Affichage des articles dont le libellé est Hưu trí. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Hưu trí. Afficher tous les articles

jeudi 14 novembre 2024

Dương Quốc Chính - Cải cách quỹ lương hưu và liệu pháp sốc ở Chilê

DQC : Mấy hôm trước mình đã viết bài sơ lược là Chilê chính là một bài học cho Việt Nam, có bò đỏ vào húc mình ý là chả có số liệu. Nên mình đăng lại bài này đã viết từ 2017. Xét thấy rằng trong hoàn cảnh hiện nay của Việt Nam, khi mà tổng bí thư đang phàn nàn về bộ máy cồng kềnh cần tinh gọn...Thì Chilê chính là bài học cho chúng ta. Mình đoán có thể các bác ấy cũng biết cả nên mới có chuyến thăm viếng này.

CẢI CÁCH QUỸ LƯƠNG HƯU VÀ LIỆU PHÁP SỐC Ở CHILÊ

Trước đây mình đã viết một loạt bài về liệu pháp sốc cho kinh tế ở Chilê, Ba Lan, Nga (thời Eltsin). 

Ở Chilê có một giải pháp cho quỹ lương hưu mà mình muốn nhắc đến, nhân dịp có nhiều người chia sẻ một bài tính số lương hưu được nhận của người lao động Việt Nam thực tế là quá thấp so với những gì họ đóng.

samedi 22 juin 2024

Nguyễn Thông - Nhất bên trọng, nhất bên khinh

Đưa ra một chính sách mang tầm quốc gia, đương nhiên người ta phải suy đi tính lại nát óc, cẩn trọng từng tí một. Đó là nói chung vậy, chứ vụ tăng lương mà nhà nước sắp thực hiện thì tôi thấy không ổn.

Theo phương án mà Bộ Nội vụ xây dựng, đã trình chính phủ và đã được cấp cao nhất duyệt, tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang làm việc đều được tăng lương, tăng thêm 30 % căn cứ vào mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng. Có nghĩa là, mỗi người sẽ có lương mới là lương cơ sở (đúng ra phải gọi lương cơ bản) x hệ số đang hưởng x 30 %.

Theo lời bà bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà, “điều chỉnh tăng đều tất cả 30 % trên cơ sở giữ mức lương cơ sở. Tất cả cùng vui, tất cả đều được hưởng như nhau”. Đúng là vui, bởi bây giờ thêm được 1 nghìn (trị giá như 1 xu hồi xưa) cũng quý.

mardi 5 mars 2024

Mạc Văn Trang - Quan ta, quan tây

Ngồi cà phê với mấy cụ, bỗng nhiên lại bàn chuyện “quan ta, quan Tây”. Một cụ bảo, mấy lão như Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Võ Đức Đam … mất chức rồi về biệt tăm, không thấy nho nhe gì nhỉ?

Mà lạ, mấy “Thái tử” cụ Trọng bồi dưỡng kế cận bị “rớt” như Phạm Quang Nghị, Trần Quốc Vượng, có nói khuyết điểm gì đâu, vậy mà về im re. Không biết bây giờ các vị làm gì nhỉ?

Cụ khác bảo, quan bên ta khác với quan bên Tây. Quan ta, lớn bé đều là đảng viên, Đảng đặt đâu ngồi đấy, Đảng phân công việc gì làm việc ấy. Anh nào trái ý hoặc có vấn đề gì bất lợi cho Đảng là Đảng cho về vườn. Đã về thì cứ an phận, anh mà ngo ngoe thì coi chừng. Quan Tây có cỡ đều là các chính khách, mỗi anh phải tự thân vận động, phải cạnh tranh, thắng thì lên, thua thì về; thua keo này bày keo khác. Ngay trong một đảng thì các cá nhân cũng phải cạnh tranh nhau dữ lắm chứ.

mardi 4 juillet 2023

Nguyễn Thông - Lương hưu

 

Với tất cả những người đi làm hưởng lương, ngày có lương là ngày được chờ đợi nhất. Trên đời, tôi chưa thấy ai không mong ngóng ngày ấy cả, dù lương thấp tịt. Nhưng lão hàng xóm nhà tôi bảo có có, đó là bọn quan chức giàu, chúng chả bao giờ quan tâm đến lương. Lương với chúng là thứ phọt phẹt, muỗi.

Người về hưu ngóng lương (hưu) nhất bởi già rồi chỉ trông cậy vào món tiền còm ấy sống qua ngày. Nói đâu xa, tôi hồi hộp chờ lương hưu, ngóng nó trước cả... nửa tháng so với ngày quy định phát. Tháng nào cũng như tháng nào. Cụ Nam Cao gọi đó là sống mòn. Đứa nào ông nọ bà kia cứ mở mồm lại leo lẻo rằng "đảm bảo an sinh xã hội" chỉ nói phét.

Nhà nước đã dự định điều chỉnh/tăng lương cho người lao động, công nhân viên chức, bộ đội công an, và người về hưu từ hơn một năm trước, nhưng sau đó lấy lý do dịch cô vít nên dời lại tới ngày 01.07 vừa rồi. Tức là đã có sự chuẩn bị từ khá lâu, chỉ cần triển khai thực hiện.

mardi 28 mars 2023

Hoàng Quốc Dũng - Nước Pháp đang khủng hoảng biểu tình

 

Trong một bài trước tôi có nói qua về việc nước Pháp đang khủng hoảng vì tổng thống Macron muốn cải tổ những vấn đề có liên quan đến hưu trí.

Cuộc đọ sức này vẫn chưa kết thúc và hai bên đang còn thách đấu nhau ngày thứ Ba 28/3 với tổng bãi công và biểu tình. Bạo động đã xẩy ra ở một số thành phố lớn, nhưng chủ yếu vẫn là ở Paris.

Các bạn cũng nên biết là bạo động một phần nhỏ do chính những người biểu tình gây nên. Tuy nhiên các bạo động khủng khiếp lại do nhiều lực lượng khác cố tình gây nên. Trong số này đa số là những phần tử bất mãn, vô công rỗi nghề cứ thấy có biểu tình ở đâu là chúng trà trộn vào rồi đập phá, nhiều khi cũng nhân thể cướp bóc luôn. Họ chả có chính kiến gì hết, chỉ có phá và phá.

dimanche 28 novembre 2021

Nguyễn Thông - Đảng tiêu tiền

 

Hôm qua 27.11, các báo quốc doanh mậu dịch rầm rộ đưa tin triều đình đảng tổ chức buổi lễ cực kỳ trọng thể để trao quyết định... nghỉ hưu cho mấy ông bà "nguyên ủy viên bộ chính trị, ban bí thư". Trước đó vài hôm, họ cũng làm động tác ấy với mấy ông "nguyên ủy viên bộ chính trị".

Sự màu mè, đỏ loẹt, cờ đèn kèn trống, tặng cho nhau những lời có cánh là một chuyện. Vấn đề còn ở chỗ họ tiêu tiền của dân của nước vào những việc riêng họ, dân nước chẳng được chút lợi lộc gì, thậm chí chỉ có thiệt.

Giành quyền lãnh đạo tức là đã giành được biết bao quyền lợi cho tổ chức mình, cho thành viên tổ chức mình. Thôi thì lúc họ đang "phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân" đã đi một nhẽ. Dân rộng lòng chấp nhận họ xài tiền, chả đến mức ke re két rét, đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành. Nhưng theo luật tự nhiên, hết tuổi thì nghỉ thì về, gọi là hưu. Ai cũng vậy.

dimanche 29 décembre 2019

Cải cách hưu bổng : Chính quyền Pháp và nghiệp đoàn tiếp tục công kích nhau

Biểu tình chống cải cách hưu trí tại Paris ngày 28/12/2019.
Đăng ngày:


Thủ lãnh nghiệp đoàn CGT, Philippe Martinez cáo buộc chính quyền tạo ra cảnh xáo trộn, muốn « câu giờ » để phong trào suy giảm dần, trong khi đình công đã kéo dài hơn so với hồi năm 1995. Theo ông, tổng thống Emmanuel Macron « muốn đóng vai nhân vật của một thế giới mới, nhưng lại bắt chước bà Margaret Thatcher ».

Ngược lại quốc vụ khanh phụ trách giao thông, ông Jean-Baptiste Djebbari tố cáo CGT hoạt động nghiệp đoàn theo kiểu « phong tỏa » thậm chí « đe dọa », gây áp lực một cách bất thường lên nhân viên đường sắt để họ phải tham gia đình công.

vendredi 20 décembre 2019

Pháp : Đình công tiếp tục trong dịp Noël, ngày hành động mới 9/1

Paris, ngày giao thông đình công thứ 16, 20/12/2019.
Đăng ngày:


Tình hình giao thông có cải thiện đôi chút trong ngày đình công thứ 16 hôm nay, với phân nửa số tàu cao tốc và 1/4 tàu ngoại ô của Công ty đường sắt Pháp (SNCF) hoạt động. Tại Paris, chỉ còn sáu tuyến métro đóng cửa, theo Công ty giao thông công cộng Paris (RATP). Tuy nhiên 59% các chuyến tàu cao tốc chạy vào ngày 23 và 24/12 đã bị hủy.

Nghiệp đoàn lớn thứ nhì ở SNCF là Unsa kêu gọi tạm ngưng đình công trong kỳ nghỉ cuối năm nhưng ba nghiệp đoàn khác là CGT, SUD-Rail và FO quyết định tiếp tục. Trong khi đó thủ tướng Edouard Philippe « kêu gọi tinh thần trách nhiệm của mỗi người để giúp cho hàng triệu người Pháp có thể về đoàn tụ với gia đình vào dịp cuối năm ».

samedi 30 novembre 2019

Hồng Kông : Người về hưu xuống đường ủng hộ sinh viên

Người dân cùng giơ tay tỏ quyết tâm khi nghe đồng ca bài "Nguyện vinh quang quy Hương Cảng" trong cuộc biểu tình tại khu Trung Hoàn, Hồng Kông ngày 30/11/2019.

Những người về hưu Hồng Kông hôm nay 30/11/2019 tham gia cuộc biểu tình tố cáo bạo lực cảnh sát và các vụ bắt người trái phép.

Sau một tuần lễ tương đối yên tĩnh với chiến thắng lịch sử của các ứng cử viên dân chủ trong cuộc bầu cử địa phương Chủ nhật tuần trước, Hồng Kông chuẩn bị biểu tình ngày cuối tuần. Một phụ nữ 71 tuổi nói với Reuters : « Tôi đã tham gia cuộc biểu tình ôn hòa hồi tháng Sáu với hơn một triệu người, nhưng chính quyền không lắng nghe các đòi hỏi của người dân ».

Bà mang theo một chiếc ghế nhựa để hòa vào cuộc biểu tình nhiều thế hệ tại Charter Garden. Những người về hưu, một số chống gậy, đứng cạnh những người biểu tình trẻ hơn mặc toàn đồ đen, lắng nghe những bài diễn văn ủng hộ dân chủ trong không khí lễ hội vui tươi.

lundi 2 juillet 2018

Nga: Biểu tình phản đối kế hoạch nâng tuổi về hưu

« Tôi muốn sống đến khi về hưu, chứ không muốn làm việc cho đến khi vào áo quan » là một khẩu hiệu thường thấy trong các cuộc biểu tình. Trong ảnh, công nhân Nga làm việc tại một đường xe điện ở thành phố Rostov trên sông Đông.

Tại Nga, chính phủ muốn cải cách chế độ hưu bổng, buộc người dân Nga làm việc nhiều năm hơn. Thông báo này làm mất lòng dân, khiến điểm tín nhiệm của tổng thống Vladimir Putin bị sụt giảm. Hôm qua, Chủ nhật 01/07/2018, hàng ngàn người Nga đã xuống đường trên toàn quốc để phản đối sự thay đổi này.

Cho dù chính quyền cấm biểu tình tại các thành phố đang diễn ra Cúp Bóng đá Thế giới 2018 đến ngày 14/7, chưa có trường hợp bắt bớ nào được ghi nhận.