Affichage des articles dont le libellé est Lịch sử. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Lịch sử. Afficher tous les articles

mercredi 20 novembre 2024

Nguyễn Văn Tuấn - Nên lấy ngày nào làm Ngày Nhà Giáo Việt Nam ?

 

Hôm nay (20/11) là Ngày Nhà Giáo Việt Nam. Nhưng lịch sử của ngày này thì có vẻ chẳng liên quan gì đến nhà giáo Việt Nam.

Năm 1949, ở Warszawa (Ba Lan). Một hội nghị của Tổ chức "Word Federation of Teachers Unions", viết tắt theo tiếng Pháp là FISE (có thể dịch là Liên Đoàn Nhà Giáo Thế Giới) diễn ra [1].

FISE công bố một tuyên ngôn nhan đề "Hiến Chương Nhà Giáo". Bản hiến chương đó có nội dung đấu tranh chống nền giáo dục tư sản và xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, đồng thời bảo vệ quyền lợi của nhà giáo xã hội chủ nghĩa.

mardi 19 novembre 2024

Dương Quốc Chính - Bức tranh ở Đại học Đông Dương

 

Ở giảng đường lớn của Đại học Dược và khoa Hóa Đại học Khoa học Tự nhiên (hai đơn vị đang sử dụng Đại học Đông Dương cũ) có một bức tranh tường lớn nhất Việt Nam.

Tranh có diện tích tới 77 m2, cao 7 m dài 11 m, vẽ sơn dầu lên vải và dán lên bức tường cong. Nhưng bức tranh hiện có là bản phục chế. Thấy bảo bị hư hỏng do thời tiết, nhưng mình cho là bị phá đúng hơn!

Nội dung bức tranh là hình ảnh một người đàn bà biểu tượng cho bà mẹ trí tuệ tay cầm quyển sách, đang "giáo hóa cho chúng sinh" bao gồm tất tật cả Tây lẫn ta ở bên dưới, có cả bốn vị Toàn quyền Đông Dương và quan lại, dân chúng người Việt.

Lưu Trọng Văn - Những người treo cờ

 

Olivier Parriaux và Bernard Bachelard là hai trong ba công dân Thụy Sĩ đã treo cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh tháp nhà thờ Đức Bà ở Paris vào ngày 19/01/1969.

Sáu tháng sau, một lá cờ như vậy được hai chàng trai người Pháp treo trước Nhà hát Lớn Sài Gòn.

Sáng qua hai người Thụy Sĩ treo cờ ở Paris được chào đón nồng nhiệt ở Sài Gòn.

lundi 18 novembre 2024

Ngô Nhân Dụng - Tại sao Mỹ khác Mexico, Peru hay Brazil?

Bài trước trong mục này bàn về Giải Nobel Kinh tế năm 2024, trao cho James Robinson, Daron Acemoglu (Đại học MIT), và Simon Johnson (Đại học Chicago).

Họ đã tìm hiểu tại sao kinh tế các nước phát triển cao thấp khác nhau, chú ý đến kinh tế Mỹ, Canada so với các nước châu Mỹ La Tinh, như Mexico, Peru hay Brazil.

Ba giáo sư kinh tế học thấy nguyên do quan trọng nhất là các định chế xã hội khác biệt trong các xã hội đó: Dân Mỹ và Canada dựng lên những định chế kinh tế và chính trị cho mọi người có cơ hội như nhau (inclusive institution). Các nước kia nuôi dưỡng các định chế cho một thiểu số cầm đầu nhằm khai thác những người khác (extractive institutions).

dimanche 17 novembre 2024

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (11)

 

KỲ XI - TỔNG THỐNG NGUYỄN VĂN THIỆU VỚI KHU DINH ĐIỀN CÁI SẮN

Từ ngàn xưa, Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, công khai phá của cha ông là những nỗ lực không ngừng nghỉ. Để đến thế kỷ XX, nhiều vùng trên lãnh thổ, ruộng đất “cò bay thẳng cánh”, đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề xã hội nan giải.

Trong lúc tại miền Bắc, do kết quả sự phân chia ruộng đất trải qua nhiều thế hệ, đất trở nên manh mún, các bờ đê phân chia những mảnh ruộng chi chít chiếm mất một diện tích khả canh rất lớn. Thì tại miền Nam, do hậu quả của chính sách thực dân, đất đai thường rơi vào tay một thiểu số đại điền chủ sở hữu hàng ngàn hecta (hectare: mẫu tây), với số người làm công hay thuê mướn thật lớn.

Đến nửa sau thế kỷ XX, nhu cầu tái phân của cải trong cộng đồng dân tộc, tiêu biểu là ruộng đất, trở nên cấp thiết và được các chính quyền kế tiếp nhau tại hai miền Nam-Bắc thực hiện. Cuộc cải cách ruộng đất (CCRĐ) tại miền Bắc vào những năm đầu thập niên 1950 mang màu sắc cực đoan, dư âm còn vang vọng đến bây giờ.

vendredi 15 novembre 2024

Trần Trung Đạo - Tất cả chính trị mang tính địa phương


Một câu nói quen thuộc trong sinh hoạt chính trị Mỹ: “All politics is local” (Tất cả chính trị mang tính địa phương).

Không ai xác định được tác giả đầu tiên mặc dù Tip O'Neill, cố Chủ tịch Hạ Viện Mỹ là người hay dùng câu nói đó. Vì ông muốn nhắc nhở các ứng cử viên quốc hội rằng mọi thành công hay thất bại trong cuộc chạy đua chính trị bắt đầu từ địa phương.

Trong một nghĩa rộng khác, chính sách của một dân biểu thành công hay thất bại đều do họ đáp ứng hay không đáp ứng được các ước vọng, mong muốn, đòi hỏi hay nói chung là ý nguyện của người dân tại địa phương. Một dân biểu hay nghị sĩ đáp ứng được nguyện vọng của người dân phải là người trưởng thành từ địa phương đó.

mardi 12 novembre 2024

Lê Học Lãnh Vân - Tảng đá quá khứ và đường tới tương lai

(Xin chép lại bài viết cách đây năm năm! – LHLV)

Ngày 08/11/2019, báo Thanh Niên đưa tin “Theo thông tin của Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Thừa Thiên – Huế, Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang đã thuận thế vô thường an nhiên viên tịch”.

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang không chỉ là một cao tăng, cuộc đời ông gắn với giai đoạn lịch sử đầy biến động của Việt Nam những năm 1963-1975. Đây là giai đoạn từ cuối thời ông Ngô Đình Diệm chấp chính tại Miền Nam kéo dài tới tháng 4/1975 khi đất nước thống nhất, một giai đoạn đầy cảm xúc khi nhớ lại.

Trong giai đoạn này, hai nhân vật có ảnh hưởng lịch sử rất lớn là ông Hồ Chí Minh ở Miền Bắc và ông Ngô Đình Diệm ở Miền Nam.

dimanche 10 novembre 2024

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (10)

 

KỲ X -  CHUYỆN BẦU CỬ TẠI CÁI SẮN

Trước khi đi vào chủ đề chính, xin nhắc lại một câu chuyện nhỏ về mối quan hệ giữa những viên chức chỉ huy cấp quận và các cố vấn Mỹ. Đó là mối quan hệ thẳng thắn và sòng phẳng, không như những đơm đặt vẫn tràn lan sau tháng 4.1975.

Trong một bài trước, mình đã kể lại mối bất đồng trầm trọng giữa thiếu tá Quận trưởng Kiên Tân Phan Bình Ngọc (tên đã đổi khác) và Cố vấn trưởng Chi khu, Thiếu tá Graham. Thượng cấp của hai bên đã vào cuộc, rút cục Graham đi trước, Thiếu tá Ngọc đi sau.

Sau Graham, sự hiện diện của Cố vấn trưởng tiếp theo là Thiếu tá Carr không có gì đáng nói. Đến viên cố vấn thứ ba thì một chút rắc rối đã xảy ra, lần này chính tôi là người trong cuộc. Anh ta là một viên chức dân sự, nói sõi tiếng Việt, khi tiếp xúc không cần đến các hạ sĩ quan thông dịch viên người Việt. Được biết rằng hầu hết những người như thế thuộc ngành CIA, trước khi đến Việt Nam, phải trải qua một khóa học tiếng Việt tại Mỹ kéo dài 9 tháng.

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (9)

 

KỲ IX - CÁC KHÓA QUÂN CHÁNH VÀ MỘT TÌNH CẢM BẠN BÈ HIẾM CÓ

Vậy là chỉ sau hơn một năm trời, tôi đã làm phó cho hai ông Quận trưởng ra đi trong những tình huống rất khác nhau.

Trong tình thế chiến tranh, chính quyền trung ương phải tạm thời đặt bộ máy hành chánh địa phương dưới sự kiêm nhiệm của các sĩ quan quân đội, với sự phụ tá của các viên chức hành chánh tốt nghiệp từ một học viện dạy về luật pháp và quản trị hành chánh.

Tại các cấp tỉnh và quận ở miền Nam trước năm 1975, sự bất đồng hay mâu thuẫn trong công vụ vẫn thường xảy ra giữa một cấp trưởng nhiều quyền hành nhưng hầu như không biết gì về hành chánh, với một cấp phó có đầy đủ hiểu biết trong lãnh vực này nhưng không có những quyền hạn tương xứng.

samedi 9 novembre 2024

Phúc Lai - Viết dài trung bình về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 09/11/2024


1. Khó khăn về nhân lực của Ukraine đến mức nào?

Chúng ta đều đã biết hồi tháng Tư, Ukraine đã ra luật hạ độ tuổi gọi phục vụ trong lực lượng vũ trang đến 25 tuổi, trước đó là 27 tuổi. Tuy nhiên sau đó các tin tức về việc họ vẫn thiếu quân, tiếp tục xuất hiện. Tôi thì hiểu, điều này là có thật và không có gì bị bịa đặt ra cả.

Vậy hôm nay chúng ta cũng cần thử tìm hiểu đôi chút về vấn đề này thông qua việc xem xét một vài con số. Đây là số liệu thống kê các nhóm dân số Ukraine theo độ tuổi tính theo %:

Dương Quốc Chính - Bảo tàng lịch sử quân sự

Hôm nay mình đi thăm bảo tàng lịch sử quân sự, đông khủng khiếp, như cái triển lãm. Chắc do PR mạnh quá, lại đang miễn phí vé vào.

Mình đang làm một video trong ngoài, nhưng chắc phần nhiều là về kiến trúc, nội thất, chứ còn trưng bày thì thôi khỏi vì chỉ là bình mới rượu cũ. Nội dung vẫn vậy thôi.

Điểm sáng là vì có nhà to nên trưng bày được nhiều súng to, thậm chí cả cái xe tăng 843 ở trong nhà. Treo được cả cái máy bay ở sảnh được. Nói chung kiến trúc khá ổn, hiện đại ngang tầm quốc tế.

jeudi 7 novembre 2024

Cù Mai Công – Cư xá Phủ Tổng thống


Từ đầu đường Phạm Văn Hai, qua ngã tư Lê Văn Sỹ (quận Tân Bình) hiện nay vài chục mét, bên trái có một cư xá, thông ra đường Lê Văn Sỹ (đầu đường là phở Phú Vương có tên trong các tour guide). Ít ai biết đây từng là cư xá Phủ Tổng thống.

Cư xá này chỉ vài chục nóc gia. Sau 1975, một thời gian ngắn nó được gọi là cư xá F8615 (? – không rõ vì sao có tên này, có lẽ là tên một đơn vị quân quản).

Dân Ông Tạ xưa thì gọi là cư xá Thoại Ngọc Hầu, do cửa ra vô chính của nó nằm trên đường Thoại Ngọc Hầu (nay là hẻm 15 Phạm Văn Hai). Cách nhà tôi 200 mét. Chị dâu tôi có lúc chiên và bán đậu hủ ở khu chợ nhỏ trên đường vô cư xá, gần nhà nhạc sĩ Quốc Dũng.

lundi 4 novembre 2024

Dương Quốc Chính - Hồng vệ binh

Hôm qua đến giờ mình thấy một loạt page lên bài đăng mấy cái ảnh các cháu trẻ trâu làm mấy hành vi phản cảm trước lá cờ ba sọc ở bảo tàng lịch sử quân đội mới xây.

Mình để ý lâu nay đám bò đỏ cuồng dại nhất thường chính là đám trẻ trâu ở lứa tuổi học sinh. Việc các page đông mem hổ lốn đồng loạt lên bài chắc chắn là có chỉ đạo từ người mà ai cũng biết là ai đó. Không thể là ngẫu nhiên. Việc lợi dụng đám trẻ con này không hề mới, mà từ thời cách mạng văn hóa bên Tàu, mà mình đã làm video chi tiết về đám đó.

Trẻ con như tờ giấy trắng, não còn sạch tinh, nên dễ bị người lớn vẽ bậy lên. Mà dễ vẽ bậy lên nhất là chính là bố mẹ và thày cô giáo, nhân danh sự giáo dục con em mình. Đấy là sự éo le, khốn nạn nhất của xã hội này. Khi mà những người có trách nhiệm dạy học, dạy làm người, lại biến đám trẻ thành bò đỏ.

Võ Khánh Tuyên - Lịch sử bao giờ mới sang trang ?


Đâu như mười mấy năm trước, ra Hà Nội có đến một Bảo tàng - hình như Quân sự hay Quân đội gì đó không nhớ rõ.

Tôi nhớ có một chiếc Đại kỳ nền vàng ba sọc đỏ của Chính thể cũ Việt Nam Cộng Hòa màu rất đẹp bị vất vương vãi nhàu nát dưới bánh xích chiếc xe tăng Liên Xô hay Trung Quốc gì đó. Như thể sắp đặt một sự nghiền nát không thể đảo ngược của lịch sử.

Rải rác xung quanh phòng là những cờ ba sọc khác nhỏ hơn, khá cũ kỹ, có cái rách bươm cũng được vất dưới nền tủ kính với lời giới thiệu tịch thu ở mặt trận này, chi khu kia...trong chiến dịch giải phóng.

dimanche 3 novembre 2024

Cù Mai Công - “Hùm xám của chế độ” ẩn mình trong ngõ An Lạc

 

“Ngõ An Lạc” theo cách gọi hồi đầu di cư 1954 là một con hẻm nhỏ trên đường Phạm Hồng Thái, nay là hẻm 686 Cách Mạng Tháng Tám, phường 5, quận Tân Bình. Đây là một con hẻm khu trung tâm vùng Ông Tạ với câu thành ngữ : “Trai Nam Thái, gái An Lạc”.

Vào hẻm này chừng 100 m, bên trái có một hẻm nhánh. Đầu hẻm nhánh này có một căn nhà trệt một gác gỗ nhỏ, ngang chừng hơn ba thước. Đó là nhà ông bà Hiếu, Bắc 54 Hà Nam.

Đi thêm một căn nữa là nhà nhạc sư Kim Long, một vị nhạc sĩ linh mục nổi tiếng xưa nay với hàng ngàn khúc Thánh ca mà từ hồng y, giám mục đến giáo dân cả nước đều hát: Kinh hòa bình, Con hân hoan…Cả nhạc sư Kim Long lẫn gia đình ông bà Hiếu sống rất bình thường như mọi người trong con hẻm lao động nghèo này.

samedi 2 novembre 2024

Dương Quốc Chính - Sai lầm về lý luận của anh em dân chủ

Hiện nay có rất nhiều anh em dân chủ đang có lý luận đại khái là: Đã ủng hộ dân chủ thì không thể ủng hộ chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, Park Chung Hee, Tưởng Giới Thạch, thậm chí cả Lý Quang Diệu.

Anh em còn coi chính quyền Ngô Đình Diệm cũng độc tài như cộng sản, tư duy đấu tố, mạt sát hệt anh em bò đỏ. Kiểu lý luận này thường gặp ở nhóm Sách hiếm.

Theo mình, đây là sai lầm về phương pháp luận của các anh em. Sai chỗ nào?

vendredi 1 novembre 2024

Cù Mai Công - 61 năm Đảo chính 1-11-1963 lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm


Ba đại tá được « Ông Cụ » đặc biệt tin cẩn làm gì trong ngày 1-11-1963?

(Tôi không phải là người viết sử mà chỉ ghi nhận thông tin từ góc người Ông Tạ. Nhưng lịch sử Việt Nam Cộng Hòa chắc chắn sẽ phải viết lại hoàn toàn nếu các mưu sự, tính toán của ba vị đại tá ấy thành công).

Trên đường Phạm Hồng Thái (nay là Cách Mạng Tháng Tám, Tân Bình, TPHCM), có hẻm An Tôn (nay là hẻm 947 Cách Mạng Tháng Tám). Hẻm này dài hơn hai trăm thước, cuối hẻm nhìn xéo bên phải là Trường trung tiểu học Mai Khôi (nay là Trường tiểu học Bành Văn Trân). Xưa tôi học tiểu học ở Mai Khôi, nhiều lúc qua lại hẻm này vì trong đó có nhà cô giáo lớp Bốn của tôi.

Cùng dãy nhà với nhà cô tôi có một ngôi nhà giữa hẻm khá lặng lẽ, cửa nẻo thường đóng, người ra vô cũng ít nói. Dân trong xóm này gọi bà chủ nhà lịch thiệp, lộ rõ nét sang trọng này là o Khôi. Ít ai biết đó là vợ đại tá Việt Nam Cộng Hòa Lê Quang Tung - tư lệnh Lực lượng Đặc biệt Việt Nam Cộng Hòa, kiêm chỉ huy trưởng Lữ đoàn Liên binh Phòng vệ Phủ Tổng thống thời Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm.

jeudi 31 octobre 2024

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (8)

 

KỲ VIII : NGÓN ĐÒN TRÍ MẠNG CỦA CHA PHÚC

Cha Phúc không phải là mẫu người ưa gây sự trước. Ông luôn tỏ ra mềm mỏng với đủ hạng người trong xã hội, nhất là với những ai có ảnh hưởng đến các việc làm của ông. Sự mâu thuẫn ngấm ngầm giữa cha với Thiếu tá Huynh là việc ngoài ý muốn của cha, song do vị Quận trưởng tin tưởng ở sự hỗ trợ tinh thần của một thế lực khác chống lại cha, nên tìm sự dung hòa là điều không dễ.

Vậy mà có một hôm, ông Chủ tịch HĐND xã Trần Văn Sút, người đã được nhắc đến nhiều trong những bài trước, là một trong những người cật ruột nhất của cha Phúc, đến nhà thăm tôi, thông báo một “tin vui” là đã có sự hòa giải giữa cha và ông Quận trưởng. Ông Sút cũng cho biết là nhân dịp lễ Giáng sinh sắp đến, cha Phúc có nhã ý tặng ông Quận trưởng và tôi hai lồng đèn ngôi sao đẹp.

Hai ngày sau, thực tế đã diễn ra đúng như vậy. Ông Sút mang đến cho ông Quận và tôi hai lồng đèn ngôi sao khá đẹp. Tôi chỉ là kẻ ăn theo, vô tình hưởng lộc.

Lê Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (7)

KỲ VII : PHÁT PHÁO ĐẦU CỦA ÔNG TÂN QUẬN TRƯỞNG

Việc ông Quận trưởng Phan Bình Ngọc được thuyên chuyển khỏi quận Kiên Tân diễn ra khá bình thường. Chuyện nội bộ giữa hai ông chánh và phó, giữa ông cựu Quận trưởng với mọi thành phần xã hội tại địa phương không có gì đáng nói. Các nghi thức tổ chức lễ bàn giao được tiến hành bình thường, dưới sự chủ tọa của Tỉnh trưởng hay Phó Tỉnh trưởng.

Và cũng theo thông lệ từ lâu, ngay sau khi ông cựu Quận trưởng cùng bầu đoàn thê tử lặng lẽ ra đi thì các giới chức của tỉnh (tham dự lễ bàn giao) cùng tân Quận trưởng được cha Phúc mời dự bữa tiệc chào mừng.

Trong bữa ăn đó, tôi được xếp ngồi cạnh ông tân Quận trưởng, Thiếu tá Phạm Văn Huynh (tên đã được đổi khác), và đến nay, sau 55 năm, tôi vẫn nhớ như in một câu nói khá tế nhị của ông Huynh với cha Phúc:

Bông Lau - Hồng quân và đế chế Liên Xô

Có một con Hồng ngưu mê Hồng quân Liên Xô chui vào Facebook tui nói năng hách dịch kiêu ngạo bất lịch sự. Nên tui viết riêng bài này về Hồng Quân và Đế chế Liên Xô.

Cái link về bài “Not Even Past” của tác giả Charters Wynn viết rất giáo điều và không am tường nhiều về yếu tố quân sự. Liên Xô thắng Đức Quốc Xã ở mặt trận miền đông vì kế hoạch hành quân của Đức Quốc Xã có nhiều sơ hở.

Đức chỉ có kế hoạch ngắn hạn và không chuẩn bị cho mùa đông tàn khốc ở Liên Xô. Cùng lúc đó Mỹ và đồng minh oanh tạc ồ ạt các cơ sở hậu cần các nhà máy chế tạo võ khí của Đức ngay trên nước Đức. Khởi đầu là Không quân Anh sau đó là Không quân Mỹ, khiến đường dây tiếp liệu hậu cần cho quân Đức ở mặt trận miền đông càng thêm khó khăn.