Affichage des articles dont le libellé est Tử sĩ. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tử sĩ. Afficher tous les articles

samedi 27 juillet 2024

Vi Văn Việt - Từ ngày thương binh liệt sĩ 27/7, nghĩ về những “Chủ nhật tri ân” và “Giờ tình nghĩa”

Đến hẹn lại lên, năm nào ngày 27/7; các cơ quan, đoàn thể cũng chộn rộn; lãnh đao tất bật với những hoạt động “Đền ơn đáp nghĩa” như viếng nghĩa trang liệt sĩ (NTLS), thăm hỏi và tăng quà các gia đình chính sách.

 Việc làm này đã trở thành truyền thống, thể hiện đạo đức cách mạng, giáo dục ý thức “Uống nước nhớ nguồn” và đạo lý người Việt.

Tuy nhiên, không ít người cứ mãi lăn tăn. Bởi các ba mẹ liệt sĩ, người có công, quanh năm vò võ, cô đơn không chỉ cần mỗi ngày 27/7. Sau những chuyến thăm viếng, tặng quà, sự quạnh quẽ và nỗi nhớ quay quắt người thân đã ngã xuống vì tổ quốc càng tăng lên của những Anh hùng Thầm lặng (AHTL). Thầm lặng hiến dâng những người thân yêu nhất hoặc một phần thân thể cho đất nước. Thầm lặng chịu đựng những sang chấn tâm lý, không chỉ sống đẹp mà còn gương mẫu.

jeudi 6 juin 2024

Dương Quốc Chính - Nghĩa trang quân đội Biên Hòa

Ông nào nghĩ ra việc trồng cây cạnh mộ là mưu rất cao và thâm sâu. Nghĩa trang của người ta mà ông trồng cây ngay cạnh mộ thì tan nát hết một cách từ từ, tránh tiếng ác, trong khi nhìn tổng thể thì có vẻ đẹp và sinh thái!

Xem ảnh tư liệu thì có vẻ như cây được trồng tầm năm 199x về sau thôi.

Mình nghĩ khó nhất là trùng tu cái đền tử sĩ, vì không nghĩ ra được lý do gì cho cả hai bên. Vì nó là cái đền chứ không phải nghĩa trang. Nghĩa trang thì buộc phải để người ta vào sửa mộ rồi. Riêng cái Nghĩa Dũng Đài chắc không ai cho phép phục chế lại chiều cao đã bị cắt. Không hiểu tại sao lại phải cắt?

lundi 29 avril 2024

Mai Bá Kiếm - Kẻ bại trận nợ người tử trận !

Cứ đến "tháng Ba gãy súng" là tôi ngậm ngùi tưởng nhớ các anh, rồi đến Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa để đốt nhang cho 16.000 tử sĩ đã yên nghỉ tại đây. Mỗi lần đến, tôi thắp hai bó nhang cho từng khu mộ luân phiên. Bây giờ, nghĩa trang được tồn tại với tên mới "Nghĩa trang Nhân dân Bình An".

Đầu tháng 12/1972, tôi ở Trường Bộ binh Thủ đức để chờ chuyển sang Không quân, trong lúc khóa 3/72 của tôi (và 4/72, 5/72, 9/72) đang đi Chiến dịch ở các "vùng xôi đậu" thì chẳng may Châu Minh Nhạn (Nhạn sinh 1951, nằm giường dưới, tôi giường trên) tử trận tại Chương Thiện. Nhạn chưa ra trường, được thăng chuẩn úy, quàn tại Nghĩa trang Quân đội.

Mười hai thằng tôi ở Đại đội 34 chờ sang Không quân đến Tử sĩ đường, mặc tiểu lễ, bồng súng gác linh cữu của Nhạn (một ca 2 người, 1 tiếng). Trong hai ngày gác linh cữu, tôi thấu hiểu nỗi cơ cực, hiểm nguy của binh chủng lục quân nơi tiền tuyến, rồi hy sinh với một thi thể không toàn vẹn.

samedi 27 avril 2024

Huy Đức - Thành cổ Quảng Trị nên được thờ như một Nghĩa Trủng Đàn


Vào thời Tự Đức mà một Trung nghị đại phu Phó đô ngự sử của nhà Nguyễn, ông Hoàng Hữu Lợi, có thể lập "Nghĩa Trủng Đàn" quy tập "hơn 1.000 hài cốt binh lính Tây Sơn" hy sinh khi cùng Quang Trung ra Bắc dẹp quân Thanh năm Kỷ Dậu [1789].

Thì trong thời đại ngày nay, mọi con dân người Việt sao lại không có một chỗ thờ phụng đàng hoàng. 

Theo báo Dân Việt, nước ta hiện có "3.200 nghĩa trang liệt sĩ và hơn 3.000 công trình ghi công liệt sĩ". Thế nhưng, 49 năm sau chiến tranh, linh hồn của những tử sĩ của Việt Nam Cộng Hòa vẫn gần như bơ vơ, phiêu dạt. Nghĩa trang Biên Hòa chưa một lần được chính thức tu sửa.

mercredi 13 mars 2024

Kha Tiệm Ly - Văn tế tử sĩ Gạc Ma

 

Kính dâng 64 anh linh của những anh hùng hy sinh vì tổ quốc thân yêu tại Gạc Ma ngày 14/03/1988

Ôm hận thù biển cao sóng hờn căm,

Phủ tang tóc mây che màu u uất.

Giọt máu hồng làm mặn nước Biển Đông,

Khăn sô trắng phủ đau trời tổ quốc!

vendredi 19 janvier 2024

Lưu Trọng Văn - Năm mươi năm nỗi đau dân tộc

 

Vậy là tròn 50 năm Hoàng Sa bị cộng sản Trung Quốc cưỡng chiếm.

1. Gã nhớ như in ngày 27.07.2011, lần đầu tiên giới trí thức Sài Gòn tưởng niệm các liệt sĩ hy sinh bảo vệ Tổ quốc, trong đó có cả 74 chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh ngày 19.1.1974 tại Hoàng Sa.

Khi luật gia Lê Hiếu Đằng mời gã phát biểu, lời thưa đầu tiên của gã là: Thưa bà Huỳnh Thị Sinh vợ của hải quân thiếu tá Việt Nam Cộng Hòa Ngụy Văn Thà, người đã chỉ huy hạm tàu Nhật Tảo HQ-10, hy sinh anh dũng ở Hoàng Sa.

jeudi 18 janvier 2024

Huy Đức - Các cựu binh Hoàng Sa và thân nhân thăm Nhà trưng bày Hoàng Sa

 

Sáng nay, 18-1-2024, Tiến sĩ Lê Tiến Công, Giám đốc Nhà Trưng bày Hoàng Sa đồng thời là Chánh Văn phòng UBND huyện đảo Hoàng Sa, đã tiếp đoàn khách đặc biệt.

Gồm có: Năm cựu binh của Việt Nam Cộng Hòa tham gia trận Hải chiến bảo vệ bất thành Hoàng Sa ngày 19-1-1974, và bốn người con của những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận Hải chiến này.

Chuyến đi của Đoàn do Chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa tài trợ và tổ chức.

jeudi 27 juillet 2023

Nguyễn Thông - Về một ngày...

 

Căn theo lịch hằng năm và lịch sử thời nay, cứ vào cữ tháng Bảy tây, xã hội này lại gợi mở những ký ức thời chiến tranh.

Dù chỉ có ngày 27.07 được gọi là ngày Thương binh liệt sĩ, nhưng dường như suốt cả tháng người ta chộn rộn về sự kỷ niệm. Đền ơn đáp nghĩa, tưởng nhớ người đã khuất, gợi những nỗi đau, thậm chí cả những tủi hờn… đủ cả.

Mỗi cuộc chiến tranh, dù từng bên tự nhận mình là gỉ gì gì đi chăng nữa, cũng không thoát khỏi cái kết cục “được làm vua, thua làm giặc”, bên thắng cuộc và bên thua cuộc. Nhẽ ra đánh nhau xong thì thôi, nhất là với những cuộc nội chiến cốt nhục tương tàn, nồi da xáo thịt, cần quên đau thương bi kịch đi để mà hòa hợp, xoa tay làm lành, nhưng thể chế này có vẻ không thích vậy. Mỗi năm vẫn rầm rĩ kỷ niệm Mậu Thân 68, ngày 30.04, trận này trận nọ, tạc bia dựng tượng, hội nghị hội thảo, cờ đèn kèn trống, khẩu hiệu băng rôn.

lundi 5 juin 2023

Bông Lau - Chuyện một lá cờ

 

Nhiều bạn theo dõi các bài viết của Bông Lau nhiều năm nên biết mình không cuồng và làm to chuyện mấy lá cờ vàng đỏ, vì đó là chính kiến của mỗi người và cũng là thói quen họ đã sống dưới lá cờ ấy. Nhưng.

Năm 2016 trong một chuyến về Việt Nam xạ thủ muốn đi thăm Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa (Việt Nam Cộng Hòa) vì chưa bao giờ đến đó lần nào trong đời.

Trước chuyến đi xạ thủ tìm mua hai lá cờ vàng ba sọc đỏ ở Wahington DC để đem về Việt Nam vì thiết nghĩ những ngôi mộ của tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa cần phải có lá cờ của họ phủ lên. Đó chỉ là nghi thức mà thôi, như tử sĩ miền Bắc thì có cờ đỏ sao vàng đắp lên.

mercredi 31 mai 2023

Phan Châu Thành - Chị Sao

 

Chị chỉ có một người con trai duy nhất, cháu Nguyễn Văn Minh, quân nhân Quân đội Phòng vệ Ukraina, đã tham gia chiến đấu và hy sinh trên chiến trường Donbass ngày 26/05/2022.

Chị còn lại một mình, trong căn nhà trống. Không còn tiếng cười. Mặt trời của chị đã tắt. « Con không còn gọi điện về cho mẹ » – chị hay nói vậy mà mỗi lần lại rơm rớm nước mắt.

Mình tới thắp hương, chị khóc. Cảm ơn mọi người, chị khóc. Cứ nhắc tới cháu là chị khóc. Chị bảo: « Trước mọi người, cố nuốt nước mắt vào trong, nhưng cứ mỗi đêm tụng kinh cho cháu là nước mắt lại tuôn trào ».

vendredi 28 avril 2023

Huy Đức - Những người lính sẽ luôn được tưởng nhớ

 

Trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến, có khá nhiều thi hài của những người lính Việt Nam Cộng Hòa được đưa về nghĩa trang nhưng chưa kịp an táng. Họ, sau đấy, đã an nghỉ bên nhau trong một khu mồ tập thể.

Không có con số cụ thể nhưng những người trông coi nghĩa trang trước 30-4-1975 nói lại là lên tới hàng trăm người.

Cho dù không mộ chí và cùng một mặt bằng, khu mộ ấy luôn ở trong tầm mắt của những cư dân sống xung quanh. Đầu thập niên 2000, một nhà đầu tư về đây... những cư dân này đã "bàn giao" cho anh. Sau khi, xác định ranh giới, khu mộ đã được xây tường bao, đắp cao lên và thường xuyên nhang khói.

vendredi 17 mars 2023

Sương Nguyệt Minh - Gạc Ma, xót thương nghiêng trời lệch đất

 

Có một vòng tròn bất tử Gạc Ma xót thương đến nghiêng trời lệch đất. Vòng tròn ấy bắt đầu từ thiếu úy Trần Văn Phương, bên cạnh là binh nhì Nguyễn Văn Lanh, tiếp theo là đồng đội đứng quây quanh lá cờ đỏ sao vàng. Như là cột mốc chủ quyền Việt Nam hiên ngang cắm trên bãi đá san hô đảo chìm Gạc Ma ngày 14.03.1988

Cái vòng tròn bất tử quây quanh quốc kỳ ấy không phải là vòng tròn trắng vô nghĩa, lại càng không phải con số không tròn trĩnh vô hồn. Cái vòng tròn bất tử ấy là vòng người lính giữ đảo và công binh xây đảo, với trái tim yêu nước rực lửa.

Có một sự thật xót thương nghiêng trời lệch đất đi đến vòng tròn bất tử là : Cuối năm 1987, Trung Quốc đưa nhiều tầu quân sự xâm nhập vào vùng biển Trường Sa của Việt Nam. Bằng cái nhìn tầm chiến lược và sự nhạy cảm chính trị, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã nghĩ đến cuộc khủng hoảng Biển Đông, rất có thể các bãi san hô, đảo chìm Hải quân ta chưa kịp đứng chân sẽ là mục tiêu xâm chiếm của người phương Bắc.

Lê Học Lãnh Vân - Xin thắp nén nhang cụ Hoàng Nhỏ và khấn

 

Ngày mười bốn tháng Ba năm nay, 2023, báo chí tràn ngập bài viết về Gạc Ma. Nhiều hình ảnh các nguyên và đương nhiệm quan chức thắp nhang tưởng niệm 64 liệt sĩ bị quân Trung cộng tàn sát năm 1988.

Cũng hệ thống báo chí này, cách nay chưa lâu, im ru bà rù trong khi các trang mạng lên tiếng nhắc nhở ngày người Việt bị thảm sát tại Gạc Ma, quốc gia Việt bị mất biển đảo. Trong khi chủ quyền lãnh hải bị xâm phạm và uy hiếp thêm nữa. Trong khi cụ Hoàng Nhỏ lặng lẽ bày bàn thờ trên bãi biển, hướng về Hoàng Sa, Trường Sa thắp hương…

Đầu những năm 2000, có những giám đốc công ty, hiệu trưởng trường đại học tìm cách ngăn chặn nhân viên, sinh viên biểu tình chống Trung cộng xâm lược. Trong mười năm sau đó, các cuộc biểu tình chống Trung cộng uy hiếp, xâm phạm thêm chủ quyền lãnh hải của Việt Nam bị trấn áp, các cuộc tưởng niệm ngày 14/03 bị phá rối bằng nhiều sáng kiến khó ngờ! Đó là những xô nước đá hắt vào tấm lòng, truyền thống bảo vệ lãnh thổ của người Việt!

Võ Hồng Ly - Cụ Hoàng Nhỏ, người cha của 64 tử sĩ Gạc Ma đã qua đời

 

Trong hình là Cụ Hoàng Nhỏ, cha của tử sĩ Hoàng Văn Túy và cũng là người làm đám giỗ cho 64 tử sĩ đã hy sinh trong trận Hải chiến Gạc Ma 1988 vào ngày 14/03 hàng năm.

Do tuổi cao sức yếu, cụ Hoàng Nhỏ đã mất ngày 30/01/2023 tức mồng 9 Tết Quý Mão, hưởng thọ 95 tuổi.

Ngày 14/03 năm ngoái, cụ Hoàng Nhỏ vẫn còn chia sẻ : "Cứ đến ngày giỗ của các con là tui và người nhà lại soạn mâm cơm với đủ 64 cái bát, đôi đũa, hướng về phía biển. Các con đã sống cùng nhau, hy sinh cùng nhau vì biển đảo quê hương nên ngày giỗ, tôi tin các con cũng sẽ cùng nhau về đây, bên mâm cơm này của ba".

dimanche 13 novembre 2022

mercredi 27 juillet 2022

Thận Nhiên - Tàn chiến cuộc...

 

Thỉnh thoảng tôi đọc được những bài viết, thơ văn, nói về người lính trẻ, bộ đội, của miền Bắc là thương binh hay chết trận.

Họ nằm lại dưới những nấm mồ dọc theo dãy Trường Sơn hay những bụi bờ triền sông miền Tây, ở Cổ thành Quảng Trị, những chiến khu, chiến trường, từ vĩ tuyến 17 trở vào miền Nam. Đài phát thanh của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa trước 1975 gọi họ là những người Sinh Bắc Tử Nam.

Trong những bài thơ văn ấy, họ được ca ngợi và tiếc thương như những anh hùng, mà thật ra phần lớn chính họ không hiểu thấu đáo vì sao họ bị thương bị giết, sự tổn thương và cái chết của họ thật sự mang lại điều gì cho dân tộc. Họ có niềm tin rằng họ vào Nam để chống Mỹ cứu nước, để giải phóng miền Nam. Trong số đó, có những người là bà con bên nội và bên ngoại của gia đình tôi.

Nguyễn Thông - Khôn hay hèn

 

Nếu ai nói là cực đoan, thế này thế nọ, tôi nhận tất.

Nhưng tôi không bao giờ đọc (sau khi đã lướt rất nhanh) những bài trên báo chí mậu dịch quốc doanh viết về cuộc chiến đấu chống bọn xâm lược Trung Quốc ở biên giới phía bắc năm 1979 - 1989, ở quần đảo Trường Sa những năm 80, viết theo chỉ đạo của tuyên giáo.

Chúng không có một từ một chữ nào chỉ đích danh bọn xâm lược Trung Quốc. Nó viết về những anh hùng, liệt sĩ, những người đã ngã xuống, dù có nỉ non khóc lóc thương cảm, tung hô ca ngợi, nhưng tôi chỉ thấy sự hèn và giả tạo.

mardi 26 juillet 2022

Nguyễn Thông - Người chiến sĩ ấy

 

Căn theo lịch hằng năm và lịch sử thời nay, cứ vào cữ tháng Bảy tây, xã hội này lại gợi mở những ký ức thời chiến tranh.

Dù chỉ có ngày 27.7 được gọi là ngày Thương binh liệt sĩ, nhưng dường như suốt cả tháng người ta chộn rộn về sự kỷ niệm. Đền ơn đáp nghĩa, tưởng nhớ người đã khuất, gợi những nỗi đau, thậm chí cả những tủi hờn… đủ cả.

Mỗi cuộc chiến tranh, dù từng bên tự nhận mình là gỉ gì gì đi chăng nữa, cũng không thoát khỏi cái kết cục “được làm vua, thua làm giặc”, bên thắng cuộc và bên thua cuộc.

Lê Đức Dục - "Tất cả những tử sĩ ở đây đều là đồng bào !"

 


...

“Ở đây chẳng có vinh quang hay tưởng lệ.

Ở đây chẳng phải binh đoàn hay cấp bậc.

Ở đây chẳng có tham vọng hay mưu cầu.

Ở đây chỉ đơn thuần là nhiệm vụ.

mardi 15 mars 2022

Nguyên thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Đình Bin kiến nghị xây tượng đài và tôn vinh 75 tử sĩ Hoàng Sa


ĐỜI ĐỜI BIẾT ƠN CÁC LIỆT SĨ GẠC MA VÀ CÁC NGƯỜI CON ĐÃ ANH DŨNG CHIẾN ĐẤU, HY SINH ĐỂ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO THIÊNG LIÊNG CỦA TỔ QUỐC!

Ngày 14-3-2022,  là kỷ niệm 34 năm 64 sĩ quan và chiến sĩ anh hùng của Hải quân Nhân dân Việt Nam anh hùng đã anh dũng hy sinh chống lại quân Trung Quốc xâm lược đến đánh chiếm đảo Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa của nước ta (14-3-1988 ).

Hơn 14 năm trước đó, ngày 19-1- 1974, 75 sĩ quan và binh sĩ của Hải quân Việt Nam Cộng Hòa cũng đã hy sinh tại cuộc hải chiến Hoàng Sa chống lại cũng quân Trung Quốc xâm lược đến đánh chiếm nốt phần phía Đông quần đảo này của nước ta mà họ đã đánh chiếm một phần năm 1956.

Đến nay, như đã biết, “Tượng đài kỷ niệm các Liệt sĩ Gạc Ma” đã được xây dựng và hoàn thành ở Cam Ranh.