Affichage des articles dont le libellé est Quốc gia. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Quốc gia. Afficher tous les articles

dimanche 6 octobre 2024

Dương Quốc Chính - Một số sai sót trên báo về dịp tiếp quản Hà Nội

 

Chán báo Dân Trí quá. Để nguyên ngày còn chưa biết mà sửa. Ô Cầu Giấy (Thanh Bảo) là nơi đoàn quân (không có dân) phía Tây tiến vào tiếp quản, chứ không phải Ô Cầu Dền, và nó ở chỗ bến xe Kim Mã cũ chứ không phải chỗ ngã tư Cầu Giấy trong ảnh. Tức là hai lần sai.

Ô Cầu Dền là nơi đoàn quân phía Nam tiến vào. Nó ở chỗ ngã tư Đại Cồ Việt với phố Huế, Bạch Mai. Phía Nam Đại Cồ Việt ngày xưa đã là ngoại thành rồi.

Còn cái ga Hà Nội, nếu chụp cái sảnh, thì là xây lại kiểu Liên Xô, sau khi bị bom Mỹ đánh sập, không phải đầu thế kỷ. Nhìn cái khối giữa này chả liên quan gì tới hai cánh kiểu Pháp cũ. Thế mà ngày xưa người ta xây được mới tài.

mercredi 17 juillet 2024

Nguyễn Văn Mỹ - Tôi chọn bông lúa làm quốc hoa

Đầu năm 2011, báo chí và mạng xã hội Việt Nam sôi động việc “chọn quốc hoa”. Dịp giáp Tết bận rộn nên chỉ mấy chục ngàn người tham gia, vài trăm ý kiến trên báo, trên mạng. Ai cũng cho mình có lý, muốn loài hoa mình yêu thích được chọn. Hết Tết vẫn im re, sau đó chìm xuồng không rõ lý do.

Mấy bữa nay, chuyện cũ lại dậy sóng. Tại kỳ họp Quốc hội thứ 7, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) đề nghị “Cần cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hoa sen là quốc hoa.

Bởi năm 2011, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức bầu chọn quốc hoa, tỉ lệ chọn hoa sen đạt 81 %” Đại biểu Bùi Hoài Sơn - ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho rằng “Việt Nam hoàn toàn có thể chọn hoa sen làm quốc hoa vì nhiều lý do đặc biệt”.

mardi 30 avril 2024

Dương Quốc Chính - Cuộc chiến Quốc-Cộng và hòa giải dân tộc

Việt Nam vốn được coi là bản sao của Trung Quốc dù là ở chế độ nào, trừ giai đoạn Việt Nam có bảo kê là Pháp, Mỹ, rồi Liên Xô. Đặc biệt là sau đổi mới, Việt Nam càng là một bản copy lỗi của Trung Quốc.

Lỗi chỗ nào thì mình đã chỉ nhiều lần, nhiều chỗ. Lần này sẽ chỉ thêm khi bàn sơ lược về cuộc chiến Quốc-Cộng Trung Quốc. Ban đầu, hai phe chung sống hòa bình dưới sự trợ giúp của Liên Xô, trong giai đoạn Tôn Trung Sơn lãnh đạo Quốc dân đảng. Đến khi Tưởng Giới Thạch kế vị, ông thống nhất Trung Quốc (trước đó Trung Quốc bị tan rã bởi các chính quyền quân phiệt cát cứ).

Tưởng có tư tưởng thiên hữu, Quốc dân đảng lúc đó có hai phe tả và hữu, nên ông quay ra chống Cộng. Chiến tranh Quốc-Cộng diễn ra từ năm 1926-1937 thì tạm ngưng để cùng đánh Nhật. Hai bên hợp tác không đáng kể, Mao đánh du kích nên không thiệt hại nhiều như Tưởng. Nên cuộc kháng Nhật khiến cho Mao mạnh lên còn Tưởng yếu đi.

Tạ Duy Anh - Quốc cộng, Quốc gia, Quốc Việt

Với tôi, qua các trải nghiệm lịch sử, tự thấy có một chút nghi vấn: Hình như huyền thoại đồng bào đang được truyền tụng là một phiên bản đã không còn nguyên bản!

Rất nhiều khả năng nó bị lỗi ở đâu đó?

Liệu có thể đã xảy ra một sự “thất lạc” nguyên bản ở khúc quanh định mệnh nào chăng? Hay biết đâu, tại một biến cố kinh hoàng đã bị rơi vào quên lãng, nó bị lợi dụng, bị diễn giải theo chiều hướng phục vụ thứ mà người ta hay nói là trò chơi vương quyền?

mercredi 27 mars 2024

Nguyễn Tường Minh - Nguyên Thủ Quốc Gia

 

Trên thế giới, có thể nói “nghề nghiệp” đặc biệt nhất chính là làm Nguyên Thủ Quốc Gia.

“Nghề nghiệp” này không do chúng ta chọn, khi sinh ra thì không có bất kỳ ai biết mình sẽ làm Nguyên Thủ Quốc Gia. Người ta có thể sinh ra làm một Hoàng tử, làm một Thái tử, con Vua hoặc thậm chí làm Vua… nhưng không có ai ngay lập tức trở thành Nguyên Thủ Quốc Gia. Một người có thể quyền cao chức lớn nhưng rất khó trở thành một Nguyên Thủ Quốc Gia đúng nghĩa.

“Vua, Hoàng Đế, Tổng Thống, Tổng Bí Thư, Chủ tịch Nước, Thủ tướng, Thống đốc…” đều là những chức vụ, danh xưng cao quý trong phân công chức vụ một người giữa thể chế, triều đại quốc gia. Nhưng Nguyên Thủ Quốc Gia mới chính là trọng trách của một người được công nhận làm đại diện cho cả quốc gia và dân tộc trước bạn bè thế giới.

mardi 7 décembre 2021

Lê Dũng - Mua bán danh dự quốc gia

 

Việt Nam có mấy thứ liên quan đến khái niệm sở hữu toàn dân, nhưng hướng dẫn sử dụng lại loằng ngoằng vô đối so với thế giới.

- Đất đai,

- Chuyện Kiều, phi vật thể

- Quốc ca,

jeudi 7 octobre 2021

Lưu Trọng Văn - Khi sự thật phơi bày…

 

Đại dịch sẽ là cơ hội để những đầu óc lớn của quốc gia nhìn lại con đường đã đi qua và sắp tới sẽ cần phải đi.

Tiếc rằng nhiều đầu óc lớn của quốc gia ở Việt Nam lại chưa có điều kiện tụ hội chốn cung đình.

Chính vì vậy Con đường quốc gia đã đi qua gặp không ít rủi ro, giông tố mà hướng và đích lại chập chờn hư ảo…

lundi 7 juin 2021

Nguyễn Quang Duy - Chủ nghĩa nào đã làm Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ năm 1975 ?


Sau 46 năm chấm dứt chiến tranh, nhiều người, kể cả những học giả ngoại quốc, vẫn tin rằng cuộc chiến tại miền Nam là cuộc chiến giữa hai ý thức hệ quốc gia và cộng sản.

Nhưng ý thức hệ quốc gia hay chủ nghĩa quốc gia Việt Nam là gì, và lý do ý thức hệ cộng sản thắng thế vẫn chưa được tìm hiểu và phân tích cặn kẽ, để biết đâu là sự thật.

Chủ nghĩa quốc gia đến với Việt Nam

Trước thế kỷ thứ 20, nước là của vua, dân là con vua. Việc bảo vệ và mở mang bờ cõi là trách niệm của nhà vua, làm dân có bổn phận phải trung thành với vua và sẵn sàng chết theo lệnh của nhà vua.