Affichage des articles dont le libellé est Trần Huy Quang. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Trần Huy Quang. Afficher tous les articles

mercredi 21 décembre 2022

Lê Học Lãnh Vân - Đọc Linh Nghiệm

 

Lúc ấy, khoảng năm sáu ngày sau khi Linh Nghiệm xuất hiện trên báo Văn Nghệ, tôi được đọc truyện ngắn ấy tại Vancouver do một người quen cầm tay từ Sài Gòn.

Cảm nhận đầu tiên là thích thú. Một vật gì đó được đi tìm, dù người tìm chưa biết là vật gì nhưng số đông vẫn đi theo! Tôi tin rằng đa số người theo dõi thời sự và quan sát thời cuộc hiểu ngay thông điệp truyện ngắn muốn truyền tải. Họ dễ hiểu nhân vật Hinh trong Linh Nghiệm tượng trưng cho ai, vật mà nhân vật đó tìm kiếm tượng trưng cho cái gì, và đám đông đi sau tượng trưng cho đám đông nào…

Cảm giác thứ hai là khâm phục tác giả. Năng lực khái quát cao cùng lòng dũng cảm thực đáng ngưỡng mộ! Xin đặt mình trong môi trường chuyên chính và toàn trị của xã hội những năm đầu thập niên 1990 để hiểu lòng khâm phục của người viết bài này!

samedi 17 décembre 2022

Đỗ Duy Ngọc - Truyện ngắn Linh Nghiệm của Trần Huy Quang

 

Đỗ Duy Ngọc : Tôi không quen nhà văn Trần Huy Quang. Một thời tôi làm nhiều bìa sách cho nhiều nhà văn Trung, Nam, Bắc nhưng cũng chưa bao giờ vẽ bìa sách cho nhà văn này.

Hôm nay nghe tin ông mất, chợt nhớ hình như năm 1992 trên báo Văn Nghệ số kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Hội Nhà văn, tôi có đọc một truyện ngắn nhan đề Linh Nghiệm của ông. Hồi đó tôi đọc truyện này mà toát mồ hôi hột, lạnh sống lưng. Không ngờ lại có nhà văn to gan lớn mật như thế.

Một câu truyện ngắn nhưng chứa đựng nhiều điều về thời đại. Hay thì chưa thể gọi là hay nhưng thâm thúy quá. Nghe nói vì truyện ngắn này mà nhà văn Trần Huy Quang gặp nhiều khổ nạn, bị treo bút ba năm. Tờ báo bị thu hồi và tiêu hủy sau khi đã phát hành nhưng rất nhiều người đã mua, đã đọc và giữ nó nên số đem tiêu hủy chẳng bao nhiêu.

Nguyễn Thông - Bác đi nhé

 

Tối qua 15.12, nhà văn Phan Thúy Hà (có thể coi là hiện tượng của văn học xứ này những năm qua) nhắn cho tôi ngắn gọn "Bác Quang mất rồi, chú ạ".

Bác Quang mà Hà nói, là nhà văn Trần Huy Quang, người Quỳnh Lưu xứ Nghệ, từng nổi tiếng một thời, cái đận được người ta gọi là "văn học thời đổi mới", với những "Chuyện về ông vua lốp", "Lời khai của một bị can"... và nhất là "Linh nghiệm".

Đời văn, chỉ cần viết được cái "Linh nghiệm" như bác Trần Huy Quang là đủ, thể hiện được cả tài năng, đức độ, bản lĩnh, hay nói theo kiểu xưa là tài - đức - dũng.

Lưu Trọng Văn - Đi nhé Trần Huy Quang ơi!

 

Gã đi thăm Khu tưởng niệm Hồ Xuân Hương ở Quỳnh Lưu, xứ Nghệ. Ngô Thục Khuyên con dâu nhà thơ Thạch Quỳ bảo, nhà của nhà văn Trần Huy Quang gần đây.

Gã rất quý phẩm chất và tài năng của Trần Huy Quang, tuy chưa một lần gặp mặt nhưng thỉnh thoảng trao đổi qua Facebook, gã bèn liên hệ với Trần Huy Quang. Trần Huy Quang bảo, mình đang ở quê, đến ngay nhé.

Dáng cao, gầy, đầu vuông to, tóc dầy rẽ giữa, hơi giống nhạc sĩ Dương Thụ, Trần Huy Quang ôm gã thân tình như bạn thân lâu ngày mới gặp.

Tạ Duy Anh - Trần Huy Quang, vụ "Linh Nghiệm" và tôi


Năm 1992, sau khi tốt nghiệp khóa Viết văn thứ tư, tôi đến gõ cửa một số tờ báo xin việc nhưng đa số đều từ chối hoặc vẽ ra những khó khăn đủ kiểu để chính tôi nản lòng.

Cuối cùng chỉ có Hữu Thỉnh, lúc ấy giữ chức Tổng biên tập báo Văn Nghệ là cho tôi hy vọng.

Thậm chí ông đã “thử việc” tôi bằng cách cử lên Cao Bằng viết phóng sự về tệ nạn nghiện hút. Nguyên văn lời ông: “Không ai nghi ngờ khả năng viết lách của chú, nhưng người ta mới chỉ biết chú viết truyện, viết tiểu thuyết, chứ viết báo họ chưa phục đâu. Chú hãy giúp anh Thỉnh bằng việc khiến họ phải phục nốt”.