Affichage des articles dont le libellé est Môi trường. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Môi trường. Afficher tous les articles

jeudi 14 novembre 2024

Thái Hạo - Cần dẹp loạn săn bắt chim trời


Những hình ảnh này tôi chụp trên và bên cánh đồng muối (nay đã bỏ không và một phần đã bị chuyển thành các lô nuôi tôm) của xã biển Hải Châu thuộc Nghi Sơn - Thanh Hóa, ngày 10/11/2024.

Phóng to lên, sẽ thấy những con cò, con vạc hay diệc (?) đang đứng trên những cái cọc, đó là chim mồi đang đứng giữa những cái bẫy. Luôn có những cái chòi bên cạnh, có cái nhìn khá kiên cố.

Tôi hỏi một người dân thì được biết, chúng đã ở đây từ lâu. Hai hình cuối, trên những cây sào ấy là lưới đang giăng, cũng để bắt chim. Đầy những hàng lưới như thế, giăng ngang dọc.

lundi 11 novembre 2024

Cao Huy Thọ - Trump trở lại, chuẩn bị xếp xó tín chỉ carbon

 

Hôm 25-05-2024, tôi có viết một status "Tín chỉ carbon-người nghèo sẽ khóc" sau khi đi học một khóa để trang bị kiến thức i tờ về lĩnh vực này.

Trong đó, tôi có viết một đoạn - thực ra là dự báo của doanh nhân, nhà khoa học Nguyễn Thanh Mỹ - rằng ông Trump mà trở lại ghế tổng thống Mỹ, thì câu chuyện tín chỉ carbon sẽ lại xếp xó.

Nhìn lại trước đây, khi thời Obama làm tổng thống Mỹ, câu chuyện chống biến đổi khí hậu được đẩy lên mạnh mẽ, tín chỉ carbon tăng giá vù vù. Rồi Trump lên, tín chỉ carbon có lúc xuống còn 0,4 USD/tín chỉ!

samedi 2 novembre 2024

Lưu Nhi Dũ - Các đại gia titan Bình Định đang trả giá


Tin mới nhận, các đại gia titan Bình Định bị sờ gáy. Đó là đại gia titan Nguyễn Hoàng Sâm (công tyTNHH thương mại khoáng sản Tấn Phát) và Nguyễn Hữu Lộc (công ty TNHH khoáng sản Thành An).

Nghe nói hai đại gia này là em nuôi của anh Thiện 68, hổng biết có đúng hông. À mà sao anh Thiện 68 nuôi toàn đại gia không vậy? Nhớ anh Thiện 68, cũng là người tích cực nhất trong việc bán Cảng Quy Nhơn theo kiểu tổ chức “đánh cắp” ngoạn mục, mà có lần tôi đề cập trong bài báo Nói Thẳng trên Báo Người Lao Động.

Ngày 30-10, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng kinh tế buôn lậu phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh sát Cơ động Bộ Công an cũng đã tổ chức khám xét một số địa điểm có liên quan ở tỉnh Bình Định, TPHCM.

dimanche 27 octobre 2024

Cù Mai Công - Lại thêm một giấc mơ: 42 công viên ven sông Sài Gòn

Theo báo cáo tổng kết đề án Phát triển kè sông và kinh tế dịch vụ ven sông giai đoạn 2020-2045 (đề án) và kế hoạch triển khai giai đoạn 2020-2025 của UBND TPHCM, sẽ có 42 công viên cây xanh được xây dựng ở các vị trí ven sông Sài Gòn, ở các quận 1, 4, 7, 12, Bình Thạnh, TP Thủ Đức, huyện Hóc Môn, Củ Chi...

Kế hoạch đẹp như một giấc mơ “nhộn nhịp, thơ mộng như sông Seine (Pháp)”, dù giấc mơ này có vẻ… lờ mờ, chung chung như vô số câu chữ thường đọc lâu nay:

“Đây là cơ hội tạo hạ tầng đa chức năng, phát huy vai trò, tiềm năng của sông Sài Gòn trong phát triển kinh tế dịch vụ, tăng cường chất lượng cảnh quan dọc hành lang sông và đa dạng sinh học.

Thọ Nguyễn - Tàn phá hệ sinh thái mạng

 

Bài viết trước của tôi về việc nhiều người Việt thích chụp ảnh các buổi ăn nhậu với những cảnh nâng cốc khiến một số bạn khó chịu. Họ coi đó là quyền được bày tỏ niềm vui khi gặp gỡ.

Tôi xin lỗi đã làm các bạn mếch lòng.

Internet đã trở thành môi trường sống mới của con người. Nó ảnh hưởng đến cuộc sống đến mức có những người vài ngày không gặp cha mẹ không sao, nhưng nếu trong ngày không lên mạng thì không chịu nổi.

mercredi 23 octobre 2024

Mai Quốc Ấn -“Trở về”


Mình nghe được nhiều tiếng chim trong khoảng 5 đến 6 giờ sáng nay. Không rành về chim nên không rõ các loại khác nhau hót ra sao, nhưng nghe tiếng của chim cu cườm rất rõ xen những tiếng chim khác.

Giữa trung tâm Sài Gòn bây giờ mà có tiếng chim là hiếm lắm. TPHCM giờ ít cây xanh ở trung tâm hơn sau nhiều đợt chặt cây làm đường, tỉa cây ngừa cây đổ mùa mưa.

Không rõ là đến sáng nay mình mới lắng lại để nghe thấy tiếng chim, hay chúng vừa quần tụ về đây nữa. Nhưng cảm giác “đã” gì đâu á!

samedi 5 octobre 2024

Võ Khánh Tuyên - Sứ mệnh và tầm nhìn


Nhóm Saigon Xanh là một tổ chức xã hội mang tính tình nguyện. Nhóm này có tôn chỉ, sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu đủ cả, nhưng tựu trung lại chuyên hoạt động dọn dẹp, vớt rác trên các kênh rạch là chính.

Dĩ nhiên, xét trên tổng thể, thì các hành động của các thành viên nhóm được ngợi khen, rồi lãnh bằng khen của Trung ương Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên...cũng xứng đáng. Nhưng nếu đi sâu chi tiết, thấy dường như không ổn chút nào. Bởi:

- Nhóm tình nguyện mang tính không chuyên, thì không thể thay thế cho lực lượng chuyên nghiệp của các Công ty Dịch vụ với đầy đủ các trang bị chuyên dụng.

lundi 23 septembre 2024

Đặng Chương Ngạn - Chúng ta sống ở đâu để an toàn ?

 

Đa số chúng ta chẳng có điều kiện, cơ hội để lựa chọn ngôi nhà của mình. Số đông sẽ ở ngôi nhà của tổ tiên, ông bà...Một số tự mua nhà cho mình, chọn điểm an cư phụ thuộc công việc kiếm sống và số tiền bạc dành dụm được.

Nhưng nếu có thể quyết định, không phụ thuộc vào công việc, tiền bạc, bạn sẽ xây cho mình ngôi nhà ở đâu?

Tôi vẫn nuôi giấc mơ có một ngôi nhà dưới chân núi, bên một con suối...

mardi 17 septembre 2024

Thọ Nguyễn - Vườn rừng, một giải pháp tránh lâm nghiệp đơn canh và giảm sức phá hoại của bão

Cơn bão Yagi không những chỉ tạo ra những tổn thất về người và của, mà còn chỉ ra nhiều khuyết tật trong sinh hoạt xã hội. Từ những chuyện phê phán bóc mẽ nhau « Làm Màu », « Phông Bạt », « Diễn », đến những bức ảnh được photoshop, những bản sao kê người quyên góp vi phạm miền riêng tư hoặc những lời dạy bảo nhau mang nặng mùi đạo đức.

Tôi không tham gia vào tất cả những chuyện ong ve trên đây, mà chỉ muốn nói đến trách nhiệm của mỗi con người chúng ta trước thảm họa thiên nhiên. Bởi vì mưa bão, hồng thủy, động đất, núi lửa là các hiện tượng tự nhiên, chúng xảy ra từ khi con người chưa xuất hiện trên trái đất này và sẽ còn xảy ra mãi mãi.

Người cổ đại đã bắt đầu khai thác tài nguyên, rồi tạo ra chiến tranh và tàn phá trái đất. Nhưng sức tàn phá của họ không chạm nổi đến móng tay năng lực phục hồi của thiên nhiên. Từ khi công nghiệp hóa thì câu chuyện bắt đầu thay đổi, và sau khi toàn cầu hóa đầu những năm 1990 thì sức phá hoại của con người tăng vọt.

samedi 14 septembre 2024

Mai Quốc Ấn - Phận người

Trong trận lũ lụt 2020 lịch sử của Miền Trung, một người đàn ông may mắn sống sót đã khuỵu xuống gào khóc bên bờ nước, dưới cơn mưa như trút.

Vợ con anh đã không còn…

Rồi nối nhau năm nào cũng bão lũ, những nạn nhân mới nối tiếp nhau khiến người ta quên đi những thương tâm cũ.

lundi 9 septembre 2024

Nghiêm Sỹ Cường - Thiên tai một, nhân tai mười


Xem clip kinh hoàng khi dòng nước sông Hồng kéo đổ trụ T7 và làm sập 2 nhịp dàn chính số 6, 7 của cầu Phong Châu vào sáng nay (ngày 09/09), làm mình nhớ lại câu chuyện cách đây khoảng 6 tháng.

Dịp đó, đang vào mùa nước cạn. Khi di chuyển bằng phà, qua con sông Hồng, đoạn từ huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội sang huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Trong lúc qua sông, mình bắt chuyện với bác lái phà vui tính, cởi mở, có tuổi nghề gần 40 năm, và được bác ấy chia sẻ nhiều thông tin đáng suy nghĩ.

vendredi 26 juillet 2024

Từ Kế Tường - Xóm vườn

 

Bây giờ về quê, thèm món cá ốc mít kho tiêu, chiên xù, nấu ngót, hay hấp cuốn bánh tráng rau sống chấm nước mắm tỏi ớt, tôi rảo hết các mương vườn cả buổi để câu nhưng chẳng được mấy con.

Thấy tôi cầm nhánh tre khô, buộc sợi nhợ gai có chú trùn đất loe ngoe đi lơ ngơ trong vườn dừa, cô bạn học thời nhỏ của tôi bây giờ đã lên chức…bà nội, bà ngoại đang tét lá dừa nheo nheo mắt cười hỏi, ông về đây đi câu con gì vậy?

Tôi bảo câu cá ốc mít kho tiêu, mấy chục năm rồi ăn thịt cá ướp, tẩm hóa chất độc hại ngoài chợ trên thành phố giờ thèm ăn cá ốc mít kho tiêu. Cô bạn nhỏ ngày xưa cười ngã nghiêng nói ông này lạc hậu tình hình quá. Giống cá ốc mít ngày xưa tôi và ông câu về hấp cuốn bánh tráng rau sống ăn trong nhà chòi trên mương vườn giờ tuyệt chủng rồi. Biết tại sao không?

samedi 13 juillet 2024

Lê Phú Khải - Tùy bút về Thích Minh Tuệ


Theo dõi hiện tượng tu hành của thầy Thích Minh Tuệ mấy tháng nay, tôi suy nghĩ miên man. Liên tưởng đến nhiều nhân vật trong quá khứ, cũng như nhiều lĩnh vực như triết học, mỹ học, tâm linh học v.v…

Nhân vật đầu tiên mà tôi nghĩ đến là nhà văn hóa nổi tiếng Nguyễn Khắc Viện (1913-1997). Sau 26 năm sống ở Pháp, dẫm nát những nẻo đường châu Âu và thế giới, ông trở về nước năm 1963, vẫn sống bình dị trong những bộ đồ không ủi bao giờ.

Ông thường nói: Tôi “nóng không quạt, ngứa không gãi, chọc không tức”! Đến nhà ông chơi, ông bảo: Nếu thấy nóng thì cậu cứ ở trần! Nhà tôi không có quạt! Khi ông nhận chức giám đốc Nhà xuất bản Ngoại văn, lúc đến nhiệm sở, cả cơ quan Nhà xuất bản lo cuống quýt vì Nhà xuất bản chỉ ở gọn trong một ngôi biệt thự cổ từ thời Pháp, không thu xếp được một phòng riêng cho giám đốc ngồi làm việc.

dimanche 23 juin 2024

Lưu Trọng Văn - 1.500.000 cây xanh cho biển đảo

 

Sáng qua, tại một vườn ươm cây ở Đồng Nai xuất hiện nhiều xe tải nhà binh và nhiều chàng lính thủy.

Các chàng lính thủy “đêm nay khi trăng lặn tàu anh sẽ nhổ neo ra khơi, tạm biệt em yêu” ấy đến đây nhận hàng chục ngàn cây phi lao giống để đem ra đảo, trong đó có các đảo ở Trường Sa.

Dự lễ trao tặng hàng trăm ngàn cây trong con số kế hoạch 1.500.000 cây xanh cho biển đảo này là các doanh nhân theo lời kêu gọi của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường TP HCM tặng cây cho Biển đảo và Trường Sa.

mercredi 8 mai 2024

Mai Bá Kiếm - Nhà báo Võ Đắc Danh có tầm nhìn xa hơn các bộ trưởng


Năm 2002, nhà báo, nhà văn kiêm đủ loại nhà Võ Đắc Danh đã đăng bài cà khịa trên báo Văn Nghệ Trẻ số 47, gửi nhà thơ Trần Mạnh Hảo - mượn cớ nhà thơ bức xúc và chửi xéo bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo về dự án sách giáo khoa cà chớn, đã làm lãng phí vài chục tỉ đồng.

Võ Đắc Danh khuyên Trần Mạnh Hảo bớt nóng, khi đem mức thất thoát ít của sách giáo khoa so với mức thất thoát hàng trăm tỉ để xây các cảng cá ở Cà Mau rồi bỏ trống cho con nít đá banh. Hoặc phí phạm 1.400 tỉ đồng để xây các công trình ngăn mặn, ngọt hóa bán đảo Cà Mau. Hay hàng chục ngàn tỉ lãng phí đã đổ vào các công trình thoát lũ, ngăn lũ, vượt lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long !

Võ Đức Danh viết:

Mai Bá Kiếm - Làm sao để dân Đồng bằng sông Cửu Long thích nghi với hạn mặn ?

Theo bản tin dự báo xâm ngập mặn khu vực Bến Tre (từ 25/04 – 020/5), độ mặn 4 ‰ xâm nhập đến Ấp 6, xã Quới Sơn (huyện Châu Thành, Bến Tre), cách cửa sông 44,3 km.

Liên tưởng tới chỉ đạo của phó thủ tướng Trần Hồng Hà “Đồng bằng sông Cửu Long cần thích nghi và chủ động sống chung với hạn mặn”, tôi tưởng tượng nếu tôi ở xã Quới Sơn tôi phải thích nghi thế nào?

Độ mặn là tổng hàm lượng muối hòa tan trong nước, có đơn vị dưới dạng phần ngàn (‰). Độ mặn 4 ‰ là có 4 gram muối trong một lít nước, tức nước ở Quế Sơn mặn gần phân nửa nước muối sinh lý (9 ‰). Tôi thử nghiệm rót nước muối sinh lý vô nửa ly, rồi đổ thêm nước đóng chai cho đầy ly, rồi uống thử. Xin lỗi, tôi không thích nghi nước mặn như cá ngừ đại dương được!

lundi 6 mai 2024

Mai Quốc Ấn - Đất không giữ được nước


Là đất chết!

Nơi nào mà đất chai cứng vào mùa khô và nhão nhoẹt bùn lầy vào mùa mưa, thường là đất chết.

Khi không còn độ mùn thì đất chết! Không có độ mùn thì dù có cày đất tơi xốp thì nước ngấm hết chứ không giữ lại độ ẩm, nên mùa hạn dù có tưới cây thật nhiều thì cây chỉ hút được một phần nhỏ và đa số bốc hơi.

Tương tự, vào mùa mưa, đất không có độ mùn để giữ nước thì nước cứ từ cao trôi xuống thấp và lỗi luôn cả đất tạo thành lũ nước, lũ bùn.

dimanche 5 mai 2024

Nickie Tran - Tôi sẽ chết...

 

Hôm nay có việc đi Đồng Nai, trên đường về tôi thấy rất nhiều cây cháy chết vàng đen vàng đỏ cả lá. Cây lớn lớn chết! Cây trung trung chết! Cây nhỏ nhỏ chết, ngay cả cỏ mọc ven đường và dừa nước dưới ao cũng chết. 

Tôi nhìn cảnh đó rồi tôi ngồi trên xe tôi khóc. Tôi không phải dạng ủy mị thấy cái mẹ gì cũng khóc, mà tôi thuộc dạng chết nhát. Thấy mình sắp chết nên tôi khóc.

Bài viết cũ của tôi nói về chuyện những cánh đồng không lúa và những con sông không cá. Đó là tôi dự đoán cho tương lai mấy chục năm nữa. Hôm nay thì tôi thấy nó không có xa như tôi nghĩ. Và khi nhiệt độ tăng lên thêm tầm vài độ nữa thôi thì tôi sẽ chết. Mà không phải mình tôi chết đâu.

Thái Hạo - Tiếng chim bên hiên nhà

 

Sáng dậy, tiếng chim mở hội bên hiên nhà, ồn ã, huyên náo. Chim tìm vịt, liếu điếu, sẻ đồng, bìm bịp...Cả một loài chim lạ nữa, mình thon, đuôi dài, đen trùi trũi, tiếng kêu rất...vụng về và cục súc (!).

Nhớ lại, bốn năm trước khi vừa về quê, ngoài vài con bìm bịp thi thoảng bắt gặp trong những bụi rậm, gần như không khi nào nghe thấy tiếng chim. Chúng đã bỏ xứ mà đi. Nhưng đất lành chim đậu, nơi đâu an toàn chúng sẽ tìm về.

Mỗi lần ra khỏi nhà, nếu gặp một người khả nghi, tôi luôn dừng lại và hỏi “Anh đánh chim phải không?”. Họ thừa nhận và thường chống chế, rằng đánh chim có sao đâu. Tôi không cự cãi, chỉ nói “Vậy để tôi gọi công an”. Họ lập tức dọn đồ và bỏ đi.

Nguyễn Tuấn Khoa - Nắng, mưa và hạn mặn


Hồi những năm 80 người ta thấy có nhiều nhóm tập trung trên cầu Chà Và (quận 5) để cá độ đoán mưa, đoán nắng. Trò cá độ này thu hút vì ăn thua, chung độ nhanh như một ván bài cào. Khi có đám mây đen kéo tới, họ cá với nhau trong khoảng thời gian nào đó sẽ có hay không có mưa.

Nhiều năm sau, kinh tế Việt Nam xuất hiện mô hình Ba Lợi Ích nên nhiều xí nghiệp sản xuất bắt đầu hình thành. Không xa cầu Chà Và có xí nghiệp Cầu Tre sản xuất hải sản đông lạnh. Xí nghiệp này cũng đồng thời cung cấp cho thị trường cá độ cầu Chà Và nhiều "nhân tài"!

Chuyện là vầy.