Ai
cũng biết, các ông Phúc, Thưởng, Huệ đã nhận hình thức kỷ luật rất nặng.
Tuy
nhiên về hình thức, các ông đó không bị kỷ luật mà chỉ là đồng ý theo nguyện vọng
cho nghỉ hết các chức vụ. Về luật pháp các ông ấy không có tội gì cả.
Xử
lý vậy người ta cho là hay (đỉnh cao trí tuệ)...
Nhưng
theo tôi nó chỉ giúp vài mục đích ngắn hạn. Về dài hạn rất bất lợi.
Dân chúng chờ đợi từng ngày và vui vẻ khi
có quan lớn bị kỷ luật, đó mới là điều khiến nhà cai trị phải suy nghĩ (tại sao
lại thế, vì đâu, lý do gì...), chứ không phải chỉ một chiều ca ngợi chống tham
nhũng không có vùng cấm này nọ.
Làm quan to cai trị, cần tự soi mình vào
cái gương/kính dân mà thấy mình thế nào, chứ đừng để dân mong có... quốc tang.
Ông hàng xóm nhà tôi nhận xét rằng chống
nửa vời, giấu sai phạm của cán bộ như mèo giấu c*t. Một đứa đã làm tới chủ tịch
nước, tự dưng cho nó nghỉ, nói nó có "vi phạm, khuyết điểm gây dư luận xấu",
rồi kỷ luật nó thì không phải chuyện thường. Chủ tịch nước chứ đâu phải trưởng
thôn trưởng ấp. Vụ Võ Văn Thưởng, và cả Nguyễn Xuân Phúc trước đó hơn một năm nữa,
đều vậy.
Đợt
trước ông Phúc nghỉ thì nhân dân đồn thổi cả năm trời nào là trùm cuối này nọ,
chả biết đúng không nhưng mà cũng mang tiếng.
Hơn
nữa, một số người bị bắt còn bị cho là họ hàng của ổng, chắc là đúng. Nên ổng
xin nghỉ cũng trước. Nhân dân cũng không thắc mắc.
Còn
anh Thưởng, bọn phản động còn không biết cụ thể là anh dính phốt gì? Hồi trước
có đồn thổi có đứa cháu tiếp viên hàng không buôn kem đánh răng. Nhưng mình
không tin cái đó bị coi là phốt, nếu đúng cháu chắt thật, vì chả ai ngu đi cứu
cái tội tày trời đó. Dự là tin giả.
Trước chiến dịch “đốt lò” của ông Nguyễn
Phú Trọng, cách chống đỡ tốt nhất của giới cán bộ lãnh đạo là cho cả guồng máy
nằm ì ra, càng ít cựa quậy càng tốt!
Truyện dài Tham nhũng của Cộng sản Việt
Nam mở sang trang mới: Phiên tòa xử Trương Mỹ Lan bắt đầu ngày 6 tháng Ba,
2024. Hồ sơ tòa án nghe nói nặng đến 6 tấn, theo VnExpress.
Mỗi tấn là 1.000 ký, chắc 6 tấn hồ sơ này
toàn là giấy, trừ khi trong đó “đính kèm” cả vàng khối. Bởi vì số tiền người ta
nghi bà đã kiếm được lên tới $12,5 tỉ mỹ kim, có thể mua được 184 ngàn ký vàng
với giá $68.000 đô la một ký trên thị trường thế giới hôm nay.
Chiều
04.02.2023, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức buổi lễ bàn giao công tác giữa
nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân.
Có
lẽ bác Tổng Trọng bận nhiều việc hay sức khỏe không cho phép hoặc vì lý do nào
đó không có mặt. Thay mặt Đảng có ông Võ Văn Thưởng mà thôi.
Phát
biểu tại buổi lễ, ông Phúc nhấn mạnh: "Gia
đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa
bao giờ gặp giám đốc Việt Á, điều này đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết
luận rõ ràng".
"Gia
đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa
bao giờ gặp Giám đốc Việt Á”. Ông Nguyễn Xuân Phúc đã sử dụng cơ hội cuối cùng
trong Phủ Chủ tịch để gửi tới toàn dân lời thanh minh.
Nếu
“điều này đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKT) kết luận" như tuyên bố
của ông, thì UBKT Trung ương hoặc Ban Bí thư nên là bên đứng ra công bố, “đập
tan” những “luận điệu” gọi bà Trần Thị Nguyệt Thu là “trùm cuối”.
Và
tất nhiên, UBKT cũng nên cho dân chúng biết 3 vụ bắt giam: Phó chủ tịch tỉnh
Quảng Nam Trần Văn Tân (tối 31-12-2022); Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Bạch
Thùy Linh (tối 04-01-2023). Đặc biệt, Thủy và Linh đã “lợi dụng ảnh hưởng” của
ai mà có thể “can thiệp, tác động lãnh đạo một số Bộ, ngành tạo điều kiện giúp
Công ty Việt Á”.
Chỉ
vài giờ nữa, Giao thừa. Nhìn tấm hình ông bỏ lá phiếu từ chức chủ tịch nước và
từ nhiệm đại biểu Quốc hội, gã thấy một nỗi đau.
Đau
cho ai đó từng hy vọng ở ông sẽ làm thay đổi tích cực, cho Quốc gia quá thiếu
minh quân này.
Gã
có cảm tình với ông vì vẻ chân thật, không kiểu cách. Vì biết ai là bạn không
kiêng dè, vì bản tính không ồn ào lý luận khuôn sáo tẻ nhạt, vì cái nhìn thoáng
trong ứng xử với tài năng, trí thức, vì tình cảm mộc mạc với bè bạn văn minh.
Thiên
hạ, trong đó có đứa thường dân như tôi, quên cả tết đã đến đít, bởi đang chú
mục chú tâm vào chuyện bãi chức chủ tịch nước đối với đương sự Phúc dù ông ta
mới được nửa nhiệm kỳ.
Cái
sự giả dối, giả dối công khai, nó bộc lộ ngay ở thượng tầng, dân ta quen gọi là
trung ương.
Thực
chất của vụ việc, bản thân những ông bà trung ương cũng như dân chúng đều biết
cả, nhưng họ cứ nói lấy được, kiểu như tao cứ tuyên bố thế đấy, chúng mày làm
gì được tao.
1.
“Không liên minh hoặc thỏa thuận với bên
thứ ba làm phương hại đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích
của nhau”.
Dân
Việt mình gần đây không tin Nga ủng hộ Việt Nam ở Biển Đông vì : Nga và
Trung Quốc thường tập trận chung trên biển, Nga và Trung Quốc xích lại gần nhau
trong các biến cố thế giới, và lập trường không dứt khoát của Nga về chủ quyền
của Việt Nam ở Biển Đông.
Tôi
không biết câu nói trực tiếp tiếng Việt thế nào, nhưng Tân Hoa Xã thuật rằng:
Ông Phúc nói Việt Nam sẽ không bao giờ đi theo nước này để chống Trung Quốc.
Phía
Trung Quốc nghe được câu này mừng húm, ra sức tuyên truyền. Đọc bài này của Đài
phát thanh quốc tế Trung Quốc là thấy.
Như
đã nói, chưa biết lời thuật của Tân Hoa Xã có chính xác hay không (họ không
trích dẫn trực tiếp trong ngoặc kép). Có thể chỉ là câu nói Việt Nam sẽ không
bao giờ đi theo nước này để chống nước kia, và được phía Trung Quốc diễn dịch
theo ý họ.
Thứ
hai 05/04/2021 lúc 17:14, Chinhphu.vn đưa tin: "Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa ký quyết định phê duyệt chủ
trương đầu tư dự án Sân golf Đak Đoa, tỉnh Gia Lai.
Quy mô của Dự án là 174,01 ha với nguồn
vốn đầu tư là 1.142,075 tỉ đồng. Trong đó vốn chủ sở hữu 172,912 tỉ đồng (chiếm
15,14% tổng vốn đầu tư), vốn vay
969,163 tỉ đồng (chiếm 84,86%) tổng vốn đầu tư..."
Như
vậy phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng người phụ trách lĩnh vực xây dựng đã ký quyết
định, chứ không phải thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.
(NCQT 25/01/2021)Khi Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) triệu tập Đại hội
đại biểu toàn quốc lần thứ 13 vào tuần này, Đảng sẽ phải quyết định một vấn đề
quan trọng: đề cử các lãnh đạo cấp cao của Đảng và nhà nước.
Thế
nhưng, mọi thứ đã có một bước ngoặt bất ngờ, làm phức tạp thêm vấn đề ai sẽ là
nhà lãnh đạo có tiếng nói cao nhất ở Việt Nam trong 5 năm tới.
Trước
thềm đại hội, Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Trung ương khóa 12 của
ĐCSVN đã họp vào giữa tháng 1 để thông qua danh sách đề cử cho các vị trí lãnh
đạo chủ chốt. Thông tin không chính thức nhưng đáng tin cậy từ Hội nghị cho
biết Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã được Trung ương Đảng ủng hộ tiếp tục nắm
giữ chức tổng bí thư, trong khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ được đề cử làm
tân chủ tịch nước.
(NCQT 17/01/2021) “Chính trị là nghệ
thuật của những điều có thể”. Câu
nói nổi tiếng của chính trị gia người Phổ Otto Von Bismarck hàm ý rằng các
chính trị gia đôi khi phải thỏa hiệp với nhau, để đạt được những giải pháp mà
tất cả các bên liên quan đều có thể chấp nhận.
Những
thỏa hiệp như vậy thường biến những giải pháp chính trị dường như là không
tưởng trở nên khả dĩ. Một ví dụ điển hình cho câu nói này chính là kết quả của
Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN)
khóa 12.
Hội
nghị Trung ương lần thứ 15 của ĐCSVN, diễn ra trong hai ngày 16-17/01/2021, đã
đưa ra quyết định về các vị trí nhân sự hàng đầu của Việt Nam vốn sẽ được thông
qua tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 sắp tới của Đảng.
Tối
qua, 22.12 thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ động trao đối bằng điện đàm với
tổng thống Trump về việc Cơ quan đại diện thương mại Mỹ (USTR) đang tiến hành
điều tra chính sách tiền tệ và nguyên liệu gỗ của Việt Nam theo điều khoản 301
của Luật thương mại năm 1974 của Mỹ.
Mỹ
có thể trừng phạt kinh tế Việt Nam với việc áp thuế cao lên hàng hóa của Việt
Nam. Đây là một nguy cơ lớn ảnh hưởng đến đời sống người Dân Việt.
- Kỷ niệm 75
năm thành lập nước chủ tịch nước phải chủ trì, vì sao ông Trọng để cho ông Phúc chủ
trì ?
- Lễ tang cố Tổng bí thư Lê Khả Phiêu, ông Trọng Tổng
bí thư trưởng ban tang lễ. Vì lý do sợ đến ma chay âm khí không tốt cho người
bị bệnh, lẽ ra phải để ông Vượng thường trực Ban bí thư chủ trì, nhưng vì sao
ông Trọng lại trao cho ông Phúc thay mình?
Theo các tiêu chí
chọn tứ trụ mới nhất thì ứng cử viên tổng bí thư bây giờ chỉ còn bác Vượng và
bác Phúc thôi. Mỗi bác có thể mạnh và điểm yếu riêng.
Bác Vượng nghe
đồn là truyền nhân của các Trọng, có nhiều tố chất của bác Trọng, giống nhất là
kiên định lập trường tiến lên chủ nghĩa xã hội. CV của bác chủ yếu kinh qua các
vị trí ít có điều kiện ăn nhậu, ở Viện Kiểm sát và các ban đảng. Chắc thế nên
được bác Trọng yêu!
Bác Trọng thì lâu
nay vốn nổi danh giang hồ là người đốt lò vĩ đại. Mà đốt lò rất là tốn củi, ân
oán giang hồ rất nhiều. Anh em củi rất oán thán, đổi lại anh em đảng viên kiên
định lại rất quý, coi như là lãnh tụ có công rửa mặt cho đảng. Nhưng mà bác già
yếu rồi, cũng phải nghỉ.
Tờ báo mô tả, trong chiếc áo sơ mi trắng, không đeo cà-vạt và không
mang khẩu trang, thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc có vẻ tự tin và nhẹ
nhõm khi phát biểu trong cuộc họp chính phủ thứ Tư tuần trước. Ông có
lý để tỏ ra thoải mái: đã nhiều ngày qua Việt Nam không ghi nhận thêm
một ca nhiễm virus corona nào.
Ông Phúc thông báo, giờ đây « đã đến lúc giảm dần lệnh phong tỏa » được đưa ra để ngăn chận nạn dịch. Dù nhấn mạnh « tối nay không phải là thời điểm để đổ ra đường ăn mừng »,
đây gần như là một tuyên bố về chiến thắng mà ông có thể hy vọng, đúng
vào dịp 30 tháng Tư - ngày thống nhất đất nước, chấm dứt chiến tranh
Việt Nam. Và tháng Giêng tới, Đại hội Đảng Cộng Sản sẽ đề cử một lớp
lãnh đạo mới.
Chiều 20/1 thủ tướng Phúc làm việc với Tổ tư vấn kinh tế.
Hình ảnh trên Cổng Thông tin Chính phủ ngồi
bên cạnh thủ tướng Phúc là Nguyễn Đức Kiên - người được thủ tướng bổ nhiệm làm
tổ trưởng tổ Tư vấn kinh tế, nhưng bị phản ứng dữ dội của những ai am hiểu kinh
tế và biết thực lực của Nguyễn Đức Kiên.
Vậy là tin đồn rằng, trước phản ứng của
dư luận về trình độ và tư cách của Nguyễn Đức Kiên, thủ tướng sẽ gỡ rối và bảo
vệ uy tín cho mình bằng cách khuyên Kiên tự rút lui vì lý do ... sức khoẻ, hoặc
Kiên thấy cần bảo vệ uy tín của thủ tướng nên chủ động rút lui, đều trật lất.
Ông Nguyễn Xuân Phúc (NXP) là người Quảng Nam “hay cãi”
nhưng tôi cũng liều mình một phen để… cãi với người đất cãi. Để tiện bề đối đáp
tôi xin chia bài ông ra từng phần nhỏ và mạn phép in nghiêng những
điểm cần lưu ý. Tôi cũng xin bỏ qua những phần dài lê thê và đều đều giọng văn
nghị quyết, chỉ nói để mà nói, không đáng để cãi.
Tôi xin đi thẳng vào bài
a. NXP: “Sự
phát triển của các học thuyết kinh tế và thực tiễn phát triển của nhiều quốc
gia trên thế giới thời gian qua cho thấy các mô hình tăng trưởng tân cổ
điển nhấn mạnh vai trò của tích lũy vốn và lao
động đối với tăng trưởng kinh tế.”