samedi 30 janvier 2016

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và « Những việc cần làm ngay »

Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam vừa tái đắc cử tại Đại hội 12, ông Nguyễn Phú Trọng. Ảnh chụp ngày 28/01/2016.

Nhà báo Phạm Chí Dũng: "Chính trị VN trong những năm tới sẽ biến động khôn lường, số phận chính khách cũng đầy mong manh. Chỉ có chính khách nào trở về với nhân dân, giữ chữ Nhân, Nghĩa và Tín với dân thì mới tồn tại lâu dài".
Đại hội lần thứ 12 của đảng Cộng sản Việt Nam đã kết thúc vào ngày 28/01/2016, với việc ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục làm tổng bí thư ; cả ba lãnh đạo khác trong « bộ tứ quyền lực » là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, chủ tịch nước Trương Tấn Sang và chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đều rút lui.

Sau những sóng gió trong Hội trường Ba Đình khép kín cũng như trên mạng xã hội, những vấn đề gì đang đặt ra trước mặt người chiến thắng ? RFI Việt ngữ đã trao đổi về vấn đề này với nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Saigon.

California : Một tù nhân gốc Việt vượt ngục đã đầu thú

Ba tù nhân vượt ngục (trái sang phải): Bac Duong (vừa đầu thú), Hossein Nayeri, và Jonathan Tieu.

Một người gốc Việt là một trong ba tù nhân đã trốn thoát khỏi nhà tù Santa Ana ở California, Hoa Kỳ cách đây một tuần, đã ra đầu thú hôm 29/01/2016. Hai can phạm còn lại vẫn tại đào.
Bac Duong, 43 tuổi, đã ra trình diện và bị bắt giữ tại Santa Ana, ngoại ô Los Angeles ở miền tây Hoa Kỳ, nơi người này sinh sống. Nữ cảnh sát trưởng quận Cam, Sandra Hutchens cho biết vào giữa trưa (20 giờ GMT) « Bac Duong đã nói chuyện với một người dân, cho biết ông ta muốn ra đầu thú ».

Donald Trump thành công khi tẩy chay tranh luận với các ứng viên Cộng hòa

Người hâm mộ vây quanh ông Donald Trump sau cuộc nói chuyện ở Des Moines ngày 28/01/2016.

Tẩy chay cuộc tranh luận truyền hình cuối cùng giữa các ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa để phản đối các nhà báo được kênh Fox News chọn lựa, ông Donald Trump tối qua 28/01/2016 đã tổ chức mít-tinh riêng tại thành phố Des Moines, thủ phủ bang Iowa. Động thái được tính toán kỹ này đã thành công.

Đặc phái viên RFI Anne-Marie Capomaccio, tại Des Moines,  tường thuật :

Trung Quốc xử tù 3 nhà đối lập bất bạo động

Đảng viên đảng Công Dân Hồng Kông biểu tình trước cơ quan liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông phản đối các bản án với ba ông Đường Kinh Lăng, Viên Tân Đình, Vương Thanh Doanh, 29/01/2016.
Đảng viên đảng Công Dân Hồng Kông biểu tình trước cơ quan liên lạc Trung Quốc tại Hồng Kông phản đối các bản án với ba ông Đường Kinh Lăng, Viên Tân Đình, Vương Thanh Doanh, 29/01/2016.


Tòa án Trung Quốc hôm nay 29/01/2016 đã tuyên những bản án tù lên đến 5 năm cho ba nhà đối lập vì đã thành lập một phong trào bất bạo động đòi quyền công dân. Đây là dấu hiệu mới nhất chứng tỏ đảng Cộng Sản Trung Quốc tăng cường đàn áp các nhà ly khai.

Luật sư Đường Kinh Lăng (Tang Jingling) bị lãnh án 5 năm tù, chủ nhà xuất bản Viên Tân Đình (Yuan Xinting) 3 năm rưỡi và nhà giáo Vương Thanh Doanh (Wang Qingying) 2 năm rưỡi tù giam. Theo tổ chức Amnesty International, tội danh được tòa án Quảng Đông nêu ra là « xúi giục lật đổ chính quyền ».

Thương lượng về việc Anh rút khỏi Liên Hiệp Châu Âu


Các cuộc thương lượng để tránh việc Anh quốc ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu (EU), thường gọi là « Brexit » (British Exit), hôm nay 29/01/2016, bước vào giai đoạn gay gắt nhất. Thủ tướng Anh David Cameron đến Bruxelles trong khi các nước châu Âu chưa sẵn sàng có được giải pháp.

Thủ tướng bảo thủ của Anh, tái đắc cử tháng 5/2015, đã hứa hẹn từ nay đến 2017 sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý có thể dẫn đến việc nước Anh ra khỏi Liên Hiệp Châu Âu, gây ra thêm một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng trong EU.

Pháp và Iran ký nhiều hợp đồng lớn

Hai nguyên thủ Pháp và Iran chứng kiến ký kết hợp đồng, 28/01/2016.

Hai tổng thống François Hollande và Hassan Rohani hôm qua 28/01/2016 đã « mở ra một chương mới » trong quan hệ giữa Pháp và Iran, với việc ký kết hàng loạt hợp đồng trị giá nhiều tỉ euro và xích lại gần hơn về mặt ngoại giao trong hồ sơ Syria.

Kể từ cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, quan hệ giữa Teheran và Paris đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng, cho đến khi trở nên hòa dịu hơn sau khi ký kết được hiệp định quốc tế hồi tháng 7/2015 về chương trình nguyên tử Iran.

jeudi 28 janvier 2016

Ông Nguyễn Phú Trọng ca ngợi chế độ độc đảng của Việt Nam là dân chủ

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội ngày 28/01/2016

Vừa tái đắc cử Tổng bí thư thêm một nhiệm kỳ, ông Nguyễn Phú Trọng trong buổi họp báo ngày 28/01/2016 đã bác bỏ những chỉ trích về chế độ độc đảng hiện nay của Việt Nam. Theo ông, chế độ tập thể lãnh đạo « dân chủ hơn hẳn » so với những nước tổ chức phổ thông đầu phiếu.
Hãng tin AP trích tuyên bố của ông Nguyễn Phú Trọng :« Một đất nước không có kỷ cương thì sẽ rối loạn, mất ổn định…Dân chủ phải đi liền với kỷ cương, đừng nhấn mạnh, tuyệt đối hóa mặt nào sẽ thất bại ».

Ông Trọng vừa tái đắc cử Tổng bí thư, tiếp tục là người đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam và Bộ Chính trị gồm 19 người, sẽ lãnh đạo đất nước trong năm năm tới, sau cuộc đấu ngắn ngủi với nhân vật số hai là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Ông Nguyễn Phú Trọng : Duy trì tăng trưởng, giữ cân bằng quan hệ với các nước

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc Đại hội Đảng 12. Ảnh ngày 28/01/2016.

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 kết thúc ngày 28/01/2016. Danh sách Bộ Chính trị được công bố gồm 19 ủy viên, trong đó có 12 khuôn mặt mới. Còn lại là các thành viên trong chính phủ của Thủ tướng sắp mãn nhiệm Nguyễn Tấn Dũng. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng hứa hẹn tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng, giữ cân bằng quan hệ với các nước và củng cố sự đồng thuận trong ban lãnh đạo.
Ông Nguyễn Phú Trọng, 71 tuổi, nói rằng ông miễn cưỡng tiếp tục lãnh đạo đảng, với nhiệm vụ nặng nề là đưa Việt Nam thành một đất nước hiện đại hóa. Ông nói : « Tuổi tôi đã cao, sức khỏe và trình độ cũng có hạn. Tôi đã xin nghỉ nhưng trách nhiệm của Đảng giao thì chúng tôi với tư cách là đảng viên phải chấp hành. Tôi cũng lo lắng vì công việc sắp tới còn nặng nề ».

Việt Nam thời hậu Nguyễn Tấn Dũng ?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (phải) và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong Đại hội Đảng 12, Hà Nội, ngày 21/01/2016

Liên quan đến Đại hội Đảng lần thứ 12 đang bước vào giai đoạn cuối ở Hà Nội, tờ New York Times có bài viết mang tựa đề « Đảng Cộng sản Việt Nam giao phó cho người lãnh đạo thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa » : Tổng bí thư đương nhiệm Nguyễn Phú Trọng lại tiếp tục chức vụ.

Tờ báo cho biết theo các nhà phân tích, việc ông Nguyễn Phú Trọng, 71 tuổi, được tái bổ nhiệm có thể làm chậm lại quá trình mở cửa của Việt Nam về phía một nền kinh tế thị trường, nhưng ít có khả năng ảnh hưởng đến chiến lược tái cân bằng trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.

mardi 26 janvier 2016

Đại hội 12 : Đảng giữ lại các khuôn mặt chủ chốt

Các đại biểu Đại hội Đảng 12 bỏ phiếu bầu Ủy ban trung ương, ngày 26/01/2016.
(Reuters 26/01/2016) Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn giữ lại các khuôn mặt chủ chốt, nhưng những chức vụ trong chính phủ thì chưa bảo đảm.

Đảng Cộng sản Việt Nam hôm nay, thứ Ba 26/01/2016 đã bầu lại vào Ủy ban trung ương những quan chức cao cấp trong đảng và các bộ trưởng trong chính phủ, cho thấy có thể không có sự thay đổi lớn nào diễn ra sau khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rời khỏi chính trường.

lundi 25 janvier 2016

Phạm Chí Dũng : Tết này có nên « cứu đói » quan chức Việt?

Một doanh nhân có máu mặt lẩm nhẩm: Nếu ba năm trước mà «  quà tết »  đã giảm đến 40-50% so với thời gian năm 2007-2008, thì nay còn tệ hơn, có khi chỉ còn 30%. «  Đói »  là cái chắc!

« Bôi trơn lắm thế mà dân không chết mới là lạ! »

Năm hết Tết đến, vô số xe hơi bóng lộn lại gầm gào rú rít trên đường phố Hà Nội căm rét. Gã chạy xe ôm tên B đảo mắt trề môi, « Xe đông như kiến cỏ như thế là xe chạy quà cho các sếp đấy ». Còn doanh nhân T chợt than thở, « Lo tiền trả lương thưởng cho nhân viên mà lòng như thiêu như đốt, lấy đâu ra quà cáp biếu xén cho cái lũ thối thây ấy ».

Năm nào cũng thế, chỉ mới Tết Tây, ngoài đường đã ngờm ngợp lớp quan nhỏ « chạy » quan to, rồi lớp quan to « chạy » quan to hơn...

dimanche 24 janvier 2016

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đi hay ở?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự khai mạc Đại hội Đảng ngày 21/01/2016.

(Reuters 24/01/2016) Thủ tướng cấp tiến của Việt Nam nằm trong số những người được đề cử vào Ủy ban trung ương hôm nay, Chủ nhật, theo lời một quan chức. Như vậy khả năng tranh chức của ông trong ban lãnh đạo vẫn còn, sẽ được quyết định trong tuần tới.

 

Tuy vậy tương lai chính trị của ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn chưa lấy gì làm chắc chắn, sau khi tên ông không nằm trong số các ứng cử viên cho các chức vụ hàng đầu, được Bộ Chính trị giới thiệu ra tái cử trong Hội nghị trung ương vừa qua. Đây là một khúc quanh bất ngờ trong Đại hội Đảng diễn ra năm năm một lần, được khai mạc hôm thứ Năm 21/1 dưới một rừng tranh cãi.

samedi 23 janvier 2016

Vụ Litvinenko : Nền tư pháp độc lập Anh quốc không sợ Putin!

Vợ góa và con trai của cựu điệp viên Alexandre Litvinenko trưng ra báo cáo của tư pháp Anh trong cuộc họp báo tại Luân Đôn ngày 21/01/2016.


Liên quan đến nước Nga, trong bài xã luận hôm nay 23/01/2016 mang tên « Thuốc độc của vụ Litvinenko », Le Monde nhấn mạnh đến sự quan trọng của độc lập tư pháp tại các quốc gia dân chủ.

Mời đọc lại:
Tờ báo viết, tại các nền dân chủ, đó là điều mà các nhà lãnh đạo e ngại nhất : một người thẩm phán nhỏ bé hoàn toàn độc lập, buộc tội một nguyên thủ nước ngoài, trong khi Nhà nước cần duy trì quan hệ ngoại giao và hợp tác. Chính phủ hết sức bối rối khi tư pháp và ngoại giao không cùng nhìn về một hướng.

Trong vụ Litvinenko, vị thẩm phán có tên là Robert Owen. Ông là người Anh, phụ trách điều tra hình sự về vụ ám sát diễn ra tại Luân Đôn. Ông Robert Owen đã chỉ thằng ngón tay kết tội một trong những nguyên thủ chính yếu của hành tinh : Tổng thống Nga Vladimir Putin.

vendredi 22 janvier 2016

Tháng Giêng năm cũ và tháng Giêng năm nay

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Đại hội Đảng 12 ngày 21/01/2016.
(Phạm Chí Dũng) Chuỗi điềm gở như đang tỉnh thức sau cơn mộng du đêm trường Trung cổ. Những năm gần đây, tháng Giêng thường chẳng mấy tốt vận với đảng Cộng sản cùng giới quan chức quen thì thụt nơi chùa Bái Đính Ninh Bình. Trong nồi áp suất mà lúc nào cũng chực chờ « Minsky » đòi nợ chính trị lẫn thanh toán chính thể, mọi bùng nổ có vay có trả ở điểm tới hạn chỉ còn là thời gian.
Phạm Quý Ngọ, Nguyễn Bá Thanh, Phùng Quang Thanh, và rồi còn những cái tên nữa được chôn sâu dưới vực xoáy lịch sử - như chứng nhân về buổi hoàng hôn nghiệt ngã nhân quả của triều đại đi dễ về khó.

Việt Nam trỗi dậy dưới sự kiểm soát của Bắc Kinh

Các đại biểu Phùng Quang Thanh, Trần Đại Quang, Nguyễn Thiện Nhân tại Đại hội Đảng 12.
(Michel De Grandi, Les Echos ngày 21/01/2016) Đảng Cộng sản họp đại hội. Chương trình nghị sự : thay đội ngũ mới và thích ứng với TPP.

Sự kiện diễn ra mỗi năm năm một lần. Đảng Cộng sản Việt Nam, họp tại Hà Nội, trước hết phải đề cử ra các tân lãnh đạo : Tổng bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch nước (và Chủ tịch Quốc hội – ND). Trong khi bầu lại phân nửa các thành viên Bộ Chính trị, những cán bộ cao cấp của đảng còn phải thông qua kế hoạch kinh tế 5 năm, dự kiến đưa GDP trên đầu người từ 3.200 đô la hiện nay lên 3.500 đô la vào năm 2020, kéo tỉ lệ lạm phát xuống dưới mức 5% và thâm hụt ngân sách dưới 4% GDP.

Ba mươi năm chính sách Đổi Mới

Thư gửi Giám đốc công an TP HCM Lê Đông Phong

Buổi lễ tưởng niệm 75 tử sĩ Hoàng Sa không thành tại Saigon ngày 19/01/2016 vì bị ngăn chận.
(Phạm Chí Dũng) Tôi muốn gửi bức thư ngắn gọn và chưa phải là thư cuối cùng này đến ông Lê Đông Phong, người đã kịp ghi một số « thành tích » về chèn ép quyền làm người và tự do tôn giáo, dù chỉ mới chấp nhiệm chức vụ giám đốc Công an TP HCM chưa bao lâu.
Buổi chiều 19/1/2016, một ngày trước « thềm » Đại hội lần thứ 12 của đảng còn đang cầm quyền ở Việt Nam, tôi đã chứng kiến một màn « tác nghiệp » theo dõi quá lộ liễu của nhân viên an ninh của ông đối với tôi trong nhà thờ Ba Chuông, đường Lê Văn Sỹ, Quận 3, Sài Gòn - nơi tôi và con trai đang cầu nguyện cho linh hồn của 75 quân nhân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa bốn chục năm về trước.

mercredi 20 janvier 2016

Đảng Cộng sản Việt Nam họp Đại hội trong bối cảnh đấu đá nội bộ


Nhân Đại hội lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam bắt đầu họp từ hôm nay 20/01/2016, trang mạng Asialyst của Giáo hội châu Á (L’Eglises d’Asie), cơ quan truyền thông của Phái bộ Truyền giáo Paris có bài phân tích về cuộc khủng hoảng trong nội bộ lãnh đạo đảng. RFI Việt ngữ xin giới thiệu với bạn đọc.
Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 khai mạc từ ngày 20 tháng Giêng và sẽ kết thúc vài ngày trước ngày 8 tháng Hai, tức ngày mùng một Tết âm lịch. Rất ít người hiện nay dám mạo hiểm dự đoán tên tuổi các nhà lãnh đạo sẽ được chọn lựa, và các quyết định sẽ được đưa ra sau đại hội cấp cao này.

Nhưng không ai nghi ngờ về sự quan trọng của đại hội.

Dư luận sôi sục trước Đại hội Đảng Việt Nam


Chỉ còn hai ngày nữa là Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ chính thức khai mạc, để chọn lựa giàn lãnh đạo mới cầm quyền trong năm năm tới. Càng gần đến thời điểm đại hội, không khí càng sôi sục với những lá thư tố cáo, những tin đồn được liên tiếp tung ra.
Tại một đất nước độc đảng như Việt Nam, hiếm khi công chúng tiếp cận được những bí mật chính trị và việc kỳ kèo thương lượng giữa các nhà lãnh đạo với nhau. Nhưng trong thời đại internet, những đấu đá nội bộ giữa các phe nhóm trong đảng Cộng sản – độc quyền lãnh đạo từ khi chiến tranh Việt Nam kết thúc năm 1975 đến nay – đã được đưa ra ánh sáng, trước khi Đại hội chính thức khai mạc vào thứ Năm 21/01/2016.

Pháp phá vỡ 3 đường dây Việt Nam đưa người nhập cư trái phép

Một trại tạm cư của người nhập cư nước ngoài tại vùng Calais, miền bắc nước Pháp bị cảnh sát giải tỏa.

Các nhà điều tra Pháp đã phá vỡ được 28 đường dây đưa người nhập cư bất hợp pháp tại vùng Calais trong năm 2015, tăng gấp đôi so với năm trước, trong đó có 3 đường dây của người Việt. Hãng tin AFP dẫn các nguồn tin cảnh sát hôm 18/01/2016 cho biết như trên.

Tổng cộng có 169 người liên can đến các mạng lưới đưa người vượt biên và 106 đã phải ra tòa trong năm vừa qua. Hoạt động này ngày càng tăng cao, so với năm 2014 chỉ có 14 đường dây bị triệt phá.

Trung Quốc, khủng bố, nhập cư : Những vấn đề được bàn luận tại Davos


Tăng trưởng thế giới trên đà sụt giảm, bối cảnh địa chính trị với những vụ khủng bố xảy ra thường xuyên, và cuộc khủng hoảng nhập cư sẽ là những chủ đề thống trị trong ngày làm việc đầu tiên của Diễn đàn Kinh tế Davos họp tại thành phố du lịch của Thụy Sĩ kể từ hôm nay 20/01/2016.
An ninh được tăng cường nghiêm ngặt để tránh nguy cơ khủng bố đối với hội nghị sẽ kéo dài đến thứ Bảy 23/1, tập hợp 2.500 nhân vật đóng vai trò quyết định của toàn thế giới, từ tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng, lãnh đạo doanh nghiệp cho đến các nhà hoạt động nổi tiếng như diễn viên Leonardo Di Caprio.

Một cựu bí thư ở Tân Cương bị 12 năm tù vì tham nhũng


Tòa án Bắc Kinh hôm nay 20/01/2016 kết án cựu bí thư thành ủy Urumqi, thủ phủ khu tự trị Tân Cương 12 năm tù vì tội tham nhũng.
Ông Dương Cương (Yang Gang), từng là bí thư thành ủy Urumqi từ năm 1999 đến 2006, bị truy tố năm ngoái vì lúc đương chức đã nhận hối lộ để cất nhắc các viên chức hoặc thông qua các hợp đồng. Theo tòa án, số tiền hối lộ mà ông Dương Cương nhận được lên đến gần 14 triệu nhân dân tệ (2,1 triệu đô la), do vợ và con trai ông đứng ra nhận.

Taliban tấn công một trường đại học Pakistan, ít nhất 21 người chết


Phe Taliban hôm nay 20/01/2016 tấn công vào một trường đại học ở tây bắc Pakistan làm ít nhất 21 người thiệt mạng. Vụ khủng bố này xảy ra một năm sau vụ thảm sát của Taliban tại một trường học cũng ở vùng này.
Cảnh sát cho biết có 21 người bị chết và trên 30 người bị thương, gồm các sinh viên, nhân viên và bảo vệ của trường đại học Bacha Khan ở Charsadda. Thành phố này nằm cách Peshawar - vùng đất có nhiều nhóm vũ trang cực đoan - khoảng 50 km. Đa số các sinh viên bị bắn chết tại ký túc xá nam. Theo quân đội Pakistan, bốn tên khủng bố đã bị tiêu diệt, và lực lượng vũ trang đang truy lùng tiếp.

Greenpeace : Hầu hết các thành phố Trung Quốc không đạt chuẩn về không khí

Thượng Hải ngày 19/01/2016.
Phát thanh RFI ngày 20.01.2016



Trong số 366 thành phố Trung Quốc được tổ chức Greenpeace khảo sát, có đến 80% không tôn trọng các tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng không khí dù các tiêu chuẩn này đã rất thấp so với quốc tế, trong một đất nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tổ chức phi chính phủ bảo vệ môi trường hôm nay 20/01/2016 loan báo như trên.

Các đô thị Trung Quốc thường xuyên bị làn khói mù dày đặc bao phủ, do công nghiệp nặng, giao thông, và nhất là từ các nhà máy điện chạy bằng than đá, đang cung ứng ba phần tư điện năng cho cả nước và chạy hết công suất trong mùa đông.

lundi 18 janvier 2016

Vợ con lính Tàu nhởn nhơ trên Đá Chữ Thập

Thật phẫn nộ khi trang mạng sina.com ngày 15/01/2016 ngang nhiên đăng lên 12 tấm ảnh với dòng chú thích : « Các máy bay dân sự đầu tiên đưa các du khách đến Đá Chữ Thập (nguyên văn : Vĩnh Thử đảo) là thân nhân binh sĩ đồn trú trên đảo ».

dimanche 17 janvier 2016

Vừa đắc cử, tân Tổng thống Đài Loan biến mất trên internet Trung Quốc

(AFP 16/01/2016) Sau chiến thắng áp đảo của ứng cử viên đối lập Đài Loan vốn chống đối việc xích lại gần với chế độ Bắc Kinh, tên tân Tổng thống, bà  Thái Anh Văn (Tsai Ing Wen) ngay sau đó đã bị biến mất trên mạng xã hội lớn nhất Trung Quốc là Vi Bác. Bắc Kinh cũng hạn chế truyền thông đưa tin về sự kiện bầu cử tổng thống Đài Loan, và các thảo luận trên mạng.

Cư dân mạng Trung Quốc hôm thứ Bảy 16/01/2016 khi tìm trên Vi Bác tên « Thái Anh Văn », hoặc chỉ đơn giản là « bầu cử ở Đài Loan » chỉ đọc được thông điệp của cơ quan kiểm duyệt. Một câu quen thuộc : « Do các quy định pháp luật và chính sách hiện hành, kết quả tìm kiếm này không thể xuất hiện ». Tên của ứng cử viên đối lập chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Đài Loan đã bị cấm hẳn trên mạng xã hội.

Truy tìm « đối tượng vu cáo lãnh đạo »: Nội chính có dám xử lý nội bộ?

Ngùn ngụt đam mê
Nếu Đại hội XII của đảng Cộng sản Việt Nam không bị hoãn lại, thời gian chỉ còn quá ít để Thứ trưởng thông tin truyền thông Việt Nam Trương Minh Tuấn « truy tìm đối tượng lợi dụng mạng Internet để vu cáo lãnh đạo » - như một tuyên bố chắc nịch gần đây của ông.
Mang hơi hướng một quan chức ngùn ngụt đam mê và sắt son với quyền lực, nhất là ẩn số về cái ghế bộ trưởng thông tin truyền thông có thể bị bỏ trống tại Đại hội XII trong buổi hoàng hôn « thế đảng đang lên », ông Trương Minh Tuấn đã trở thành một trong những quân cờ chịu phát ngôn, phát ngôn nhiều nhất và cũng tỏ ra kiên định nhất kể từ thời điểm cuối năm 2014 đến nay.

samedi 16 janvier 2016

Bầu cử tổng thống Đài Loan : Ứng cử viên đối lập thắng áp đảo

Những người ủng hộ đảng đối lập vui mừng trước chiến thắng của bà Thái Anh Văn, 16/01/2016.

Ứng cử viên đảng đối lập Dân Tiến, bà Thái Anh Văn (Tsai Ing Wen) hôm nay 16/01/2016 đã giành được chiến thắng áp đảo để trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Đài Loan. Quốc dân đảng cầm quyền thân Trung Quốc đã công nhận thất bại.
Hơn ba tiếng đồng hồ sau khi các phòng phiếu đóng cửa, trong khi việc kiểm phiếu đang tiếp diễn, ông Chu Lập Luân (Eric Chu), ứng cử viên tổng thống của Quốc dân đảng tuyên bố : « Rất tiếc, Quốc dân đảng đã thất bại trong cuộc bầu cử ».

Theo con số được công bố trực tiếp trên truyền hình, chiến thắng của bà Thái Anh Văn giống như một cơn sóng thần ; với 60% tổng số phiếu trong khi ông Chu Lập Luân chỉ được 30%. Đây là thất bại lịch sử của Quốc dân đảng.

Tổng thống Venezuela tuyên bố « tình trạng khẩn cấp về kinh tế »

Người dân xếp hàng chờ mua các mặt hàng thiết yếu, bên ngoài một siêu thị ở Caracas, Venezuela ngày 15/01/2016.

Sau khi ban bố « tình trạng khẩn cấp kinh tế » kéo dài 60 ngày, Tổng thống Venezuela, ông Nicolas Maduro lần đầu tiên đã phát biểu trước một Quốc hội đối lập, nhìn nhận tình trạng « thảm họa » của đất nước.
Vài giờ trước đó, Ngân hàng Trung ương Venezuela vốn không đưa ra số liệu nào từ tháng 12/2014, loan báo lạm phát từ tháng Giêng đến tháng Chín năm 2015 đã lên đến 108,7%, một trong những tỉ lệ cao nhất thế giới ; và GDP cùng kỳ giảm 4,5%.

Khủng bố ở Burkina Faso : Ít nhất 23 người thuộc 18 quốc tịch thiệt mạng

Lính Pháp được điều đến địa điểm bị khủng bố ở Burkina Faso, 16/01/2016.

Có ít nhất 23 người thuộc 18 quốc tịch khác nhau đã bị thiệt mạng khi một toán thánh chiến tấn công vào một khách sạn và một nhà hàng được khách phương Tây ưa chuộng tại thủ đô Ouagadougou của Burkina Faso vào tối ngày 15/01/2016. Sau 12 tiếng đồng hồ, ba hoặc bốn tên khủng bố Hồi giáo đã bị lực lượng đặc nhiệm với sự hỗ trợ của Pháp và Mỹ tiêu diệt, 126 con tin được giải thoát.
Vụ tấn công do nhóm thánh chiến Aqmi (Al Qaida tại Bắc Phi Hồi giáo) tiến hành.Theo tổng kết sơ khởi của chính quyền nước này, có 23 người bị chết, nhưng đại sứ Pháp tại Ouagadougou cho biết số nạn nhân là 27, còn phía nhóm Aqmi nói rằng có đến 30 người chết. Con số hung thủ chưa được xác định rõ, cũng như quốc tịch của các nạn nhân.

Syria : Liên Hiệp Quốc đòi hỏi chấm dứt chiến thuật bao vây « dã man »

Cư dân thành phố bị vây hãm chờ đợi đoàn xe viện trợ tiến vào Madaya, 14/01/2016.

Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm 15/01/2016 họp khẩn theo đề nghị của Pháp, Anh và Hoa Kỳ, đòi hỏi chấm dứt ngay lập tức việc bao vây các thành phố ở Syria, tổ cáo đây là « phương thức dã man ». 

Theo ước tính của Liên Hiệp Quốc, khoảng 400.000 ngàn người dân Syria đang bị kẹt giữa các lực lượng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo, quân chính phủ Assad và phe nổi dậy. Qua hội nghị này, Hội đồng Bảo an hy vọng gây được áp lực lên các bên khác nhau trong cuộc xung đột để có thể đưa viện trợ nhân đạo đến.

Tập Cận Bình khai trương Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á

Tập Cận Bình phát biểu trong lễ khai trương AIIB tại Bắc Kinh ngày 16/01/2016.

Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB) sẽ đẩy mạnh tài chính trong khu vực, đồng thời khiến cho việc quản lý kinh tế thế giới trở nên hợp lý hơn. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay 16/01/2016 khẳng định như trên, hứa hẹn sẽ « hỗ trợ mạnh mẽ » cho định chế do Trung Quốc thành lập.
Trong buổi lễ khai trương tưng bừng tại Bắc Kinh, Tập Cận Bình tuyên bố : « Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á sẽ làm tăng đầu tư một cách hiệu quả để phát triển cơ sở hạ tầng ở châu Á, đóng góp vào việc hướng các nguồn lực, đặc biệt là vốn tư nhân, vào các dự án này ».

jeudi 14 janvier 2016

Việt Nam tìm mua chiến đấu cơ phương Tây để đối phó với Trung Quốc


Theo trang mạng The National Interest ngày 13/01/2016, Việt Nam đang thương lượng với các nhà sản xuất Mỹ và Châu Âu, có thể mua đến 100 phi cơ quân sự để thay thế các phương tiện đã quá cũ kỹ. Đây là một phần trong chiến lược của Hà Nội nhằm đối phó với sức mạnh đang lên của Trung Quốc, giảm phụ thuộc vào thiết bị Nga.
Việt Nam đang đàm phán với các nhà sản xuất phương Tây để mua các chiến đấu cơ, phi cơ tuần duyên, máy bay không người lái. Các kiểu máy bay chiến đấu đang được nhắm đến là Saab JAS-39 E/F Gripen NG (Thụy Điển), Eurofighter Typhoon (Châu Âu), Lockheed Martin F-16 Fighting Falcon (Mỹ), Boeing F/A-18E/F Super Hornet (Mỹ), cũng như chiến đấu cơ hạng nhẹ F/A-50 do Hàn Quốc hợp tác với tập đoàn Lockheed (Mỹ) sản xuất.

Vận nước


(Biếm họa của Ky Văn Cuc)


Th chỉ là một cán bộ hàm vụ trưởng, một chức vụ xem ra khá khiêm tốn ở vào tuổi đời gần U50 như anh. Hà Nội dân đông như kiến, quan chức như rươi, nghề công chức phải mua mới có, làm sao chen chân được mới là một chuyện vĩ đại.
Chiều nay Th lao xe máy như điên về nhà. Đường hun hút gió tháng Chạp. Trời rét căm căm. Người đi đường chập chờn như những bộ xương biết di chuyển.

Biển Đông : Trung Quốc bác bỏ phản đối của Philippines về việc bay thử ở Trường Sa


Máy bay Trung Quốc hạ cánh xuống Đá Chữ Thập.
Phát thanh RFI ngày 14.01.2016

Trung Quốc hôm qua 13/01/2016 đã bác bỏ cáo buộc của Philippines về việc Bắc Kinh cho phi cơ thử nghiệm đáp xuống một phi đạo mới xây dựng trên Đá Chữ Thập, nhấn mạnh rằng các chuyến bay thử này hoàn toàn trên khu vực thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi tuyên bố : « Trung Quốc có quyền tự do bay trên không phận Biển Đông, cũng như các nước khác ». Theo ông Hồng Lỗi, tính chất các chuyến bay thử nghiệm đáp xuống Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef, mà phía Trung Quốc gọi là Vĩnh Thử Tiêu) là thuần túy kỹ thuật và dân sự, nhằm phục vụ cho lợi ích chung.

Iran trao trả 10 thủy thủ, tranh cãi ở Mỹ vẫn tiếp tục



Hình ảnh lính Mỹ bị Iran buộc phải quỳ trên tàu gây phẫn nộ.


Mười thủy thủ Mỹ « đi lạc vào lãnh hải Iran » đã được nhanh chóng trao trả hôm qua 13/01/2016, tránh được khủng hoảng vào thời điểm chỉ còn vài ngày nữa hiệp định lịch sử về nguyên tử với Teheran bắt đầu có hiệu lực. Tuy nhiên tại Hoa Kỳ, hồ sơ này vẫn chưa khép lại giữa những người chống đối và ủng hộ thỏa thuận nguyên tử Iran.
Từ Washington, thông tín viên Anne-Marie Capomaccio cho biết thêm chi tiết :

Bình Nhưỡng tức giận vì bị loại khỏi Diễn đàn Davos


Phát thanh RFI ngày 14.01.2016

Bắc Triều Tiên hôm nay 14/01/2016 phản đối việc bị loại khỏi Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Davos, gọi đây là một quyết định « tai hại », « không thể biện minh », theo đuôi các kẻ thù của Bình Nhưỡng.

Bắc Triều Tiên dự kiến gởi đến Diễn đàn Davos, tổ chức từ ngày 20 đến 23/1 một phái đoàn cấp cao do Ngoại trưởng Ri Su Yong dẫn đầu, lần đầu tiên từ 18 năm qua. Nhưng WEF  hôm qua loan báo rút  lại lời mời, do Bình Nhưỡng thử nguyên tử đến lần thứ tư hôm  6 tháng Giêng.

Phe nổi dậy Kurdistan tấn công cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ

Khu tòa nhà cảnh sát ở Cinar, Thổ Nhĩ Kỳ bị tấn công khủng bố ngày 14/01/2016.
Phát thanh RFI ngày 14.01.2016



Những người nổi dậy Kurdistan khuya hôm qua rạng sáng nay 14/01/2016 đã tấn công vào cơ quan cảnh sát ở miền đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, làm sáu người chết trong đó có ba trẻ sơ sinh, và 39 người khác bị thương.

Từ Istanbul, thông tín viên RFI Alexandre Bilette tường trình :

mercredi 13 janvier 2016

Từ «kinh tế phục hồi rất rõ nét» đến «bắt đầu một chu kỳ thịnh vượng mới »


Một xí nghiệp may ở Bắc Giang


Phạm Chí Dũng : Ngay trước Ðại hội 12 và vào lúc Hội nghị Trung ương 14 dành riêng cho « tứ trụ » đang dập dồn xô tới, hãy nhìn thẳng vào sự thật: Bản chất của kinh tế Việt Nam vào cuối năm 2015 là gì?

Giả dối bất tận

« Sóng biển bất tận thì tham nhũng cũng bất tận » - một tờ báo nhà nước mới đây đã phải nêu lên hình ảnh ẩn dụ này để ám chỉ việc giới quan lại chỉ ăn mà không làm.

Bệnh trạng giả dối cũng bất tận không kém.

Việt - Mỹ sẽ ra sao nếu TPP không được thông qua trong năm 2016?



Sữa, một trong những sản phẩm đối mặt với cạnh tranh trong TPP.

Phạm Chí Dũng : Nếu Hội nghị trung ương 14 sắp diễn ra có thể vẫn chẳng đi tới đâu về thỏa hiệp nhân sự cho « tứ trụ », thì tiến trình TPP cũng chẳng khá gì hơn…
TPP sang 2017?
Khác hẳn với thời điểm cuối những năm trước, cuối năm 2015 là một thời đoạn chẳng vinh quang gì dành cho cho chính thể Việt Nam đang dày công xung đột quyền lực trước đại hội 12: cùng với quyết định « ngưng các khoản vay ưu đãi » của Ngân hàng thế giới cùng số nợ Việt Nam phải trả trong hai năm 2015 - 2016 lên đến 16 tỉ USD, một thất lợi lớn khác đã xảy đến. Ngày 10/12/2015, Chủ tịch Thượng viện Hoa Kỳ, TNS Mitch McConnell (Cộng Hòa, Kentucky), chính thức công bố sẽ không đưa TPP ra biểu quyết cho đến sau ngày bầu cử Tổng thống và Quốc hội vào đầu tháng 11 năm 2016, vì Quốc hội chỉ làm việc ngắn hạn sau đó, số phận của TPP sẽ phải chờ nhiệm kỳ Hành pháp và Quốc hội mới, bắt đầu năm 2017.

Một nhân viên nhân quyền người Thụy Điển bị Trung Quốc bắt

Các nhân viên an ninh ở sân bay Bắc Kinh

Một người Thụy Điển làm việc cho một tổ chức nhân quyền tại Trung Quốc đã bị bắt giữ vì « gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia ». Tổ chức Chinese Human Rights Defenders (CHRD) của Mỹ hôm 12/01/2016 loan báo như trên, trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường trấn áp xã hội dân sự.
Ông Peter Beckenrigde làm việc cho hiệp hội Chinese Urgent Action Working Group đã bị lực lượng an ninh bắt giữ hôm 4 tháng Giêng tại sân bay Bắc Kinh vì « gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia ». Hiệp hội trên chuyên hỗ trợ cho « những người đấu tranh nhân quyền đang tuyệt vọng », nhất là khi bị rắc rối với tư pháp Trung Quốc.