Affichage des articles dont le libellé est Biên giới. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Biên giới. Afficher tous les articles

vendredi 12 juillet 2024

Lê Đức Dục - Đại bác không ru đêm

 

Xin đt my n trm lên khói

Nh gió thi v phía V Xuyên

40 năm ri còn đau nhói

6X – hai b nh và quên

Hi n nếu không vào đi hc

Có th mình lên bám cht ri

Đi gia nghĩa trang : bao bè bn

Bia đ, sinh : thp niên sáu mươi

Nguyễn Phan Khiêm - Hôm nay giỗ trận Vị Xuyên lần thứ 40


Ngày 12/07/1984, quân đội Việt Nam tổ chức trận đánh phản công giành lại những điểm cao bị Trung Quốc chiếm giữ ở Vị Xuyên (Hà Giang). Sư đoàn 356 có 593 chiến sĩ hy sinh, 820 chiến sĩ bị thương. Ngày 12/07 hàng năm trở thành Ngày Giỗ trận Vị Xuyên đầy xót xa...

Tháng 2/1979, Trung Quốc đồng loạt tấn công vào biên giới sáu tỉnh phía Bắc của Việt Nam. Trải qua 30 ngày chiến đấu ác liệt, Việt Nam đã đánh bại "chiến thuật biển người, thọc sâu phá hoại" của quân Trung Quốc, buộc họ phải rút khỏi Việt Nam vào ngày 18/03.

Tuy nhiên, Trung Quốc không hoàn toàn rút quân mà vẫn duy trì lực lượng ở biên giới và lãnh thổ Việt Nam, khiến cho chiến sự tiếp diễn suốt 10 năm sau đó.

mardi 5 mars 2024

Tạ Duy Anh - Ngày tổng động viên

Hoàn toàn ngẫu hứng, nhóm cựu binh chống Tầu chúng tôi hẹn gặp nhau tại nhà anh Nguyễn Thái Long, tác giả cuốn sách quý hiếm "Tiếng vọng đèo Khau Chỉa", vào đúng ngày Tổng động viên cách đây 45 năm.

Tất cả chúng tôi vẫn nhớ nguyên vẹn không khí sục sôi của buổi sáng hôm ấy, khi Chủ tịch nước Việt Nam, cụ Tôn Đức Thắng phát lệnh tổng động viên qua Đài tiếng nói Việt Nam. Khi đó, người nhiều tuổi nhất trong số chúng tôi cũng chỉ mới ngoài hai mươi.

Không hề cường điệu khi nói "Tiếng vọng đèo Khau Chỉa" quý hiếm, vì cho đến nay, số tác phẩm viết về cuộc chiến 1979 còn quá ít.

vendredi 1 mars 2024

Nguyễn Thông - Họ đã cố tình gọi sai tên cuộc chiến đấu chống xâm lược (3)

Cuộc chiến tranh do Trung Quốc gây ra mở màn hôm 17.2.1979 nhìn dưới góc độ của người Việt tử tế, đó là cuộc chiến tranh xâm lược.

Kẻ đem quân đi đánh nước khác ngay trên đất nước ấy, không là chiến tranh xâm lược thì là gì? Bản thân nhà cầm quyền Trung Quốc thừa hiểu điều đó nhưng nó cố tránh, gọi trẹo đi thành “dạy cho Việt Nam một bài học”. Lạ ở chỗ, có những người Việt Nam lại cố tình không hiểu, cũng tìm cách gọi trẹo như Trung Quốc.

Hệt như lúc này, người ta vì lý do khốn nạn nào đó không dám gọi bọn Nga xâm lược Ukraine là bọn xâm lược, chỉ dám rụt rè thập thò bằng “chiến dịch quân sự đặc biệt”. Ông hàng xóm nhà tôi bảo chiến dịch chiến dịch cái mả bà nhà chúng nó.

dimanche 25 février 2024

Nguyễn Thông - Họ đã cố tình gọi sai tên cuộc chiến đấu chống xâm lược (2)

 

Muốn biết chính xác tên gọi của cuộc chiến tranh do Trung Quốc gây ra ngày 17.2.1979, hãy đọc lại chính những câu chữ của nhà cầm quyền Việt Nam trong cuốn sách trắng “Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc 30 năm qua” (xuất bản tháng 10.1979, NXB Sự Thật). Được viết khi họ còn tỉnh táo, đầy bản lĩnh, chứ không u mê tre pheo gì cả.

Trong chương 3 “Điên cuồng chống Việt Nam một cách công khai”, mục 4 “Tấn công Việt Nam từ hai hướng” ghi rõ:

“Bọn cầm quyền Trung Quốc đã huy động 60 vạn quân gồm nhiều quân đoàn và nhiều sư đoàn độc lập, nhiều đơn vị binh chủng kỹ thuật với gần 800 xe tăng và xe bọc thép, hàng ngàn khẩu pháo, hàng trăm máy bay các loại của hầu khắp các quân khu của Trung Quốc, điên cuồng phát động chiến tranh xâm lược Việt Nam ngày 17 tháng 2 năm 1979.

vendredi 23 février 2024

Đặng Đình Mạnh - Cuộc chiến năm 79 vẫn là cuộc chiến ý thức hệ

Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Nhiều người đã nhắc đến cuộc chiến năm 1979 dưới tiêu đề như vậy.

Xét theo phương diện công pháp quốc tế, tiêu đề đó hoàn toàn chính xác khi một quốc gia đem quân đội sang đánh chiếm lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền khác, bất luận biện minh cho mục đích như thế nào.

Nhưng riêng đối với cuộc chiến năm 1979, thì bất kỳ sự đánh giá nào cũng đều khập khiễng, khi không xét đến mối quan hệ giữa hai chế độ cộng sản tại Trung Quốc và Việt Nam. Mà theo đó, nguyên nhân chính yếu là quan hệ ý thức hệ Cộng Sản mang tính cách quyết định. Giả thiết, nếu một trong hai quốc gia khi ấy không phải là chế độ cộng sản, thì đã có cuộc chiến khiến làm thiệt mạng hàng vạn người ở cả hai bên cuộc chiến hay không ?

mercredi 21 février 2024

Tiểu Vũ - Một chiều biên giới

 

Bốn mươi lăm năm trôi qua, bài hát “Chiều biên giới” của nhạc sĩ Trần Chung (phổ thơ Lò Ngân Sủn) vẫn còn nguyên sức lay động lòng người bởi giai điệu và ca từ quá đẹp, bài hát nhắc nhớ về một thời hàng triệu thanh niên lên đường quyết tâm bảo vệ biên cương tổ quốc.

Mùa xuân năm Kỷ Mùi (1979) lúc 4 giờ 17 phút sáng 17 tháng Hai, giữa lúc nhân dân Hoàng Liên Sơn đang ngủ ngon thì bất thình lình hàng loạt đạn đại bác từ phía Bắc dội tới làm khắp biên giới bốc lửa ngùn ngụt. Hàng loạt quả đại bác thi nhau trút xuống thị xã Lào Cai, Cốc Lếu, nhằm thẳng các cơ quan, nhà máy và xóm làng của người dân.

Từ thời khắc đó, một lần nữa cuộc chiến chống quân xâm lược Trung Quốc của dân tộc ta bắt đầu được đánh dấu bằng những trận chống trả quyết liệt, hàng triệu người đã đổ xương máu để bảo vệ từng tấc đất của tiên tổ cha ông để lại.

mardi 20 février 2024

Đỗ Trung Quân - 17-2 -1979

Chuyện từ một tờ báo được “tam ban triều điển“ của Triều đình. Phó ban tuyên giáo Huỳnh Thanh Hải khi ấy nói “Chuyện người ta muốn quên các anh cứ khơi lại, nhắc mãi …“

Để Mị nhắc cho mà nhớ:

Năm 2009, báo Sài Gòn Tiếp Thị đăng bài Biên Giới Tháng Hai của nhà báo Huy Đức trên cụm trang Góc nhìn số ra ngày thứ Hai 09.02.2009. Bản online của bài này được đăng lên website sgtt.vn ngay sau đó.

Đến trưa ngày 09.02.2009 bài này bị “trển” bắt rút khỏi website, và bản báo giấy thì bị điểm mặt chỉ tên lưu “sổ bìa đen” trong cuộc họp giao ban với ở “trển” vào thứ Năm tuần đó.

Lưu Trọng Văn - Ước gì quá khứ được khép lại

 

Có quan chức hỏi gã, tại sao trên mạng những ngày lịch sử chiến tranh với Pháp, Mỹ cộng đồng mạng ít nhắc đến, trong khi ngày Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, ngày 17.2 Trung Quốc đánh Việt Nam cộng đồng mạng tràn ngập tưởng niệm?

Cùng là quá khứ chống xâm lăng của Dân tộc mà. Phải chăng nhiều người ghét Trung Quốc?

Gã ngạc nhiên trước thắc mắc của vị quan chức nọ. Gã càng ngạc nhiên hơn khi một nhóm dư luận viên tạo ra các Facebook với các hình ảnh chống Mỹ, Pháp trong ngày 17.2 này. Họ có ý nhắc nhở cộng đồng mạng kẻ thù là ai.

Hoàng Nguyên Vũ - 17 tháng Hai, đừng quên đây là ngày gì để không có lỗi với xương máu cha ông!

 

“Đó là ngày mà Trung Quốc nổ súng xâm lược Việt Nam 45 năm trước”, tôi trả lời vỏn vẹn khi sáng nay, cậu bé hàng xóm có hỏi tôi về ngày này. Cậu bé 15 tuổi, người mà tôi thường chỉ cho cậu về cầu lông, khi thấy tôi xem một số bức ảnh lịch sử với những gì xảy ra ở Cao Bằng tròn 45 năm trước.

“Chú cũng sinh năm ấy, đó cũng là một trong những lý do để chú nhớ”. Rồi tôi kể cho cậu về cuộc chiến, về việc tại sao nó lại xảy ra và tại sao trong một thời gian dài, sự kiện này chìm trong im lặng.

Bốn năm trước, trong một đợt công tác ở khu vực biên giới, tôi dậy rất sớm đi một vòng. Tôi chạy xe thật chậm, mở radio nghe chương trình buổi sáng. Thật bất ngờ, chương trình kể về cuộc chiến với những câu chuyện của hẹn ước, của những chàng trai sẵn sàng rời Hà Nội lên đường chiến đấu.

Mạc Văn Trang - Phim "Phản bội" bị phản bội!

 

Ngày 17 tháng 2 năm 1979 Trung cộng đem hơn nửa triệu quân xâm lược nước ta suốt 6 tỉnh biên giới, gây bao tội ác dã man... Nghệ sĩ nhân dân Trần Văn Thủy nhớ lạị:

... "Vào dịp này năm ấy, tôi cùng nhóm làm phim cũng có mặt ở mặt trận Tam Đường, Lào Cai, rồi Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên...ghi hình trực tiếp. Ác liệt, tàn bạo và man rợ vô cùng.

Với sự trực tiếp giúp đỡ đặc biệt của ông Nguyễn Cơ Thạch, tôi đã cho ra "Phản bội", bộ phim tài liệu (Đen Trắng) dài nhất trong lịch sử Hãng Phim tài liệu Trung ương cho đến thời điểm đó: 90 phút.

lundi 19 février 2024

Nguyễn Thông - Họ đã cố tình gọi sai tên cuộc chiến đấu chống xâm lược (1)

 

Những ngày qua, dư luận ồn ào lên tiếng về sự kiện xảy ra… đã 45 năm trước. Đó là cuộc xâm lược tàn bạo của bọn cộng sản Trung Quốc - bạn của cộng sản Việt Nam, mở màn cho cuộc chiến tranh giữa hai nước nửa cuối thế kỷ 20.

Nêu khoảng thời gian này bởi từ xa xưa Trung Quốc đã xâm lược, gây chiến với Việt Nam biết bao lần chứ không phải chỉ lần này, và đều bị đánh bại.

Mạng xã hội cũng như báo chí mậu dịch đều lên tiếng, đủ kiểu đủ cách, kể cả né tránh không dám nhìn thẳng vào bản chất, sự thực. Tôi đọc trên báo quốc doanh bài về ông cựu chủ tịch nước Trương Tấn Sang đi thắp hương viếng liệt sĩ ở nghĩa trang Vị Xuyên trên Hà Giang đúng ngày 17.2, tịnh không thấy một chữ nào nói về bọn xâm lược Trung Quốc, những kẻ đã gây ra cái chết của liệt sĩ.

Huy Đức - Vụ thảm sát Tổng Chúp

 

Sáng nay, 19-02-2024, hương linh của các nạn nhân trong vụ thảm sát Tổng Chúp đã chính thức có nơi trú ngụ. Trong thư mời dự lễ khánh thành “Nhà Sinh hoạt cộng đồng kết hợp gian thờ các nạn nhân Tổng Chúp”, UBND thành phố Cao Bằng nhấn mạnh “sự quan tâm đặc biệt của Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và các nhà hảo tâm”.

Vụ thảm sát diễn ra vào cách đây đúng 45 năm.

“Tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 09-03, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã giết 43 người, gồm 21 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai. Tất cả đều bị giết bằng dao như Pol Pốt. Mười người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối”.

dimanche 18 février 2024

Tạ Duy Anh - Xóa ký ức

 

Giáo hoàng đương nhiệm Phanxicô viết:

"Ký ức của một dân tộc nhỏ, không hề nhỏ hơn ký ức của một dân tộc lớn".

Vì thế, một cường quốc không có cách nào để xóa bỏ ký ức của một dân tộc nhỏ.

samedi 17 février 2024

Nguyễn Hồng Lam - 17-2, pháo đài

 

Bia Khánh Khê một thời bị đục chữ, khói hương bay trên những sứt sẹo của ngay cả dòng tưởng niệm.

Hang Dơi, Tổng Chúp, những cao điểm Vị Xuyên... nếu không bị vùi trong đổ nát cho cỏ thờ ơ vùi lấp thì cũng thụt sâu trong hoang vắng lãng quên. Và cũng có nhiều nơi sau này đã được tu bổ, dựng lại hoặc xây mới.

Bài thơ "Gửi em ở cuối sông Hồng", dù vẫn được nhắc, được ngâm, được in lại thì cũng có đoạn bi tráng bị cắt đi, lờ đi, không nhắc, hoặc tế nhị mà thay bằng dấu (...) khô khan, lạnh lùng trên trang báo...

Lê Xuân Nghĩa - “Lịch sử sẽ không công bằng với những kẻ cố tình quên lịch sử”

 

Rõ ràng cuộc chiến tranh chống giặc bành trướng Trung Quốc diễn ra suốt 10 năm trời. Nhưng tại sao người ta chỉ nói đến quãng thời gian một tháng ngắn ngủi?

Và đến bây giờ, mọi liên quan đến cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược chỉ được viết là “địch”, “kẻ thù”.

Và trên mộ bia các liệt sĩ hoặc bia tưởng niệm chỉ ghi “mặt trận phía Bắc” hay “mặt trận biên giới phía Bắc”.

Lê Đức Dục - 45 năm, vẫn đất nước này ôi nước Việt yêu thương

 

Tôi đã thc ch đến 0 giờ ngày 17 tháng Hai

Đ nh v 45 năm trước

Lúc biên i năm y va qua ngày khác

Chc không mt ai tin vài gi sau h s chết bi đn gic Tàu !

Tôi đt nén nhang vòng đ nhang cháy được lâu

Lâu đến my cũng không lâu bng ADN truyn kiếp

Nhng trang s rõ ràng đi đi kế tiếp

Có th không ghim sâu bng trang s mun lãng quên

Dương Kim Nhi - Người lên biên giới

 

hôm nay ai v biên gii

cho tôi gi nén hương trm

thp lên tng ngôi m chí

khói thơm nơi các anh nm

hôm nay ai v biên gii?

các anh nm ngm tri mây

đt V Xuyên ôm mãi mãi

tui xanh còn mãi nơi đây

Nguyễn Quang Thiều - Một số bài thơ về cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc

 

Hôm nay là ngày 17 tháng 2, ngày Trung Quốc nổ súng xâm lược Việt Nam dọc biên giới phía Bắc. Hồi đó tôi đã viết một số bài thơ về cuộc chiến tranh này. Nay xin được đưa lại để nhớ về ngày này 45 năm về trước.

CHÚNG TÔI GỌI TÊN ANH

(Tưởng nhớ liệt sĩ Lê Đình Chinh. Người liệt sĩ đầu tiên trong cuộc chiến tranh xâm lược của Trung Quốc trên biên giới phía Bắc).

Anh Chinh ơi ! Chúng tôi gi tên anh

Khi lũ qu tràn sang đt m

Nhng hng súng đen ngòm

Nhng mt đy man r

Bước chân đi làm bn đt rng

Lưu Trọng Văn - Ngày 17 tháng Hai cùng với một trung tướng Campuchia

Gã phượt từ Phnom Pênh đến Shihanoukville với Sophan, một trung tướng Campuchia. Vị trung tướng từng là sư trưởng một sư đoàn nhiều năm đánh nhau với Khơmer Đỏ tại vùng Siêm Riệp, Biển Hồ.

- Ngày 17.2 ông nhớ là ngày gì không? Gã hỏi.

- Ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam vì tức giận Việt Nam đánh bọn Pol Pot cứu Dân tộc Khmer khỏi diệt chủng. Pol Pot và Trung Quốc giết chết ba triệu người Campuchia đó, nếu không có bộ đội Việt Nam thì dân tộc tôi còn ai?