Nhân vụ "cưỡng chế" chàng Duy Thức
Lão nhắn nhe Huy Đức đôi lời
Ở trong tù cũng là chơi
Khỏi phây khỏi nhậu tơi bời khổ thân
Cứ hì hục lo dân lo nước
Mà công lênh có được chi mô
Gan teo ruột héo mơ hồ
Tội sông Nợ núi trút vô ngập đầu
Nhân vụ "cưỡng chế" chàng Duy Thức
Lão nhắn nhe Huy Đức đôi lời
Ở trong tù cũng là chơi
Khỏi phây khỏi nhậu tơi bời khổ thân
Cứ hì hục lo dân lo nước
Mà công lênh có được chi mô
Gan teo ruột héo mơ hồ
Tội sông Nợ núi trút vô ngập đầu
- Ai sai phạm người đó chịu trách nhiệm, nhưng thực tế cho thấy những người tham gia mạng xã hội đã góp phần rất lớn vào việc bảo vệ người yếu thế, bảo vệ chủ quyền và những giá trị Việt Nam như vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981, Formosa, BOT...
- Các anh chị dù là người viết dăm bài cho vui hoặc KOL, đều có thể tự hào mình đã đóng góp rất lớn vào tiến trình phát triển của Việt Nam. Có vẻ đây là thế hệ vàng, không lặp lại, không kế thừa. Vì thật đáng tiếc giới trẻ hiện nay tham gia mạng xã hội lại chạy theo việc « đấu tố » và thiển kiến, soi mói từng phát ngôn...để quy chụp.
Rồi cũng có ý kiến hỏi về một số KOL đặc biệt, vang bóng một thời. Anh Nguyễn Công Khế, Huy Đức, Trương Châu Hữu Danh hiện giờ ra sao?
Ông bạn Huy Đức sau khi đọc hầu hết sách của tôi, bèn đưa ra kết luận xanh rờn vậy!
Chợt nhớ ngày xưa, ông nhà văn Kim Lân cũng từng bảo ông Nhà thơ Hoàng Cầm quê tôi thế này: "Thơ của ông chỉ để chim gái"!
Nghe xong, cụ Hoàng Cầm cười khì khì.
Hắn thua tôi 7 tuổi, về làm việc ở báo Tuổi Trẻ thời tổng biên tập Vũ Kim Hạnh sau tôi 2 năm.
Mười hai năm sau tôi rời Tuổi Trẻ về làm việc ở Thời báo Kinh tế Sài Gòn dù tôi chả biết gì về kinh tế. Kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa càng không. Quay đi quay lại, lại gặp hắn. Vẫn giọng châm biếm quen thuộc « Đỗ Trung Quân về Thời báo Kinh tế Sài Gòn : tin mừng cho giới nhà thơ, tin buồn cho giới doanh nghiệp ! ».
Ám chỉ vụ Tố Hữu chăng ?
Hôm nay (20/08/2024) nhà báo Huy Đức tròn 62 tuổi. Anh bị bắt tạm giam đúng hai tháng hai mươi ngày.
Trong thời gian Huy Đức bị mất tự do đó, người nhà (cụ thể là con gái) chưa được gặp, chỉ được gửi đồ 3 lần/tháng gồm quần áo và thức ăn (từ 3 kg trở xuống). Nghe nói, sắp hết lệnh tạm giam lần 1 có thể gia đình sẽ được cho gặp Huy Đức. Mong là thế.
Hôm nay nhà báo Huy Đức tròn 62 tuổi. Tôi lại đưa lên bức ảnh hai chúng tôi nằm trên thuyền trong một chuyến đi về địa danh lịch sử Vụ Quang (Hà Tĩnh) thăm di tích kháng chiến của nhà nho cần vương chống Pháp Phan Đình Phùng (1847 - 1896).
Hồi đầu năm, tôi và Huy Đức đi thăm thú vài nơi trên biên giới phía Bắc. Lúc ngồi nghỉ bên cột mốc chỗ Ải Nam Quan, hai chúng tôi nói chuyện với nhau về các cuộc chiến đã xảy ra trên đất Việt.
Những cuộc chiến chống ngoại xâm luôn là niềm tự hào dân tộc vô song. Nhưng có những cuộc nội chiến, thì đó lại là nỗi day dứt khôn nguôi, của nhiều thế hệ.
Bởi không như chiến tranh chống xâm lược, nó đoàn kết mọi người trên dải đất hình chữ S này, cuộc nội chiến nó để lại di chứng đau thương, chia rẽ không biết đến bao giờ...
Huy Đức, nói theo kiểu Nguyễn Huy Thiệp, gốc nông thôn nông nghiệp nông dân (tam nông) đặc sệt, nhưng trời đặc ân cho nghiệp viết, giỏi ít ai bằng. Làm báo, y mau chóng tạo dựng vị trí đặc biệt.
So với người trong nghề, y nổi trội ở nhiều mảng miếng, mà tài đặc biệt là đặt câu hỏi khi phỏng vấn. Những câu hỏi giản dị, không công thức, không uốn éo mưu mẹo, không đao to búa lớn, không lừa miếng, nhưng cuốn người được hỏi vào ý định của đứa hỏi, nhất là luôn đáp ứng được khát khao tìm hiểu của bạn đọc.
Tôi đã từng đọc rất nhiều bài phỏng vấn của Huy Đức, nể lăn. Nhiều người trong đám bạn nghề không giấu diếm mà khen rằng, riêng về phỏng vấn thì Huy Đức là số 1. Tìm ra kẻ cạnh tranh hơi bị khó.
Không còn nghi ngờ gì, điều 331 Bộ luật Hình sự là điều luật nổi danh nhất trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay. Đã có nhiều ý kiến trên mạng đòi xóa bỏ điều luật này.
Đáp lại bằng các bài viết đăng tải trên báo chính thống, “người tuyên giáo” đưa ra lập luận: Nhiều quốc gia khác cũng quy định tội danh này, không chỉ mình Việt Nam. Và họ đưa ra ba dẫn chứng:
- Khoản 2 Ðiều 29 Tuyên ngôn Nhân quyền quốc tế năm 1948: "Trong khi hành xử những quyền tự do của mình, ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra ngõ hầu những quyền tự do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng, những đòi hỏi chính đáng về đạo lý, trật tự công cộng và an lạc chung trong một xã hội dân chủ cũng được thỏa mãn".
Năm 1996, Huy Đức mới chân ướt chân ráo về tòng sự Thanh Niên chưa được bao lâu thì Sài Gòn xảy ra chuyện động trời.
Tại một khách sạn trên đường Phạm Ngũ Lão quận 1 có vụ giết người, nạn nhân bị cắt cổ, chém chết trong thang máy. Khách sạn tên gì thì lâu quá tôi quên mất, giả dụ lúc này lôi “điều tra viên” Huy Đức ra khỏi nhà giam mà hỏi, có khi y cũng chẳng nhớ.
Từ trụ sở báo Thanh Niên tới bùng binh chợ Thái Bình chỗ đầu đường Phạm tướng quân chỉ vài chục mét, từ bùng binh tới nơi xảy ra án mạng hơn trăm mét. Đây là cơ hội trời cho để Huy Đức trổ tài một tay phóng sự điều tra cộm cán, buổi ra mắt.
Mấy tuần trước, khi cơ quan An ninh điều tra ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam cựu nhà báo Trương Huy San (Huy Đức), tôi không dám viết “Huy Đức là bạn tôi”.
Không dám viết không phải vì sợ liên lụy hay bị quy kết gì, mà vì tự thấy mình chưa có đủ hiểu biết về một con người; chưa đủ quan hệ thân thiết; chưa có tính cách, phẩm chất cần có để xưng là bạn của anh, nhất là lòng dũng cảm.
Tôi có quen biết Huy Đức, có gặp gỡ và uống rượu với anh một số lần. Nhưng không phải cứ ngồi uống rượu với nhau vài lần là thành bạn thân được. Huy Đức lại là người rất nổi tiếng, viết không khéo người ta lại bảo “thấy người sang...”. Vì thế khi anh bị nạn, dù rất muốn nói: “Huy Đức là bạn tôi”... nhưng tôi đã không dám ghi câu ấy.
Có rất nhiều đồn đoán về con người và công việc của Huy Đức. Lời đồn nào cũng đinh ninh tỏa ra từ khói và suy đoán nào cũng trưng tấm biển rút ra từ cốt lõi sự thật.
Anh A. thì thầm với tôi Huy Đức mang hàm đại tá, chị B. như đinh đóng cột rằng Huy Đức thuộc phe này phe kia, rằng tài sản lên tới vài trăm tỉ. Tôi nghe, nhìn, ngửi, rồi tôi nghĩ. Nghĩ một hồi, mặc cho câu hỏi Huy Đức thực ra là ai vẫn còn lơ lửng giữa hoài nghi, tôi gạt hết các giả định sang một bên, để đôi mắt chỉ còn nhìn thấy nhà báo Huy Đức, ngòi bút “khai dân trí” bằng lý trí số một Việt Nam hiện nay.
Theo quan sát của tôi, đa số người viết phản biện có tiếng (nhiều like) ở Việt Nam thường đi theo mấy hướng.
Hôm nay, 21.6, phải kể tiếp ký ức về nhà báo Huy Đức, người đang đón lễ trọng trong nhà giam, người có mấy chục năm là “nhà báo cách mạng”.
Năm 1996 ấy, tôi mới chỉ tuổi nghề mấy tháng, còn Huy Đức đã được tính bằng những năm nổi tiếng, lừng danh trong làng báo. Vậy nhưng chả hiểu sao, đang là quân tiên phong của Tuổi Trẻ, y lại nhảy sang Thanh Niên. Tôi cũng chả có dịp tò mò hỏi, bởi một phần mình… sợ, kính nhi viễn chi, phần khác y thoắt chỗ này thoắt chỗ khác, mà tinh làm việc với các sếp Khế, Tịnh, Nhượng, Chênh, mình tuổi gì mà dám ngó nghía.
Huy Đức đầu quân về Thanh Niên được một thời gian chưa bao lâu, chẳng hiểu có sự rủ rê gì không, tôi bắt đầu được diện kiến những tên tuổi khá nổi tiếng trong làng báo lúc bấy giờ. Ban đầu là Dương Minh Long, rồi Yên Ba, vài năm sau còn có cả Tuấn Khanh, Trần Việt Đức. Họ còn khá trẻ, nhưng sớm được xếp vào hạng lão làng, về chuyên môn như ngôi sao sáng, “vua biết mặt, chúa biết tên”, ít ai bì kịp.
(Nhân ngày nhà báo)
Đó là câu thành ngữ về sự đời. Khi đã ghét nhau, không ưa nhau, thì đến cái vết chân của đối tượng bị ghét cũng chả chấp nhận được, thấy ngứa mắt, phải xóa sạch, đào khoét nó đem đổ đi chỗ khác.
Kinh khiếp cho tình cảm của người đời, đối với nhau còn hơn cả quân thù quân hằn.
Yêu-ghét bản thân nó không có gì đặc biệt bởi tình cảm con người có yêu có ghét, yêu người này, ghét kẻ khác. Chỉ có điều yêu-ghét phải phân minh, chứ đừng cái kiểu “yêu nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau quả bồ hòn cũng méo”. Hãy như lão trượng phu Phùng Quán “Yêu ai cứ bảo là yêu/Ghét ai cứ bảo là ghét/Dù ai ngon ngọt nuông chiều/Cũng không nói yêu thành ghét/Dù ai cầm dao dọa giết/Cũng không nói ghét thành yêu” (Lời mẹ dặn).
Xã hội gì mà những tên tuổi trên mạng xã hội lại nắm mọi thông tin chính trị, bí mật nội bộ đảng độc tài để tung ra cho toàn xã hội.
Có lần, một anh nhà báo bên Mỹ, kể với tôi rằng những tên tuổi như Cô Gái Đồ Long (Lê Nguyễn Hương Trà) chỉ cần viết một dòng trạng thái ngắn, từ trên sân thượng của một khách sạng sang trọng tại Sài Gòn, về chuyện Việt Nam, là mạng xã hội dậy sóng ầm ầm.
Dân thì bị bưng bít thông tin. Chỉ một bộ phận nhỏ của các “ngòi bút” là biết trước hết mọi bí mật của đảng. Họ “đánh hơi” được lúc nào là lúc tung ra các thông tin động trời để đánh gục đối thủ trong các cuộc tranh giành quyền lực chính trị!
Với ai chả biết, chứ riêng tôi, sự khoe mình là bạn của Huy Đức, có chơi với y, thì đó là trò lố, cú mượn lông công, dựa hơi mượn tiếng, chả hay ho. Mình chẳng là chi so với Huy Đức, dù thỉnh thoảng gặp nhau. Bạn danh tiếng của Huy Đức có hàng trăm hàng nghìn khắp trong nam ngoài bắc, mình là cái thá gì mà định chen vào chốn ấy.
Tôi vào đời bằng nghề dạy học. Dạy mãi đến… phát chán. Thực ra thập niên 80 có người này người kia rủ đi làm báo (báo Tuổi Trẻ, báo Tin Sáng) nhưng “lòng trẻ còn như cây lụa trắng”, quyết không bỏ nghề.
Thời ấy, thỉnh thoảng người ta phát trên loa bài hát của cụ Nguyễn Văn Quỳ “Yêu đời bao nhiêu ta càng yêu nghề bấy nhiêu/Đời phơi phới vui, vui sách thơm thơm mùi giấy mới”. Năm 1982, tôi nói với anh Hồ Quang Hy làm ở báo Tuổi Trẻ khi anh rủ đào ngũ, em yêu nghề dạy lắm, em không đi đâu.
5.6
Báo chí quốc doanh xứ này phải nói rất… đểu. Vụ đưa tin về chiến sự Ukraine - Nga là ví dụ.
Cứ mỗi lần tay thủ tướng Hungary nịnh Nga mở mồm thối của nó ra thì báo đểu rất láu cá, nhập nhèm để nhằm gây hoang mang, xuyên tạc khối NATO, chia rẽ. Kiểu như “Một quốc gia NATO phản đối viện trợ vũ khí cho Ukraine”, hoặc “Quốc gia NATO tẩy chay hội nghị hòa bình Ukraine”.
Cũng chỉ có mỗi thằng Hungary (con ngựa thành Troy) nhưng bọn đểu cố ý gán vào NATO, mà dân xứ ta thường nhẹ dạ, lại hồ nghi phen này NATO phân hóa, lục đục rồi. Ông Hưng cười bảo trò láu cá của báo chí An Nam ông còn lạ gì, nhất là khi nó có mưu đồ xấu, Lại còn nói, đ*o mẹ, sao tới giờ mà NATO không đuổi cổ thằng Hung nhỉ.
Điều may mắn, tôi viết và đăng bài “Huy Đức” kỳ 1 lên khi tin tức về anh ấy rất mù mờ, hư hư thực thực, nửa tin nửa ngờ sau cái tút ngắn gọn của siêu tin Lê Nguyễn Hương Trà.
Trà đồng nghiệp nhưng tôi không dám so mình với cổ, nhất là tài kiếm tin. Ngang ngửa với Trà, trong các nhà báo thực sự có nhẽ chỉ Huy Đức. Lạ, cứ mỗi lần đọc tút của Trà, tôi lại liên tưởng tới cô bé Hương Trà 11 - 12 tuổi, hát bài “Chú ếch con” với dàn giao hưởng thiếu nhi Ý hồi thập niên 90. Đều thông minh, láu lỉnh, hơn người.
Nói may, bởi viết về đương sự Osin sau khi công an bố cáo lý do bắt sẽ dễ bị “quy” là ăn theo, té nước theo mưa, dựa dẫm người nổi tiếng, đu trent, liều...
Văn là người. Người xưa đã nói thế, không sai! Những gì ta viết, kể cả cái comment ngăn ngắn, cũng chính là con người của ta.
Huy Đức viết báo, viết sách “Bên thắng cuộc”. Tất cả những chữ nghĩa ở đó, là chính con người anh: trí tuệ, trách nhiệm, chính trực, can đảm, dấn thân, vô úy và chấp nhận hy sinh.
Huy Đức khởi xướng chương trình “Nhịp cầu Hoàng Sa” - xây nhà và trợ giúp cho các cựu binh Hoàng Sa và Trường Sa, bất kể họ ở phía nào.
Từ mấy hôm trước mình đã dự đoán, nhưng không chắc lắm, nay mọi việc rõ ràng rồi nên mới xâu chuỗi lại cho anh em thấy quy trình diễn ra "trận đánh đẹp" của Bộ Công an.
Hai ông San, Triển (đều dân Hà Tĩnh) bị hốt ngày 01/06 thì chiều 03/06 Quốc hội bỏ phiếu điều chỉnh lịch làm việc để bổ sung việc phê chuẩn nhân sự (trong đó đáng chú ý nhất là ghế Bộ trưởng Công an).
Như vậy, hai ông này bị hốt để tránh việc các ông ấy có thể tác động dư luận tới Quốc hội bấm nút. Có thể dự đoán vậy vì hai bài của ông San là sấm sét và đúng thời điểm, chắc chắn có tác động dư luận (trong đó có các trung ủy và đại biểu Quốc hội). Ông Triển thì mình không rõ có động thái gì không, vì ổng block mình lâu rồi!
Báo chí nước ngoài đưa tin nhà báo Huy Đức (Trương Huy San) đã bị bắt. Trong khi đó, báo Tuổi Trẻ đưa tin cựu nhà báo Trương Huy San (Osin Huy Đức) bị bắt.
Gắn chữ cựu trước chữ nhà báo có nghĩa là trước có làm nhà báo giờ không còn làm nhà báo nữa. Trong khi đó khi nhắc đến tên Huy Đức nhiều người biết đó là cây bút thuộc loại xuất sắc của báo chí Việt Nam, và đặc biệt thành danh tại báo Tuổi Trẻ
Trong khi đó khi nhà báo Hữu Thọ không còn làm báo (Nhân Dân) nữa để chuyển sang làm tuyên giáo người ta vẫn gọi ông là nhà báo Hữu Thọ. Cũng như vậy, khi ông Nguyễn Công Khế rời báo Thanh Niên để làm công ty truyền thông Thanh Niên, vẫn xưng mình là nhà báo khi tổ chức các giải bóng đá U21.