Chỉ một nhà máy Foxconn tại Trung Quốc
đóng cửa để di dời sang nước khác theo yêu cầu của Apple, đã để lại hậu quả vô
cùng lớn cho Trung Quốc.
Trong một phóng sự của China Observer được
công bố vào thứ Hai, cảnh quay của một khu công nghiệp Foxconn ở Nam Ninh được
cho là bị bỏ hoang. Trước đây khu này đã sử dụng đến 50.000 nhân viên. Còn bây
giờ nó hệt như một thị trấn ma.
Không chỉ vậy, hàng triệu người dân ở địa
phương, nơi đặt khu công nghiệp lâm vào cảnh khốn khó không có lối thoát.
Ở
Đức có nhiều con đường mang tên "Phố 17 Tháng Sáu“. Ở Berlin còn có Quảng
trường 17 Tháng Sáu“. Nhưng không phải người Đức nào cũng biết ý nghĩa của ngày
này. Nhất là người dân Đông Đức.
Hôm
nay nước Đức kỷ niệm 70 năm cuộc nổi dậy 170-6-1953. Cuộc nổi dậy của hơn một
triệu người lao động Đông Đức hôm đó đã bị xe tăng Liên-Xô đè bẹp. Có 55 người
đã chết, hàng ngàn người bị thương, khoảng 10.000 người bị bắt.
Khi
đó nước Cộng hòa Dân chủ Đức mới thành lập chưa đầy 4 năm (07.10.1949). Nhà
nước cộng hòa non trẻ này là nơi người ta muốn thực hiện lý tưởng xã hội chủ
nghĩa của triết gia Đức Karl Marx.
Không
dám nói đến vị tổng thống nhiều lần đến tận chiến trường nóng bỏng để thăm hỏi
binh sĩ.
Không
dám nói đến tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ và nhân dân Ukraina chống quân
xâm lược Nga.
Tôi
muốn nói đến những người NÔNG DÂN. Họ đã rà phá bom mìn và canh tác thừa lương
thực xuất khẩu với giá rẻ hơn các nước yên bình ở châu Âu. Đến nỗi nông dân mấy
nước này phải biểu tình không nhập lúa mì Ukraina với giá rẻ! Biểu tình như vậy
kể ra cũng đáng xấu hổ.
Đây
là những công nhân đặc biệt, bước ra từ một nhà máy đặc biệt, đó là Nhà máy đốt
rác Covid đặt tại Bãi rác Đông Thạnh - Hóc Môn. Bãi rác Đông Thạnh nổi tiếng
một thời, đã đóng cửa từ lâu nhưng nhà máy thì được mở ra, thường ngày chuyên
đốt rác y tế, giờ thêm nhiệm vụ mới.
Chiều
14/9, Vòng Tay Việt - Sài Gòn đã nối một vòng tay mới, là đến tặng quà, tri ân
các anh chị em công nhân vệ sinh thuộc Công ty Môi trường đô thị thành phố Hồ
Chí Minh đang làm việc tại Trung tâm trung chuyển rác Gia Định, Nhà máy đốt rác
Covid, Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa... các đội vệ sinh đường phố Tân Phú,
Bình Tân.
Bao
tháng qua, ai giãn cách thì giãn, riêng anh em công nhân lĩnh vực này phải liên
tục ngày đêm, tăng ca đôn kíp với những vòng xe không nghỉ, với những nhà máy
mở cửa ngày đêm, chạy hết công suất...
1.
Sáng nay, đọc bản tin trên báo Thanh Niên về kế hoạch "mở cửa" lại
của quận 7, từ 20/9, với một số loại hình kinh doanh thiết yếu - kinh doanh
đường phố.
Đang
tính khen thì đọc được bài viết của anh bạn, một cư dân quận 7, cho biết anh
mới vừa kiểm tra qua Zalo Connect. Vẫn có những người dân ở quận 7, là F0 cần
trợ giúp, nhưng vẫn chưa kết nối được với phường sở tại, và chưa nhận được bất
cứ sự hỗ trợ nào.
Có
nói trời nói biển gì, nhưng chỉ cần một người dân, một gia đình trên địa bàn
cần hỗ trợ mà vẫn bị bỏ rơi, thì chính quyền ở nơi đó vẫn đang thất bại.
Hình
ảnh của công nhân, sinh viên tứ xứ rời bỏ thành phố Hồ Chí Minh bằng mọi cách, từ
xe gắn máy, đi bộ đã làm xúc động, rơi nước mắt bao người có lương tri.
Nhiều
công nhân ra về "quê hương"mà trong túi chỉ còn đúng 100.000 đồng cho
một quãng đường xa mút mùa lệ thủy.
Trên
báo Thanh Niên có viết về một gia đình chạy từ Đồng Nai về Cần Thơ bị dính chốt
Bình Chánh, người phụ nữ hồn nhiên "Chị
làm hồ, giờ về". Hỏi còn nhiêu tiền trong túi chị trả lời "Còn 300.000 ngàn, đủ đổ xăng về Cần
Thơ mà".
1) Chiều ngày 13/7/2021 mới
nghe nói ngày từ 0 giờ đêm 14/7 rạng 15/7 sẽ thực hiện lệnh yêu cầu các xí nghiệp
phải lo cho công nhân ăn ở tại chỗ, ngủ tại chỗ.
Đêm đó, một công ty sản xuất ở
một khu công nghiệp trong thành phố trên ngàn công nhân thức suốt sáng. Ban
giám đốc thức và nhân viên, công nhân thức.
Ban giám đốc thức vì lo sắp xếp
nơi ăn, ngủ cho ngàn con người trong không biết bao nhiêu tuần lễ tới, vì không
ai biết khi nào cái lệnh kia hết hiệu lực.
Công nhân Việt Nam làm việc tại một công trường xây dựng ở Bucarest, ngày 26/10/2019.
Vụ 39 người trong đó có thể có nhiều người Việt bị
chết trong chiếc xe tải được phát hiện ở hạt Essex (Anh) cuối tuần qua,
đã khiến truyền thông châu Âu rúng động. Mạng xã hội ở Việt Nam dày đặc
những thông tin chia sẻ, ý kiến nhiều chiều về những may rủi của việc
vượt biên, giấc mơ châu Âu và những ảo vọng…
Con
đường nhập cư lậu thường là sang Trung Quốc hoặc Nga rồi qua các nước
Đông Âu, sau đó vào Tây Âu, và hướng đến ưa thích là Anh quốc. Nhiều gia
đình đã vay mượn những số tiền lớn, đóng cho các đường dây để cho con
ra đi, hy vọng được đổi đời, đặc biệt ở những vùng nông thôn nghèo miền
Trung như Hà Tĩnh, Nghệ An…
Tuy nhiên có một điều mà người dân ít
biết, và tất nhiên những kẻ buôn người không tiết lộ, là nhiều nước Đông
Âu đang rất thiếu nhân công, đang mở cửa cho lao động từ châu Á. Hãng
tin Pháp AFP trong bài phóng sự hôm nay 28/10/2019 mang tên « Do thiếu lao động, Rumani và Hungary tuyển mộ tận châu Á », đã mô tả rõ hơn tình hình này.
Khi cha mẹ không
thể lo cho tương lai con cái thì cha mẹ có lỗi với con. Nhưng kết lại, đất nước
bần cùng, người dân khốn khổ hôm nay là do lãnh đạo hết cả.
Trở lại vụ giờ
tăng lao động. Không ngoại lệ, chủ nhân, công nhân Việt Nam "ngóc đầu
không nổi" là do các chính sách về kinh tế "lột da đầu".
Công nhân Việt
Nam lương thấp vì đây là chủ trương của đảng và nhà nước Việt Nam. Không phải
lãnh đạo cộng sản luôn miệng khoe "thế mạnh" của Việt Nam trước những
nhà đầu tư thế giới là "nhân công Việt Nam rẻ" hay sao ? Còn giới
chủ, họ luôn là đối tượng "vặt lông vịt" của công an phường, của kiểm
tra quận, của đội phòng cháy chữa cháy, của những vụ "bôi trơn"...
Tổng thống Donald Trump và tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lễ ký kết mua máy bay Boeing tại Hà Nội ngày 27/02/2019.
Đối
với Tổng Thống Trump, hợp đồng buôn bán luôn được ưu tiên làm trước, nên khi
vừa đến Hà Nội ông dành ngày đầu để ký các hợp đồng bán và bảo trì máy bay dân
sự lên đến 30 tỉ Mỹ kim.
Phát
biểu trong cuộc gặp với Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Trump tiết lộ sẵn sàng
bán thiết bị quân sự, máy bay phản lực và bất kỳ loại hỏa tiễn nào mà Việt Nam
cần, để giảm thặng dư thương mại với Hoa Kỳ.
Được
biết khi hai ông gặp riêng có trao đổi về Hiệp định Thương mại Việt – Mỹ và
Hiệp định về thương mại và đầu tư (TIFA).Không thấy ông Phúc công khai, điều mà Thủ Tướng
Nguyễn Tấn Dũng từng làm khi gặp Tổng thống Obama là đề nghị phía Hoa Kỳ sớm
công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường.
Biểu tình tại Thâm Quyến ngày 06/08/2018 ủng hộ cuộc đấu tranh của công nhân nhà máy Jasic Technology ở Quảng Đông.
Một nhóm sinh viên mác-xít loan báo, hơn một chục
thành viên đã bị bắt vào ngày thứ Sáu tuần trước, vì tranh đấu cho quyền
lợi công nhân ở miền nam Trung Quốc. Hôm nay 13/11/2018, có thêm ba
thành viên khác bị bắt giữ thô bạo tại Vũ Hán. Khi đàn áp những người tố
cáo bất bình đẳng xã hội, Bắc Kinh muốn chận đứng hiện tượng sinh viên
tham gia tranh đấu cùng với công nhân trong những năm gần đây.
Thông tín viên Angélique Forget tại Thượng Hải tường trình :
« Trong
số hơn một chục sinh viên bị bắt, có năm người vừa mới tốt nghiệp
trường đại học Bắc Kinh danh giá. Trong đó có một sinh viên bị bắt ngay
trong trường vào nửa đêm, bị đánh đập và tống vào một chiếc xe hơi.
Các sinh viên tranh đấu cho quyền lợi công nhân đang chuẩn bị cho
việc thành lập công đoàn tại Huệ Châu. Ảnh chụp ngày 23/08/2018.
Công an chống bạo động hôm qua
24/08/2018 đã đột kích vào một căn hộ ở Huệ Châu (Huizhou), Quảng Đông,
nơi khoảng 40 sinh viên và các nhà tranh đấu cho quyền lợi công nhân
đang chuẩn bị cho việc thành lập công đoàn. Hãng tin Reuters có được
video về vụ bố ráp, sau đó không thể liên lạc được với họ.
Cuộc
bố ráp diễn ra vào khoảng 5 giờ sáng. Video cho thấy công an trang bị
khiên và nón sắt xông vào căn hộ và xô xát với những người bên trong.
Hiện chưa biết số phận của những người này ra sao, công an không trả lời
hãng tin Anh.