Gần
đây văn giới có xu hướng viết như vậy. Họ không viết "trường thiên"
nữa, bởi bạn đọc thời hiện đại có quá ít thời gian, với nhịp sống gấp gáp mà
ngồi cày những cuốn kiểu như "Chiến tranh và hòa bình" hay
"David Copperfield"...quả là khó khăn.
Nên
nhiều nhà văn viết theo kiểu, vài truyện vừa trong một tiểu thuyết, nó khiến
bạn đọc có thể đọc một truyện, rồi lại nghỉ. Sau đọc nốt các truyện kia cũng
vẫn cảm thấy liền mạch, không bị ngắt quãng cảm xúc.
Han
Kang [Nobel Văn chương 2024] viết cuốn Người
ăn chay như vậy.
Nhân câu chuyện cậu bé Chu Ngọc Quang
Vinh, nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 14 năm 2024 có phát ngôn trên Facebook
đang gây tranh cãi, tôi nghĩ đó là hiện tượng trưởng thành của ý thức con người.
Điều quan trọng là em đã dám nói lên sự
trưởng thành ý thức của mình. Khoan hãy nói đến cái gọi là lòng yêu nước, sự vô
ơn với đất nước hay không khi đặt em bên cạnh hàng trăm, hàng ngàn học sinh đã
đoạt giải Olympia, đi học nước ngoài rồi không về nước. Sự trưởng thành của ý
thức con người về mặt triết học là không nhỏ. Rất nhiều tác phẩm triết học, văn
học, điện ảnh đã tìm cách giải đáp và diễn đạt nó.
Tuy đoạt giải Nobel năm 2015 và viết bằng
tiếng Nga, Svetlana Alexievich lại bị ghét bỏ cả ở Belarus, quê hương bà, cả ở
Nga.
Tất nhiên có lý do của nó.
Với bà thì "Putin không phải là một
chính trị gia. Putin là một tay KGB. Và những gì ông ta làm là những cái việc
khiêu khích xúi giục mà KGB vẫn làm". Còn chính quyền Belarus dưới mắt
bà là "Hỗn hợp của mafia và Nhà nước Xô- viết". Bà cảm thấy bị
tổn thương khi xem qua video cảnh "Những người lính Nga thiệt mạng ở Ukraina
được chở về quê và được chôn bí mật, kín đáo như chôn bọn tội phạm".
Hôm nay, nhà cháu đọc "Đông chu liệt
quốc" của Phùng Mộng Long tiên sinh, do cụ Nguyễn Đỗ Mục dịch, đến đoạn
này. Sống chết đều có số cả, chứ không phụ thuộc vào tin đồn, bác sĩ hoặc thầy
cúng, hoặc sư chùa Ba Vàng. Dẫu chùa Quán Sứ có dâng sao giải hạn thu phí thì
cũng thế thôi.
"Tấn Cảnh công nói:
– Vậy thì cái hạn lớn của ta thế nào?
Thầy cúng nói:
– Tôi xin liều chết mà nói thẳng rằng cứ
như bệnh tình của chúa công thì e không kịp nếm lúa mạch mới.
“Feuilleton” phát nguồn từ Pháp để ám
chỉ những bài viết đăng nhiều kỳ trên báo. Khởi đầu với truyện “La
Comtesse de Salisbury” của nhà văn Alexandre Dumas, đăng năm 1836, từ ngày
15/07 đến 11/09, trên tờ Press. Sau đó là truyện “La Vieille Fille”
của Balzac từ 23/10 đến 30/11/1836.
Du nhập vào làng báo Việt là một
sinh hoạt độc đáo của báo chí quốc ngữ thời xa xưa tại Miền Nam. Có thể
nói, đi đầu trong thể loại này là “Vè Tam Cang” bằng văn vần được
đăng liên tục tám kỳ trên báo “Thông Loại Khóa Trình” (1888-1889) của
Trương Vĩnh Ký.
Riêng về tiểu thuyết “feuilleton” đầu
tiên xuất hiện trên báo Nam kỳ phải kể đến loại truyện 1.001 đêm với hai
truyện “Bảy chuyến đi của Sinbad” và “Chuyện người thợ cao vô duyên bạc
phận” thuộc loại bài đăng nhiều kỳ nhất trên “nhựt trình”.
Bộ
phim Mặt trận phía Tây vẫn yên tĩnh (All Quiet on the Western Front - có trên
Netflix) ra mắt năm 2022, dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên xuất bản năm 1929
của nhà văn ĐứcErich Maria Remarque.
Nội
dung phim mượn hình ảnh cuộc chiến tranh thứ nhất do vua Đức - Kaiser Wilhelm
II phát động. Kể về thân phận của anh lính trẻ Paul Bäumer và những người cùng
thời: Háo hức chiến đấu và tiêu diệt kẻ thù theo lời kêu gọi của người cầm
quyền, rồi giáp mặt với thực tế, chợt nhận ra những số phận như mình bị thao
túng ra sao.
Bộ
phim dựa trung thành và chi tiết theo văn bản của Erich Maria Remarque, dù chỉ
là tác phẩm văn học chứ không phải là văn bản lịch sử chính thống. Nhưng các
nhà phê bình ghi nhận, những tình tiết của thời đại chiến tranh thế giới thứ
nhất được diễn tả lại trong phim cẩn trọng đến mức thú vị.
Từ
hơn mười năm trước, qua một người Pháp gốc Việt, tôi đã được nghe kể về tiểu
thuyết “Chốn vắng”.
Theo
người kể lại thì đó là cuốn tiểu thuyết hay nhất của Dương Thu Hương. Sau đó có
vài người quen khác đã đọc cuốn tiểu thuyết này, cũng đều có cùng quan điểm như
bà người Pháp gốc Việt kia.
Tôi
và chị Hương có một vài kỷ niệm đẹp, mà tôi đã kể ở đâu đó. Từ khi chị chuyển
sang tị nạn tại Pháp, mặc dù có thể chị không còn nhớ tôi, nhưng tôi vẫn thường
xuyên cập nhật thông tin ít ỏi về chị khi có cơ hội.
The Sympathizer, cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhà văn gốc
Việt được Hollywood chuyển thể thành loạt phim truyền hình và đang được quay ở
Hat Yai, Thái Lan.
Đây là tác phẩm của nhà văn Nguyễn Thanh
Việt đã được giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu năm 2016. Phim do Park Chan Wook
đạo diễn cùng với sự góp mặt của nam tài tử Robert Downey Jr. Phim có mặt diễn
viên Kim Lý cũng là giám đốc sản xuất, ngoài ra còn có sự tham gia của nữ diễn
viên Châu Á khác là Sandra Oh.
Tiểu thuyết có nhiều phân đoạn lấy bối cảnh
ở Sài Gòn trước năm 1975. Nhân vật chính là điệp viên hai mang cộng sản di tản
sang Los Angeles, có nhiệm vụ theo dõi nhóm người miền Nam Việt Nam. Do đó khi
dựng thành phim phải dựng lại bối cảnh Sài Gòn trước năm 1975 và những ngày cuối
tháng 4.75 ở thành phố này.
Vĩnh
biệt một tài năng trác tuyệt của đất nước. Lịch sử nền văn học Việt Nam sẽ mãi
mãi ghi đậm nét tên anh.
Thương
anh, trong những ngày tháng cuối cùng, anh vẫn luôn nhắc đến bạn bè trên
Facebook, vẫn nhắn tin cho những người thân thiết. Anh vẫn còn yêu cuộc sống
này biết bao nhiêu!
Để tưởng
nhớ anh, xin mời mọi người đọc lại bài anh phân tích về tác phẩm “Chuyện kể năm
2000” của nhà văn Bùi Ngọc Tấn, một trong những bài phê bình văn học tuyệt vời
nhất.
(Nhân việc Nguyễn Huy Thiệp được trao
giải thưởng Nhà nước. Trích hồi ký “Lách Qua Luật Ngầm”, có lược bớt so với
nguyên bản).
Tôi
không nhiều kỷ niệm với Nguyễn Huy Thiệp. Có thể là do số phận.
Khi
ông nổi danh như cồn, thì tôi đang nằm chết dí ở thị xã Lào Cai hoang tàn (...).
Tôi biết đến ông lần đầu qua truyện ngắn "Muối
của rừng", đọc ngay trên chốt canh địch. Tờ báo Văn nghệ đã bị tôi làm
cho nhàu nát, chỉ vì truyện của ông. Thực sự tôi đã bị sốc, bởi lần đầu tiên
được đọc một thứ văn đẹp và sâu sắc như vậy do người Việt viết.
Kỷ
niệm thật sự, cực kỳ hiếm hoi giữa Nguyễn Huy Thiệp và tôi, thì lại dậy lên
chút mùi cay đắng. Đó là khi tôi nhận được bản thảo tiểu thuyết "Tuổi hai mươi yêu dấu" của
ông.
Các
tiểu thuyết gia thường cẩn thận ghi ở đầu cuốn truyện: Tất cả các nhân vật
trong này đều là tưởng tượng; nếu giống ai có thật trên đời thì hoàn toàn là
trùng hợp tình cờ.
Nhưng
trong cuốn L’Anomalie (Bất Bình
Thường), Hervé Le Tellier cho một nhân vật tên là Xi Jinping xuất hiện. Và đó
chính là ông Tập Cận Bình, chủ tịch Trung Quốc. Chỉ khác một nét là nhân vật
giả tưởng này biết nói khôi hài.
Le
Tellier kể ngày 26 tháng 6 năm 2021 một ông tổng thống Mỹ gọi cho ông Tập Cận
Bình. Ông tổng thống Mỹ nói ông Tập là người đầu tiên ông thông báo một chuyện
tối quan trọng, đối với tất cả thế giới. Đúng là giả tưởng! Vì ngày này chỉ tới
sau khi tác giả đã xuất bản sách, rồi được trao giải Văn chương Goncourt ở Pháp
ngày 30 tháng 11 năm 2020. Le Tellier không biết trước ai sẽ đắc cử năm 2020
cho nên ông tổng thống Mỹ không có tên.
Thủ
Đức đã thành một "thành phố trong thành phố" khi mà tổng dân số Sài
Gòn đã vượt qua 10 triệu. Nằm nghĩ về những thăng trầm thế cuộc, chợt nhớ
truyện dài Đò Dọc của nhà văn Nam kỳ
nguyên bản Bình Nguyên Lộc.
Tác
phẩm này được giải thưởng văn chương toàn quốc của Việt Nam Cộng Hòa năm 1960.
Chỉ nghe cái tên Đò dọc, ai không
chịu đọc sẽ nghĩ là một chuyện gì đó trên vùng sông nước phương nam. Nhưng thực
ra không hề có chiếc đò nào, mà đó là những chuyến đò đời trôi nổi từ những biến
động của quê hương.
Bức
tranh xã hội ngày đó giờ đã vĩnh viễn không còn nhưng đọc lại nó, chúng ta sẽ
ngậm ngùi thấy những giá trị tinh thần mất đi còn đáng tiếc ngàn lần hơn nữa.
Năm 2016 tôi có
viết một bài về Túy Hồng, một trong năm “nữ hổ tướng” của nền văn học Miền Nam,
bên cạnh các nhà văn Nhã Ca, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nguyễn Thị Hoàng và Trùng
Dương. Bài viết này có nhan đề “Những mối
tình của nhà văn nữ Túy Hồng” khi bà còn sinh thời.
Chỉ mới đây thôi,
ngày 19/7/2020, bà đã qua đời tại Hoa Kỳ, hưởng thọ 82 tuổi. Nhà văn nữ Túy
Hồng đã bỏ lại sau lưng tất cả: một gia tài văn học với hàng loạt những truyện
ngắn sáng tác tại Việt Nam và Hoa Kỳ để theo chân người chồng là nhà văn Thanh
Nam, qua đời năm 1985 tại Mỹ.
Túy Hồng có 9 tác
phẩm đã xuất bản ở miền Nam Việt Nam trước 1975, và 5 tác phẩm xuất bản ở hải
ngoại. Bà cũng là nhà văn nữ đầu tiên trong “năm nữ hổ tướng của văn học Miền
Nam” đã lìa đời.
Khi đặt bút viết những dòng đầu tiên của
cuốn sách mà bạn đang cầm trong tay, tôi không dám tin rằng sẽ có ngày nó được
thấy ánh sáng mặt trời.
Nó ra đời như một may mắn không ngờ, như
nhờ một phép mầu.
Đối với tôi, nó có ý nghĩa đặc biệt. Một
thời, nó đã là người bạn tâm tình, là cái nạng cho tôi vịn vào mà đi trên con
đường vô định.
Mùa đông năm 1967 là một một mùa đông giá
buốt, ít nhất là cho tôi, trong cái xà lim không có sưởi và không có quần áo ấm.
Trong mùa đông ấy, không hiểu vì sao, tôi cảm thấy nhớ quê hương nhiều hơn bất
cứ lúc nào. Cái đầu tiên gợi nhớ đến quê hương là mùi khói cay nồng từ những đống
lá mà phu quét đường đốt lên để sưởi, ở bên kia bức tường đá của nhà tù. Ở quê
tôi người ta thường đốt những đống rấm như thế để khói ngăn sương muối sà xuống
những vườn rau. Mùi khói thoang thoảng lọt vào xà lim gây nên một nỗi nhớ cồn
cào, da diết.
Nhà văn Pháp Jean-Paul Dubois và tác phẩm đoạt giải Goncourt 2019.
Goncourt, giải thưởng văn chương danh giá nhất
trong thế giới Pháp ngữ hôm nay 04/11/2019 đã được trao cho nhà văn
Jean-Paul Dubois với tác phẩm « Tất cả những con người không sống cùng một cách trên thế giới » (Tous les hommes n’habitent pas le monde de la même façon).
Cuốn
tiểu thuyết do nhà xuất bản L’Olivier ấn hành được coi là một tác phẩm
xúc động nói về hạnh phúc đã đánh mất. Người kể chuyện, Paul Hansen,
cùng ở chung xà-lim với một tù nhân tên Hells Angel. Nhân vật Paul không
hề hối hận vì những gì đã làm để phải vào tù, nhưng «Tous les hommes n’habitent pas le monde de la même façon »
là một cuốn tiểu thuyết của tiếc nuối và thất bại. Đó là câu chuyện về
một thế giới đang dần biến mất, được thay thế bằng một thế giới khác,
trong đó bất công và hoài nghi thống trị.
Nhà văn Jean-Paul Dubois, 69 tuổi, sống tại Toulouse, từng được giải Femina năm 2004 với tác phẩm « Một cuộc đời Pháp » (Une vie française). Tác giả khiêm tốn nói rằng mình được giải nhờ « may mắn ».
Nhà
bình luận Neil Cavuto nói: “Thưa tổng
thống, trước hết chúng tôi không làm việc cho ông. Chính tôi không làm việc cho
ông. Công việc của tôi là loan tin về ông, chỉ có thế thôi, không ủng hộ mà
cũng không chống đối.” (Hình: Andrew Burton/Getty Images)
(Người Việt 30/08/2019)Từ ba năm nay Tổng Thống Donald Trump là một kho
vàng cho giới truyền thông Mỹ. Phải coi ông là một “tập truyện dài” đăng trường
kỳ lôi cuốn độc giả các nhật báo hay khán giả các đài ti vi, giống như đời xưa
mỗi ngày người ta tìm đọc “Châu Về Hiệp
Phố” của Phú Đức hay “Tiếu Ngạo Giang
Hồ” của Kim Dung. Không có ông thì báo, đài sẽ “mất khách,” các xí nghiệp
sẽ không đem tiền đến đăng quảng cáo.
Bây
giờ ở Mỹ, ngoài những câu “tuýt” mỗi ngày của ông Trump ra thì báo chí không có
một truyện dài nào hấp dẫn như “Người Vợ
Hai Lần Cưới” của An Khê, đăng trên báo Tiếng Chuông, An Khê giúp báo Tiếng
Chuông bán được thêm hàng ngàn số một ngày. Sau soạn giả Thái Thụy Phong đem
truyện dựng thành tuồng “Hai Chuyến Xe
Hoa” cho đoàn Thanh Minh, Thanh Nga diễn suốt 19 đêm tại rạp Hưng Đạo. Diễn
lần thứ nhì, tuồng kéo dài cả tháng!
Ký
giả lão thành Nguyễn Ang Ca kể chuyện Nguyễn Kiên Giang rủ nhiều đồng nghiệp bỏ
Tiếng Chuông đầu quân cho một tờ báo mới. Là một bạn cũ của An Khê, cùng dân
Rạch Giá, Nguyễn Kiên Giang mời An Khê đem truyện dài “Người Yêu Không Thể Cưới” trên Tiếng Chuông qua đăng trên báo mới.
Vì tình nghĩa với chủ báo Tiếng Chuông nên An Khê không nỡ lòng làm việc thất
đức. Theo lời khuyên của Nguyễn Ang Ca và Bình Nguyên Lộc, anh viết một truyện
khác cho tờ báo mới, đặt tựa là “Người
Đàn Bà Hai Tim.”
(MTG 31/10/2018)Nếu có ai cắc cớ hỏi tôi, rằng kỷ niệm về đại thụ
văn chương Kim Dung, về truyện chưởng của ông thế nào, tôi tắc tị. Đó là sự
thực. Dường như không chỉ có mình tôi, mà cả một thế hệ, thậm chí vài thế hệ.
Nhà
văn Kim Dung, bậc thầy tiểu thuyết kiếm hiệp, không chỉ nổi tiếng ở Trung Quốc
mà trên toàn thế giới, qua đời hôm 30.10, nhằm ngày 22 tháng 9 lịch âm, khi đã
94 tuổi. Với đời người, theo niềm mong mỏi của nhân sinh đạt tới “bách niên,
trăm tuổi” thì sống thế đã được coi là chạm ngưỡng.
Truyện
kiếm hiệp, tiểu thuyết kiếm hiệp-võ hiệp, được dân xứ ta gọi nôm na là truyện
chưởng. Chưởng là võ, một môn võ, động tác võ đánh bằng tay. Chưởng môn tức là
người đứng đầu đầu môn phái võ, lò dạy võ nào đó. Khi ta giận ai, buột mồm “tao cho mày một chưởng bây giờ”. Từ này
(chưởng) ở miền Nam trước năm 1975 nghe rất quen, phổ biến, nhưng ở miền Bắc gần như không có trong từ điển và đời sống.
Nhà văn Kim Dung tại văn phòng của ông ở Hồng Kông. Trên tay ông
là tác phẩm đầu tay "Thư kiếm ân cừu lục" ông viết năm 1955. Ảnh chụp
ngày 29/07/2002.
Kim Dung, (tên thật là Tra
Lương Dung), nhà văn nổi tiếng chuyên viết tiểu thuyết kiếm hiệp đã qua
đời tối qua 30/10/2018 tại Hồng Kông, thọ 94 tuổi. Các tác phẩm võ hiệp
rất hấp dẫn của ông đã bán được hơn 100 triệu bản trên toàn thế giới,
vượt qua những hàng rào địa lý và cả chính trị, ảnh hưởng đến nhiều thế
hệ tại châu Á.
Từ Bắc Kinh, thông tín viên Stéphane Lagarde tường trình :
Tôi đến với Kim Dung khoảng năm 1962
hay 63 gì đó (7-8 tuổi), với bộ khởi đầu là Võ
Lâm Ngũ Bá (sau này có ý kiến nói là Kim Dung giả nhưng xét về mạch các tác
phẩm tiếp theo: Anh hùng Xạ điêu, Thần
điêu Đại hiệp...thì rất hợp logique). Trước đó, tôi chỉ nghiền ngẫm Phong Kiếm Xuân Thu, Xuân Thu Oanh liệt,
Thuyết Đường, Tây du ký, Tam quốc chí, Mạnh Lệ Quân.
Và, tôi bắt đầu chạy đua cùng người lớn
theo sát feuilleton của ông trên nhật báo. Lúc đó, ba tôi, ký giả Quốc Ấn là
chủ bút nhật báo nên mỗi chiều, ông mang cả xấp báo khoảng 30 tờ về, tôi và đứa
em kế chia nhau đọc, khỏi tranh giành.