Vương quốc Bỉ bầu cử từ ngày 09/06/2024 đến
nay vẫn chưa có chính phủ, chưa có thủ tướng. Nói một cách nào đó, dân Bỉ đang
sống "vô chính phủ"!
Một người bạn bên đó cho biết, dân Bỉ từng
lập kỷ lục thế giới 541 ngày sống "vô chính phủ" kia!
Vô chính phủ, nhưng cuộc sống vẫn diễn ra
bình thường: Nhà máy, công ty vẫn hoạt động sản xuất kinh doanh, trẻ vẫn đi học,
bệnh viện siêu thị vẫn mở, người đi làm vẫn đi, tàu vẫn chạy, ngân hàng vẫn
chuyển tiền, thuế vẫn nộp, công sở vẫn mở...Nói tóm lại, cuộc sống vẫn diễn ra
bình thường!
Từ Luân Đôn, thông tín viên Marie Boeda gởi về bài phóng sự :
" Catherine trùm kín trong chiếc măng-tô
đen đưa chó đi dạo, mái tóc hung buông lơi trên vai. Cô chờ đợi những
thông báo mới, và điều cô muốn là những lời giải thích rõ ràng.
Sau khi cấm cư trú đối với Tống Tân Ninh (Song Xinning), giám đốc
Viện Khổng Tử đặt tại trường đại học tiếng Hà Lan ở Bruxelles (VUB) năm
2019, Bỉ vừa có quyết định tương tự với một quan chức phụ trách văn hóa
của Trung Quốc tại Bruxelles. Ngoài ra, Ủy ban kiểm soát tình báo an
ninh, được mệnh danh là « Ủy ban R », còn mở điều tra về nghi vấn Trung
Quốc xâm nhập cả vào cơ quan tình báo Bỉ.
Vụ Viện Khổng Tử đã đánh
dấu một bước ngoặt về mặt các tuyên bố công khai của Bỉ. Nước này vốn
rất dè dặt khi phản ứng trước một chủ đề nhạy cảm như gián điệp Trung
Quốc trên đất nước mình. Cơ quan an ninh Bỉ từ năm 2016 đã bày tỏ quan
ngại trước sự xuất hiện của viện này, khi hoạt động của Viện Khổng Tử
không chỉ giới hạn trong lãnh vực văn hóa mà cả chính trị. Viện Khổng Tử
trực thuộc Bộ Văn hóa Trung Quốc, và tình báo Bỉ nghi ngờ ông Tống Tân
Ninh che giấu các hoạt động khác, phía sau tư cách giáo sư.
Đó là một vị trí quan sát trong mơ để theo dõi trung tâm quyền lực
châu Âu ở Bruxelles. Nằm ở số 25 đường Archimède, đại sứ quán Malta,
được gọi là « Dar Malta », nhìn sang tòa nhà kiên cố là trụ sở Ủy Ban
Châu Âu. Ngay phía sau là đại bản doanh của Hội đồng Liên hiệp Châu Âu.
Từ
năm 2007, một tòa nhà siêu hiện đại 9 tầng là nơi trú ngụ của đoàn đại
biểu Malta và đại diện của nước này tại Liên hiệp Châu Âu (EU), cùng với
một lãnh sự quán. Một địa chỉ có giá trị độc đáo. Nhưng theo tình báo
Bỉ, đây còn là địa điểm lý tưởng cho hoạt động gián điệp.
(Le Figaro 10/07/2018)Trận bán kết đầu tiên của World
Cup 2018 diễn ra
tối nay, thứ Ba 10/7 vào lúc 20 giờ (giờ Paris) tại Saint-Pétersbourg. Đội hình
của Bỉ, tham vọng của Pháp, vai trò của Lukaku và Giroud…như thế nào ?
Rốt cuộc Griezmann sẽ tỉnh thức ?
Antoine Griezmann, đầu tàu kỹ thuật của ê-kíp đã chơi một World
Cup kém nổi bật. Gặp
khó khăn trong các trận đấu vòng loại, tiền vệ của Atlético Madrid dần mạnh mẽ
hơn sau hai trận thắng trước Achentina và Uruguay. Với ba bàn thắng, cầu thủ
giỏi nhất Euro 2016 có kết quả tốt nhưng hiện còn chưa đạt được như mong đợi.
Tối qua, 25/08/2017, một người Bỉ gốc Somali đã
dùng dao tấn công các quân nhân đang tuần tra trên đường phố Bruxelles
và hô « Allah Akbar ». Hung thủ đã bị bắn hạ và Viện Kiểm sát cho mở
điều tra.
Từ Bruxelles, thông tín viên RFI Laxmi Lota tường trình:
Hôm qua 17/04/2016 ông François Bellot đã được bổ
nhiệm làm bộ trưởng Giao thông thay cho bà Jacqueline Galant đã từ chức.
Cũng trong ngày Chủ nhật, khoảng 7.000 người dân Bỉ đã xuống đường
tưởng niệm các nạn nhân bị khủng bố và « chống lại hận thù ».
Tân
bộ trưởng Giao thông được Quốc vương Philippe tiếp kiến hôm nay để
tuyên thệ. Năm nay 62 tuổi, ông François Bellot là chuyên gia về giao
thông, có bằng kỹ sư và quản trị, hứa hẹn sẽ tái lập « sự thanh thản, yên bình và lòng tin », dành ưu tiên cho việc đưa vào hoạt động bình thường sân bay Zaventem đã bị hư hại nặng trong vụ khủng bố tự sát hôm 22/3.
Viện Kiểm sát Liên bang Bỉ ngày 12/04/2016 loan
báo đã khởi tố thêm hai nghi phạm có liên quan đến các vụ khủng bố làm
32 người thiệt mạng hôm 22/3 tại Bruxelles.
Hai
nghi can Smail F. sinh năm 1984 và Ibrahim F. sinh năm 1988 bị cho là
liên can đến việc thuê một căn nhà ở Etterbeek, dùng cho vụ tấn công
trạm xe điện ngầm Maelbeek và sân bay Zaventem. Hai người này bị khởi tố
vì các tội danh tham gia hoạt động của một nhóm khủng bố, sát nhân và
mưu toan sát nhân bằng hành động khủng bố ; với vai trò thủ phạm hay
đồng phạm.
Thêm hình ảnh về "người đàn ông đội nón" bí ẩn tham gia vụ khủng bố tại sân bay Bruxelles-Zaventem.
Tư pháp Bỉ hôm 07/04/2016 đã công bố thêm các hình
ảnh mới và kêu gọi người dân cung cấp bằng chứng để truy tìm kẻ khủng
bố thứ ba tại sân bay Zaventem, "người đàn ông đội nón" đầy bí mật, đã mất dấu từ hôm 22/03 đến nay.
Sau
hơn hai tuần lễ truy lùng không kết quả, Viện Kiểm sát liên bang Bỉ một
lần nữa lại kêu gọi sự hỗ trợ của công chúng. Tư pháp cho biết chi tiết
hành trình của nghi can trong một video clip, từ khi ra khỏi nhà ga cho
đến khi mất dấu tại Bruxelles hai tiếng đồng hồ sau đó.
Nghi can sống sót duy nhất trong các vụ khủng bố
đẫm máu Paris hôm 13 tháng 11 năm ngoái, Salah Abdeslam đã « tự nguyện
bỏ ý định kích nổ », theo như khẳng định của người anh là Mohamed
Abdeslam với đài truyền hình Pháp BFMTV hôm 01/04/2016.
Trong cuộc gặp kéo dài một tiếng đồng hồ hôm qua tại nhà tù Bruges ở Bỉ, Salah Abdeslam đã nói với người anh : « Nếu em muốn vậy thì đã có nhiều nạn nhân hơn, nhưng may mắn là cuối cùng em đã rút lại ý định ». Cũng theo Mohamed Abdeslam, Salah « muốn hợp tác (với cảnh sát Pháp) vì có món nợ phải trả, chứ không phải với Bỉ ».
Cảnh sát Bỉ bắt giữ một nghi phạm tại một trạm tramway, 25/03/2016.
Viện Kiểm sát liên bang Bỉ ngày 28/03/2016 loan báo đã khởi tố ba nghi can vì « tham gia vào hoạt động của một nhóm khủng bố », sau khi cảnh sát tiến hành chiến dịch truy lùng tại nhiều thành phố hôm Chủ nhật 27/03.
Các nghi phạm Yassine A., Mohamed B. và Aboubaker O. đã bị tống giam trong khuôn khổ « chiến dịch chống khủng bố
», tuy nhiên Viện Kiểm sát liên bang không cho biết có liên quan đến
các vụ khủng bố đẫm máu hôm 22/3 tại Bruxelles hay không. Một nghi can
thứ tư đã được trả tự do.
Cảnh sát Bỉ lục soát tại khu vực Schaerbeek, 25/03/2016.
Cảnh sát Pháp và Bỉ từ hôm qua 25/03/2016 đã tăng
cường các vụ bố ráp mạng lưới thánh chiến, đã tiến hành các vụ khủng bố
tại Bruxelles và Paris. Theo chính quyền Pháp, mạng lưới nói trên «
hầu như đã bị triệt hạ hoàn toàn ».
Thêm
một minh chứng về mối quan hệ chặt chẽ giữa các nhóm khủng bố đã tấn
công đẫm máu hai thủ đô Pháp và Bỉ : ba vụ câu lưu và hai vụ khám xét
mới tại Bruxelles có liên quan đến vụ bắt giữ một nghi phạm hôm qua ở
gần Paris, bị cho là đang chuẩn bị khủng bố. Cảnh sát Bỉ đã bắn vào chân
một nghi can ngay trên đường phố vì từ chối giơ tay và cởi áo khoác.
Sức công phá của quả bom tại sân bay Bruxelles. Ảnh chụp ngày 23/03/2016.
Đó là một chất bột màu trắng khó phát hiện, dễ sản
xuất, có sức công phá chết người. Tại Bruxelles hôm thứ Ba 23/03/2016
hay ở nhà hát Bataclan, Paris ; hoặc trên chiến trường Syria, chất TATP,
được quân thánh chiến mệnh danh là « Mẹ Satan », là chất nổ ưa chuộng của tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS.
« Mười lăm ký chất nổ TATP, 150 lít acétone, 30 lít nước oxy già, nhiều ngòi nổ, một va-li đựng đầy đinh vít ». Theo
chưởng lý liên bang Bỉ Frédéric Van Leeuw, đó là những gì cảnh sát đã
tìm thấy trong căn hộ của những kẻ khủng bố tự sát ở Bruxelles.
Khu Boondael ở Ixelles, Bỉ, nơi đường dây vượt biên bị phát hiện.
Phát thanh RFI ngày 21.03.2016
Báo chí Bỉ
hôm 20/03/2016 cho biết một nhóm người Việt môi giới vượt biên đã bị tòa án Bỉ tuyên
án tổng cộng 35 năm tù giam, trong đó bị cáo chính sống ở Pháp hiện đang tại
đào.
Bị cáo chính Trần Văn
Định được cho là người cầm đầu một đường dây đưa người Việt Nam vượt biên sang
châu Âu, bị đề nghị 10 năm tù. Ba bị cáo khác gồm hai nam và một nữ phải ra hầu
tòa, được luật sư biện hộ cho rằng chỉ là những mắt xích nhỏ trong tổ chức.
Luật sư Sven Mary của nghi phạm khủng bố Salah Abdeslam, tại Bruxelles ngày 19/03/2016.
Luật sư người Bỉ của Salah Abdeslam, kẻ sống sót
duy nhất trong toán khủng bố Paris hôm 13/11/2015, hôm nay 21/03/2016
bắt đầu cuộc chiến pháp lý với chính quyền Pháp, trong lúc Paris đang
đòi dẫn độ nghi can này.
Luật sư
Sven Mary khởi kiện Chưởng lý Paris vì vi phạm bí mật điều tra, khi
tiết lộ cho báo chí nội dung trả lời thẩm vấn của thân chủ mình, đặc
biệt là sự kiện định đánh bom tự sát ở Stade de France nhưng rồi lại
thay đổi ý kiến.
Nhà tù Bruges ở Bỉ, "địa chỉ mới" của Salah Abdeslam kể từ tối 19/03/2016.
Salah Abdeslam, kẻ khủng bố duy nhất sống sót
trong nhóm tấn công Paris bị bắt hôm 18/03/2016 sau bốn tháng lẩn trốn,
đã bị tống giam vào nhà tù Bruges ở Bỉ. Anh ta khai lẽ ra đã phải đánh
bom tự sát tại Stade de France, và từ chối việc dẫn độ sang Pháp, tuy
nhiên các thủ tục cần thiết vẫn đang được tiến hành.
Nghi
can hàng đầu của vụ khủng bố đẫm máu nhất từ trước đến nay trên đất
Pháp làm 130 người chết và 351 người bị thương, hôm qua đã bị tư pháp Bỉ
truy tố về tội danh « mưu toan khủng bố sát nhân » và « tham gia hoạt động của một tổ chức khủng bố ». Tư pháp Pháp cũng phát lệnh bắt giữ Salah Abdeslam, có giá trị trên toàn châu Âu.
Một chiếc xe hơi bỏ lại tối 13/11/2015, một đai
chất nổ tìm thấy mười ngày sau đó. Rồi không có tin tức gì nữa cả, cho
đến khi phát hiện được dấu tay của Salah Abdeslam trong một căn hộ ở
Bruxelles.
Cuộc truy lùng nghi
can hàng đầu của các vụ khủng bố Paris làm 130 người thiệt mạng, đã kéo
dài hơn bốn tháng mới bắt sống được Abdeslam. Và nay các nhà điều tra
đang cố gắng tìm hiểu những gì đã diễn ra trong khoảng thời gian đào tẩu
này, để trả lời rất nhiều câu hỏi.
Tên khủng bố 26 tuổi mang quốc
tịch Pháp đã trở thành « bóng chim tăm cá ». Cảnh sát mất dấu hắn ta kể
từ ngày 14/11/2015 tại Schaerbeek, khu phố đối diện với
Molenbeek-Saint-Jean, nơi hai người bạn đã thả hắn xuống sau khi lái xe
từ Bruxelles đến Paris đón vào lúc nửa đêm. Trên đường đi, chiếc xe bị
kiểm soát ba lần, lần cuối vào lúc 9 giờ sáng ở Cambrai gần biên giới
Bỉ, nhưng do cái tên Salah Abdeslam chưa bị đưa vào danh sách đen nên
nghi phạm thoát được.
Vốn là một kẻ lưu manh vặt ở khu phố bình dân
Molenbeek của Bruxelles rồi trở nên cực đoan, Salah Abdeslam, nghi can
số một trong các vụ khủng bố Paris hôm 13/11/2015 đã trở thành nhân vật
bị châu Âu truy nã ráo riết cho đến khi bị bắt hôm qua 18/03/2016.
Các áp-phích với chân dung của Salah Abdeslam được dán ở khắp châu Âu : cao 1,75 mét, mắt nâu, tóc vuốt keo, với dòng chữ « đối tượng nguy hiểm ». Nhưng thanh niên quốc tịch Pháp 26 tuổi này đã biến mất trong suốt 126 ngày, là thách thức lớn cho cảnh sát.
Salah Abdeslam, nghi phạm bị truy lùng nhất châu
Âu từ bốn tháng qua và là tên khủng bố duy nhất còn sống sót trong vụ
tấn công đẫm máu Paris hồi tháng 11/2015 đã bị bắt tại Bỉ hôm qua
18/03/2016.
Từ Bruxelles, thông tín viên RFI Joana Hostein tường trình :