Affichage des articles dont le libellé est Kỷ niệm. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Kỷ niệm. Afficher tous les articles

vendredi 11 avril 2025

Vũ Thế Thành - Thị xã Quảng Trị, nỗi buồn đã mất

Tôi đến thị xã Quảng Trị hai lần. Lần đầu vào năm 2018, cách nay 7 năm, và lần hai vào đầu năm nay (2025). Hai lần, hai cảm giác khác nhau về thị xã.

Thị xã Quảng Trị trước đây là tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Trị. Sau năm 75, thủ phủ tỉnh dời qua thành phố Đông Hà, cách thị xã khoảng 15 km về hướng (Tây) Bắc. Trong thị xã này có một cổ thành xây từ thời nhà Nguyễn. Năm 1972 nơi đây xảy ra trận đánh ác liệt, giành giật cổ thành, mà chu vi chỉ khoảng 2.000 mét.

Đầu tháng 4/72, Bắc quân vượt sông Bến Hải đánh xuống phía Nam, và một cánh quân khác từ phía Tây (Hạ Lào), đánh qua con đường số 9. Nam quân rút lui về sông Thạch Hãn (nơi có cổ thành), rồi tiếp tục lui quân từ thị xã về phía nam sông Mỹ Chánh (cực nam của tỉnh Quảng Trị). Chỉ trong vòng tháng 4/72, hầu hết tỉnh Quảng Trị rơi vào tay Bắc quân.

mercredi 2 avril 2025

Trần Hoàng Nhân - Chút kỷ niệm với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn


Năm tui 19 tuổi, gần ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, tờ báo nơi tui cộng tác kêu thằng sinh viên đi phỏng vấn giáo sư-nhạc sĩ Thế Bảo.

Tui đến văn phòng Hội Âm nhạc ở 81 Trần Quốc Thảo, biết giáo sư-nhạc sĩ có ở trỏng, gõ cửa vào thì thấy các vị đang họp, tui lui ra ngồi gốc cây sứ chờ. Hồi lâu giáo sư đi ra, tui đứng lên nói ý định của mình. Giáo sư-nhạc sĩ xua tay không muốn trả lời trả vốn gì ráo.

Lúc đó, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng vừa ra, nghe chuyện, ông cất giọng nhẹ nhàng, đại ý: Anh Thế Bảo giúp em nó có bài nộp tòa soạn phân công.

Nguyễn Hoài Bắc - Khánh Ly, một thoáng trong tôi!


Không phải việc ca sĩ lừng danh Khánh Ly bị đột quỵ khi bước sang tuổi 80 của một đời ca hát mà tôi, kẻ ngoại đạo với « ca múa nhạc kịch » cảm thấy nao nao thương cảm trong lòng. Những ca khúc bất hủ với giọng hát có một không hai của nữ danh ca Khánh Ly đã nhiều đêm làm tôi trăn trở khi ở trong nước cũng như ở hải ngoại.

Tôi biết về Khánh Ly nhiều hơn khi tôi vượt biên và sống trong trại tị nạn On Pulau Bidong, Malaysia và những năm 1988-1989.

Ngày ấy trên hòn đảo « chó ăn đá, gà ăn sỏi » là trại tù cũ của chính phủ Malaysia giam giữ những tù nhân chính trị, sau được Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc thuê làm trại tị nạn cho người Việt Nam vượt biên đi tìm vùng đất hứa. Nơi ấy những quốc gia được vẽ lên trong lòng họ là một thế giới tự do.

mardi 1 avril 2025

Từ Thức - Trịnh Công Sơn và những ngày Văn khoa

(Gởi những người bạn Sài Gòn ngày xưa)

Những người muôn năm cũ, Hồn ở đâu bây giờ ? (VĐL)

Một ngày đầu tháng Tư (2001), tôi lên phi trường Charles de Gaulle đón một người bạn từ Việt Nam qua. Trên xe về Paris, anh ta hỏi : Cậu có nghe tin về Trịnh Công Sơn (TCS) ? Tôi gật đầu : mấy hôm trước, có người gọi dây nói cho hay Sơn vừa từ trần.

Anh bạn nói đám tang Sơn rất đông. Người ta ở đâu đổ về như kiến, chật cả đường phố. Quen có, lạ có. Không đủ chỗ đặt vòng hoa phúng điếu. Tôi nói với ông bạn : Như vậy, cái xứ của ông vẫn còn văn minh, vẫn còn thuốc chữa.

Đó là cái tin lạc quan nhất về Việt Nam mà tôi được nghe từ nhiều năm nay. Dostoievski nói : Cái đẹp sẽ cứu vãn nhân loại. C’est la beauté qui va sauver le monde. Bỏ công ăn việc làm , đến tiễn đưa một thi sĩ - TCS trước hết là một thi sĩ, tác phẩm TCS là những bài thơ phổ nhạc - chứng tỏ người ta còn nghĩ đến cái đẹp, người ta còn có tâm hồn.

Lê Minh Hạ - Tấm hình đi qua một phần tư thế kỷ

 

Có rất nhiều điều để nhớ, đã qua trong tấm hình này.

Khi Sài Gòn tiễn đưa một người vừa nằm xuống năm 2001 - nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.  Đây là một trong ba cuộc tiễn đưa có đông người đi cùng nhứt sau 1975 ở Sài Gòn.

Trước đó là lần cả Sài Gòn và các nơi  đổ về đưa tiễn cố nghệ sĩ Thanh Nga (1978) và sau  đó 18 năm, là lần đưa tiễn diễn viên Lê Công Tuấn Anh (1996). Cả ba cuộc tiễn đưa đều khiến Sài Gòn rúng động, khi cả ba người nghệ sĩ nổi tiếng đều đi xa khi còn trẻ.

Nguyễn Hải Đông - Hình ảnh đám tang Trịnh Công Sơn

 

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn mất ngày 1 tháng 4 năm 2001.

Lúc đó có mình tui được phân công chụp hình đám tang nên trực suốt ở nhà nhạc sĩ. Nhóm quay phim cũng toàn tay máy tên tuổi lứa 30 lúc đó, anh Phạm Hoàng Nam, Trinh Hoan… Ngay cả báo đài cũng phải ở ngoài đầu hẻm chớ không đem máy vô nhà quay chụp gì.

Tui nhớ ba tui, họa sĩ Chóe, mang bức tranh sơn dầu vẽ chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tới viếng. Chân dung nhạc sĩ Trịnh Công Sơn được ba Chóe vẽ chỉ bằng một nét, tới cuối ghi hai chữ “hẹn gặp…” rồi ký tên.

Phạm Công Luận - Bà Tư quáng gà và gánh chè đêm

 

Nửa thế kỷ trước, món chè của bà Tư Từ như một huyền thoại của đám con nít ở Phú Nhuận.

Dù nó chẳng mắc mỏ gì, cũng chỉ là món ăn vặt của người bình dân thôi mà hôm nào ăn được món chè thơm ngon đó thì thật là sung sướng. Có lý do để luôn thèm luôn tiếc là bà thường đi qua xóm rất nhanh, mới nghe tiếng rao đã biến mất nên dễ bị hụt ăn. Có khi thấy bà dừng bước trước nhà, chạy vô xin người lớn mua cho thì bà đã đi đâu mất. 

Khi tôi nhắc về món chè của bà Tư Từ, chị Yến con của bà rơm rớm nước mắt. Câu chuyện khiến chị nhớ gánh chè của má chị quá chừng quá đỗi. Lâu nay tuy được nghe nhiều những lời khen về gánh chè hồi xưa đó, mỗi lần như vậy chị lại cồn cào nhớ người mẹ đã khuất bóng từ lâu. Món chè đó tuy đơn sơ giản dị thôi nhưng được mẹ chị nấu bằng sự tận tụy của một phụ nữ mê làm bếp, đã nấu thì phải làm sao cho thật ngon.

lundi 31 mars 2025

Nguyễn Thông - Chuyện đoàn (3)

Sau khi bản sơ yếu lý lịch ở mục “đảng viên, đoàn viên” được nắn nót chữ “đoàn viên” mà không phải gian dối, sợ sệt, lo lắng gì nữa, tôi yên tâm nộp hồ sơ dự thi, rồi chó ngáp phải ruồi, đậu.

Tháng 10.1972, thằng bé lặn lội lên tận tỉnh Hà Bắc, huyện Yên Phong, xã Yên Trung, thôn Sát Thượng ven sông Cầu, nơi khoa Văn, trường Tổng hợp đang sơ tán ở đó, nộp hồ sơ, giấy báo nhập học.

Người ta cũng chả thèm xem lý lịch để biết cái đứa nhếch nhác nhà quê kia có phải đoàn viên không, chỉ săm soi kỹ cái giấy cắt hộ khẩu và phiếu chuyển lương thực. Khổ, đứa ranh ở nông thôn cả đời chỉ ăn bám thày bu, lấy đâu ra lương thực mà chuyển. Nhưng họ máy móc đặt ra quy định vậy, cứ phải có phiếu chuyển thì mới được cấp tiêu chuẩn lương thực mới, tôi nhớ láng máng 17 kg/tháng. Tiền ăn (học bổng) 18 đồng/tháng.

jeudi 27 mars 2025

Nguyễn Thông - Chuyện đoàn (1)

Đoàn mà tôi nhắc trong bài này là đoàn thanh niên, thanh niên cộng sản, cánh tay đắc lực của đảng. Họ còn gọi là cánh tay phải. Có phải cánh tay không, tay phải hay tay trái, thú thực tôi không biết.

Hôm qua 26.3, như thường lệ là ngày kỷ niệm sinh nhật đoàn. Năm nào cũng vậy, người ta làm ầm ĩ lắm. Năm nay lặng hơn nhạt hơn, có lẽ do năm lẻ. Đoàn sinh ngày 26.3.1931 (thì nghe nói thế, chứ bịa ra một ngày nào có khó gì, ngày sinh ngày chết còn bịa được cơ mà), tính đến 2025 tròn 94 niên.

Xứ này rất lạ, 94 thì bị coi là năm lẻ, nhưng 95 (năm sau đó) lại là năm chẵn. Không chỉ đoàn, mà với cả đảng, nước, các idol đều được tính kiểu vậy.

lundi 24 mars 2025

Châu Văn Thi - Ngày cuối cùng…

Tôi khẽ chạm tay vào cuốn lịch, nơi những đề tài của tháng trước và những dự định sắp tới vẫn còn nguyên vẹn như một thói quen khó bỏ. Tôi nhẹ nhàng xếp nó vào thùng đồ, khép lại một chương của cuộc đời.

Bàn bên kia, tiếng gõ phím lách cách của anh bạn đồng nghiệp đang hoàn thành nốt phần việc còn lại. Tôi chào từ biệt rồi ôm thùng các-tông chứa đựng kỷ niệm rời khỏi văn phòng.

Vị sếp già đứng đó, đôi tay ông đặt lên vai tôi, như muốn giữ lại giúp tôi những giọt nước mắt đang chực trào: "Cảm ơn bạn vì những đóng góp tuyệt vời. Chúng ta sẽ trở lại, nhất định sẽ trở lại. Chúng tôi sẽ đấu tranh để đưa các bạn trở lại!"

dimanche 23 mars 2025

Nguyễn Gia Việt - Bánh mì của chúng ta

 

Đang có lễ hội bánh mì, báo chí truyền thông như thông lệ lại xúm xít quanh cái xe bánh mì Huỳnh Hoa nhồi nhét và quết bơ cục cục ú nu ú na nhìn phát ngán. Nó bán pâté bán thịt bán chả chứ đâu có bán bánh mì!

Có nhiều món bánh mì của chúng ta mà lễ hội bánh mì chưa từng nghĩ tới.

Đó là bánh mì không, bánh mì ổ, bánh mì cần xé, bánh mì bến xe Lục Tỉnh, bánh mì bến bắc Lục Tỉnh mà ông bà chúng ta mỗi khi đi Sài Gòn Chợ Lớn hay tiện tay mua về cho con cháu. Đó là những ổ bánh mì lớn mập ú giòn rụm, thơm phức mùi bơ mới.

samedi 22 mars 2025

Giang Lê - Nhân vụ một du khách Đức bị bắt giữ ở Mỹ


Jessica Brösche, một trong hai người Đức mới bị ICE bắt giữ và trục xuất, là một tattoo artist (nghệ sĩ xăm hình). Khi nhập cảnh qua Mỹ từ Mexico cô đem theo một số dụng cụ xăm tattoo.

ICE bắt giữ Brösche vì nghi ngờ cô ấy vào Mỹ làm việc chui. Công dân Đức chỉ được miễn visa vào Mỹ khi đi du lịch (không được làm việc). Brösche bị giam 6 tuần, trong đó có 8 ngày biệt giam.

Đọc tin này tôi nhớ lại một kỷ niệm mấy chục năm trước khi còn là sinh viên ở Nga. Hồi đó tôi chơi rất thân với một anh bác sĩ sang làm nghiên cứu sinh ở Moscow. Quãng những năm 89-91 người Việt bắt đầu tập trung làm ăn buôn bán ở đây, anh bạn tôi làm thêm buổi tối khám chữa bệnh cho họ.

Nguyễn Tuấn Khoa – Bánh mì với ký ức tuổi thơ tôi

Mặc dù tuổi đã xế chiều, nhưng sao tôi không từ bỏ được thú vui ăn hàng như hồi còn trẻ. Những món ăn và những hàng quán nào gắn liền với tuổi thơ của tôi lại càng có thêm sức hút kỳ lạ.

Ở Sài Gòn các món ăn đường phố rất hấp dẫn. Bò bía, gỏi cuốn, bánh xèo, bột chiên, gỏi đu đủ khô bò, cơm tấm… món nào cũng ngon, nhưng thứ tôi khoái nhất vẫn là bánh mì. Ở nơi nào có đồn là bánh mì ngon tôi đều tới và ăn ngay tại chỗ để đánh giá, nhờ đó trong sổ tay tôi có địa chỉ bánh mì ngon ở tất cả những nơi tôi đã đi qua.

Sau mấy chục năm ăn bánh mì, tôi chọn ra hai xe bánh mì tôi thấy hợp gu nhất là bánh mì Bảy Hổ ở đường Huỳnh Khương Ninh và bánh mì Bé Bự ở bên hông chợ Tân Định. Trong hai tiệm bánh trên thì tôi thường ăn Bảy Hổ hơn, vì miếng thịt ở đây thơm đặc biệt, bánh giòn, pâté có mùi vị như pâté của tiệm Brodard.

jeudi 20 mars 2025

KD - Mặt trận Tiểu khu Darlac 10/3/1975

Nguyễn Ngọc Chính : Tôi nhận được email của Nguyễn Văn Hoa, người bạn đồng môn trường Trung học Ban Mê Thuột ngày xưa. Anh Hoa có viết một câu thật cảm động: “Hôm nay, một tuần sau ngày giỗ 50 năm thị xã Ban Mê Thuột và tỉnh Darlac gục ngã, tôi vừa khóc vừa đọc lại bài "Mặt trận Tiểu khu Darlac 10/3/1975" do một người ký tên tắt KD trích lại.  Xin được chia xẻ với quý đồng môn Ban Mê Thuột ”.

Xin đăng lại nguyên văn những dòng dưới đây của tác giả KD để gửi đển các thân hữu và đồng môn “hồi ức” một ngày tang tóc của xứ “Buồn Muôn Thuở” 50 năm về trước. Những hình ảnh đi kèm do NNC sưu tầm trên mạng.

Từ 9 giờ 30 sáng ngày 10 tháng 3 năm 1975, các mũi tiến quân của Cộng quân từ hướng bắc và hướng tây bắc đã hoàn toàn tràn ngập trung tâm thành phố và tập trung nỗ lực tấn công Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu nằm trên đại lộ Thống Nhất.

Dương Công Quan – Ngày này tháng này

* Quá khứ là một phần của lịch sử.  Quá khứ là những thân cây mà hiện tại là chiếc lá. Nếu có chiếc lá phủ nhận những thân cây kia thì chẳng khác nào phủ nhận một phần thân thể đã tạo ra.

* 20/03 là ngày sinh nhật của Thu Ba. Cách đây 50 năm, khởi đầu là ngày 20/03/1975 những chiếc xe đò chở chật cứng người từ Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi chạy vào Nam đã chạy ngang qua thị trấn Bình Định là nơi tôi đang trấn giữ. Ngày bà xã tôi Thu Ba tròn 20 tuổi đang mang bầu đứa con đầu lòng của chúng tôi. Tin tức trên báo chí trên đài phát thanh nghe được là Tổng Thống Thiệu sẽ bỏ từ đèo cả Tuy Hòa.

Không khí ngộp thở bao trùm, người dân của thị trấn cũng đã lục đục gồng gánh nhau đu theo những chiếc xe đò chạy loạn. Họ chỉ biết chạy về hướng Nam. Chạy và chạy mà không biết sẽ chạy về đâu khi phía sau lưng là chiến tranh rượt đuổi. Hai vợ chồng tôi cũng vậy. Tôi không thể đi vì nhiệm vụ phải ở lại. Tôi đưa Thu Ba lên một chiếc xe đò theo đoàn người chạy loạn để về Ninh Hòa. Dù sao đó ở đó có còn nhà ba má của tôi.

Trần Xuân Thái – Kỷ niệm về chuyến bay bão táp thời Covid

Hôm nay là 20/03, tròn 5 năm (20/03/2020 - 20/03/2025) chuyến bay kinh hoàng từ phi trường Charles-de-Gaulle (Paris) về phi trường Tân Sơn Nhứt của hãng Air France, đưa hơn 40 người Việt, chủ yếu là du học sinh (DHS) về Việt Nam, nối nôm na là "về nước trốn dịch".

Bấy giờ gọi là viêm phổi cấp Vũ Hán - Wuhan pneumonia - SARS-nCoV (mà chính xác tên nó là vậy). Chuyến bay AF258 của Air France cất cánh lúc 01:00 PM giờ địa phương (7:00 giờ tối Việt Nam) ngày 19/03/2020, từ Pháp về Việt Nam.

Hôm ấy là 11:00 AM giờ Paris, tức 5:00 PM giờ Việt Nam. Các du học sinh đã hoàn tất các thủ tục lên phi cơ và xuất cảnh. Mọi người, về nguyên tắc và thực tế, đã không còn ở lãnh thổ của nước Pháp, mà thuộc địa phận quốc tế, chờ lên phi cơ.

mardi 18 mars 2025

Trương Thanh Liêm - Mới năm ngoái thôi…


Linh tính thế nào mà thằng bạn cũ từ Texas lên chơi rồi hai đứa đứng trước cửa Đài VOA chụp hình. Thế mà tấm hình này trở thành kỷ niệm cuối cùng của hai đứa tôi với Đài VOA.

Đài VOA đối với hai thằng tôi vừa là người thầy và là cần câu cơm khi còn ở Việt Nam.

Những năm 80, Saigon xơ xác. Những bậc đàn anh đàn chú biết tiếng Mỹ phát âm chuẩn thì có liên hệ gần với Mỹ đã đi gần hết. Saigon chỉ còn những ông thầy già từ chương trình Pháp chuyển qua, nên dạy tiếng Anh với giọng của Anglais Vivant. Nghe nhạc Mỹ còn chịu chết huống gì nghe Mỹ nói.

lundi 17 mars 2025

Nguyễn Ngọc Chính - Chuyện dài chiếc radio tại Việt Nam


Ngày còn bé tôi vẫn thầm tự hỏi tại sao con người có thể thu nhỏ để chui vào trong một chiếc hộp nhỏ xíu, để từ đó phát ra đủ thứ âm thanh mà mọi người (từ ông già bà cả cho đến trẻ ranh như tôi) phải nghe một cách chăm chú đến như vậy?

Không phải chỉ có một người mà có đến rất đông người chờ sẵn trong đó. Chỉ cần chờ một động tác là họ thay nhau thay đổi từ ca hát cho đến nói chuyện bao gồm cả đàn ông lẫn đàn bà, một cách bí ẩn.

Lớn hơn chút nữa tôi mới khám phá cái hộp đó chính là chiếc “radio” chạy bằng đèn điện nhỏ có cái tên Philips. Nhỏ xíu nhưng lại rất huyền diệu, lúc nào cũng chờ người trong nhà bật lên để nghe những gì mình thích…Từ ca nhạc giải trí cho đến tin tức thời sự khắp mọi nơi!

vendredi 14 mars 2025

Việt Nguyễn - Ngày 14/3/2025

 

Là 37 năm xảy ra sự kiện Gạc Ma. Cảm thấy thật may mắn và có duyên vì đã một lần được nhìn thấy Gạc Ma ở khoảng cách gần nhất có thể, dù không thể chạm vào.

Đã được chứng kiến những phút giây thiêng liêng giữa biển khơi và tự tay thả những cánh hoa xuống vùng nước Gạc Ma, tri ân những người lính mãi mãi nằm lại dưới biển sâu. 

Và đã được chụp ảnh, được nghe từ chính những chứng nhân lịch sử.

Lê Đức Dục - Hôm nay 14-3 ngày giặc Tàu xâm lược đảo Gạc Ma, và điều ít ai biết

 

Thời điểm quân Tàu thảm sát 64 người lính hải quân Việt Nam, điều đó nhiều người biết.

Nhưng điều dưới đây không phải ai cũng biết :

Ngày 14-3-1988, khi ở đất liền người dân Việt Nam đang cử quốc tang nguyên thủ quốc gia, thì tại Gạc Ma súng giặc Tàu đã nổ !