Affichage des articles dont le libellé est Đồng bằng sông Cửu Long. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đồng bằng sông Cửu Long. Afficher tous les articles

mercredi 16 octobre 2024

Mai Bá Kiếm - Tầm nhìn về chất đất của chính khách

Vừa rồi, Quốc hội bàn về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất để làm Dự án cao tốc Bắc - Nam.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có lẽ "xót ruột" khi nói "đất sử dụng cho giao thông tăng rất lớn và không thể lấy từ đâu khác ngoài 3,5 triệu hecta đất nông nghiệp và 15,6 triệu hecta lâm nghiệp".

Tự xưng xuất thân từ Đồng bằng sông Cửu Long, chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Lê Tấn Tới "hoan hỉ kết luận": "Không có đất nước, vùng nào giàu lên nhờ trồng lúa mà phải phát triển công nghiệp và dịch vụ khác". Rồi dẫn chứng: "Thời bao cấp, khoảng 1980, cả nước thiếu lương thực, Đồng bằng sông Cửu Long làm lương thực cứu các nơi thoát đói. Tuy nhiên, mấy chục năm qua người dân ở đây vẫn nghèo, làm lương thực thì người dân không khá nổi".

jeudi 3 octobre 2024

Lưu Trọng Văn - Gạo nhập lậu hay không ?

Hoàng Kim, bác nông dân thứ thiệt miệt quê Đồng Tháp vừa gửi cho gã bài viết của bác về vụ Việt Nam nhập khẩu gạo gần 1 tỉ đô la. Bức bối quá, bác giục gã ủng hộ phản ứng của bác cũng như của nhiều bà con nông dân Nam bộ.

Sau đây là bài viết ngắn của bác nông dân này:

“Báo Tuổi Trẻ Online cho biết: "Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, riêng 8 tháng qua Việt Nam chi gần 850 triệu USD (tăng gần 44 % so với năm trước) để nhập khẩu gạo."

jeudi 26 septembre 2024

Nguyễn Đình Bổn - Mùa nước nổi miền Tây, đừng quên bảo vệ trẻ em

 

Nước ào ạt về đồng bằng Sông Cửu Long, vui nhưng hãy để mắt đến trẻ em chưa biết bơi!

Hiện nay khối nước lớn trên thượng nguồn đang đổ về đồng bằng sông Cửu Long, chắc chắn năm nay mùa nước nổi sẽ cao hơn nhiều năm và một loạt các đô thị sẽ bị ngập.

Nước nổi đem lại rất nhiều nguồn lợi nhưng lại cướp đi hàng trăm sinh mạng trẻ em vì bị đuối nước. Như mùa nước nổi năm 2005, riêng tỉnh Đồng Tháp đã có 82 trẻ chết đuối.

lundi 5 août 2024

Trương Nhân Tuấn - Kinh Phù Nam-Techo : Nếu kiện, Việt Nam có 90 % cơ hội thắng

Hôm nay 5 tháng 8 năm 2024, cha con ông Hun Sen khai trương công trình kinh đào Phù Nam - Techo. Ý kiến của cá nhân tôi là công trình này nếu hoàn thành sẽ "gây hại" cho Việt Nam về nhiều mặt.

Kinh đào Phù Nam không đơn thuần là con kinh sử dụng cho giao thông, như tuyên bố của thủ tướng Hun Manet. Nếu chỉ sử dụng cho giao thông, con kinh chỉ cần một lượng nước 5 mét khối nước trong một giây là đủ. Con số này là dữ kiện duy nhứt mà phía Campuchia đã thông báo cho Việt Nam và Ủy hội sông Mê Công.

Nhưng trong các văn bản, hay các tuyên bố của thủ tướng Hun Manet qua các dịp tiếp xúc báo chí nói về con kinh, ông này có nhắc đến các dự án về thủy lợi, về nuôi trồng thủy sản, về mở mang địa ốc... ở các khu vực mà con kinh đi qua. Tức mục đích của con kinh là "đa năng", vừa giao thông, vừa dẫn thủy nhập điền, vừa mở mang đô thị, vừa tiêu tưới các vùng đất cao và khô...

Lưu Nhi Dũ - Campuchia khởi công xây dựng kênh đào “Funan Techo”

Hôm nay (05/08) tại tỉnh Kandal, Thủ tướng Campuchia Hun Manet đã nhấn nút khởi công dự án gây tranh cãi kênh đào “Funan Techo” – (Phù Nam – Techo) trên sông Mê Kông.

Dự án kênh đào có kinh phí ước tính 1,7 tỉ USD (do công ty Cầu Đường Trung Quốc/CRBC nghiên cứu, tài trợ). Được tiến hành nhằm tạo ra một tuyến đường thủy mới, dài 180 km chảy từ sông Mê Kông đoạn qua thủ đô Phnom Pênh ra vịnh Thái Lan, để thoát khỏi lệ thuộc vào tuyến đường thủy qua Sông Hậu của Việt Nam, ra Biển Đông.

Kênh đào này rộng 100 m ở thượng nguồn và 80 m ở hạ nguồn, có độ sâu 5,4 m. Kênh có hai làn để tàu thuyền tránh nhau an toàn. Kinh phí này là khó đủ, khó có độ tin cậy, trong khi cao tốc Phnom Penh-Sihanoukville có bốn làn xe, hoàn thành vào năm 2023 với chi phí 2 tỉ USD.

Nguyễn Đình Bổn - Tham vọng từ cái tên Funan Techo


Campuchia đã làm Lễ khởi công Dự án Kênh Funan Techo 2024-2028 như kế hoạch.

Funan Techo dài 180 km rộng 80 m, do cha con thủ tướng Hun Sen và Hun Manet khởi xướng và thực hiện dưới sự bảo trợ của Trung Quốc.

Việt Nam có phản ứng yếu ớt, nhưng cha con Hun Sen trả lời trên truyền thông khá phũ phàng: Đây là chuyện nội bộ của Campuchia, chúng tôi không cần hỏi ý kiến ai!

mercredi 8 mai 2024

Mai Bá Kiếm - Nhà báo Võ Đắc Danh có tầm nhìn xa hơn các bộ trưởng


Năm 2002, nhà báo, nhà văn kiêm đủ loại nhà Võ Đắc Danh đã đăng bài cà khịa trên báo Văn Nghệ Trẻ số 47, gửi nhà thơ Trần Mạnh Hảo - mượn cớ nhà thơ bức xúc và chửi xéo bộ trưởng bộ Giáo dục & Đào tạo về dự án sách giáo khoa cà chớn, đã làm lãng phí vài chục tỉ đồng.

Võ Đắc Danh khuyên Trần Mạnh Hảo bớt nóng, khi đem mức thất thoát ít của sách giáo khoa so với mức thất thoát hàng trăm tỉ để xây các cảng cá ở Cà Mau rồi bỏ trống cho con nít đá banh. Hoặc phí phạm 1.400 tỉ đồng để xây các công trình ngăn mặn, ngọt hóa bán đảo Cà Mau. Hay hàng chục ngàn tỉ lãng phí đã đổ vào các công trình thoát lũ, ngăn lũ, vượt lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long !

Võ Đức Danh viết:

Mai Bá Kiếm - Làm sao để dân Đồng bằng sông Cửu Long thích nghi với hạn mặn ?

Theo bản tin dự báo xâm ngập mặn khu vực Bến Tre (từ 25/04 – 020/5), độ mặn 4 ‰ xâm nhập đến Ấp 6, xã Quới Sơn (huyện Châu Thành, Bến Tre), cách cửa sông 44,3 km.

Liên tưởng tới chỉ đạo của phó thủ tướng Trần Hồng Hà “Đồng bằng sông Cửu Long cần thích nghi và chủ động sống chung với hạn mặn”, tôi tưởng tượng nếu tôi ở xã Quới Sơn tôi phải thích nghi thế nào?

Độ mặn là tổng hàm lượng muối hòa tan trong nước, có đơn vị dưới dạng phần ngàn (‰). Độ mặn 4 ‰ là có 4 gram muối trong một lít nước, tức nước ở Quế Sơn mặn gần phân nửa nước muối sinh lý (9 ‰). Tôi thử nghiệm rót nước muối sinh lý vô nửa ly, rồi đổ thêm nước đóng chai cho đầy ly, rồi uống thử. Xin lỗi, tôi không thích nghi nước mặn như cá ngừ đại dương được!

dimanche 5 mai 2024

Nguyễn Tuấn Khoa - Nắng, mưa và hạn mặn


Hồi những năm 80 người ta thấy có nhiều nhóm tập trung trên cầu Chà Và (quận 5) để cá độ đoán mưa, đoán nắng. Trò cá độ này thu hút vì ăn thua, chung độ nhanh như một ván bài cào. Khi có đám mây đen kéo tới, họ cá với nhau trong khoảng thời gian nào đó sẽ có hay không có mưa.

Nhiều năm sau, kinh tế Việt Nam xuất hiện mô hình Ba Lợi Ích nên nhiều xí nghiệp sản xuất bắt đầu hình thành. Không xa cầu Chà Và có xí nghiệp Cầu Tre sản xuất hải sản đông lạnh. Xí nghiệp này cũng đồng thời cung cấp cho thị trường cá độ cầu Chà Và nhiều "nhân tài"!

Chuyện là vầy.

samedi 4 mai 2024

Mai Quốc Ấn - Hiền nhân đâu vắng tá?

Một vài con số :

18 triệu dân, tương đương 18 % dân số

12,8 % diện tích cả nước

11,95 % GDP quốc gia

5 0% sản lượng lúa cả nước

Chỉ còn cao hơn mặt nước biển 0,8 mét.

jeudi 2 mai 2024

Mai Bá Kiếm - Ba bộ tranh quyền chết tía Cửu Long


Mấy tháng nay, báo chí và các nhà khoa học cho rằng vấn nạn “hạn mặn” ở Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau là hệ quả tất yếu của việc Trung Quốc, Lào, Thái Lan xây đập ở thượng nguồn sông Mêkông, và báo động viễn cảnh lưu lượng dòng chảy sông Tiền và sông Hậu sẽ cạn kiệt sau khi Campuchia đào kinh Phù Nam dẫn nước Mêkông ra vịnh Thái Lan.

Đáng tiếc, không có nhà khoa học hoặc chính khách nào xem lại Quốc hội Việt Nam từng thông qua các Luật Tài Nguyên nước, Luật Thủy lợi và Luật Quy hoạch, nhưng đã để lại những điều khoản chồng chéo nhau về quản lý nguồn nước sông.

Có lẽ gần 500 đại biểu Quốc hội chỉ chú tâm đến việc thường bỏ phiếu bầu hay bãi miễn chức danh Chủ tịch nước và Chủ tịch Quốc hội và coi đó là việc trọng đại. Còn việc nước sông ngọt hay mặn, lũ hay cạn là chuyện của nông dân, cứ nhắm mắt thông qua cho đủ luật, như đủ “tụ”.

mercredi 24 avril 2024

Mai Quốc Ấn - Bức tử Cửu Long

Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, chuyên gia về biến đổi khí hậu gửi cho tôi Báo cái sơ thảo phiên bản 23/40/2024 về "Một số vấn đề cần quan tâm các tác động dự án Funan TLes Echos ở Cambodia đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long".

Đọc báo cáo của anh mà rùng mình!

Khi nước của kênh đào Phù Nam (Funan) lấy đi 50 % nước Mêkông g đổ vào Đồng bằng sông Cửu Long thì vùng đất này coi như bị bức tử. Rất đơn giản, với việc mặn xâm nhập sâu nội đồng và hạn hán kéo dài như hiện nay thì mất thêm 50 % nước nghĩa là cái đói chính thức về châu thổ.

samedi 20 avril 2024

Nguyễn Thông - Hầm xe lửa và đồng bằng sông Cửu Long (1)


Tất nhiên là khác nhau, một chiếc hầm đường sắt và một đồng bằng châu thổ.

Giống nhau ở chỗ cực kỳ quan trọng, và bị khai thác vô trách nhiệm đến cạn kiệt trước khi người ta nhận ra mối nguy. Nhận ra thì đã muộn.

Cái hầm chui qua đèo Cả, cũng như nhiều hầm khác, cũng như cả con rắn vĩ đại bằng sắt ấy, tới nay đã tuổi thọ trăm năm, đại thọ. Nó tham gia vào việc nối liền Bắc Nam chừng ấy năm, nhưng hầu như nhà cai trị xứ này sau khi cướp được quyền cai trị đã chỉ làm mỗi việc bóc lột nó, xem nó bền như nồi đồng cối đá tồn tại thiên thu chả bao giờ hỏng. Mà chả riêng hầm đèo Cả, những thứ khác, kể cả con người, đều bị coi là đối tượng bóc lột thoải mái vậy.

dimanche 14 avril 2024

Đào Tuấn - Bốn trăm rưỡi ngàn một mét khối nước!


Vừa xem một clip, với một cái giá không thể tin được: 450 ngàn/mét khối nước mà những người dân miền Tây đang phải mua. Và thuần túy chỉ là nước sinh hoạt chứ không phải nước ngô, nước nho hay gì đó.

Một thống kê cho biết hiện có 11 thủy điện ở Trung Quốc, 2 ở Lào, và khoảng 300 ở…khắp nơi, các chi lưu sông Mêkông.

Trong điều kiện bình thường, Biển Hồ Tonle Sap ở Campuchia, ước tính chiếm 30-35 % nguồn cung cấp nước cho đồng bằng hạ nguồn, sẽ đầy tràn vào mùa mưa, rồi khi mùa khô tới, từ từ tuôn về đồng bằng.

mercredi 10 avril 2024

Mai Quốc Ấn - Nhìn thấy tương lai

 

Có hai quyển sách mà người Việt nên tìm đọc vì chính tương lai của bản thân và con em mình.

“Cửu Long cạn dòng, Biển Đông dậy sóng” của nhà báo Ngô Thế Vinh, và “Nhìn lại thấy xa hơn” của Tiến sĩ Nguyễn Vân Nam. Họ nhìn được tương lai, theo đúng nghĩa đen, khi tương lai chưa diễn ra.

Dù đã cảnh báo về một châu thổ xác xơ, nhưng đã 24 năm từ khi xuất bản, Đồng bằng sông Cửu Long vẫn đang “đúng quy trình” cạn dòng. Biển Đông thì Tàu vẫn biết bao lần quấy rối, xâm phạm thềm lục địa lẫn lãnh hải nước ta.

Huy Nguyễn - El-Nino và Vì sao Cà Mau năm nay hạn nặng?

 

Cà Mau là bán đảo tách biệt khỏi hệ thống sông Mêkông, nên 100% nước dựa vào nước trời. Nghĩa là có mưa mới có nước.

Xét về tổng lượng mưa thì Cà Mau không phải là vùng ít mưa, vì tổng lượng mưa lên tới 2.700 mm - 3.000 mm/năm. Tuy nhiên lượng mưa này chỉ tập trung trong các tháng 4 đến tháng 11 hàng năm. Các tháng còn lại từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau hầu như không mưa hoặc lượng mưa rất ít.

Vào các năm có El-Nino xuất hiện như 2015-2016, 2019-2020, và 2023-2024, các tháng từ 12 đến tháng 4 năm sau hầu như không có mưa. Khi có El-Nino, hạn hán thường sẽ xảy ra vào cuối kỳ El-Nino. Chẳng hạn:

Lưu Trọng Văn - Cháy khát

 

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đang ở Bắc Kinh, được Tập Cận Bình, Vương Hỗ Ninh đón tiếp nồng nhiệt cùng những lời ca ngợi “tình đồng chí, anh em chung vận mệnh.”

Liệu chủ tịch Quốc hội có lời nào nói về đại nạn khô hạn đang làm “vận mệnh” hàng triệu nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long điêu đứng do đâu?

Hữu nghị đồng chí anh em ư? Hàng chục con đập chặn nước thượng nguồn sông Cửu Long đã nói lên tất cả.

vendredi 23 février 2024

Mai Quốc Ấn - Nỗi niềm châu thổ

 

Năm 2011, tôi viết bài “Ngày cái đói về… Đồng bằng sông Cửu Long”. Tòa soạn không đăng, lý do đơn giản là “vựa lúa làm sao mà đói được!”.

Năm 2014, anh Lê Quốc Minh Vietnamplus đồng ý đăng lại bài báo đó, nhưng tên bài được sửa lại. Thông tấn xã luôn đặt tít “dịu dàng”, dù cơ bản tít tôi đặt đúng bản chất cảnh báo khoa học.

Vấn đề của châu thổ bây giờ là hiện trạng đất chỉ còn cao hơn mặt nước biển 0,8 mét. Nước mặn có lúc đã xâm nhập sâu tận Tân Hồng, Hồng Ngự là những huyện xa của Đồng Tháp.

lundi 5 février 2024

Nguyen Khan - Năm Giáp Thìn hy vọng hay viễn vọng

 

Những người ở Miền Nam chắc khó quên trận lụt kinh hoàng năm Giáp Thìn 1964 ở Miền Trung. Kinh hoàng đến mức đài phát thanh Sài Gòn liên tục kêu gọi “lá lành đùm lá rách” :

“Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ

Miền Trung bão lụt mình làm ngơ sao đành”

Năm nay cũng là năm Giáp Thìn 2024, tròn một Can 60 năm, tròn năm Chi (mỗi Chi 12 năm) tính từ năm Giáp Thìn 1964.

lundi 29 janvier 2024

Nguyễn Thông - Chuyện lương thực, gạo (3)

Nói gì thì nói, vùng đồng bằng sông Cửu Long, kể từ tỉnh Long An xuôi về phía tây nam, tới tận mép biển tây là Kiên Giang và biển tây nam là Cà Mau, gồm 12 tỉnh thành, là vựa lúa gạo không lồ đủ sức nuôi cả nước.

Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng miền Trung chả là gì so với vựa gạo khổng lồ này. Vẫn biết phải duy trì vùng miền để thực hiện an ninh lương thực phòng khi xảy ra chuyện này chuyện nọ nhưng để có bát cơm, cả nước cần phải cảm ơn Đồng bằng sông Cửu Long.

Vậy mà có những năm dài, bên thắng cuộc nhìn miền Tây Nam Bộ xem như vùng sâu vùng xa, chỗ chỉ để khai thác, vơ vét (lương thực, thực phẩm, rau quả, sức lao động…), nơi thí cho thứ gì là ban ân huệ thứ ấy, chứ không quan tâm đầu tư phát triển.