Affichage des articles dont le libellé est Đầu tư. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đầu tư. Afficher tous les articles

mercredi 30 octobre 2024

Lưu Nhi Dũ - Kẻ thù của Tuyên giáo là ai?


1. Bài này hết sức nghiêm túc. Nội dung xin được trích phát biểu của tổng bí thư Tô Lâm tại cuộc làm việc với Ban Tuyên giáo Trung ương ngày 29/10/2024.

“Tổ chức thực hiện có hiệu quả các quy định về trách nhiệm, quyền hạn, nếu đội ngũ cán bộ làm tuyên giáo không thực chất, không thực lòng, không đổi mới, không sáng tạo thì không đi vào lòng người, lòng dân. Kẻ thù của tuyên giáo là giáo điều, nói không đi đôi với làm…”. 

2. Gần đây tổng bí thư Tô Lâm có những phát biểu rất có tầm và thực chất. Ví dụ, phát biểu hôm khai mạc kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ông Tô Lâm nói rất thẳng thắn: “Thể chế chính là điểm nghẽn của điển nghẽn”.

samedi 5 octobre 2024

Huỳnh Ngọc Chênh - Ủng hộ làm đường sắt cao tốc (2)

Một nghịch lý khá tức cười là lẽ ra phải đòi chính phủ làm công trình này công trình khác phục vụ dân sinh, thì người dân Việt Nam lại ngăn cản không cho chính phủ làm những công trình đại loại như vậy. Dự án đường sắt cao tốc là một ví dụ.

Đọc trên mạng xã hội thấy rất nhiều ý kiến phản đối dự án đường sắt cao tốc. Lý do là tuy nhà nước nói tự lực được tài chính, nhưng người dân e rằng trong thực tế lại vay nợ nước ngoài nhất là với Trung Quốc rồi sa vào bẫy nợ nước ngoài, sợ lệ thuộc vào phương bắc, sợ tham ô, sợ kéo dài dự án quá lâu … Tóm lại là người dân mất niềm tin vào nhà nước nên phản đối dự án.

Cũng có ý kiến nên làm đường sắt bình thường với tốc độ dưới 200 km/h với lý do là vừa với khả năng và túi tiền trong nước. Hơn nữa làm đường sắt loại này có thể vừa chở khách vừa vận chuyển hàng hóa thì lợi ích hơn.

Cù Mai Công - Đường xe lửa cao tốc Bắc Nam và metro TPHCM : Làm sao để có lại niềm tin

Như bao dự án khác trước khi bắt đầu, hai kế hoạch Đường xe lửa cao tốc Bắc - Nam 1.531 km và Metro TPHCM 183 km lại được truyền thông chính thức thông tin dày dặc theo hướng hứa hẹn năm 2035 xong.

Cơ bản là những thông tin quen thuộc trước mọi dự án về nhu cầu, phát triển và cơ sở thực hiện, nói chung là thuận lợi và quyết tâm. Tràn đầy niềm tin.

Dư luận bên ngoài, hiếm khi lên truyền thông chính thức, lại có những thông tin phản biện, trái chiều từ nguồn vốn, khả năng, kỹ thuật, vận hành, nhu cầu… cho tới cảnh giác chuyện… mất mát cán bộ do cách chức, đi tù… vì chuyện này việc nọ khi tham gia dự án. Cũng lại là chuyện niềm tin.

mercredi 2 octobre 2024

Trương Nhân Tuấn - Đường sắt cao tốc : Cần lưu ý đám tài phiệt bất động sản và quan tham


Tôi ủng hộ chuyện Việt Nam tự lực tự cường. Chuyện này dài lắm, không dễ nói hết trong vài trang giấy.

Cho tới bây giờ mục tiêu "tự lực tự cường" của Đài Loan vẫn chưa đạt tới. Mặc dầu GDP đầu người của dân xứ Đài có thể đã vượt qua dân Nhật. Đài Loan đặt ra mục tiêu "tự lực tự cường" khoảng đầu thập niên 80, sau khi bị Mỹ bỏ rơi.

Việt Nam chủ trương làm đường sắt cao tốc trên nền tảng "tự lực tự cường" tôi ủng hộ hai tay lẫn hai chân. Vừa làm vừa học. Giống như Trung Quốc trước kia. Chỉ cần có "thầy" tận tâm và mình cố gắng học thì chuyện gì cũng có thể thành công.

Lưu Trọng Văn - Đường sắt cao tốc Bắc-Nam : Không vay vốn nước ngoài

Bộ Chính trị vừa quyết định không vay vốn nước ngoài để làm Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Vì theo Bộ Chính trị, vay vốn nước ngoài sẽ bị những ràng buộc lệ thuộc.

Ai cũng hiểu rằng nước ngoài đây là Trung Quốc, đất nước luôn dùng vốn cho vay để trói buộc các điều kiện có lợi nhất cho mình như vấn đề thiết bị, nhà thầu, tổng thầu, nhân công v.v…

Gã rất ủng hộ chủ trương mang tinh thần độc lập tự chủ này. Khi Bộ Chính trị chỉ đạo việc tự chủ tài chính nhưng vẫn kèm theo cánh cửa mở linh hoạt, sẽ chỉ vay thêm vốn nước ngoài nếu không bị ràng buộc điều kiện bất lợi cho Việt Nam và nước ngoài đó ưu tiên chuyển giao công nghệ cho Việt Nam.

mardi 1 octobre 2024

Dương Quốc Chính - Đường sắt Bắc Nam

Từ đợt dịch đến giờ, Việt Nam đầu tư công rất mạnh, mình cho là thuộc loại mạnh nhất trong lịch sử hình thành nhà nước xã hội chủ nghĩa. Điển hình là sân bay Long Thành, mạng lưới đường cao tốc, hạ tầng điện, cả nước đầu tư phát triển hạ tầng.

Từ lúc chớm dịch, mình đã viết một bài về kinh tế hậu dịch, dự báo thôi. Đại khái là sau dịch sẽ là suy trầm kinh tế và kiểu của Việt Nam sẽ là đẩy mạnh đầu tư công để vực dậy nền kinh tế, bài của Keynes thôi. Nhưng đa số cần lao không biết lý do đó, cứ thấy xây nhiều là hoan hỉ.

Cũng ở một số bài khác mình đã viết, nay nhắc lại thôi. Kinh tế Việt Nam mấy năm quá tương đối trì trệ, thấy rõ ở mảng tư nhân, còn GDP thì không thấy tụt, vì đầu tư công kia kéo lại. Kiểu chủ các cửa hàng ở Sài Gòn, Hà Nội trả lại mặt bằng...là minh chứng.

vendredi 27 septembre 2024

Nguyễn Đình Ấm - Việt Nam cần có đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, nhưng...

 

Cần có đường sắt cao tốc

- Địa lý nước ta rất thuận lợi trong việc kiến tạo giao thông, đặc biệt là hàng không và đường sắt vì lãnh thổ trải dài từ vĩ độ 8 đến 23 với độ dài hơn 2.000 km.

Do có những đô thị lớn, dân cư, tài nguyên trù phú ở hai đầu đất nước nên các con đường Bắc-Nam rất nhộn nhịp.Đường bay Hà Nội-Sài Gòn là một trong những đường bay nhộn nhịp nhất thế giới.Theo đó, đường sắt Bắc-Nam cũng phải nhộn nhịp như đường hàng không nhưng vì đường sắt quá lạc hậu, chậm trễ nên không được hành khách lựa chọn như đường hàng không.

lundi 23 septembre 2024

Nguyễn Hưng Quốc - Đáng lo

 

Trường đại học tôi dạy trước đây thường liên kết với các trường đại học ở ngoại quốc. Nhiều nhất là với Trung Quốc. Do sự liên kết ấy, các đồng nghiệp của tôi sang Trung Quốc khá thường xuyên.

Điều tôi ngạc nhiên: Hầu như tất cả đều thích người Trung Quốc. Họ kể người Trung Quốc rất nhiệt tình trong việc liên kết. Họ tiếp đãi các đồng nghiệp của tôi một cách hết sức ân cần. Mỗi ngày đãi ăn cả ba, bốn lần. Lần nào cũng thịnh soạn.

Những đồng nghiệp ấy cũng từng đi Việt Nam. Tôi hỏi họ về cách tiếp đón của các cán bộ ở Việt Nam. Họ ngần ngừ. Rồi chuyển sang chuyện khác. Sự im lặng của họ rất có ý nghĩa.

dimanche 7 juillet 2024

Nguyễn Thiện Tống - Xây dựng cụm sân bay Tân Sơn Nhất-Biên Hòa để phát triển và nâng cao năng lực của trung tâm hàng không lớn nhất Việt Nam (bài 8)

 

Tóm tắt

Có những giải pháp tổng hợp để đáp ứng nhu cầu hàng không của TP.HCM và khu vực Miền Nam mà không cần xây dựng sân bay Long Thành.

Chẳng hạn tìm biện pháp để phát triển việc khai thác sử dụng sân bay quốc tế Cần Thơ, phục vụ nhu cầu hàng không của vùng Đồng bằng Cửu Long. Giải pháp khác là mở rộng để năng cao năng lực sân bay Tân Sơn Nhất, và đồng thời khai thác sân bay quân sự Biên Hòa cho hoạt động hàng không dân sự.

Việc nâng tầm quốc tế TP.HCM cần phải đi đôi với việc phát triển sân bay Tân Sơn Nhất. Cần phải mở rộng diện tích đầy đủ 1.122 hecta của quy hoạch sân bay Tân Sơn Nhất, thu hồi đất sân golf và những vùng đất bị lấn chiếm để phát triển sân bay Tân Sơn Nhất đúng với vị thế của nó, là sân bay quốc tế lớn nhất Việt Nam và là một sân bay quốc tế lớn của khu vực Đông Nam Á.

mardi 2 juillet 2024

Nguyễn Thiện Tống - Sân bay Long Thành sẽ không có hành khách và sẽ có số phận bị bỏ phế như sân bay Mirabel ở Canada sau khi xây dựng hoành tráng (bài 7)


Tóm tắt : Vì sân bay Long Thành được xây dựng để bổ sung cho sân bay Tân Sơn Nhất khi quá tải, nên vùng địa lý và dân cư của hai sân bay này được tính chung cho sân bay Tân Sơn Nhất.

Trong các Báo cáo Đầu tư dự án xây dựng sân bay Long Thành, số lượng hành khách của sân bay Long Thành được tính toán một cách đơn giản là bằng số lượng hành khách thặng dư của sân bay Tân Sơn Nhất.

Thực tế khi sân bay Tân Sơn Nhất hoạt động với năng suất thiết kế 50 triệu HK/năm, khi sân bay Cần Thơ được phát triển một cách hợp lý để thu hút hành khách của Miền Tây, sân bay Biên Hòa được hoạt động như sân bay lưỡng dụng để thu hút hành khách ở Miền Đông Nam bộ và Nam Trung bộ… thì số lượng hành khách của sân bay Long Thành không còn là số lượng hành khách thặng dư của sân bay Tân Sơn Nhất mà thực ra sẽ rất ít.

Nguyễn Thiện Tống - Mục tiêu trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế của sân bay Long Thành chỉ là ảo tưởng (bài 6)


Tóm tắt: Trên bản đồ đường bay thế giới thì sân bay Changi ở Singapore, sân bay Bangkok ở Thái Lan, sân bay Kuala Lumpur ở Malaysia, sân bay Tân Sơn Nhất hay Long Thành ở Việt Nam rất gần nhau và đều có vị trí thuận lợi như nhau. Nên việc các hãng hàng không lựa chọn nơi nào làm sân bay trung chuyển lại tùy thuộc vào lý do khác.

Chính công nghệ mới của ngành hàng không cùng với sự thiết lập từ trước các sân bay trung chuyển của khu vực như Singapore, Bangkok, Kuala Lumpur, Hong Kong sẽ làm cho mục tiêu trở thành cảng hàng không trung chuyển quốc tế của Long Thành chỉ là ảo tưởng.

a) Ý kiến của ICAO về khả năng hình thành sân bay trung chuyển của Việt Nam không có cơ sở

Sân bay trung chuyển là nơi chuyển nhiều hành khách từ các chuyến bay này sang các chuyến bay khác, chứ không phục vụ như là điểm đến cuối cùng. Phần lớn khách quốc tế đi từ một thành phố của điểm đầu tiên, rồi trung chuyển ở các sân bay này để đến một thành phố khác của điểm cuối cùng mà không đi ra thành phố có sân bay trung chuyển.

samedi 29 juin 2024

Nguyễn Thiện Tống - Làm sao có đủ vốn đầu tư trên 17 tỉ USD cho toàn bộ 3 giai đoạn xây dựng sân bay Long Thành? (bài 5)

Tóm tắt : Tổng vốn đầu tư thực sự cho toàn bộ Dự án sân bay Long Thành là trên 17 tỉ USD, bao gồm 16 tỉ USD của tổng mức đầu tư 3 giai đoạn xây dựng (336.000 tỉ đồng theo Nghị quyết số 94/2015/QH13), trên 1 tỉ USD tổng chi phí về đất đai (gần 23.000 tỉ đồng theo Nghị quyết số 53/2017/QH14), chi phí đường kết nối sân bay Long Thành với QL 51 và cao tốc TPHCM – Long Thành – Dầu Giây (4.800 tỉ đồng) sử dụng ngân sách đầu tư công.

Câu hỏi khó trả lời nhất về Dự án sân bay Long Thành là nguồn vốn đầu tư cho cả 3 giai đoạn mà đến nay là chưa có và triển vọng là không có đủ. Trong Báo cáo nghiên cứu khà thi cho giai đoạn 1 này, ba phương án đầu tư sân bay Long Thành được đề xuất như sau:

Phương án 1 là đầu tư theo định hướng tại báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Nhà đầu tư khai thác sân bay đầu tư, có sử dụng vốn vay ODA.

vendredi 31 mai 2024

Huy Đức - Kêu than như vô can

Hôm trước, nghe Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nói trên tivi tôi phải chạy vào coi có đúng ổng không.

Từ 2008 - 2014, các bộ ngành Việt Nam đẻ thêm khoảng 7.000 giấy phép con và điều kiện kinh doanh. Nhưng, theo tôi, chỉ cần Bộ Kế hoạch Đầu tư bỏ Luật Quy Hoạch và Luật Đầu Tư là đã đủ để người Việt Nam "làm như vũ bão". Trong thời đại ngày nay, chậm đầu tư vài tuần đã là có thể mất cơ hội, thế nhưng ở Việt Nam, chỉ riêng xin chủ trương, các nhà đầu tư đã có thể đợi hàng năm.

Nhà nước làm sao nhạy bén thị trường bằng doanh nhân mà lên quy hoạch với phê duyệt đầu tư. Thay vì quy hoạch nhà nước chỉ được đưa ra các nguyên tắc, ví dụ: Cấm làm nhà bám mặt tiền những con đường liên huyện, liên tỉnh; Cấm chuyển sang đất xây dựng ở những vùng "bờ xôi ruộng mật" nhằm đảm bảo an ninh lương thực; Câm công nghiệp gây ở nhiễm ở đầu nguồn nước, gần khu dân cư...

dimanche 5 mai 2024

Lưu Trọng Văn - Quy hoạch điện Vì Dân

 

Các tỉnh phía Nam nắng hầu như quanh năm, là thế mạnh tài nguyên năng lượng mặt trời, trời thoải mái cho bất cứ ai. Chẳng lẽ lại cứ tiếp tục bị để mặc lãng phí như bao lâu nay?

Muốn giải bài toán tận dụng tối đa, hiệu quả năng lượng trời cho vô tận này, trước hết phải chấm dứt độc quyền năng lượng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam dưới sự kiểm soát và chi phối lợi ích của Bộ Công thương, mà ngài Nguyễn Hồng Diên đang là bộ trưởng.

Một doanh nghiệp hoặc bất cứ người dân nào sản xuất điện mặt trời tại sao lại phải theo Quy chế, Quy hoạch điện áp đặt nào đó của ngành điện nhà nước - Khi họ có thể với bài toán kinh doanh điện của mình, tạo mạng lưới dẫn điện riêng không đấu nối vào hệ thống truyền tải điện cửa quyền và độc quyền bấy lâu nay của ngành điện nhà nước ấy?

vendredi 12 avril 2024

Lê Xuân Nghĩa - Trâu chậm uống nước đục

Việt Nam ta có câu “Trâu chậm uống nước đục”. Nhưng bây giờ mà chậm thì chỉ có nhe răng !

Việc Hoa Kỳ và Nhật Bản thực hiện chiến lược dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc các ngành sản xuất quan trọng, đặc biệt là công nghệ cao và bán dẫn, đã được họ công bố và thực hiện từ ba năm nay.

Không chỉ vậy, ngoài việc tìm kiếm các địa điểm thay thế Trung Quốc, Mỹ còn bật đèn xanh cho những quốc gia có khả năng, hoặc được ưu ái.

dimanche 17 décembre 2023

Nguyễn Ngọc Chu - Đường sắt Bắc-Nam : Cần một trí sáng mạnh mẽ

 

Đã thay mấy bộ trưởng, nhưng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vẫn kiên trì đề xuất phương án chở khách mà không chở hàng cho Đường sắt Bắc–Nam (ĐSBN). Dường như có một “mạch nước ngầm” xuyên suốt.

1. Tuy hai mà một

Ngay từ ban đầu Bộ GTVT đã kiên trì đưa ra một phương án duy nhất cho đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam (ĐSTĐCBN) là chở khách mà không chở hàng. Đó là xây mới ĐSTĐCBN đường đôi, khổ ray 1.435 mm, chiều dài 1.545 km, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng trục 17 tấn/trục, khai thác riêng tàu khách.

Theo đề xuất của Bộ GTVT, nếu thực hiện đầu tư ĐSTĐCBN chuyên chở khách, với tốc độ tốc thiết kế 350km/h, tốc độ khai thác 320 km/h thì tổng mức đầu tư dự án khoảng 58,7 tỉ USD.

samedi 9 décembre 2023

Nguyễn Thông - Ghi lại lời lão hàng xóm

Ông Maddox láng giềng nhà tôi cục mịch, thô lỗ, hay nói tục, nhưng được cái thẳng tính, thứ gì không nên không phải là sổ toẹt. Tôi chỉ ghi lại.

- Người làm kẻ phá. Ấy là tao nói chuyện điện. Một đằng là ông thủ tướng bươn chải đi khắp nơi đông tây mời mọc người ta đến nước mình đầu tư vào năng lượng sạch (điện gió, điện mặt trời). Vừa để khai thác tiềm năng trời cho, giải quyết bài toán thiếu điện, hạ giá thành điện cho dân nhờ. Vừa nhằm thực hiện phát thải ròng về 0 như đã hứa với thế giới.

Đằng khác, là đám quân của ông ấy, cụ thể bọn bộ công thương, bọn quản điện quốc gia. Lâu nay chúng độc quyền, quát nạt, áp đặt quen rồi. Giờ chúng tuyên bố ai muốn bán điện mặt trời thì chúng sẽ mua (chứ tới thời điểm này trên thực tế thì chưa có chủ trương mua), nhưng chỉ mua với giá 0 đồng. Mua, nhưng thực chất là ăn cướp, hoặc đ*o mua.

mardi 5 décembre 2023

Mai Bá Kiếm - Cuối cùng tiền nằm trong kho !

 

Báo Tuổi Trẻ đặt tựa theo thể nghi vấn "Tháng cuối năm 2023 : Bơm 1 triệu tỉ đồng vào nền kinh tế, kịp không ?". Không đánh đố độc giả, báo hỏi tức trả lời bằng dẫn chứng ở thân bài:

"Đó là nhiệm vụ bất khả thi cho các ngành và địa phương, nhưng còn ngày nào cần cố hết sức ngày đó. Làm gì để thúc tiền chạy vào nền kinh tế đang là bài toán nan giải không chỉ là câu chuyện của năm 2023 mà còn ở những tháng tiếp theo của năm 2024.

Ngay từ đầu năm, TP.HCM thể hiện quyết tâm rất cao, năm 2023 phải giải ngân đạt 95% nhưng đến tháng 11 mới giải ngân được khoảng 45 %. Còn theo Bộ KH&ĐT, cả nước giải ngân khoảng 461.000 tỉ đồng, đạt 65,1 %!"

Dương Quốc Chính - Bơm triệu tỉ ra nền kinh tế cách nào ?

 

Bơm tiền ra nền kinh tế chủ yếu qua hai con đường. Một là giải ngân vốn ngân sách cho các dự án đầu tư công, hai là qua ngân hàng thương mại để cho vay.

Nhưng đầu tư công vẫn đình trệ, thường không nơi nào tiêu hết vốn, vì sợ...chi sai, bị đốt luôn! Thôi thà không đốt tiền ngân sách, còn hơn để bị đốt lò. Thế là cửa bơm ra nhiều tiền nhất bị nghẽn.

Cửa cho vay thì doanh nghiệp không mặn mà, vì kinh tế đình trệ trên toàn cầu, cả nước bạn luôn. Thì vay đống tiền về ngắm sao? Người ta thu hẹp doanh nghiệp còn chả kịp kìa. Nhìn MWG sắp cắt 200 shop "ăn bám" và đã cắt cả vạn lính so với thời điểm 2022 đó. Thế nên cách thứ hai cũng không thông.

vendredi 24 novembre 2023

Ngô Nhân Dụng - Trung Quốc: Mô hình kinh tế gây bế tắc

 

Ngoài mối lo giảm phát, thay vì lạm phát, Trung Quốc đứng trước hai vấn đề lớn nữa: Số người làm việc giảm xuống và hiệu năng sản xuất ngưng đọng.

Giá nhà cửa ở Trung Quốc từ tháng Chín qua tháng Mười đã tụt xuống năm tháng liền, mạnh nhất kể từ tháng Hai năm 2015, theo bản tin kinh tế Bloomberg. Cả nền kinh tế xuống theo vì ngành xây dựng đóng góp một phần tư trong Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP) của Trung Quốc.

Kinh tế xuống không phải chỉ do thị trường địa ốc. Nguyên nhân sâu xa là sự thất bại của cả mô hình kinh tế bất chấp thực tế cũng như lý luận, vì chỉ nhắm mục đích bảo vệ quyền hành của đảng Cộng sản.