mardi 30 avril 2024

Đỗ Trung Quân - Tháng Tư, lời muộn phiền của người 69 tuổi


ta mang tui hai mươi vào rng tám năm

bn năm nhng vùng kinh tế mi

ba năm lòng h Du Tiếng – chiến khu Dương Minh Châu

mt năm chiến trường biên gii K

máu và không chc còn nước mt

tr xong món n lý lch dù không con sĩ quan

dù không nhà đa ch

thân thế ngay trên vai, mái tóc dài

hippie choai choai

ta tr n xong mt phn “tiu tư sn th thành”

Tiểu Vũ - Ký ức một thời bé dại

Thế hệ chúng tôi toàn những đứa sinh ra sau chiến tranh. Thời điểm 30 tháng Tư có đứa chỉ một vài tuổi hoặc vừa sinh ra. Chúng tôi lớn lên hồn nhiên như cây như cỏ giữa cảnh non nước thanh bình quê hương không có đạn bay súng nổ hỏa châu rơi...

Bốn mươi chín năm trôi qua, những đứa trẻ ngày ấy nay đã trở thành những gã trung niên nếm trải nhiều sự đời cùng và chứng kiến biết bao nhiêu thay đổi của thời cuộc. Tuổi thơ đã đi qua, nhưng ký ức thì còn giữ lại.

Tôi nhớ xóm tôi có một số người đi "học tập cải tạo" trên trại An Điềm, trại Tiên Lãnh. Ở nhà các bác gái dành dụm tiền mua đồ tiếp tế, một tháng đi thăm nuôi chồng một lần. Thế mà kiên trì thăm nuôi suốt nhiều năm ròng rã cho đến ngày các bác ấy ra trại rồi đi Mỹ theo diện HO. Bạn bè cùng tuổi tui cũng theo gia đình qua Mỹ. Trong đó thằng Kim, con Lộc, thằng Dũng, con Nga đến giờ tui vẫn chưa gặp lại. Mà nếu gặp lại thì chắc gì nhận ra nhau ngày xưa ở chung xóm.

Lưu Trọng Văn - Nhân ngày 30 tháng Tư

1. Tiến sĩ Nguyễn Tiến, chồng của ca sĩ Ái Vân kể:

Ba tôi là kiến trúc sư, thành viên ban thiết kế Dinh Độc Lập, trong nhóm của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ.

Một lần, khi ba tôi trình bày với tổng thống Ngô Đình Diệm về phân bổ, thiết kế các phòng, trong đó có phòng cho việc "thờ tự". Tổng thống cho ý kiến ngay:

- Các ông nên thiết kế cách chung, dễ thay đổi. Để sau này, tổng thống khác, tôn giáo khác có thể bài trí lại theo tôn giáo của họ.

Cù Mai Công - Mười sáu cái chết thảng thốt trong ngõ Con Mắt chiều 30-4-1975

Ngõ Con Mắt (nay là hẻm 766 Cách Mạng Tháng Tám, phường 5, Tân Bình, TP.HCM) - khu trung tâm Ông Tạ là một con hẻm dài gần 300 mét, cách nhà tôi 200 mét. Xưa tôi hay đến ngõ này chơi, vớt cá ở ruộng rau muống An Lạc - nơi nhà thơ Đỗ Trung Quân thả diều thời thơ ấu.

Ngõ này như một khu làng nhỏ với nhiều văn nghệ sĩ tên tuổi: Đỗ Trung Quân, Đàm Vĩnh Hưng, Tập “lùn” (đóng loạt phim “bất đắc dĩ” trước 1975 với Thẩm Thúy Hằng), MC Đại Nghĩa, Tóc Tiên, giáo sư Trần Đình Thọ (nhóm chủ biên tập san Sử Địa trước 1975), đào Múi (đoàn Kim Chung - Chuông Vàng Thủ Đô) …

Nhiều sĩ quan cao cấp của Việt Nam Cộng Hòa cũng ở đây và cũng là những cây bút uyên thâm: Vũ Hữu San - hạm trưởng HQ 4 Trần Khánh Dư hiện đại nhất Hải quân Việt Nam Cộng Hòa, tham chiến Hoàng Sa 19-1-1974, bắn cháy hai tàu Trung Cộng. Đại tá Trần Khắc Kính - phó tư lệnh Lực lượng đặc biệt tung biệt kích, gián điệp ra ra Bắc;  trung tá Nguyễn Văn Nhã; thiếu tá Nguyễn Công Luận…

Lê Nguyễn - Bài thơ cho ngày 30 tháng Tư


“Sa trường ai tiếc đời trai trẻ

Lính chiến ra đi bất phản hồi”

Cảm ơn Vũ Hồ Như, bạn tìm đâu ra một bài thơ và bức ảnh quá đỗi tuyệt vời như vậy? Mình nghĩ rằng những ai từng trải qua những ngày tháng Tư 1975, đọc xong bài thơ này, nhìn vào bức ảnh này, hẳn không cầm được nước mắt!

Với những câu chữ dung dị nhưng chất đầy cảm xúc, tác giả bài thơ đã vẽ nên một trong những bức tranh bi thương của tuổi trẻ Việt Nam trong cuộc chiến tương tàn, mà kẻ thất trận là cả một dân tộc - đã đánh mất hàng triệu sinh mạng để đổi lấy một tương lai đầy bất trắc.

Dương Quốc Chính - Cuộc chiến Quốc-Cộng và hòa giải dân tộc

Việt Nam vốn được coi là bản sao của Trung Quốc dù là ở chế độ nào, trừ giai đoạn Việt Nam có bảo kê là Pháp, Mỹ, rồi Liên Xô. Đặc biệt là sau đổi mới, Việt Nam càng là một bản copy lỗi của Trung Quốc.

Lỗi chỗ nào thì mình đã chỉ nhiều lần, nhiều chỗ. Lần này sẽ chỉ thêm khi bàn sơ lược về cuộc chiến Quốc-Cộng Trung Quốc. Ban đầu, hai phe chung sống hòa bình dưới sự trợ giúp của Liên Xô, trong giai đoạn Tôn Trung Sơn lãnh đạo Quốc dân đảng. Đến khi Tưởng Giới Thạch kế vị, ông thống nhất Trung Quốc (trước đó Trung Quốc bị tan rã bởi các chính quyền quân phiệt cát cứ).

Tưởng có tư tưởng thiên hữu, Quốc dân đảng lúc đó có hai phe tả và hữu, nên ông quay ra chống Cộng. Chiến tranh Quốc-Cộng diễn ra từ năm 1926-1937 thì tạm ngưng để cùng đánh Nhật. Hai bên hợp tác không đáng kể, Mao đánh du kích nên không thiệt hại nhiều như Tưởng. Nên cuộc kháng Nhật khiến cho Mao mạnh lên còn Tưởng yếu đi.

Hữu Phú - Đồ…phản động !

Sáu giờ sáng, tôi thức dậy xuống nhà ngồi uống cà phê, đã nghe bà xã nói chuyện điện thoại với cô em kế của bả bên Mỹ. Toàn bộ câu chuyện xoay quanh ngày 30.4.1975.

Gia đình cô ấy hốt hoảng trong thời tao loạn như thế nào; bố cô ây tìm mua vé máy bay cho cả nhà từ Đà Lạt ra sân bay Liên Khương để bay về Sài Gòn vì đường quốc lộ bị pháo kích không đi được ra làm sao; về tới Sài Gòn rồi thì tại sao không đi Mỹ…

Chấm dứt câu chuyện với cô em kế, vợ tôi tiếp tục nhận điện thoại từ cô em út bên Đan Mạch gọi về, cũng lại nói chuyện về ngày 30 tháng Tư từ 49 năm trước và câu chuyện 30 tháng Tư của năm nay. Hai chị em nói chuyện say sưa tới mức quên hết mọi chuyện khác, quá khứ, hiện tại đan xen, lẫn lộn…

Bùi Chí Vinh - Về chuyện đặt tên đường cho quý ngài gian ác


30 tháng 4 sp trôi qua

Li chun b đt tên đường cho nhng thng quái ác

Thng thì lp "trm ngăn sông cm ch" t tnh này sang tnh khác

Thng thì cướp ca ci min Nam cho vào túi ca mình

30 tháng 4 còn ám nh cuc hành hình

Đã tiếp tc ám nh tên đường cho đao ph

Ai đã làm các chiến sĩ Gc Ma bc t

Ai đã bt binh lính khoanh tay np mng gic Tàu

Đỗ Trung Quân - Đặt tên đường cho nhân vật đã đánh sập kinh tế miền Nam ?

Một chiến dịch quyết liệt đánh sập một nền kinh tế thịnh vượng hàng đầu Đông Nam Á, mà Lý Quang Diệu - vị thủ tướng một quốc gia non trẻ là Singapore từng mong muốn đại ý “ nền kinh tế Singapore được như Hòn ngọc Viễn Đông - Sài Gòn ? “

Chiến dịch “cải tạo tư sản“ 1975 - 1977 - 1978 đưa Sài Gòn về thời kỳ nghèo đói hậu chiến bi thảm chưa từng có

Nhà cửa, của cải của những nhà doanh nghiệp Sài Gòn bị cải tạo, tù đày trở thành tài sản của …

Huy Đức - « Bác » và « Tháng Tư » ở Đông Dương


Chỉ là tình cờ khi đến Udon Thani vào đúng ngày 30-4, lại vừa đọc cuốn "Quân Tình Nguyện Việt Nam ở Chiến Trường Hạ Lạo và Đông Bắc Campuchia".

Suy nghĩ, rất suy nghĩ. Cộng đồng người Việt ở Udon rất cách mạng và rất nghèo.

Người trông coi Khu tưởng niệm Hồ Chí Minh ở Udon rất tự hào là cộng đồng người Việt ở đây vẫn rất cách mạng. Anh nuối tiếc là không kịp hồi hương hồi thập niên 1960s vì ở lại Thái người Việt bị coi như kẻ thù. "Chúng tôi chỉ mới được tự do khoảng 20 năm nay. Trước đó Thái Lan không cho học lên, vì học lên là giàu lên lại lấy tiền nuôi cách mạng". Cho đến cuối thập niên 1990s, người Việt ở Udon không được phép lên Bangkok.

Lê Thiếu Nhơn - Trả lại sự thật cho một nhân chứng lịch sử!

Nhà báo Trần Mai Hạnh có mặt tại Dinh Độc Lập trưa 30/04/1975 với tư cách phóng viên Thông tấn xã Việt Nam và viết bài tường thuật “Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng”. Cho nên, ông là một nhân chứng thời khắc lịch sử.

Sau 49 năm, Trần Mai Hạnh xuất bản tự truyện “Sống đến bình minh” dày 700 trang. Cuốn sách gồm 7 phần, trong đó đáng chú ý nhất là phần “Vòng xoáy”, viết về tai ương của ông liên quan đến vụ án Năm Cam.

Trong phần “Vòng xoáy”, Trần Mai Hạnh trình bày chi tiết việc ông bị oan sai, với hai điểm cốt lõi.

Bùi Chí Vinh - Vài lời cần nói về ngày 30 tháng Tư

 

S không ai nhc đến ngày 30 tháng 4

Như mt ngày ut hn

Nếu ngày đó nhng người chiến thng

Biết đi x vi nhân dân min Nam bng tình nghĩa đng bào

Nếu ngày đó mt git máu đào

Còn hơn ao nước lã ca gic Tàu phương Bc

Nếu ngày đó đng tp trung sĩ quan, công chc lên rng thiêng nước đc

Đng dng dưng nhìn nhng thuyn nhân n vượt biên b hãm hiếp dày vò

Tạ Duy Anh - Quốc cộng, Quốc gia, Quốc Việt

Với tôi, qua các trải nghiệm lịch sử, tự thấy có một chút nghi vấn: Hình như huyền thoại đồng bào đang được truyền tụng là một phiên bản đã không còn nguyên bản!

Rất nhiều khả năng nó bị lỗi ở đâu đó?

Liệu có thể đã xảy ra một sự “thất lạc” nguyên bản ở khúc quanh định mệnh nào chăng? Hay biết đâu, tại một biến cố kinh hoàng đã bị rơi vào quên lãng, nó bị lợi dụng, bị diễn giải theo chiều hướng phục vụ thứ mà người ta hay nói là trò chơi vương quyền?

Nguyễn Thông - Quan và dân (4)

Hôm nay 30.4 (ngày 30 tháng 4), trên phố xá, đường đi, nơi công cộng, và nhất là trên hệ thống báo chí truyền thông mậu dịch (báo, tivi, đài), cả bộ máy cai trị, cả “hệ thống chính trị” gần như vận hành hết công suất vào việc “kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.

Rồi sau đó vài ngày, tất cả lại bị cuốn vào cơn sóng còn dữ dội hơn, “kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ”. Biết bao nhiêu thời gian, công sức, tiền của đổ vào đó, không ai có thể biết, đong đếm được. Ngân sách được sử dụng thế nào, chi vào việc gì, bao nhiêu… luôn là bí mật.

Suốt lâu nay, khi người cộng sản nắm quyền xứ này, họ áp dụng những trò hình thức của các đàn anh Liên Xô, Trung Quốc rất triệt để, thậm chí về mặt nào đó còn “sáng tạo” hơn, khiếp hơn. Thích diễu binh, khoái kỷ niệm này nọ, ham hố treo đèn kết hoa, chăng khẩu hiệu, treo cờ.

Chương trình phát thanh RFI ngày 30.04.2024


 

lundi 29 avril 2024

Phạm Thắng Vũ - Ký Ức Một Thanh Niên Hà Nội Về Ngày 30-4-1975


Phạm Thắng Vũ: Bạn đang ở đâu? Làm gì trong cái ngày 30-4-1975? Có thể ngày đó là ngày chào đời của một em bé (mà giờ đây em bé đó đã con cái đầy nhà), hoặc là lúc chấm dứt sinh mệnh của một người như trường hợp của Trung tá Cảnh Sát Quốc Gia miền Nam Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Long.

Tất nhiên, người đó không thể ngồi kể cho chúng ta nghe về những giây phút… lịch sử khi đấy, nhưng bạn bè, thân nhân bên cạnh vẫn có thể kể lại. Võ Văn Kiệt, một lãnh tụ Việt Cộng miền Nam khi hồi ức lại cái ngày lịch sử này đã nói: ” 30 tháng Tư năm 1975 có hàng triệu người vui thì cũng có hàng triệu người buồn “. Bùi Tín, một cựu sĩ quan cộng sản Bắc Việt trong Ủy Ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên (ICCS) đã chua chát: “… tự hổ thẹn từng cao ngạo vô duyên về chuyện vào dinh Độc Lập sớm, xế trưa 30-4, vớ vẩn, lạc điệu cả, cá nhân lầm lạc, ngộ nhận hết “.

Bài dưới đây là tâm tình của anh H, một người bà con trong họ đã kể cho nghe, PTV chép lại.

Trưa ngày 30 tháng Tư năm 1975 tôi đang ngồi trong căng tin của nhà máy Hóa Chất Việt Trì thì tai nghe những tiếng la hét ầm ĩ vui nhộn từ phòng thông tin của Công Đoàn nhà máy. ”Thắng rồi… Ta thắng rồi… Dương Văn Minh đầu hàng rồi…“. Tôi bỏ dở cốc nước chè và cùng vài người chạy vội ra xem chuyện gì.

Đỗ Duy Ngọc - Vẫn còn nước mắt


(Cứ đến 30.4 hàng năm, tôi lại đăng bài viết này dù nó đã cũ).

Tháng Tư. Khi cái nóng miền Nam lên đến đỉnh điểm và cờ đỏ giăng đầy lối phố, là đến ngày kỷ niệm. Ngày mà cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt cho rằng: Triệu người vui cũng có triệu người buồn.

Người bên thắng trận có triệu người vui, nhưng thật ra trong niềm vui cũng có chất chứa sâu kín nỗi buồn. Hàng ngàn thanh niên miền Bắc sinh Bắc tử Nam, đã đi và không về cho một chiến thắng cuối cùng. Họ nằm lại và cho đến giờ, cuộc chiến tranh chấm dứt đã gần nửa thế kỷ qua rồi, thịt xương của họ đã thành cát bụi, đã hòa lẫn với đất cát, tro than, cây cỏ.

Người thân của họ vẫn trông chờ, tìm kiếm trong vô vọng. Những bà mẹ miền Bắc chiều chiều vẫn ngóng về Nam, thắp nén nhang gọi hồn con về. Cắm nén nhang lên bàn thờ nhiều khi chỉ là khung ảnh trống không có hình, nhiều khi chỉ ghi một cái tên, cũng có khi là chân dung của một người rất trẻ.

Trần Thanh Cảnh - Bên thắng cuộc

Họ là ai?

Sẽ có người nói, đấy là câu hỏi ngớ ngẩn! Bởi rành rành, bên thắng trong cuộc chiến cuối cùng ngày 30/4/1975 rõ ràng là những người cộng sản, với những binh đoàn xe tăng, pháo binh, tên lửa tiến vào Sài Gòn. Còn bên thua cuộc, những người cộng hòa, tháo chạy tán loạn sang Mỹ, ra biển hay đơn giản chỉ là cởi bỏ mũ áo về làm dân. Cộng sản thắng Cộng hòa!

Nhìn tổng thể là vậy.

Nhưng nhìn sâu hơn chút: Nếu Mỹ không bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa lúc ấy, liệu các binh đoàn cộng sản có thể hành quân như "trảy hội", dọc chiều dài đất nước giữa ban ngày mà tiến về thành đô Sài Gòn được không?

Mai Bá Kiếm - Kẻ bại trận nợ người tử trận !

Cứ đến "tháng Ba gãy súng" là tôi ngậm ngùi tưởng nhớ các anh, rồi đến Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa để đốt nhang cho 16.000 tử sĩ đã yên nghỉ tại đây. Mỗi lần đến, tôi thắp hai bó nhang cho từng khu mộ luân phiên. Bây giờ, nghĩa trang được tồn tại với tên mới "Nghĩa trang Nhân dân Bình An".

Đầu tháng 12/1972, tôi ở Trường Bộ binh Thủ đức để chờ chuyển sang Không quân, trong lúc khóa 3/72 của tôi (và 4/72, 5/72, 9/72) đang đi Chiến dịch ở các "vùng xôi đậu" thì chẳng may Châu Minh Nhạn (Nhạn sinh 1951, nằm giường dưới, tôi giường trên) tử trận tại Chương Thiện. Nhạn chưa ra trường, được thăng chuẩn úy, quàn tại Nghĩa trang Quân đội.

Mười hai thằng tôi ở Đại đội 34 chờ sang Không quân đến Tử sĩ đường, mặc tiểu lễ, bồng súng gác linh cữu của Nhạn (một ca 2 người, 1 tiếng). Trong hai ngày gác linh cữu, tôi thấu hiểu nỗi cơ cực, hiểm nguy của binh chủng lục quân nơi tiền tuyến, rồi hy sinh với một thi thể không toàn vẹn.

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 29/04/2024

1. Tin chiến sự, nhưng lại là vấn đề khác...

Về tình hình mặt trận, tôi sẽ viết sau. Tôi nghĩ, vấn đề này đáng quan tâm hơn :

Tư lệnh Phòng không – Không quân Ukraina, Trung tướng Mykola O Meatchuk đêm 26 rạng ngày 27/04 báo cáo lực lượng Nga đã phóng 34 tên lửa và lão thổ Ukraine.

Oleshchuk tuyên bố rằng lực lượng Ukraine đã phá hủy tổng cộng 21 tên lửa: 6 tên lửa Kh-101/555, 8 tên lửa Kh59/69, một tên lửa Iskander-K và sáu tên lửa Kalibr. Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Herman Halushchenko và nhà điều hành năng lượng tư nhân lớn nhất Ukraine DTEK báo cáo rằng các tên lửa không xác định của Nga đã tấn công các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine ở các tỉnh Ivano-Frankivsk, Lviv và Dnipropetrovsk và làm hư hại “nghiêm trọng” bốn nhà máy nhiệt điện (TPP) không xác định – thông tin từ ISW.

Nguyễn Nguyên - Ngày này bốn năm trước

Không nhớ nghe ai kể chuyện này. Mình chép lại.

Quán café vườn một sáng tháng Tư ven Sài Gòn.

Một tốp cựu chiến binh ngực đỏ huân, huy chương, tóc bạc phơ lởm chởm, da sạm đen, dáng vẻ phong sương...quây quần ngồi bên nhau nói nói cười cười rổn rảng:

- Ngày này 45 năm trước tôi vào đến Lộc Ninh.

Mai Quốc Việt - Câu chuyện có thật về một người quen từng là ông to

Một sự thật, bạn bè thân quen của tôi thời Liên Xô sau này đều làm to.

Đây là một bạn.

Năm 1989 tôi quay lại Liên Xô theo một học bổng cao học của bộ ngoại giao Liên Xô, đồng nghĩa với việc tôi không nằm trong danh sách cán bộ nguồn của Việt Nam, bộ giáo dục đào tạo và đại sứ quán Việt Nam không quản lý tôi vì không biết tôi là ai.

Thời đó danh xưng cao học chưa có ở Liên Xô, chỉ có mấy danh xưng nào là công nhân học nghề, sinh viên, thực tập sinh sau cao đẳng, thực tập sinh sau đại học, nghiên cứu sinh bao gồm phó tiến sĩ và tiến sĩ...

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 29.04.2024


1. Tin này trời gầm ạ, bị thổi nồng độ cồn, leo lên xe cảnh sát đốt cmn xe mình, tất nhiên sẽ cháy lan sang xe trên thùng xe và cả xe cảnh sát cũng ảnh hưởng.

Kể ra cảnh sát cũng... bất ngờ nên không kịp trở tay, nhưng qua đây cũng có thêm một tình huống để rút kinh nghiệm. Được biết, vụ này, tài xế không có bằng lái, phương tiện không giấy tờ.

2. "Bộ Công an dự kiến bằng lái có 12 điểm, bị trừ hết điểm phải thi lại"- Cú này căng ạ.

Trung Bảo - Cái ác có học


Cái ác trong văn học đến từ sự tưởng tượng của nhà văn, dù là phóng chiếu xã hội, nên nó luôn có nguyên cớ.

Rất ít khi người ta đọc được một cái ác không có lý do.

Hôm nay đọc tin bác sĩ ở Đồng Nai thừa nhận trước cơ quan điều tra đã giết và phân xác nhân tình khi cô này đang mang thai con của chính tay bác sĩ. Cả hai đều đã có gia đình riêng.

Phúc Lai - Vụ xác cô gái bị phát hiện đã nằm trên ghế sofa đến hai năm

… không phải là một chuyện mới đối với tôi. Hồi còn công tác và học tập bên Trung Quốc – vốn là nước mở cửa kinh tế trước Việt Nam 10 năm và tốc độ phát triển thì gấp 10 lần Việt Nam (có khi phải là 50 lần), thì thời đầu những năm 2000 cuộc sống của họ đã có nhiều điểm hơn ở Việt Nam bây giờ.

Con cái rời quê hương đi làm việc trên thành phố, thậm chí cách nhà đến hàng nghìn ki-lô-mét là bình thường, thế mới có chuyện “xuân vận” hàng năm.

Ở đây tôi muốn nói đến cái quan điểm giữ hay không giữ con ở lại gia đình khi con trưởng thành. Chẳng hạn cô gái được phát hiện hôm qua, đã 29 tuổi thì là phụ nữ, thậm chí có thể gọi là “đàn bà” rồi chứ, việc xa rời gia đình đi làm ăn là chuyện bình thường, chẳng ai giữ được. Nhưng cái mối dây liên hệ với gia đình thế nào mà đứt phựt cái đến cỡ như vậy, thì cũng đem lại nhiều nặng nề và sửng sốt cho tất cả chúng ta.

Tạ Duy Anh - Giật mình

Sau những gì đang diễn ra trong giới quan chức toàn cỡ Mối Chúa mà tới đây chắc chắn còn nhiều bất ngờ kinh hoàng, xin mời quý vị đọc lại đoạn thẩm định trích ra từ công văn số 914/CXBIPH-QLXB, của Cục Xuất bản, In và Phát hành đề ngày 13-9-2017, dùng làm cơ sở cho việc cấm lưu hành tiểu thuyết Mối chúa.

“...Nội dung cuốn sách phản ánh những vấn đề nổi cộm trong xã hội hiện nay. Qua đó, tác giả đã vạch trần những tiêu cực và bất công trong xã hội.

Tuy nhiên, phần lớn các nhân vật trong tác phẩm từ thấp đến cao đều đen tối, vô vọng, đau đớn. Qua lời kể của các nhân vật, hiện lên những thế lực hắc ám, một xã hội hầu như được chỉ huy bởi những kẻ ngu dốt, tham lam, thủ đoạn. Toàn bộ hệ thống bộ máy chính quyền bộc lộ sự tàn nhẫn, vô đạo, đàn áp nông dân, giết hại lẫn nhau, giết người chống đối chỉ vì tiền.

Đặng Chương Ngạn - Ảnh bùa

Anh ta học cùng tôi trong một khóa về kinh tế. Ảnh chụp kỷ niệm khóa học hình nào anh ta cũng ở trung tâm, hay hàng trên.

Còn tôi nhiều tấm hình không có mặt vì đang chạy lo việc gì đó cho cả nhóm, hay chính tôi là người chụp hình, hoặc đứng cuối bị che khuất.  Bạn bè khi xem hình kỷ niệm hầu như không tìm ra mặt tôi. Nhưng họ chỉ ra, gọi tên anh ta ngay!

Một lần, đến nhà, thấy ngay gian giữa, anh phóng to hàng chục tấm hình chụp với các vị quan chức lớn. Thấy tôi nhìn mấy tấm hình anh cười:

"Bùa đấy!"

Nguyễn Thông - Quan và dân (3)

Những ngày này, thậm chí vài năm trở lại đây, cứ nói, nhắc tới cán bộ, nhất là cán bộ cấp cao (tỉnh thành), cao cấp (trung ương, tứ trụ) là thiên hạ lại… bĩu môi.

Cán bộ-quan đã thành thứ biểu tượng méo mó về sự suy đồi, tệ hại. Nếu khi xưa, thời cộng sản lập nghiệp hàn vi, người ta còn yêu quý, kính trọng cán bộ, kính nhi viễn chi, xem như một thứ mục tiêu để mình vươn tới, thì giờ đây chỉ là cái… bĩu môi.

Chưa bao giờ tôi thấy người trong bộ máy cai trị thèm khát quyền lực, ham hố địa vị như lúc này. Trước kia họ còn che đậy, giấu diếm để gìn giữ hình ảnh, giờ thì cứ phơi bày hết, họ coi dân chúng như củ khoai củ ráy.