Affichage des articles dont le libellé est Hiến pháp. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hiến pháp. Afficher tous les articles

mardi 21 mai 2024

Dương Quốc Chính - Một đít hai ghế

Anh Huy Đức viết không rõ ràng về trường hợp chủ tịch Hồ Chí Minh kiêm chức bộ trưởng ngoại giao, nên mình bổ sung cho rõ vấn đề lịch sử và pháp lý này.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có kiêm nhiệm bộ trưởng ngoại giao vào hai thời điểm trong giai đoạn nhiễu nhương 45-46. Giai đoạn này Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có tới 4 chính phủ, tên cụ thể xem ảnh đính kèm. Hai chính phủ đầu là trước khi có Hiến pháp, nên gọi là chính phủ lâm thời. Chưa có Hiến pháp tức là chưa có định nghĩa về chức danh cụ thể.

Ở hai chính phủ lâm thời, thì chủ tịch Hồ Chí Minh là chủ tịch chính phủ (không phải chủ tịch nước), không phải nguyên thủ quốc gia, lúc đó ông Hồ kiêm bộ trưởng ngoại giao. Ở chính phủ thứ ba, nó thực sự đa thành phần, vì có sự tham gia của Việt Quốc và Việt Cách, chức bộ trưởng ngoại giao rơi vào Nguyễn Tường Tam (Nhất Linh) của Việt Quốc. Chính phủ này thành lập sau khi có Hiến pháp 1946, đã có Quốc hội rồi. Ở chính phủ thứ tư, Việt Quốc, Việt Cách bị thanh trừng và bỏ trốn nên phải cải tổ chính phủ, ông Hồ lại làm bộ trưởng ngoại giao thêm một năm.

dimanche 19 mai 2024

Huy Đức - Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang giải thích Hiến pháp ?

 

Tôi đọc rất kỹ bản tin và Hiến pháp. Tôi tìm hiểu các tiền lệ vẫn không hiểu được cách giải thích, một người chưa được miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ Công an mà có thể được bầu làm Chủ tịch nước.

Trong chính thể ta, chỉ duy nhất có Chủ tịch Hồ Chí Minh từng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao một thời gian.

Nhưng, Hồ Chí Minh trong Chính phủ lâm thời là Chủ tịch Chính phủ, và sau Hiến pháp 1946 thì Chủ tịch nước là người đứng đầu chính phủ [có lẽ như tổng thống của các quốc gia theo mô hình cộng hòa tổng thống]

jeudi 16 mai 2024

Huy Đức - Quyền lực, sách & vở


Omega vừa gửi tặng tôi hai cuốn sách quý, Leadership của Henry Kisssinger và Hiến Pháp Mỹ Được Làm Ra Thế Nào của Nguyễn Cảnh Bình. Kissinger thì ở nơi nhiều người ghét ông nhất người ta vẫn đọc sách và học ông. Nguyễn Cảnh Bình thì, dù rất mâu thuẫn, vẫn là đại diện của một thế hệ khát khao thay đổi.

Nguyễn Cảnh Bình viết cuốn sách khảo cứu này từ 20 năm trước. Đấy là thời điểm mà người Việt Nam nhìn thấy những thành tựu của đổi mới và internet, lạc quan về tương lai của đất nước mình hơn bây giờ. Sự lạc quan trong cả những người muốn hệ thống đổi mới và trong cả những người muốn làm cách mạng.

Cả hai lực lượng này đều bắt đầu từ hiến pháp.

jeudi 2 mai 2024

Lưu Trọng Văn - Làm thế nào để bọn tham nhũng sợ dân ?

Trên báo chí truyền thông nhà nước hầu như chỉ đưa tin hoạt động rất tích cực của Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương, mà không thấy hoạt động của 63 Ban phòng chống tham nhũng địa phương.

Vậy từ khi thành lập đến nay các ban địa phương này làm gì, khui ra bao nhiêu quan chức cấp tỉnh, huyện, xã tham nhũng?

Câu hỏi đó đang rớt vào cõi im lặng.

jeudi 4 janvier 2024

Ngô Nhân Dụng - Thẩm phán độc lập với tổng thống

Quy chế bổ nhiệm các Thẩm phán Tối cao suốt đời có thể là một yếu tố bảo vệ vai trò độc lập của ngành tư pháp; bảo vệ quy tắc ba quyền phân biệt để cân bằng, kiểm soát lẫn nhau.

Tối cao Pháp viện Colorado đã tuyên bố cựu Tổng thống Donald Trump không được ứng cử sơ bộ trong đảng Cộng Hòa ở tiểu bang này. Tòa dựa trên Tu chính án số 14 hiến pháp Mỹ.

Điều số 3 trong tu chính án nói rằng ai đã tuyên thệ trung thành với hiến pháp mà lại tham dự một vụ nổi loạn thì không được giữ chức vụ nào nữa. Bản án nói ngày 6 tháng 1 năm 2021 ông Trump đã “kêu gọi nổi loạn.” Luật sư của cựu Tổng thống Trump đã kiện; và Tối cao Pháp viện liên bang sẽ xét xử, cùng với một quyết định tương tự của tiểu bang Maine.

lundi 6 novembre 2023

Lưu Trọng Văn - Quốc hội cần sớm trả món nợ mà Hiến pháp đã cam kết

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: “Những gì hứa trước Quốc hội, nhân dân cần phải được hoàn thành”.

Gã tán đồng yêu cầu này của ông Huệ với tư cách chủ tịch Quốc hội. Người Dân luôn hiểu rằng những lời hứa của bất cứ cơ quan, cá nhân lãnh đạo nào trước Quốc hội là khoản nợ đối với Dân và Dân có quyền đòi trả các món nợ ấy.

Đặc biệt Quốc hội còn món nợ rất lớn với Dân thưa chủ tịch, đó là bao kỳ họp rồi, bao khóa Quốc hội rồi nhưng hai bộ luật Biểu tìnhThành lập hội vẫn không được bàn thảo và thông qua.

mardi 1 août 2023

Trần Trung Đạo - Người đứng bên trái bức hình tên gì ?

 

Mười mấy năm trước, khi mới tham gia Facebook, tôi có đố các bạn người đeo kính râm đứng bên trái của bức hình này tên gì.

Vì câu đố có ẩn ý chứ không phải hỏi tên thật trong giấy tờ của ảnh nên tôi cũng trả lời luôn thay vì chờ các bạn khổ công đi tìm.

Theo bài viết “Bức ảnh lịch sử của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường” của tác giả Nguyễn Minh Tâm, một lần soạn lại sách vở, tư liệu gia đình, nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ, vợ của Hoàng Phủ Ngọc Tường, phát hiện một bức hình. Trong đó Hoàng Phủ Ngọc Tường đang đứng hô hào chống chính phủ Việt Nam Cộng Hòa tại một cuộc mít tinh, phía sau là một biểu ngữ “CHÚNG TÔI THÁCH ÐỐ MỌI SỰ ÐÀN ÁP CỦA THIỆU – KỲ” và bên phải là một thanh niên mặc áo trắng, đeo kính râm. Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ hỏi chồng người đeo kín râm là ai, và được Hoàng Phủ Ngọc Tường cho biết “Ðó là một vị đại diện bên Ty Cảnh Sát cử sang để “theo dõi” cuộc mít-tinh.”

mardi 9 novembre 2021

Bông Lau - Giới hạn quyền lực của tổng thống

 

Cách đây không lâu tổng thống (TT) Joe Biden ra lịnh như sau. Quân đội và nhân viên liên bang Mỹ phải chích ngừa, nếu không sẽ bị sa thải. Quân đội và nhân viên liên bang không thể bất tuân thượng lịnh vì họ trực tiếp dưới quyền của Chỉ Huy Trưởng tối cao Joe Biden.

Tuy nhiên TT Joe Biden muốn đi xa hơn. Muốn tất cả dân Mỹ phải chích ngừa. Bắt đầu là những công ty có trên 100 nhân viên. Và Tổng Thống đã gặp phản ứng mạnh. Một số nơi biểu tình chống đối. Nhiều tiểu bang do đảng Cộng Hòa cầm quyền phủ quyết luật chích ngừa của TT Joe Biden.

Tùy theo triết lý của từng người, đảng phái, tôn giáo. Khuynh hướng cấp tiến Liberal thì tin rằng người dân phải tuân lịnh chính phủ chích ngừa và hỏng được cãi. Còn triết lý của phe bảo thủ thì cổ súy tinh thần tự do, ai muốn chích hay không là quyền lựa chọn của mỗi người.

dimanche 7 novembre 2021

Cuba : Lần đầu chính quyền phải ở thế thủ


Đăng ngày:

L’Express tuần này nhận xét « Lần đầu tiên, chủ nghĩa Castro ở Cuba rơi vào thế thủ ».  

Có được khí thế sau các cuộc xuống đường tự phát vô tiền khoáng hậu ngày 11/07 dù 500 người biểu tình đã bị bắt giam, các phe đối lập khác nhau tập hợp trong Hội đồng chuyển đổi dân chủ Cuba, chuẩn bị hồi 2. Họ kêu gọi một cuộc biểu tình ôn hòa mới vào ngày 20/11 - một sáng kiến can đảm sau 62 năm dưới chế độ Castro.

Các nhà tổ chức dựa vào điều 56 Hiến pháp Cuba được soạn thảo trong thập niên 70, bảo đảm quyền biểu tình nếu ôn hòa. Chính quyền bèn tuyên bố 20/11 là « Ngày quốc phòng toàn quốc », và trước đó là hai ngày hoạt động quân sự. Đối lập liền chuyển sang ngày 15/11, ngày mở cửa cho du khách quốc tế. La Habana lập tức ra lệnh cấm biểu tình, coi đó là sự « khiêu khích » do Mỹ xúi giục để lật đổ chế độ.

mardi 19 octobre 2021

Thủ tướng Ba Lan giải trình dự án cải cách tư pháp trước Nghị viện Châu Âu


Đăng ngày:

Nhà lãnh đạo Ba Lan vốn xung đột với Bruxelles từ nhiều năm qua vì các cải cách tư pháp từ đảng Pháp luật và Công lý (PiS) của ông, được chờ đợi trong không khí « hừng hực lửa » ở Nghị viện Châu Âu. Nhiều nghị sĩ đòi hỏi Ủy ban Châu Âu kích hoạt tiến trình dẫn đến việc ngưng tài trợ cho Ba Lan.

Ủy ban Châu Âu có thể đưa vấn đề ra trước Tòa án Công lý Châu Âu, và ngưng hoặc giảm bớt tài trợ, nhờ một cơ chế đặt ra từ tháng Giêng, tuy nhiên thủ tục có thể kéo dài đến 9 tháng.

lundi 5 avril 2021

Miến Điện đơn côi và bóng ma nội chiến


Đăng ngày:

Hôm nay nghỉ lễ Phục Sinh, chỉ có duy nhất tờ Le Figaro vẫn ra mắt bạn đọc, bên cạnh đó là Le Monde xuất bản từ cuối tuần qua. Trang nhất Le Monde đặt vấn đề những cam kết của chính phủ Pháp về lịch trình đối phó với Covid, từ tiêm chủng cho đến mở cửa từng phần các quán cà phê, địa điểm văn hóa liệu có giữ được hay không. Le Figaro nhìn sang một điểm nóng hiện nay ở châu Á, chạy tựa « Miến Điện đối mặt với bóng ma nội chiến ».

 

Chính phủ đoàn kết quốc gia » tuyên bố hủy bỏ Hiến pháp

Le Figaro cho biết tại Miến Điện, đối lập đang tổ chức lại để đối phó với tập đoàn quân sự, thành lập ra « chính phủ đoàn kết quốc gia ».

mercredi 10 février 2021

Thượng viện Mỹ mở phiên tòa thứ hai xử truất phế cựu tổng thống Donald Trump


Đăng ngày:

Từ Washington, thông tín viên Anne Corpet cho biết thêm chi tiết :

"Các luật sư của cựu tổng thống tố cáo việc luận tội là « một vụ dàn dựng chính trị nguy hiểm cho nền dân chủ ». Họ cho rằng do Donald Trump không còn tại vị ở Nhà Trắng, nên không thể bị đưa ra xét xử trong phiên tòa truất phế.

lundi 1 février 2021

Lưu Trọng Văn - Quyền Dân sẽ quyết định Quốc gia thịnh vượng bền vững


"Bây giờ tôi không được khỏe lắm, các đồng chí biết, tuổi cũng đã cao, cũng xin nghỉ rồi, thế nhưng Đại hội bầu phải làm, Đảng viên thì phải chấp hành. Tôi sẽ cố gắng, hết sức cố gắng."

Gã không thích cách nói đó. Gã thích bác nói toẹt: Tôi mặc dù tuổi cao sức yếu nhưng vẫn muốn làm để thực hiện bằng được khát vọng của tôi đó là : Đưa Đất nước thật sự giàu có, văn minh, Đồng bào thương yêu nhau, tử tế với nhau.

Thế thôi, rồi bác vạch ra kế hoạch hành động, những việc mà bác và đảng của bác còn Nợ với Dân quá lâu rồi.

mercredi 27 janvier 2021

Bông Lau - Bãi mìn định hướng


Hiến Pháp Hoa Kỳ rất quái chiêu nhưng vô cùng hay.

Tổng Thống Joe Biden ký mấy chục sắc lịnh hành pháp (executive order) hay còn gọi là chỉ thị liên bang (federal directive). Nhưng hôm nay một ông Thẩm Phán Liên Bang cắc ké cấp huyện ở tiểu bang Texas đã phủ quyết (block) sắc lịnh ghê gớm của Tổng Thống Hoa Kỳ.

Lịch sử đang lập lại những gì mà Cựu Tổng Thống Donald Trump đã điêu đứng ngất ngư bốn năm qua với mấy ông quan tòa cấp tiến ở các quận huyện xa xôi hẻo lánh.

Xét xử phế truất Donald Trump : 45 thượng nghị sĩ Mỹ phản đối


Đăng ngày:

Cần có 17 thượng nghị sĩ Cộng Hòa đứng về phe Dân Chủ để kết án được ông Trump. Nhưng ít ai dám thách thức ông chủ cũ của Nhà Trắng, vì Donald Trump vẫn được đông đảo cử tri Cộng Hòa ủng hộ. Bản thân tiến trình truất phế hôm qua đã bị phản đối. Từ Washington, thông tín viên RFI Anne Corpet tường trình :

 Trong tư thế đứng nghiêm, tay phải giơ cao, các thượng nghị sĩ tuyên thệ sẽ phục vụ cho công lý một cách vô tư trong tiến trình truất phế. Nhưng vừa tuyên thệ xong, thượng nghị sĩ Rand Paul của Kentucky đã lên tiếng phản đối. Ông nói : « Kể từ trưa thứ Tư tuần trước, ông Donald Trump đã không còn giữ bất cứ chức vụ nào được nêu ra trong Hiến pháp. Ông Trump chỉ còn là một công dân đơn thuần. Vì vậy tôi phản đối. Tiến trình này là vi hiến. »

lundi 25 janvier 2021

Phan Thế Hải - Nguyễn Đình Lộc và “Kiến nghị 72”


Sáng sớm mở máy, biết tin cụ Nguyễn Đình Lộc qua đời, cụ ra đi trước khi đảng khai mạc Đại hội XIII. Ở tuổi 86, chuyện ra đi là không lạ, nhưng với cụ Nguyễn Đình Lộc lại khiến nhiều người tiếc nuối.

Tên tuổi của Nguyễn Đình Lộc gắn chặt với nền tư pháp nước nhà, một nền tư pháp còi cọc, chậm lớn bởi vô số những rào cản chính trị khiến nó khó phát triển.

Với tôi, cụ Lộc vừa là đồng hương, vừa là một chuyên gia pháp luật uyên bác nên đã có không ít lần được trò chuyện với cụ. Trong những lần ấy, cụ bày tỏ những trăn trở về một nền pháp quyền còn non trẻ thường xuyên bị lấn chiếm.

lundi 4 janvier 2021

Jimmy Nguyen Nguyen - Con bài tẩy


Đánh bài, chỉ có môn xì phé là hấp dẫn nhất. Tui chắc bạn đọc của tui chỉ ít người biết môn chơi này. Mà nếu không biết luật chơi thì mình không hứng thú khi xem người ta chơi. Giống như cái môn bóng của Mỹ là ôm trái banh cà na chạy thục mạng. Ai cũng thích chỉ có tui là không thích vì không hiểu luật.

Tạm tóm tắt môn chơi xì phé mà Việt Nam mình hay chơi (Mỹ chơi kiểu khác) là nó có một con bài úp mặt. Đối phương phải đoán con bài này. Cái vụ đoán đó mà nhiều người bay nhà bay cửa. Nó còn hay ở chỗ là bài nhỏ vẫn có thể ăn bài lớn nếu làm đối phương sợ mà bỏ cuộc chơi. Thôi thôi không nói nữa vì nó quá hấp dẫn, một bài viết không thể hiện hết được.

Từ ngày 3/11, canh bạc chỉ còn hai tay chơi.

vendredi 25 décembre 2020

Trịnh Hồng Thọ - Hoa Kỳ có thể đứng ra kiện 4 tiểu bang vi hiến trong cuộc bầu cử tổng thống 2020


(Lược dịch Bài độc quyền của The Western Journal ngày 24/12/2020. Tác giả: William J. Olson và Patrick M. McSweeney)

The Western Journal giới thiệu bài được viết bởi hai học giả luật nổi tiếng, về cơ bản là nguyên văn, chỉ chỉnh sửa chút đỉnh cho phù hợp định dạng trang. Đây là bài thứ hai của Messrs. Olson và McSweeney được xuất bản độc quyền bởi The Western Journal. Và giống như bài đầu tiên, phác thảo một chiến lược pháp lý khả thi cho chiến dịch tranh cử của Trump trong những tuần tới. Trước khi được xuất bản ở đây, bài đã được gởi tới Tổng thống Trump.

Phản bác phán quyết của Tối cao Pháp viện trong vụ Texas kiện Pennsylvania

Khi từ chối thụ lý vụ Texas kiện Pennsylvania, Tối cao Pháp viện (TCPV) Hoa Kỳ đã từ bỏ nghĩa vụ Hiến pháp của mình là giải quyết một cuộc tranh tụng có thật và nghiêm trọng giữa các tiểu bang. Do đó, TCPV đã bị chỉ trích dữ dội vì đã trốn tránh vụ kiện Hiến pháp liên bang quan trọng nhất trong nhiều thập kỷ, nếu không muốn nói là chưa từng có.

mercredi 23 décembre 2020

Bông Lau - Những người được ưu tiên chích ngừa


Thuốc chủng ngừa Covid-19 thứ hai có tên là Moderna đã được FDA chấp thuận vào ngày 18 tháng 12 vừa qua. Thuốc này đang được phân phối đồng loạt tới 50 tiểu bang Hoa Kỳ.

Một số người cho rằng thuốc vaccine Moderna tốt hơn thuốc Pfizer. Moderna chỉ đòi hỏi 20 độ C âm thay vì 70°C âm như của Pfizer, do đó điều kiện bảo quản và phân phối tới những nơi hẻo lánh dễ dàng hơn.

Thuốc vaccine Covid-19 thứ ba của Hoa Kỳ là J & J (Johnson & Johnson) còn có tên là Janssen sẽ ra lò vào tháng Giêng tới. Đặc biệt thuốc này chỉ cần tiêm một mũi duy nhứt chớ không phải hai mũi cách nhau 21 ngày như Pfizer và Moderna. Sau Johnson & Johnson sẽ còn khoảng ba loại thuốc chủng ngừa Covid-19 khác sẽ ra đời trong thời gian tới.

mercredi 16 décembre 2020

Hoàng Hải Vân - Lời thề bảo vệ Hiến pháp nặng như núi của tổng thống Mỹ


Đại nương Hỷ Linh Tốn là một trong tứ đại ác nhân của cánh tả Mỹ hiện tại (ba người kia là Ô Bã Mía, Béo Lộ Xì và Bí Đần), chị Tốn cũng là “bà ngoại” của các nhà dân chủ cánh tả Việt Nam.

Chị Tốn đến giờ này vẫn rất cay cú về thất bại của mình trước anh Đỗ Nam Trung năm 2016. Sau khi đi bầu tổng thống với tư cách là đại cử tri năm nay (tất nhiên bầu cho anh Bí Đần), chị tuyên bố nên bỏ chế độ đại cử tri để cho cử tri bầu trực tiếp tổng thống. Đại nương tham vọng làm tổng thống nhưng lại không học lịch sử nước Mỹ.

Đọc lịch sử nước Mỹ, ta thấy rằng các anh cha già lập quốc vô cùng cẩn trọng trong cơ chế lựa chọn tổng thống Hiệp chủng quốc.