốc


Tôi muốn nói về tuyến đường sắt bắc nam mà chính quyền đang tính. Họ đã quyết rồi, có cản cũng chả được. Nhiều khi những điều họ làm, đúng hoặc sai phải vài chục năm sau mới được xác nhận, chứ lúc làm thì luôn luôn đúng.

Cải cách ruộng đất, chống nhân văn giai phẩm, xét lại chống đảng, cơ chế bao cấp, hợp tác xã, ngăn sông cấm chợ, diệt tư sản..., nhiều lắm, là những ví dụ. Khi họ thực hiện, ai cãi, ai phản đối sẽ bị đi tù, nhẹ thì mất chức, sa thải.

Tôi xa quê đã gần nửa thế kỷ, cách quê gần 2 nghìn cây số, nên hằng mong sự đi lại xuyên Việt dễ dàng, thông thoáng, vừa túi tiền người nghèo, bình dân. Mong đợi suốt mấy chục năm cái ước mơ nhỏ nhoi bình dị ấy thành hiện thực nhưng tới nay vẫn chỉ là mơ, bởi họ quyết không làm.

lundi 11 novembre 2024

Ngọc Vinh - Giảm biên chế : Nên làm gương trước từ Quốc hội

 

Ai cũng thấy lợi ích lớn lao của việc giảm biên chế. Người trong đảng Cộng sản thấy rõ nhất là ông Tô Lâm, hiện là cán bộ  chỉ đạo tối cao bộ máy cầm quyền.

Ông ấy đang có mặt trong Quốc hội để bàn về những vấn đề trọng đại của quốc gia. Và, một trong những vấn đề trọng đại của Quốc hội nên là: Tự giảm biên chế của mình để làm gương, trước khi hô hào hay quyết nghị về giảm biên chế bộ máy nói chung.

Đến 500 ông đại biểu là quá nhiều so với quy mô dân số và nền kinh tế Việt Nam.

dimanche 10 novembre 2024

Nguyễn Thông - Chống lãng phí: Có chống được không? (6)

 

Một nước luôn phải lo đối phó với kẻ ngoại bang xâm lược, phải chuẩn bị đối phó chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào bởi dã tâm của "bạn" lộ rất rõ, mà biện pháp cây tre chỉ mang tính nhất thời, phập phù. Thì việc tăng cường quân đội, trang bị vũ khí, chi phí tối đa cho quốc phòng để bảo vệ đất nước là cần thiết.

Để có tiền làm điều đó, đừng chỉ nghĩ đến chuyện tăng thêm các sắc thuế, tận thu nguồn lực từ dân chúng, doanh nghiệp, bán tài nguyên cạn kiệt... Mà còn phải giảm bớt triệt để những chi phí lãng phí, vô bổ, chặn đứng tình trạng tiền nghìn tỉ lọt vào túi bọn tham nhũng, tiêu xài hoang phí.

Điều cần làm ngay là siết lại chi phí cho bộ máy cầm quyền đang quá rườm rà, quá to nhưng ít hiệu quả.

jeudi 7 novembre 2024

Nguyễn Thông - Chống lãng phí: Có chống được không? (5)


Điều thứ nhì, rất quan trọng trong công cuộc “chống lãng phí” là dẹp bệnh hình thức. Không thấy ông Tô Lâm nhắc tới.

Dân và doanh nghiệp làm ra tiền, nhà nước bán tài nguyên ra tiền, đem giao tiền ấy vào tay mấy ông miệng nói tiết kiệm, tay vung phung phí, khác nào gửi trứng cho ác.

Ở một nước còn nghèo, ngân sách eo hẹp cạn kiệt, phần lớn dân chúng dạng thu nhập thấp như xứ ta, thì tiết kiệm được đồng nào hay đồng ấy. Quan chức nhà nước, bộ máy nhà nước phải làm gương tiết kiệm để trước hết không lãng phí ngân sách, thứ hai là để dân noi theo.

mercredi 6 novembre 2024

Nguyễn Thông - Chống lãng phí: Có chống được không? (4)

Tiếp nữa là Hội phụ nữ. Thế tôi lại hỏi các ông các bà, đàn ông có hội riêng không mà cứ phải lập riêng hội phụ nữ. Ra cái vẻ tôn trọng phụ nữ, đề cao phụ nữ.

Cứ để bình thường thì mới thực là tôn trọng, chứ đã ưu tiên, đặc cách, chẳng qua chỉ là sự bố thí, xót xa, thương hại, mủi lòng. Mà nó cũng chả làm được trò quái gì ngoài việc lâu lâu múa may nhận tiền 8.3 hoặc 20.10.

Hãy coi xem, khi bộ giáo dục ra cái dự thảo về sinh viên bán dâm, nó dám mở mồm lên tiếng được nửa nhời, thì tôi chớ kể. Khi cô gái ở chung cư tại thành phố Thuận An tỉnh Bình Dương bị nhà chức việc phá cửa phòng vào tận nhà túm điệu đi ngoáy mũi trong cơn dịch Covid, không hề thấy hội phụ nữ lên tiếng. Cho tới lúc này, nó vẫn câm nín chả bảo vệ gì được chị em đàn bà của nó. Để chỉ tốn cơm dân nuôi. Dẹp.

mardi 5 novembre 2024

Trần Thanh Cảnh - « Tối um »


Thực sự là tôi rất thích cách dùng từ này của ông Tô Lâm, để chỉ về tình cảnh mất điện của dân Cuba.

Xem phát biểu của ông Tô Lâm về chuyến đi Cuba, thấy ông nắm rất chắc tình hình của bạn: thiếu lương thực và thiếu năng lượng! Những nhu cầu tối thiểu của cuộc sống con người! Nhẽ nào Cuba đang trở lại thời săn bắn hái lượm?

Những giải pháp mà ông Tô Lâm đề nghị giúp bạn, có thể nói là cũng chí tình rồi! Còn họ mà không thực thi nữa thì chắc cũng chịu.

Nguyễn Thông - Chống lãng phí: Có chống được không? (3)


Lãng phí cái gì? Trước hết là lãng phí ngân sách.

Ngân sách không phải từ trên giời rơi xuống, không do đảng và nhà nước đẻ ra, mà là tiền (ngân), từ mồ hôi, nước mắt, máu của nhân dân tạo thành; là tiền thuế do dân và doanh nghiệp đóng góp; tiền bán tài nguyên đất nước. Lãng phí là có tội. Tội nặng.

Chỉ có điều, các vị hô hào chống lãng phí, cần phải biến lời nói thành việc làm, thành hành vi cụ thể. Đừng có mồm nói tiết kiệm, chống lãng phí, nhưng tay phung phí, coi máu mồ hôi nước mắt nhân dân như rác như bùn.

samedi 2 novembre 2024

Huỳnh Ngọc Chênh - Bảy mươi phần trăm

Cách đây khoảng 30 năm ông Hồ Tế, bộ trưởng tài chính hồi đó đã từng nói trước diễn đàn quốc hội, ngân sách của ta phải nuôi đến ba bộ máy thì sức nào chịu được.

Ba bộ máy mà ông Hồ Tế nói đến là bộ máy đảng, bộ máy nhà nước và bộ máy đoàn thể của đảng.

Ba bộ máy ấy thì nặng nề và cồng kềnh lắm. Đảng thì có từ trung ương xuống đến tận thôn xóm, chính quyền thì cũng từ trung ương xuống tận thôn xóm. Bộ máy đoàn thể tưởng như để trang trí vui chơi nhưng cũng nặng nề kinh khủng. Liên đoàn lao động (có phần nào đoàn phí), đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội nông dân cũng có bộ máy điều hành ăn lương ngân sách từ trung ương xuống tận cơ sở.

Dương Quốc Chính - Sai lầm về lý luận của anh em dân chủ

Hiện nay có rất nhiều anh em dân chủ đang có lý luận đại khái là: Đã ủng hộ dân chủ thì không thể ủng hộ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, Park Chung Hee, Tưởng Giới Thạch, thậm chí cả Lý Quang Diệu.

Anh em còn coi chính quyền Ngô Đình Diệm cũng độc tài như cộng sản, tư duy đấu tố, mạt sát hệt anh em bò đỏ. Kiểu lý luận này thường gặp ở nhóm Sách hiếm.

Theo mình, đây là sai lầm về phương pháp luận của các anh em. Sai chỗ nào?

Ngô Nhân Dụng - Các định chế giúp phát triển kinh tế

Kinh tế phát triển khi số đầu tư và lực lượng lao động gia tăng, dẫn đến các sáng kiến và tiến bộ kỹ thuật nâng cao năng xuất của người làm việc. Nhưng tại sao nhiều nơi tập hợp được các “yếu tố sản xuất” trên mạnh hơn những nơi khác?

Một thí dụ dễ đem so sánh nhất là kinh tế các nước Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Cái gì giúp Canada và Mỹ tiến nhanh hơn Brazil và Argentina sau khi di dân Âu châu sang khai thác Tân Thế Giới?

Ba người đã tìm cách trả lời câu hỏi trên là James Robinson, Daron Acemoglu (MIT), và Simon Johnson (Đại học Chicago), năm nay mới được trao Giải Nobel về Kinh tế học. Họ thấy yếu tố quan trọng nhất là những định chế nằm trong các xã hội trên. Đó là những quy tắc hành xử theo tập tục hay luật lệ trong xã hội mà mọi cá nhân phải theo; trong đó có những quy tắc phân chia quyền hành chính trị hoặc quyền lợi kinh tế.

jeudi 31 octobre 2024

Mai Quốc Ấn - Cứ việc giao cho tư nhân làm !


“Ngân sách đang chi khoảng gần 70 % để trả lương, chi thường xuyên, phục vụ cho hoạt động. Nếu điều hành ngân sách như vậy sẽ không còn tiền chi cho đầu tư phát triển.”-Tổng bí thư phát biểu.

Về điều này của ông Tô, tôi có viết cách đây khoảng 6 năm. Cứ sáp nhập cơ quan Đảng và cơ quan nhà nước làm một thì nhân sự đại giảm, điện nước đại giảm, quỹ lương đại giảm, dư ra mặt bằng toàn mặt tiền để đấu giá kinh doanh.

Thêm nữa là các công ty nhà nước hoạt động kém hiệu quả sẽ cần đóng cửa để dịch vụ công ích do tư nhân đấu thầu, ai chất lượng hơn mà giá rẻ hơn thì dân chọn.

samedi 26 octobre 2024

Dương Quốc Chính - Tiếp quản


Tướng Doãn Anh được phong thượng tướng cú vét của chủ tịch nước Tô Lâm, được có 5 ngày là đảo cánh đi bí thư Thanh Hóa! Tức là có ông thượng tướng đi bí thư tỉnh, hình như lần đầu?

Trước đây các tướng lên lãnh đạo tỉnh thường từ Công an tỉnh hay Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, cao lắm là trung tướng.

Dường như anh em bộ đội đang đu theo trend anh em công an về việc đảo cánh qua bên dân sự. Chuyện này công an làm lâu rồi, nên giờ số lượng ủy viên trung ương và ủy viên Bộ Chính trị có gốc công an là chiếm đa số áp đảo các ngành khác. Áp đảo luôn bên quân đội.

vendredi 25 octobre 2024

Dương Quốc Chính - Thông tắc thể chế

Thấy tổng bí thư phát biểu về điểm tắc của điểm nghẽn là thể chế. Mình hoan hỉ Google xem cụ thể ra sao, giải pháp dư lào để thông tắc thể chế, mà thấy mông lung quá.

Không thấy có gì mới mang tính đột phá cả, đại khái cũng chỉ giật gấu vá vai. Ví dụ:

Gỡ về pháp luật, thì Quốc hội phải mạnh, phải độc lập chút và phải có thành phần ngoài đảng đông một chút. Giờ có chưa tới 5 % ngoài đảng là đại biểu Quốc hội, thì Trung ương đảng quyết luôn về pháp lý đi cho đỡ lòng vòng tốn ngân sách.

mardi 22 octobre 2024

Dương Quốc Chính - Hỏi tức là trả lời

Đợt bầu chủ tịch nước vừa rồi có mấy điểm đáng lưu ý.

Thứ nhất là mình tìm kiếm suốt ngày hôm qua đến giờ mà vẫn không biết tại sao chú Tô Lâm mình lại bị bay chức chủ tịch nước?

Theo lẽ thông thường, Quốc hội chỉ có thể miễn nhiệm chủ tịch nước sau khi Trung ương đảng đồng ý cho đồng chí A nào đó thôi chức - có thể vì nguyện vọng cá nhân hoặc do bị kỷ luật (có thể do bị kỷ luật nhưng cứ lấy lý do vì nguyện vọng cá nhân). Đây chủ tịch nước vẫn đang khỏe mạnh và không thấy tin xin thôi chức?

Trương Nhân Tuấn - « Nghẽn » không phải ở Quốc hội

Ông Tô Lâm phát biểu trong phiên họp thứ 8 của Quốc hội khóa XV có đoạn nói về "điểm nghẽn" và "thể chế". Nguyên văn:

"Trong ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực thì thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn"...

Tôi thấy nhiều người hiểu sai nội hàm của từ "thể chế". Vì vậy có những suy diễn khá xa so với những gì ông Tô Lâm muốn nói. Thể chế ở đây là "institution", hoàn toàn khác biệt với "chế độ".

lundi 21 octobre 2024

Dương Quốc Chính - Quân quản

 

Thế là thêm một tướng trong tứ trụ, cũng là lần đầu trong lịch sử của chế độ cộng sản. Ngay cả thời chiến còn chưa từng có.

Tướng Giáp uy tín vậy cũng chỉ làm tới Phó thủ tướng. Sau đó có chủ tịch nước Lê Đức Anh và tổng bí thư Lê Khả Phiêu là tướng, nhưng cũng là thời bình.

Thực tế chỉ mới Việt Nam Cộng Hòa từng như vậy, sau khi đảo chính ông Diệm, là giai đoạn có Ủy ban Hành pháp Trung ương và Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Nhưng giai đoạn đó là sau khi quân đội đảo chánh.