Tôi ngưỡng mộ dân Do Thái. Không phải vì
họ sinh ra Chúa Jesus mà vì sự tồn tại mãnh liệt của họ, cách họ vượt qua nghịch
cảnh và những trầm luân trong lịch sử của mình.
Do Thái là một dân tộc lận đận, cũng như
Việt Nam là một dân tộc lận đận.
Hãy đề phòng sự phản kháng của một dân tộc
bị đẩy đến chân tường.
Hết máy nhắn tin nổ, giờ tới bộ đàm nổ. Họ
làm kiểu gì mà cùng một lúc hàng ngàn máy nhắn tin của Hezbollah đồng loạt phát
nổ. Chưa kịp cảnh giác là đến máy bộ đàm nó cũng nổ. Ghê thiệt.
Trên thế giới này nói về thù dai và trả
thù bằng mọi giá thì có thể là người Do Thái. Với người Do Thái ai giết dân của
họ thì phải trả bằng mạng sống chứ không thể khác.
Lịch sử thế giới ghi nhận sau chiến tranh
thế giới thứ 2 do căm thù Đức Quốc xã tàn sát người dân của mình, một nhóm người
Do Thái đã lên kế hoạch trả thù. Mục tiêu của họ là giết bằng được càng nhiều
người Đức càng tốt.
Trong
thực tế, vùng Tây Ngạn, nằm phía Tây con sông Jordan và phía Đông nước Israel,
hiện được chia ra làm ba phần, theo quy chế khác nhau.
Tổng
thống Mỹ Joe Biden chỉ còn chờ Thủ tướng Benjamin Netanyahu rời chức vụ, để có
dịp thúc đẩy Israel thi hành Giải pháp “Hai Quốc Gia” – Israel và Palestine
sống bên cạnh nhau. Nhưng dù ông Netanyahu rút lui, ông Biden vẫn sẽ phải chờ
rất lâu.
Hiện
hai chính phủ Mỹ và Israel giữ các lập trường đối lập về cuộc chiến đang diễn
ra tại giải Gaza. Mỹ muốn Israel giảm bớt cường độ pháo kích và oanh tạc để
tránh số thường dân Palestine chết oan lên quá cao. Quân đội Israel không chấp
nhận. Ông Joe Biden không muốn Israel sẽ cai trị vùng đất hơn hai triệu người Á
Rập này. Ông Benjamin Netanyahu không đồng ý. Ông Biden muốn Israel đưa chính
quyền Palestine của đảng Fatah về nắm quyền ở Gaza, ông Netanyahu từ chối.
Đôi lời : 1/ Tác giả có hơi quá lời chăng,
khi ca ngợi Hamas « kiên cường », vì thực tế tổ chức này là tay sai của
Iran, được Iran viện trợ vũ khí, được Qatar tài trợ hàng tháng bằng những va li
tiền mặt. 2/ Việc Hamas từ bỏ bạo lực như tác giả nói là không thể nào xảy ra,
vì trong hiến chương đã ghi rõ là tiêu diệt Do Thái. 3/ Nhiều nước Ả Rập ôn hòa
không ưa gì Hamas, ủng hộ việc xóa sổ tổ chức khủng bố này. (TM đăng để rộng đường
dư luận).
Cuộc
chiến ở Gaza giữa Hamas với Israel lần này xem ra không thể có chuyện ngưng bắn
mà Hamas vẫn tồn tại căn bản, như bao lần trước đây kể từ 2007 đến nay. Israel,
được Mỹ bật đèn xanh, lần này quyết “xóa bỏ Hamas”, nói đúng hơn là quyết xóa bỏ
vị thế cầm quyền của Hamas ở Gaza!
Nội dung của việc “xóa bỏ Hamas” chủ yếu
bao gồm: Loại bỏ giới lãnh đạo cao cấp nhất của Hamas ở Gaza; phá hủy căn bản hạ
tầng cơ sở của Hamas ở vùng lãnh thổ này; và không để cho Hamas tiếp tục cai quản
Gaza cả về hình thức và nội dung.
Mọi
khẩu hiệu “cao đẹp” sẽ trở thành giả nhân giả nghĩa nếu không bảo đảm quyền
được sống của cả một dân tộc.
/I/ "WE STAND BY ISRAEL"אנחנו עומדים לצד ישראל
Giáo
sư Alan Dershowitz thuộc Đại học Havard, nổi tiếng xuất chúng khi trở thành
giáo sư ngành luật lúc mới 28 tuổi (năm 1967), một trí thức gạo cội từng ủng hộ
Obama tranh cử tổng thống vào năm 2012, ủng hộ Hillary Clinton vào năm 2016.
Tuy nhiên, sau đó giáo sư Alan đã gây bất ngờ khi ông lên tiếng ủng hộ tổng
thống Trump – lúc đương nhiệm - trong chính sách bang giao với Israel.
Huy Đức: [Bài viết sau đây là của ông Nguyễn Ngọc Hùng,
người "phụ trách địa bàn" Mỹ và Trung Đông. Ông sử dụng thành thạo
tiếng Arab và hơn 50 năm nay gắn bó và nhiều năm có mặt ở các quốc gia Vùng
Vịnh. Những đóng góp của ông Ngoc Hung Nguyen (công khai hoặc chưa công khai)
cho sự hiểu biết về thế giới Arab luôn rất có giá trị].
Cuộc
chiến đang diễn ra ác liệt giữa lực lượng Hamas với quân đội Israel tại vùng
lãnh thổ Gaza đã kéo dài sắp tròn 1 tháng! Cũng như nhiều cuộc xung đột liên
tiếp đã diễn ra giữa 2 lực lượng này, tại dải đất nhỏ hẹp này suốt từ 2007 đến
nay, bên khởi sự đều là Hamas từ Gaza.
Nhân danh “lực lượng kháng chiến Hồi
giáo”, Hamas đều nêu ra những lý do trực tiếp tương tự cho hành động khởi chiến
của họ, nhằm mục tiêu chung là chống lại các hành động của “lực lượng chiếm
đóng” (Israel) “xâm phạm các quyền chính đáng của người Palestin” bên phía lãnh
thổ Bờ Tây!
“Tháng Tư đen là cụm từ mà một số người Mỹ
gốc Việt sử dụng để nói về ngày 30/04 năm 1975. Tôi nghĩ rằng việc họ tập trung
lại với nhau để kỷ niệm ngày này là một cách để tưởng nhớ về một sự kiện mà
theo họ đã không được nhớ đến một cách đầy đủ không chỉ ở Mỹ mà còn cả ở Việt
Nam.
Họ nhận ra rằng tại Việt Nam, lịch sử (về
họ) đã bị tẩy xóa bởi họ bị coi là những kẻ thua cuộc, bị gắn mác “ngụy”. Còn tại
nước Mỹ, những người này cảm thấy mình như vô hình, bởi ngay cả những người Mỹ
đã từng chiến đấu cùng với những người lính Việt Nam Cộng Hòa cũng muốn “giả vờ”
là họ không tồn tại.
Hamas tấn công và giết ngàn người Do
Thái. Những nhóm người, ở một số quốc gia, loan tin “hai bên xung đột nên tự
kìm chế”. Giọng điệu có khi nghe ra bênh vực kẻ xua lực lượng vũ trang xông vào
lãnh thổ quốc gia khác, dội hỏa tiển, đạn pháo giết dân chúng…
Do Thái, sau một thời gian ngắn thu xếp nội
bộ, chuẩn bị lực lượng kỹ lưỡng, tiến hành thủ tục “tiên lễ hậu binh”, đang tập
trung sức lực nhằm nghiền nát Hamas, quyết tâm tạo “một Gaza khác trước”. Đương
nhiên phải khác theo kiểu Do Thái muốn! Hùng binh đang chực chờ chỉ còn đợi lệnh
xông qua biên giới...
Đầu mối của các cuộc xung đột trong vùng
bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa dân Israel và người Palestine, từ năm 1948 khi nước
Israel thành lập và dân Á Rập chạy tị nạn chiến tranh.
Chính phủ Mỹ tuyên bố sẽ ủng hộ Israel đến
cùng, sau vụ đột kích và tàn sát 1.400 thường dân do nhóm Hamas chủ mưu. Tổng
thống Joe Biden nói cho nước Israel yên lòng, sau đó mới ngỏ lời khuyên Thủ tướng
Benjamin Netanyahu: Không nên hành động trong lúc nóng giận. Ông nhắc lại kinh
nghiệm của nước Mỹ sau vụ khủng bố làm chết 3 ngàn người ở New York.
Kinh nghiệm của nước Mỹ cho thấy đánh chiếm
một nước đối nghịch có thể dễ dàng, nhưng phải tính trước sẽ làm gì sau đó. Hai
tháng sau vụ 11 tháng 9 năm 2001, quân Mỹ đã chiếm được thủ đô Kabul của
Afghanistan. Mười năm sau biệt kích Mỹ giết được lãnh tụ al-Qaeda, Osama bin
Laden, ở Pakistan. Năm 2021 quân Mỹ phải rút khỏi Afghanistan sau khi hy sinh
2.400 binh sĩ; phe Taliban trở lại nắm chính quyền.
Cuộc chiến giữa Do Thái – Hamas đang ngày
càng khốc liệt hơn, người Palestine và người Do Thái không còn có thể tìm thấy
sự bình yên lúc này. Thậm chí, ứng xử với nhau hàng ngày cũng khó khăn.
Vì vậy, chuyện của những người Ả Rập sinh
sống trong đất Do Thái lúc này, không rời đi và cố giữ sự hòa bình là điều rất
đặc biệt.
Bản tin Time of Israel cho biết vào đầu
tuần này, Cảnh sát trưởng Israel Kobi Shabtai đã có buổi họp báo bày tỏ lòng
kính trọng với các cư dân Ả Rập định cư trong đất Do Thái, vì sự mẫu mực của cư
xử của họ thời loạn, ngay khi bắt đầu cuộc chiến với Hamas ở Gaza vào ngày 7
tháng 10.
Hơn nửa năm qua xạ thủ viết liên tục nhiều
bài, báo động thùng thuốc súng Trung Đông âm ỉ cháy và sẽ bùng nổ. Trận chiến
giữa Do Thái và Hamas nổ tung trong mấy tuần lễ qua có thể nằm trong kế hoạch của
phe Trục.
Mặc dù chưa có bằng chứng rõ rệt là Hamas
nằm trong quỹ đạo của liên minh phe Trục gồm có Liên Bang Nga – Trung Cộng – Bắc
Hàn – Iran. Nhưng trong quá khứ thủ lãnh của Hamas đã tiếp xúc với viên chức
cao cấp của Nga nhiều lần.
Bằng chứng là hồi tháng Ba năm nay Saleh
al-Arouri, Phó giám đốc văn phòng chính trị của Hamas đã gặp Ngoại trưởng của
Liên Bang Nga là Sergey Lavrov ở Moscow. Một cấp lãnh đạo của Hamas cũng đã tiếp
xúc với viên chức cao cấp của Nga hồi tháng Chín năm ngoái.
Hai quốc gia độc lập, tồn tại cạnh nhau
theo Sáng kiến Geneva (Initiative de Genève) giờ chỉ là một điều không tưởng.
Ngày 01/12/2003, Sáng kiến Geneva đã được
ký kết với hy vọng thiết lập hòa bình tại Trung Đông. Hai quốc gia Israël và
Palestine sẽ tồn tại bên nhau, đặc biệt nhà nước
Palestine phi quân sự sẽ ra đời nhưng vẫn có sự hiện diện của một lực lượng
an ninh đảm bảo trật tự, ngăn chặn khủng bố và bảo vệ biên giới.
Vấn đề lãnh thổ và thủ đô (Jérusalem luôn
bị tranh chấp) cũng được thảo luận trong Sáng kiến Geneva, nhằm đáp ứng những
yêu cầu tôn giáo và lịch sử của vùng đất bị tranh chấp.
Ngày
mai là kỷ niệm chiến thắng 09/05 tại nước Nga, một lần kỷ niệm hy vọng là duy
nhất không lặp lại, khi chính nước Nga hiện lại đang thay vai và tai tiếng với
kẻ thù của họ ngày đó 77 năm trước.
Tò
mò rằng logic nào sẽ được nguyên thủ Nga sử dụng trong diễn văn kỷ niệm, bởi
khái niệm về phát xít và diệt chủng – bạn và thù đã bị họ đảo lộn bằng hành
động phi logic trong suốt 75 ngày qua!
Nhưng
tại sao tổng thống Putin chọn thời điểm cuộc chiến này là năm 2022? Và có phải
ngày đó Phát xít Đức là kẻ thù của Nga-Liên Xô ?
Trước đó phát ngôn viên quân đội Israel, Jonathan Conricus nói với
AFP là Không quân và Lục quân đang tấn công vào dải Gaza do phe Hồi giáo
Hamas kiểm soát, nhưng không cho biết số lượng bộ binh và thời gian
hoạt động. Tuy nhiên hai tiếng đồng hồ sau, phát ngôn viên này giải
thích có vấn đề trong thông tin nội bộ, và quân Israel vẫn ở bên ngoài
Gaza. Reuters dẫn lời cư dân ở bắc Gaza, gần biên giới Israel cho biết
không có dấu hiệu nào cho thấy bộ binh Israel đã tiến vào, chỉ có pháo
kích và không kích.
Sau nửa đêm, các nhóm vũ trang Palestine ở dải
Gaza đã bắn tiếp những loạt rốc-kết vào phía nam Israel. Không quân
Israel oanh tạc các vị trí của phe Hamas, hàng trăm người dân Palestine
phải đi tản cư. Từ khi khởi đầu đợt xung đột mới hôm thứ Hai, đã có 103
người Palestine tại dải Gaza thiệt mạng trong đó có 27 trẻ em và 580
người bị thương, phía Israel có 7 người chết trong đó có 1 trẻ em. Ba
quả rốc-kết cũng được bắn từ Liban vào Israel nhưng đều rơi xuống Địa
Trung Hải. Theo quân đội Israel, có đến 90% trong số 1.750 quả đạn
rốc-kết bắn đi từ dải Gaza kể từ thứ Hai đã bị hệ thống Vòm Sắt chận
lại.
Tổng thống Trump và phu nhân đặt đá tưởng niệm trước giáo đường Tree of Life tại Pittsburgh, Pennsylvania, ngày 30/10/2018.
Hôm qua 30/10/2018 khi đến
thăm giáo đường ở Pittsburgh, nơi một kẻ bài Do Thái đã xả súng làm 11
tín đồ thiệt mạng, tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị những người biểu
tình la ó phản đối, cáo buộc ông đã kích động hận thù.
Trên 1.500 người biểu tình đủ mọi lứa tuổi đã kêu gọi tổng thống Trump từ bỏ những lời đả kích cay nghiệt. Họ hô vang « Lời nói không phải gió bay », « Những lời dối trá của ông Trump gây chết người ».