“Viết 29 chương và đã khai rõ như trong địa
bạ, nếu có những điều xằng bậy không đúng thực tế như lấy ruộng công làm ruộng
tư, đổi ruộng canh tác thành đất ở, đổi ruộng canh tác thành ruộng bỏ hoang,
dám dối trá ruộng đất dù là một thước, cấp trên đo kiểm tra thấy sai lệch, hoặc
có người tố cáo thì ngay lập tức Lý trưởng Nguyễn Đình Bích, Trùm trưởng Phạm Tất
Bình sẽ nhận trọng tội”.
Tập Địa bạ xã Yên Hoành, tổng Yên Định,
phủ Thiệu Hóa được lập vào năm Minh Mệnh thứ 11 [1830], xong ngày 20-5 năm Minh
Mệnh thứ 15 [1834] vẫn còn được giữ ở Cục Lưu trữ Quốc gia 1. Nhưng điều quan
trọng là hàng trăm năm sau đó, lịch sử làng Hoành không ghi nhận vi phạm nào
trong “quản lý đất đai” cả.
Trong Địa bạ, không chỉ từng thửa đất đều
phải “khai rõ giáp giới 4 mặt, kích thước mẫu, sào, thước tấc cụ thể”,
mà còn phải “khai rõ từng loại điền thổ; các loại đất công, đất tư, đất hồ, đất
ở, ao vườn…”