Affichage des articles dont le libellé est Đấu tranh. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Đấu tranh. Afficher tous les articles

mardi 19 novembre 2024

Lưu Trọng Văn - Những người treo cờ

 

Olivier Parriaux và Bernard Bachelard là hai trong ba công dân Thụy Sĩ đã treo cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh tháp nhà thờ Đức Bà ở Paris vào ngày 19/01/1969.

Sáu tháng sau, một lá cờ như vậy được hai chàng trai người Pháp treo trước Nhà hát Lớn Sài Gòn.

Sáng qua hai người Thụy Sĩ treo cờ ở Paris được chào đón nồng nhiệt ở Sài Gòn.

samedi 19 octobre 2024

Nguyễn Thúy Hạnh - Cái còng

Không thể phủ nhận hồi ở tạm giam tôi không bị đối xử tệ. Chắc có lẽ do tôi bị trầm cảm nặng quá suốt thời gian ở tù nên họ không nỡ.

Một lần, trại giam còng tay tôi, và bốn người áp giải tôi đi hóa trị ở viện K Tân Triều. Lúc đến bệnh viện, viên sĩ quan ở đầu xe đi về phía thùng xe, hỏi tôi:

- Chị có mang theo cái áo hay cái gì đó không?

lundi 23 septembre 2024

Nguyễn Anh Tuấn - Cha của người tù

 

Đọc bài viết đầu tiên sau khi ra tù của anh Thức về việc anh bị “cưỡng bức đặc xá” và đã phản đối hành động đó ra sao ngay cả khi đang phải thụ án 16 năm tù, mới thấy hết được lòng quả cảm và sự kiên cường nơi anh.

Một số người có thể sẽ thấy khó hiểu. Ra tù sớm ngày nào tốt ngày đó, sao anh lại phản đối?

Nhưng những ai dõi theo hành trình 16 năm của anh sẽ hiểu. Đó là phản kháng của lương tri một con người, không bao giờ chấp nhận phẩm giá của mình bị rẻ rúng như một món hàng để đem ra đổi chác.

samedi 21 septembre 2024

Mạnh Kim - Trần Huỳnh Duy Thức

MK : Dưới đây là bài viết ngắn ngày 12-9-2018 của tôi về ông Trần Huỳnh Duy Thức. Nhân dịp ông Thức trở về với tự do, xin đăng lại.

Câu chuyện ông Trần Huỳnh Duy Thức không chỉ cho thấy vấn đề tù nhân lương tâm, tình trạng vi phạm nhân quyền hoặc thân phận trí thức dưới chế độ cộng sản, mà còn cho thấy một vấn đề lớn hơn và có tính xã hội rộng hơn: vai trò và sự chọn lựa chỗ đứng của người trí thức.

Nói đến (hầu hết) trí thức ngày nay, phải nén lại để không phải hắt ra một tiếng thở dài! Trong một bài báo, nhà thơ Trần Tiến Dũng viết:

“Hàng giờ chỉ cần chạm vào smartphone, mở web, vào mạng xã hội thì hẳn rằng các trí thức, nghệ sĩ có lương tâm không thể trốn chạy trước khối lượng thông tin về các vấn nạn thời cuộc chính trị-xã hội đang diễn ra khắp đất nước. 

jeudi 19 septembre 2024

Hoàng Linh - Mạng xã hội đồng hành cùng dân tộc, bảo vệ giá trị Việt Nam

- Ai sai phạm người đó chịu trách nhiệm, nhưng thực tế cho thấy những người tham gia mạng xã hội đã góp phần rất lớn vào việc bảo vệ người yếu thế, bảo vệ chủ quyền và những giá trị Việt Nam như vụ giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981, Formosa, BOT...

- Các anh chị dù là người viết dăm bài cho vui hoặc KOL, đều có thể tự hào mình đã đóng góp rất lớn vào tiến trình phát triển của Việt Nam. Có vẻ đây là thế hệ vàng, không lặp lại, không kế thừa. Vì thật đáng tiếc giới trẻ hiện nay tham gia mạng xã hội lại chạy theo việc « đấu tố » và thiển kiến, soi mói từng phát ngôn...để quy chụp.

Rồi cũng có ý kiến hỏi về một số KOL đặc biệt, vang bóng một thời. Anh Nguyễn Công Khế, Huy Đức, Trương Châu Hữu Danh hiện giờ ra sao?

vendredi 16 août 2024

Phan Thúy Hà - Kỷ niệm với anh Nguyễn Chí Tuyến

 

Lần đầu tiên gặp anh Tuyến là ở Viện Goethe, khi mình dẫn hai thằng con đi xem phim Người đọc và giao lưu tác giả.

Lại bàn bày bánh ngọt và nước uống, thấy một anh râu ria xồm xoàm, đang cầm chiếc bánh ăn ngon lành. Anh là anh Nguyễn Chí Tuyến phải không. Đúng rồi, ăn đi, bánh ngon lắm. Thế là ăn bánh, chẳng hỏi gì nữa.

Sau đó xem video anh áo the dài, quỳ trước chỗ đất trống một cây xanh vừa bị chặt, đọc bài tế cây, bên đường phố, trong đợt cây xanh Hà Nội bị tàn sát. Một lễ tế cây cảm động và đẹp.

mercredi 31 juillet 2024

Đỗ Hoàng Diệu - Chủ nghĩa xã hội ở Venezuela và Việt Nam

Người đàn ông trong ảnh là Leopoldo López, sinh năm 1971, nhà cách mạng nổi tiếng của Venezuela.

Sinh ra trong một gia định quyền quý, học trường tư rồi đại học tại Mỹ, nhưng ông không ngồi yên hưởng thụ cuộc sống xa hoa. Trở về quê nhà, ông thành lập đảng chính trị đối lập với đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela, rồi được người dân bầu làm thị trưởng. Rồi... tất nhiên, ông bị nhà cầm quyền đấu tố, bắt giam, thả, bắt giam lại, thả, quản thúc tại gia trong nhiều năm liền.

Cuối cùng, sau cuộc nổi dậy ở Venezuela năm 2019, nỗ lực lật đổ chính phủ không thành, ông chạy tới đại sứ quán Tây Ban Nha tị nạn và trốn khỏi quê hương.  Theo lời kể của ông, cuộc trốn chạy giống một cuốn phim với những tình tiết mà người phương Tây không thể tưởng tượng nổi, nhưng với người Việt Nam như tôi thì chẳng có gì khó tin.

mercredi 24 juillet 2024

Trần Trung Đạo - Thành phần phên giậu

Thời đại Google giúp người dân thấy cái ngu của giới cầm quyền cộng sản trong phát biểu và trong cư xử, từ một Nguyễn Minh Triết ở Cuba cho tới một Nguyễn Thị Kim Ngân ở Việt Nam.

Họ dốt nát thật chứ không ai vu cáo. Nhưng họ đã, đang và sẽ tiếp tục cai trị Việt Nam nếu không bị lật đổ. Bởi vì chung quanh họ có một lớp người làm phên giậu để bao che, cung phụng, cúi đầu làm nô lệ cho đảng trong các lãnh vực chuyên môn.

Năm 1958 tại Trung Cộng, Mao Trạch Đông đưa ra chính sách “Bước tiến nhảy vọt” bằng cách nấu chảy nồi niêu xoong chảo ra làm kim khí để chế đường rầy xe lửa, cầu cống, tàu bè, nhà máy cơ khí hạng nặng.

dimanche 7 juillet 2024

Trần Trung Đạo - Cây hoa của Thomas Jefferson và Nguyễn Thái Học

 

Phim “Léon: The Professional” là một phim hành động của Pháp nhưng có một tình tiết rất dễ thương và rất nhân văn. 

Tay sát thủ chuyên nghiệp Léon (Jean Reno đóng) yêu cây xanh và sở hữu một chậu cây. Đi tới đâu anh chàng cũng mang theo chậu cây đó và mỗi ngày đều đem cây ra chỗ có ánh nắng.

Léon bảo bọc cô bé Mathilda Lando (Natalie Portman đóng), 12 tuổi, sau khi người cha buôn á phiện, người mẹ ít quan tâm đến con cái và em trai của cô bị một toán cảnh sát gian tham giết chết.

jeudi 21 mars 2024

Phó Đức An - Cuba sao rồi?

Tức nước vỡ bờ, con giun xéo lắm cũng quằn!

Nhưng sự nhịn nhục này đã quá lâu, lâu đến mức người ta chán nản, nguội lạnh và chẳng buồn quan tâm đến. Họ đã lãng phí biết bao thời gian vàng ngọc để đưa người dân nước họ lên khỏi bờ vực của nghèo đói, khốn khổ. Sống nhục hơn chó chỉ vì một gã râu xồm điên điên dại dại, chỉ thích oách, thích ngợi ca làm người hùng, mặc mẹ dân đói hay chết. Tại sao lại để cho một thằng điên dù sống hay đã chết vẫn khống chế hàng bao triệu người? Vô lý đến mức không thể hiểu nổi!

Bạn lão đến Cuba và thương cảm nói rằng, họ sống dưới mức sống của chó hay dưới mức sống của ăn mày Sài Gòn. Ăn mày bên ta còn có cơm thịt, cà phê, đá chanh, ngủ ấm áp bên vỉa hè. Còn dân họ, kể cả các nhà trí thức, bữa đói bữa no, không hề biết trên đời có miếng thịt bò.

samedi 2 mars 2024

Bông Lau - Những người Nga tử tế

Đám tang của thủ lãnh đối lập Nga Alexei Navalny hôm qua quy tụ hàng ngàn người tham dự trong thời tiết băng giá ở Mạc Tư Khoa. Khắp nơi quần chúng tụ tập tưởng nhớ một người trẻ tuổi can đảm dám đứng lên chống lại một bạo quyền sắt máu Vladimir Putin và chống cuộc chiến phi nghĩa ở Ukraine. Có hàng trăm người bị bắt vì bày tỏ lòng thương tiếc.

Cách đây mấy năm Alexei Navalny bị đầu độc nhưng được chính phủ Cộng Hòa Liên Bang Đức giúp di tản qua Đức chữa trị và cứu sống. Sau khi bình phục Alexei Navalny quay trở lại Liên Bang Nga để đấu tranh cho nền tự do dân chủ, nhưng anh bị bắt vào tù ngay và thọ án 19 năm.

Hơn một tuần trước Alexei Navalny bỗng đột ngột qua đời trong nhà tù Kharp ở vùng hoang vu cực bắc lạnh giá. Cả thế giới phẫn nộ và cho rằng Vladimir Putin đã giết Alexei Navalny trước cuộc bầu cử, để triệt hạ một mối đe dọa.

vendredi 1 mars 2024

Lê Quốc Quân - Nhà báo Nguyễn Vũ Bình đã bị bắt !

Sau suốt một đêm chờ đợi và qua kiểm chứng, chúng tôi có thể xác nhận rằng Nhà báo Nguyễn Vũ Bình đã bị bắt vào sáng ngày 29/02/2024, cùng thời gian với nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến.

Theo chị gái của nhà báo Nguyễn Vũ Bình thì họ tiến hành vụ bắt giữ vào lúc "khoảng trưa". Công an có khám nhà rồi dẫn đi luôn. Chị không nhớ rõ là cáo buộc theo điều luật nào nhưng cho biết họ có "cầm hai tờ giấy và đọc" rồi đưa đi. Họ thu giữ của anh Bình một máy tính, một máy in, hai điện thoại và khoảng năm cuốn sách màu vàng.

Chị cho biết mặc dù cứ "run" nhưng cũng kịp gói thêm một ít "quần áo và đồ dùng cá nhân cho Bình" vì nghe Bình bảo "Lần này là họ bắt em luôn rồi".

jeudi 29 février 2024

Nguyễn Chí Tuyến - Viết cho người anh em

 

(Bài viết khi blogger Nguyễn Lân Thắng sắp ra tòa)

Này người anh em, chỉ vài giờ nữa là họ đưa người anh em ra “xử kín” với tội danh “chống nhà nước”. Nghĩ tới mấy từ này là tôi lại bật cười.

Tôi cười vì họ có đầy đủ mọi thứ trong tay, họ có cả hệ thống quyền lực trong tay mà sao lại e dè, rón rén đến như vậy. Phàm ở đời, chỉ có làm việc gì khuất tất mới phải “kín”, chứ đường đường chính chính ai lại thế, phỏng ạ!

À mà thôi, việc họ cứ để họ diễn. Mình nói về chuyện của mình thôi. Ta sinh ra không phải là anh em (theo huyết thống) mà chỉ là những người xa lạ trong xã hội. Vậy ta quen biết nhau từ khi nào nhỉ? À, khà khà, mùa hè đỏ lửa 2011. Nhoắng cái đã gần 12 năm rồi đấy, chưa đầy 1 tháng nữa là tròn 12 năm.

lundi 1 janvier 2024

Nguyễn Anh Tuấn - Những người thế hệ chúng tôi

 

Ngày đầu năm, tôi nhớ về những người bạn của tôi đang suy kiệt trong chốn lao tù, không mong gì hơn các bạn khỏe mạnh. Mong một ngày gặp lại, ngày ấy thanh bình chắc nở hoa.

NHỮNG NGƯỜI THẾ HỆ CHÚNG TÔI

- Tôi tình cờ gặp Lê Hữu Minh Tuấn ở Hội An nhiều năm trước. Buổi nói chuyện ngắn ngủi, nhưng ấn tượng để lại là một bạn đồng trang lứa sống có lý tưởng và thương người.

Hôm nghe tin Tuấn bị bắt, tôi vào Facebook bạn ấy, vốn chỉ chia sẻ những câu chuyện, hình ảnh về gia đình, bạn bè. Tuy nhiên, có một bài đăng nói lên rất nhiều về Tuấn:

samedi 16 décembre 2023

Kim Văn Chính - Kỹ sư công nghệ thông tin Nguyễn Tiến Trung đã sang Đức tị nạn

Tôi có đôi lần gặp hoặc nhìn thấy Nguyên Tiến Trung cách đây khoảng 10 năm, chủ yếu ở các cuộc biểu tình chống Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông hoặc trong các hoạt động của các "nhà dân chủ" hồi đó.

Anh là một thanh niên nhiệt huyết và thẳng thắn, nhất là với tinh thần đấu tranh cho một nền dân chủ cho nước nhà.

Từ hồi học công nghệ thông tin bên Pháp (cấp đại học và thạc sĩ), anh đã có nhiều hoạt động dân chủ đáng chú ý.

mardi 24 octobre 2023

Đặng Bích Phượng - Một đám cưới vui

 

Đèn đóm trong hội trường tắt hết (trừ sân khấu). Ánh sáng tập trung vào lối đi ở giữa phòng, nơi cô dâu trong bộ váy cưới trắng tinh khôi, ôm lấy khuỷu tay môt người đàn ông, đi lên sân khấu, nơi chú rể đang đứng chờ....

Nước mắt nhà em tự dưng rơi. Theo phong tục phương Tây, người cha sẽ dẫn con gái bước vào phòng cưới, để trao cô dâu cho chú rể. Bọn trẻ thích làm theo phong cách mới, vô tình khiến cho người biết chuyện rơi nước mắt. Bởi bố cô dâu của lễ cưới hôm nay, hiện đang ở trong tù.

Ông là phó chủ tịch hội nhà báo độc lập Nguyễn Tường Thụy, bị bắt năm 2020, bị kết án 11 năm tù. Vì thế, hôm nay con trai ông mới thay mặt bố, đưa em gái bước vào lễ đường. Nhìn thằng anh trẻ măng, dẫn con em bước đi, nhà em nghĩ cứ thương.

jeudi 7 septembre 2023

Dương Quốc Chính - Vừa hợp tác vừa đấu tranh

 

Đồng chí Lưu là phụ trách Ban đối ngoại của đảng cộng sản Trung Quốc. Đồng chí sang Việt Nam để làm việc với đảng ta.

Nội dung hội đàm đăng báo thì không nhắc gì tới Mỹ cả, nhưng dự là hai đảng họp trù bị với nhau về kế sách đối phó với đế cuốc. Vì là ngay trước thềm cuộc viếng thăm Việt Nam của tổng thống Mỹ Biden.

Chuyện này mình cũng đã dự là tất nhiên xảy ra trước khi Biden sang. Đồng chí Lưu thực ra là truyền đạt lại ý kiến chỉ đạo của đồng chí Tập thôi.

lundi 4 septembre 2023

Trần Trung Đạo - Xin đừng bắn sau lưng

 

Chiếc cầu dùng để nối hai bờ, thường là sông, nhưng cùng lúc nói lên sự xa cách giữa hai bờ đang cần được nối.

Trong thơ và nhạc, chiếc cầu nói lên những cách ngăn tình cảm nhưng nhiều khi cũng là một nơi hò hẹn của hai người.

Nhà thơ Hoài Khanh viết một bài thơ trong đó có hai câu thơ mà giới sinh viên miền Nam trước 1975 ai cũng ngâm nga khi nhớ về một ánh mắt, một nụ cười, một bàn tay ấm: “Ta ngồi lại bên cầu thương dĩ vãng, nghe giữa hồn cây cỏ mọc hoang vu.” Tương tự, nhạc sĩ Phạm Duy khi sáng tác Hẹn Hò cũng than trách “Số kiếp hay sao, không cho bắc cầu, thì xin sông nước sẽ cho gần nhau …”

mardi 29 août 2023

Bông Lau - Khi nào quang phục

Có bạn Facebook hỏi “Khi quê hương Việt Nam quang phục thì mình có lấy lại được những gì đã mất”. Tôi thành thật trả lời “Tết Công Gô mới quang phục, và chúng ta sẽ vĩnh viễn mất đi nhiều giá trị cao quý của miền Nam trước 1975 và miền Bắc trước 1954”.

Đó là câu trả lời của một người có nhiều lạc quan.

Khi phong trào đấu tranh dân chủ bùng lên ở Trung Cộng và Thiên An Môn năm 1989 thì quần chúng Việt Nam vẫn im lìm hỏng nhúc nhích. Tiếp theo là cuộc Cách Mạng Nhung sấm sét ở Đông Âu 1990 và sự sụp đổ dây chuyền Liên Xô và các nước chư hầu 1991-1992, đại chúng Việt Nam vẫn ngủ mê. Rồi Miến Điện, Hồng Kông, Venezuela, rầm rập xuống đường đòi tự do dân chủ, nhưng Việt Nam chỉ có những cơn bão sấm sét hùng hổ của những trận đá banh.

dimanche 9 juillet 2023

Bùi Chí Vinh - Nén nhang nhớ Hạ Đình Nguyên

 

Đầu thập niên 80 sau khi ở quân lao H39 ra, tôi lang thang cùng Sáu Nhiệm, Ba Minh, Tư Thuyết thì gặp Tám Lam tại quán cà phê vỉa hè trên đường Duy Tân (tức Phạm Ngọc Thạch bây giờ).

Cũng cần nói Tám Lam là bí danh của Hạ Đình Nguyên, một ông anh thời hoạt động phong trào của tôi. Tuy mang tiếng “ông anh” nhưng cả Tám Lam, Sáu Nhiệm, Ba Minh và Tư Thuyết đều coi tôi như bạn.

Cũng cần nói tiếp trước 75 tôi tham gia cách mạng với bí danh là Hai Long và chuyện tham gia này thì “hồn ai nấy giữ, mạnh ai nấy biết”. Mấy ông anh chỉ cần biết tôi là Bùi Chí Vinh, thi sĩ của Tổng Đoàn Học Sinh Sài Gòn, Biên Tập Viên trang Văn Nghệ đầu tiên của báo Tuổi Trẻ, tình nguyện đi bộ đội năm 1978, chống lại bọn chỉ huy đặc công thủy D3 E 10 Rừng Sát, bị chụp mũ “mưu sát cán bộ, cướp đoạt chính quyền” và bị biệt giam ở quân lao Bộ Tư Lệnh Thành.